Thông tin xét xử thầy Nguyễn Năng Tĩnh

Đặng Đình Mạnh

12-4-2020

Thầy Nguyễn Năng Tĩnh tại phiên tòa sơ thẩm. Ảnh: Báo Nghệ An

Tiếp theo việc hoãn phiên xử như đã thông báo trước đây vào ngày 18/03/2020, thì Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội quyết định đưa vụ án Thầy Nguyễn Năng Tĩnh ra xét xử vào sáng thứ hai, ngày 20/04/2020 theo thủ tục phúc thẩm hình sự tại trụ sở TAND Tỉnh Nghệ An.

Théo Marclay, chàng thanh niên gốc Việt cùng nhạc phẩm giành giải thưởng âm nhạc

Lâm Bình Duy Nhiên

7-2-2024

Nuit Incolore, tên thật là Théo Marclay, sinh năm 2001 tại Việt Nam. Anh được một cặp vợ chồng người Thuỵ Sĩ nhận làm con nuôi lúc chỉ tròn 5 tháng tuổi.

Bí thư Nguyễn Xuân Anh, đôi điều ghi lại…

Tiền Phong

Trần Tuấn

20-9-2017

TP – “Tối qua có lẽ do Đại hội kết thúc nên mình ngủ một giấc rất ngon, nhưng những giấc ngủ sắp tới đây tôi nghĩ không phải dễ dàng đâu. Nó đi cả vào trong giấc ngủ. Mình phải làm cái gì đây?”- Bí thư Nguyễn Xuân Anh tâm sự với báo chí sau ngày nhậm chức. Còn bây giờ, chắc cơn khó ngủ sẽ còn giày vò ông thời gian lâu nữa…

Ngụy biện về độc tài của Trump luận viên

Mai V. Phạm

30-8-2019

Có lẽ Việt Nam là một trong những dân tộc luôn bị cai trị bởi các nhà nước độc tài chuyên chế từ lúc hình thành cho đến nay. Trừ khoảng 10 năm 1963 – 1973 tại miền Nam được đánh giá là có dân chủ, lịch sử Việt Nam chỉ gắn liền với các triều đại phong kiến và độc tài cộng sản. Thêm vào đó là di sản hơn 2000 năm của Khổng giáo, đã khiến tính chuyên chế và tâm lý tôn sùng lãnh tụ thấm sâu vào ADN của phần đông người Việt.

Tội ác chưa bị trừng phạt (Phần 2)

Nguyễn Thông

29-12-2021

Tiếp theo Phần 1

Người phụ nữ ở Bình Dương bị cưỡng chế xét nghiệm Covid-19. Ảnh trên mạng

Có dịch bệnh thì phải chống dịch. Nó là thứ thiên tai địch họa, muốn tránh cũng chả được. Phòng chống ngăn ngừa dịch là chủ trương lớn của nhà nước, của cả hệ thống từ trung ương tới địa phương. Những chỉ đạo của chính phủ và các bộ, nhất là từ những người cầm đầu như thủ tướng, phó thủ tướng, bộ trưởng… được xem như pháp lệnh, khi đã ban ra dân chúng nhất nhất phải thực hiện. Vấn đề đáng nói là chủ trương như thế nào.

Chuyện hộ chiếu Việt Nam nhắc lại sự kiện đức cha Ngô Quang Kiệt

FB Trần Trung Đạo

11-1-2019

Hôm qua, 9 tháng 1, 2019, các báo đảng thừa nhận hộ chiếu Việt Nam còn xếp sau Lào một bậc và sau Campuchia 3 bậc theo kết quả thăm dò quyền lực hộ chiếu của Chỉ số Hộ chiếu Henley (Henley Index Passport).

Điều đó có nghĩa tính phổ biến của hộ chiếu Việt Nam bị hạn chế hơn cả Lào và Campuchia. Cũng theo bảng xếp hạng của Chỉ số Hộ chiếu Henley, Nhật bản được xếp hàng đầu.

Chuyện hộ chiếu Việt Nam mang chúng ta trở lại với sự kiện Đức Tổng Giám Mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt đã nêu vấn đề cách đây 11 năm khi đức cha phát biểu:”Chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam”.

