Pháp luật và Niềm tin

Lưu Trọng Văn

17-1-2020

Qua nhiều sự kiện đình đám vừa qua thấy rõ một sự thật, là Đất nước có lúc rơi vào tình trạng hỗn loạn là do không ít cơ quan công quyền cùng bộ máy lãnh đạo của nó không tuân thủ pháp luật.

Dư luận viên, họ là ai?

Vũ Hữu Sự

17-1-2020

Nhân một lần ngồi bên bàn trà, bàn về mạng xã hội, có nhắc dến đội ngũ mà cộng đồng mạng vẫn gọi là “dư luận viên”, một người quen của tôi là sỹ quan quân đội cấp tá bảo: Cũng vì miếng cơm manh áo thôi bác ạ. Những dư luận viên ấy, họ cũng biết những gì họ viết là vô lý, là thất đức, là trái với đạo làm người. Nhưng họ bắt buộc phải viết đấy thôi.

Nhân ngày 17 tháng giêng, nói về trách nhiệm làm mất Hoàng Sa

Trương Nhân Tuấn

17-1-2020

Ngày 17 đến 19 tháng giêng năm 1974 TQ đem quân đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của VN.

Cái tên Vietcombank đang chìm vào bùn đen

Tuấn Khanh

17-1-2020

Slogan của ngân hàng Vietcombank bằng tiếng Anh thấy được ghi là Together for the future. Tiếng Việt thì được dịch là Chung niềm tin, vững tương lai. Cả hai ý nghĩa của slogan điều đã không thể hiện được gì, qua việc khóa tài khoản vô cớ của chị Nguyễn Thúy Hạnh tại Hà Nội.

Nếu Bộ công an muốn nghe lời khuyên của tôi

Nguyễn Quang A

17-1-2020

Ảnh: internet

Máy bay khởi hành từ Đài Bắc chậm 30 phút, nên đến Hà Nội lúc 23:30 ngày 16-1-2020. Ra khỏi máy bay, leo lên xe bus vào đến sân ga thì đã gần nửa đêm.

A)- Trên hành lang hướng tới nơi làm thủ tục Xuất nhập cảnh (XNC) nghe ai hỏi, “bác về từ Đài Loan à? Bác chỉ ở Đài Loan hay có đi đâu nữa không… bla, bla…” nghoảnh lại hoá ra cậu trung tá an ninh (hay đã lên đại tá rồi cũng chưa biết chừng) quá quen mặt đã hàng chục lần muốn lấy “lời khai” của mình… Mình chẳng trả lời và sải bước để nhanh vào xếp hàng làm thủ tục XNC, anh ta bảo: “Mời bác vào trong kia có thủ trưởng cháu muốn hỏi bác một tý”.

Vietcombank minh chứng độc tài?

Nguyễn Thùy Dương

17-1-2020

Lúc trước tôi chỉ xài Sacombank, nhưng sau khi tôi bắt đầu “xách bị đi xin tiền” nhiều người ủng hộ kêu tôi nên xài tài khoản của Vietcombank cho dễ chuyển khoản.

Vietcombank hãy ngưng phong tỏa tài khoản khách hàng

LTS: Ngay sau khi có thông tin Vietcombank thông báo miệng “phong tỏa tài khoản” của nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh – mà lý do được cho đây là tiền phúng viếng cụ Lê Đình Kình, trên mạng xã hội Facebook, nhiều cá nhân đã kêu gọi Ngân hàng này xem xét lại, đồng thời nói rằng sẽ tẩy chay nếu phía Vietcombank không ngừng phong tỏa tài khoản cho bà Nguyễn Thúy Hạnh.

Câu chuyện giải cứu luật sư

Đặng Đình Mạnh

17-1-2020

Phiên tòa cuối năm. Mọi người giải lao khi hội đồng xét xử vào phòng nghị án để hội ý, giải quyết về các vấn đề mà luật sư yêu cầu, thì chợt, tôi phát hiện kiểm sát viên đi về phía phòng nghị án rồi mất hút về phía đó.

Đồng Tâm – Máu & Nước Mắt (Phần 2)

Đoàn Bảo Châu

17-1-2020

Tiếp theo