Về bài thơ “Leo Đồi”, Gorman đọc trong Lễ nhậm chức tổng thống của Joe Biden

Hoàng Dung

26-1-2021

Theo thông lệ, lễ nhậm chức Tổng thống 4 năm một lần, thỉnh thoảng đều có mục đọc Thơ. Năm nay, đặc biệt dành cho nhà thơ trẻ Amanda Gorman 22 tuổi, hiện sống tại Los Angeles, California, đọc bài thơ The Hill We Climb, và đã gây nhiều ngạc nhiên, thích thú, phấn kích đối với người Mỹ và cộng đồng thế giới.

“Đặc khu Vân Đồn”, từ phim

FB Nguyễn Hồng Lam

1-6-2018

Từ tháng 10 – 2017, trên Youtube, bộ phim hành động dài tập nhan đề “Đặc công truy sát ông trùm ma túy” của Trung Quốc sản xuất đã được chiếu rầm rộ. Nếu thuần giải trí, phải công nhận phim khá hấp dẫn, cảnh quay đẹp, diễn xuất tự nhiên, kịch bản và đầu tư sản xuất công phu. Có cả bản thuyết minh và phụ đề Việt ngữ được thực hiện rất kỹ lưỡng, chăm chút. Nó chứng tỏ, khán giả Việt Nam là một trong những nhóm đối tượng quan trọng mà những người làm phim muốn nhắm tới và thuyết phục. Nó là một phương tiện quảng bá văn hóa, trình bày quan niệm Trung Quốc một cách rất rõ ràng, không có gì phải bàn cãi.

Một ngôi làng ở Việt Nam trở thành biểu tượng xung đột đất đai

Asia Sentinel

Tác giả: David Brown

Dịch giả: Song Phan

28-3-2020

Đồng Tâm là một ngôi làng cổ ở rìa phía tây của đồng bằng sông Hồng. Về mặt hành chính, nó đã được sáp nhập vào thủ đô Hà Nội, hiện là ngôi làng có tám triệu dân. Tuy nhiên, về mặt xã hội và văn hóa, Đồng Tâm vẫn là một thế giới khác. Đó là ngôi làng của những người nông dân, đã canh tác với đất đai giàu phù sa trong vùng, hàng trăm năm qua.

‘Tôn chỉ, mục đích’ của ‘nhà nước pháp quyền XHCN’ là gì?

Blog VOA

Trân Văn

14-2-2024

Tuy Điều 2 của Hiến pháp Cộng hòa XHCN Việt Nam (1) và Nghị quyết 27-NQ/TW mà BCH TƯ đảng CSVN khóa 13 ban hành hồi cuối năm 2022 “Về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN trong giai đoạn mới(2) đã giải thích thế nào là “nhà nước pháp quyền XHCN”, cũng như vì sao cần “xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN trong giai đoạn mới” nhưng đối chiếu cả Hiến pháp lẫn Nghị quyết 27-NQ/TW với các diễn biến liên quan đến việc xử lý scandal Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (Hội LHPN VN) ở Hà Tĩnh lạm dụng công quyền – sử dụng công xa đón ái nữ ắt sẽ phải tự hỏi: “Tôn chỉ, mục đích” thật sự của “nhà nước pháp quyền XHCN” là gì?

***

Công an tỉnh Hà Tĩnh vừa loan báo đã phạt người điều khiển công xa mang biển kiểm soát 36A-066.88 khoản tiền là 2,5 triệu đồng và tước bằng lái xe của ông này trong vòng hai tháng vì phát tín hiệu còi, đèn ưu tiên khi lái xe (3). Người điều khiển công xa có biển kiểm soát như vừa kể đã chở bà Nguyễn Thị Lệ Hà – Chủ tịch Hội LHPN VN ở Hà Tĩnh đến phi trường Vinh tọa lạc ở Nghệ An để đón ái nữ của bà Hà về quê ăn Tết và khi rời phi trường lúc 22 giờ đêm 2/2/2024 đã mở đèn chớp, hụ còi… Điều đáng nói là công xa của Hội LHPN VN ở Hà Tĩnh không nằm trong nhóm được gắn đèn chớp và còi hơi để giành quyền ưu tiên trong lưu thông nhưng công an không tính lỗi này.

Công an cũng không xem việc Chủ tịch Hội LHPN VN ở Hà Tĩnh sử dụng công xa để đón ái nữ là “lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ dù rõ ràng bà Hà đã cố ý làm trái công vụ và sử dụng chức vụ, quyền hạn để thủ lợi cho mình. Tuy Điều 356 của Bộ Luật Hình sự hiện hành xác định “lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụgây thiệt hại tài sản từ 10 triệu đồng trở lên mới bị truy cứu cứu trách nhiệm hình sự nhưng ngoài thiệt hại hại tài sản, Điều 356 còn xác định, “lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụmà “gây thiệt hại khác đến lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” cũng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự (4).

Có thể hành vi lạm quyền của bà Hà (chỉ đạo tài xế dùng công xa đi đón ái nữ) không gây thiệt hại về tài sản đến mười triệu đồng nhưng cứ xem phản ứng của công chúng đối với scandal này ắt sẽ thấy, thiệt hại về uy tín cho hệ thống chính trị, hệ thống công quyền lớn đến mức là không thể lượng định được.

Bà Hà chỉ là người gây ra scandal mới nhất về lạm quyền trong sử dụng công xa. Tại Việt Nam, lạm quyền trong sử dụng công xa là căn bệnh trầm kha nhưng “nhà nước pháp quyền XHCN” không muốn trị tuyệt căn, bằng chứng là chưa có trường hợp nào bị xử lý hình sự hay bị xử lý hành chính ở mức cao nhất là cách chức. Văn bản quy phạm pháp luật mới nhất liên quan đến công xa ban hành hồi tháng 9/2023 chỉ đề cập đến “tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô” mà nội dung chủ yếu chỉ là quy định viên chức cấp nào thì được sắm, dùng công xa giá bao nhiêu, dùng như thế nào (5)… Luật Quản lý, sử dụng tài sản công có “nghiêm cấm sử dụng trái phép tài sản công(6) nhưng khác gì cho… có!

Cứ thử đọc các văn bản quy phạm pháp luật theo những đường dẫn đặt bên dưới bài viết này rồi đối chiếu với thực tế như đã biết và đang thấy ắt sẽ nhận ra “nhà nước pháp quyền XHCN” tạo điều kiện tối đa cho các đồng chí của họ hưởng thụ, kể cả hưởng thụ theo lối càn rỡ nhất. Bởi điều đó trở thành đương nhiên từ trên xuống dưới, từ trái sang phải nên Hội LHPN VN ở tỉnh Hà Tĩnh mới dám gắn đèn chớp, còi hụ lên công xa dù làm như thế là trái phép. Bởi điều này là đương nhiên nên bà Chủ tịch Hội LHPN VN ở Hà Tĩnh mới thản nhiên biện bạch “đã yêu cầu gỡ”, dù thuộc cấp không chấp hành, không những không bận tâm mà bà còn thản nhiên hưởng dụng thứ tiện ích trái phép ấy!

Cũng vì hưởng thụ là đương nhiên, kể cả hưởng thụ theo lối càn rỡ nhất nên sau khi lạm quyền trong sử dụng công xa trở thành scandal, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh mới điềm nhiên bảo rằng: “Về việc xe công vụ lắp còi, đèn ưu tiên, tỉnh đang giao công an xem xét. Sở ban ngành, địa phương nào sử dụng sai sẽ thu hồi, chấn chỉnh(7)… và lúc xử lý tài xế của bà Hà, công an không xem chuyện gắn đèn chớp, còi hụ là lỗi để truy cứu trách nhiệm người đã đưa ra chủ trương trái phép này. Rồi bởi hưởng thụ là đương nhiên, kể cả hưởng thụ theo lối càn rỡ nhất nên mới có chuyện một phóng viên bị phạt… bốn triệu đồng vì dám liên hệ với bà Hà để phỏng vấn.

Nhiều người thắc mắc vì sao Luật Báo chí cho phép nhà báo “được khai thác, cung cấp và sử dụng thông tin trong hoạt động báo chí theo quy định của pháp luật” và “nhà nước bảo hộ” hoạt động của báo chí, nhà báo nhưng khi phóng viên của tạp chí Công Nghiệp Môi Trường – một trong những người trực tiếp chứng kiến công xa chở bà Hà rời phi trường sau khi đón con gái mở đèn chớp, hụ còi – đến trụ sở Hội LHPN VN tỉnh Hà Tĩnh để phỏng vấn bà Hà theo lời mời của bà thì chỉ có… “lực lượng chức năng” đón và áp giải về “cơ quan chức năng” để thẩm vấn và lập biên bản, xử phạt do “tự ý liên hệ hoạt động báo chí? Điều đó có khác gì xác nhận Luật Báo chí chỉ là… giấy lộn.

Với “nhà nước pháp quyền XHCN” tại Việt Nam, không chỉ có Luật Báo chí là… giấy lộn. Đó cũng là lý do phóng viên bị phạt, tạp chí Công Nghiệp Môi Trường, Hội Nhà báo Việt Nam và các cơ quan truyền thông chính thức khác cùng… câm như hến. Trong số 867 cơ quan truyền thông chính thức, chỉ có tờ Tuổi Trẻ tường thuật chuyện “phóng viên tìm hiểu xe biển xanh lắp đèn, còi ưu tiên đón người thân ở sân bay bị xử phạt” nhưng không dám nêu chính kiến (9). Vì sao? Có thể vì “báo chí cách mạng” hiểu “tôn chỉ, mục đích” của “nhà nước pháp quyền XHCN” hơn thường dân! Dưới ách của nhà nước ấy “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” hoàn toàn… “hữu danh, vô thực”!

Chú thích

(1) https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Hien-phap-nam-2013-215627.aspx

(2) https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-quyet-27-NQ-TW-2022-tiep-tuc-xay-dung-Nha-nuoc-phap-quyen-xa-hoi-chu-nghia-giai-doan-moi-541092.aspx

(3) https://tuoitre.vn/phat-tai-xe-hu-coi-cho-chu-tich-hoi-phu-nu-ha-tinh-di-don-con-gai-o-san-bay-20240209212621379.htm

(4) https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Trach-nhiem-hinh-su/Bo-luat-hinh-su-2015-296661.aspx

(5) https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Nghi-dinh-72-2023-ND-CP-tieu-chuan-dinh-muc-su-dung-xe-o-to-580611.aspx

(6) https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Luat-Quan-ly-su-dung-tai-san-cong-2017-322220.aspx

(7) https://vnexpress.net/xe-bien-xanh-don-con-gai-chu-tich-hoi-phu-nu-tai-san-bay-4709919.html

(8) https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Luat-Bao-chi-2016-280645.aspx

(9) https://tuoitre.vn/vi-sao-phong-vien-tim-hieu-xe-bien-xanh-lap-den-coi-uu-tien-don-nguoi-than-o-san-bay-bi-xu-phat-20240209100742843.htm

Từ khủng hoảng Rohingya ở Miến Điện nghĩ tới Việt Nam

Trung Nguyễn

24-9-2017

Bà Aung San Suu Kyi phát biểu tại buổi họp báo ở Tokyo, ngày 4/11/2016. Nguồn: AP Photo/Koji Sasahara

Những tuần gần đây, cuộc khủng hoảng sắc tộc ở Miến Điện đã thu hút sự chú ý của toàn thế giới. Bà Aung San Suu Kyi, một trong những biểu tượng của dân chủ Miến Điện, đã hứng chịu rất nhiều sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế. Nhìn vào bài học của Miến Điện có thể thấy tiến trình dân chủ hóa Việt Nam cũng có thể sẽ phải trải qua rất nhiều khó khăn mới tới đích.

Tổng quan về tình hình Miến Điện

Về vị trí địa lý, Miến Điện nằm giữa hai cường quốc tranh giành ảnh hưởng là Ấn Độ và Trung Quốc, với nhiều rừng núi hiểm trở. Ngoài ra Thái Lan cũng có ảnh hưởng. Trung Cộng (Đảng Cộng sản Trung Quốc) thậm chí còn huấn luyện các nhóm dân quân ở biên giới Miến Điện – Trung Quốc để gây rối.

Đất và người, bao giờ hết cuộc bể dâu?

Nguyễn Tiến Tường

1-9-2019

Đan Phượng, một huyện vùng ven nằm men sông Hồng. Vài năm trước Hà Nội mở rộng địa giới. Những làng xã thôn quê thành đất kinh kỳ sau một tiếng gà gáy sáng, theo đúng nghĩa đen.

Tội ác chưa bị trừng phạt (Phần 3)

Nguyễn Thông

3-1-2022

Tiếp theo Phần 1Phần 2

Những người giao hàng-shipper liều mình mưu sinh trong đại dịch bị khốn khổ bởi quy định xét nghiệm vô tội vạ. Ảnh trên mạng

Từ vụ kit test Việt Á bị phanh phui, lộ ra những điều khủng khiếp. Không chỉ chuyện chúng câu kết, móc ngoặc ăn chia, làm ăn gian dối, hối lộ tham nhũng tràn lan, dính chùm từ trên xuống dưới, địa bàn tiêu cực mở rộng khắp nước, đồng tiền nhơ bẩn làm băng hoại cả hệ thống cai trị… mà còn phải kể đến những đau khổ tột cùng người dân gánh chịu, xã hội bị chao đảo, cuộc sống bị đẩy đến chân tường…

Trump thông đồng với Putin

Lời người dịch: Trong lịch sử Hoa Kỳ, Trump là tổng thống đầu tiên họp mặt với đối thủ là Putin, mà không có sự hiện diện của cố vấn. Điều đáng nói là trước cuộc họp tại Helsinki, thủ đô Phần Lan, Bộ Tư pháp của chính phủ Trump đã công bố bản cáo trạng kết tội 12 sĩ quan tình báo quân đội Nga, cáo buộc can thiệp vào bầu cử tổng thống năm 2016. Thế nhưng, trước toàn thế giới, Trump bỏ mặc báo cáo của an ninh chính phủ mình và mắng nước Mỹ ‘ngốc nghếch’ và ‘ngớ ngẩn’ khi để quan hệ Nga và Mỹ xấu đi.

Cả Trọng và giấc mơ Tổng Bí thư kỳ 3

Nguyễn Tiến Dân

30-1-2021

Trong cái Đảng Cộng sản Việt Nam, tham quyền – cố vị và lì lợm, chưa ai sánh ngang Phú Trọng. Khi cái vòng luẩn quẩn, mà mọi thứ dân cần biết, đều được đóng dấu “tối mật”, “tuyệt mật”, thực tài của chàng, “ai mà biết, chuyện ma ăn cỗ”.

Quốc hội sai căn bản về quy trình pháp lý, vì vấn đề 3 đặc khu không thể làm thành luật

FB Trần Đình Thu

4-6-2018

Bìa sách của NXB Quân đội nhân dân. Ảnh: internet

Vấn đề 3 đặc khu hiện nay thực ra không phải là đối tượng của pháp luật mà là đối tượng của chính sách. Vì nói đến luật là nói đến những quy tắc xử sự chung cho mọi người, mọi cơ quan tổ chức, chỉ phân biệt lĩnh vực, đối tượng chứ không thể phân biệt vùng miền. Chỉ có chính sách mới có thể phân biệt vùng miền.

Thí dụ chúng ta có chính sách ưu tiên cho một số vùng cụ thể bị thiên tai nhiều trong những năm vừa qua. Hoặc chúng ta có chính sách miễn giảm thuế cho một địa phương nào đó vì mất mùa quá nặng nề… Với 3 vùng mà chính phủ muốn làm đặc khu, thì cũng như vậy. Dù là quan trọng nhưng nó lại mang tính chất vùng miền, nó không phải là vấn đề chung cho mọi vùng miền nên nó vẫn là đối tượng của chính sách mà thôi.

Sửa sai chính sách lúa gạo

Nguyễn Đức Thành

17-4-2020

Chính phủ tự mang đá ghè chân, ôm rơm rặm bụng, chỉ vì nghe tư vấn linh tinh của mấy nhóm lợi ích, hành xử vội vã. Chỉ trong một đêm, bỗng nhiên chặn xuất khẩu, như hạ máy chém xuống cả ngành lúa gạo. Ngay sau đó biết là sai rồi, lần hồi sửa sai, nhưng vẫn muốn giữ thể diện, nên phải như thể ngập ngừng dò đá qua sông. Chân bước trong nước lạnh, mà trong lòng xót xa biết là doanh nghiệp đang chảy máu từng ngày. Giá như ngay từ đầu không bước sang sông, giờ đỡ mất công rón rén quay lại có phải là hay không.

Kỷ niệm hai năm cuộc chiến tranh của Putin ở Ukraine (Phần 2)

Phúc Lai

20-2-2024

Tiếp theo phần 1

Phần 2: Ý nghĩa của hai trận đánh bảo vệ Bakhmut và Avdiivka

1. Trận Bakhmut

Tháng 10 năm 2022 – tháng 5 năm 2023, trận chiến quân sự lớn nhất ở châu Âu sau năm 1945 đã nổ ra. Trận đánh này kéo dài đến 8 tháng, và tiêu tốn của hai bên, đặc biệt là Nga một lượng nguồn lực quân sự khổng lồ.

Công an tỉnh Nghệ An bắt Dũng Phi Hổ

27-9-2017

Anh Nguyễn Viết Dũng, tức Dũng Phi Hổ đã bị bắt trưa 27/9/2017, tại quán phở xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh lưu, tỉnh Nghệ An, theo điều 88 BLHS, tội “Tuyên Truyền Chống Nhà Nước”, theo một số nguồn tin.

Nguyễn Viết Dũng khi mới ra tù hồi năm 2015. Nguồn: internet

Theo tin từ Hội Sinh viên Nhân Quyền Việt Nam, cho biết: “Trưa nay lúc khoảng 12h 05. An ninh đi 3 chiếc xe máy, 1 chiếc xe ô tô 7 chỗ đến bắt cóc Nguyễn viết dũng tức Dũng Phi hổ. Dũng bị bắt lúc đang ăn trưa cùng 3 đứa em tại quán ăn gần nhà thờ giáo xứ song Ngọc xã Quỳnh Ngọc huyện Quỳnh lưu tỉnh Nghệ An.

Rupert Neudeck – Người không chịu hèn

Nguyễn Thọ

4-9-2019

Rupert Neudeck, người tỵ nạn vĩ đại. Ảnh: internet

Nhân dịp bạn Trần Văn Thái từ Việt Nam sang, tuần qua tôi đã cùng mấy bạn học ở Königs Wusterhausen (Berlin) từ thời trai trẻ tổ chức một cuộc gặp gỡ với các thầy cô giáo ở đó. Tôi luôn áy náy vì cứ mỗi lần quay về trường cũ là lại thiếu vắng thêm một vài thầy cô. Tôi sẽ kể trong bài sau về cuộc gặp gỡ này.

Đàn áp Tịnh Thất Bồng Lai: Cuộc đấu tố hoành tráng chưa có tiền lệ

Blog RFA

Gió Bấc

9-1-2022

Để xóa sổ một gia đình, khởi tố một cụ già 90 tuổi thờ Phật, nuôi trẻ mồ côi người ta đã huy động bộ máy công an tỉnh, huyện; toàn bộ hệ thống truyền thông lề phải, hàng trăm côn đồ mạng, YouTuber từ dư luận viên 3 củ ẩn danh, đến có số má, cả đến đại gia nghìn tỉ “cuồn cuộn” Phương Hằng, các quốc doanh Hòa Thượng, Thượng tọa Tiến sĩ phật học. Đội quân đàn áp ấy đã tự lột mặt nạ, đạp lên pháp luật, đạo đức ứng xử, trần trụi hiện hình dối trá, tàn độc đến man rợ, tạo lề thói truyền thông bầy đàn vô nhân tính bôi bẩn danh dự nhân phẩm người già, trẻ em.

Ai đã lộng hành sử dụng “ông nhà nước” để cướp đất của dân?

FB Trương Nhân Tuấn

16-1-2019

Thấy bà con, ngay cả ở những bậc “học giả thông thái”, hay lẫn lộn về ý nghĩa ở hai từ (chuyên môn): 1/ chủ quyền và 2/ quyền sở hữu.

Vũ Đức Đam: Thử tiếp cận chính trị học về các sự việc liên quan

Kim Văn Chính (*)

3-2-2021

Hình ảnh Phó TT Vũ Đức Đam được chia sẻ rất nhiều trên Facebook mấy ngày qua.

1. Vũ Đức Đam là người quê tôi nên tôi quan tâm viết status này về các sự việc liên quan đến ông. Quả thật, ông là một hiện tượng, một ngôi sao, một trường hợp hiếm hoi và độc đáo trên chính trường Việt Nam.

Đặc khu kinh tế – Luật mới, người cũ, liệu có thể đảm đương?

FB Nguyễn Tuấn Anh

6-6-2018

ĐBQH Trương Trọng Nghĩa cho rằng, chủ trương lập đặc khu “không nên vội vã và gấp gáp”. Ảnh: Báo PLTP

Trong bài viết lần trước, về vấn đề tại sao ta không tiếp cận được máy móc công nghệ cao dẫn tới mục tiêu công nghiệp hoá thất bại thì lần này, chúng ta tới với một câu chuyện thú vị khác rất đáng suy nghĩ.

Cách đây khoảng hơn 2 năm, dân làm dệt may ở SG đồn nhau rằng có một đơn hàng gia công may mặc rất lớn, trị giá khoảng 2 tỷ USD của quân đội một số quốc gia như Mỹ, Úc đã ngấp nghé đặt chân tới Việt Nam. Nhưng, mẫu mã của nó bị chặn lại tại cửa khẩu bởi rất nhiều lý do, trong đó những rào cản thủ tục và cả sự “nhạy cảm” rất mơ hồ.

Sợ quá mất khôn

LTS: Bài viết sau đây của ông Jonathan Sumption, là cựu chánh án tòa án tối cao Anh, nêu quan điểm khác về việc chống dịch virus corona. Ông Sumption cho rằng, các chính quyền đã áp dụng những biện pháp “mù quáng và quá đáng”, khi ra lệnh cho người dân ở nhà để ngăn sự lây nhiễm.

Tỷ phú và quyền lực được bảo kê nơi cung đình (Kỳ 1)

Trần Kỳ Khôi

2-3-2024

Lâu nay, báo chí quốc doanh thường đề cập đến nạn quan chức bảo kê cho doanh nghiệp, công ty, các tập đoàn kinh tế tư nhân, hoạt động trên các địa phương, tỉnh thành cả nước. Tuy nhiên, việc chỉ đích danh các chóp bu trong thượng tầng chính trị của đảng, đang bảo kê, hậu thuẫn nọ kia, thì không ai dám nhắc đến. Nhân việc Nguyễn Văn Hậu, chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn bị bắt, chúng ta cùng tìm hiểu đôi điều về vấn nạn bảo kê nhức nhối này.

Xứ U Minh có “rừng rú” không?

Phương Nguyễn

30-9-2017

Ông quan Đoàn Ngọc Hải, là người nói câu “không biết luật về rừng U Minh mà sống”. Ảnh: 24h/ internet

Dạ, xứ U Minh hồi xưa có rừng ngập mặn là những cây tràm cây đước dày đặc, dừa nước, ô rô, dây choại dây leo đủ loại chằng chịt, vô rừng là tối thui tối hù không thấy ánh sáng nên được đặt chết tên là rừng U Minh (U là tối mà minh cũng là tối. Chữ Hán ngộ ghê, có chữ minh là sáng và chữ minh là tối, hai chữ này viết khác nhau mà đọc giống nhau – đồng âm).

Rừng U Minh xưa dày rậm, giờ thì bị phá gần sạch rồi. Người xứ U Minh xưa và nay thì không “rừng rú” chút nào, ngược lại họ rất văn minh trong cách ứng xử nha. Đọc truyện của nhà văn Hồ Biểu Chánh, nhà văn Sơn Nam sẽ thấy hồi đầu thế kỷ trước ở xứ U Minh đã có trạm kiểm lâm, nhân viên kiểm lâm (Pháp) bảo vệ rừng và các sinh vật trong rừng. Khi có tranh chấp dân sự hoặc hình sự thì họ được phân đúng sai bằng một phiên tòa, có luật sư biện hộ. Vụ án Đồng Nọc Nạn là một ví dụ.

Tham nhũng và dân chủ

Nguyễn Quang A

7-9-2019

1. Ở đâu có quyền lực là ở đó có thể có tham nhũng bởi vì tham nhũng là lạm dụng quyền lực để mưu lợi riêng. Như thế chế độ nào cũng có tham nhũng cả, vấn đề chỉ là mức độ mà thôi. Để cho tham nhũng ở mức độ không quá đáng cần 4 điều kiện:

Đúng là “Thời loạn”!

Nguyễn Như Phong

14-1-2022

Bốn năm trước, tôi có viết cuốn tiểu thuyết mang tên ‘Thời loạn’. Cuốn tiểu thuyết nói về những “doanh nhân” mà để làm giàu, họ không từ một thủ đoạn nào. Thủ đoạn từ mưu mô thổi giá chứng khoán, buôn lậu vàng, thâu tóm đất đai đến đòi nợ thuê, rồi cả giết người… Những cuộc tình đầy toan tính và éo le.

Hỗ trợ bà con vườn rau Lộc Hưng

Nguyễn Đình Cống

20-1-2019

Chính quyền quận Tân Bình TP HCM đã cho phá bỏ trên một trăm ngôi nhà của bà con dân lao động ở vườn rau Lộc Hưng. Họ viện dẫn rằng bà con đã làm nhà không phép trên đất không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng. Như vậy bà con vi phạm luật pháp, còn chính quyền làm đúng quy trình.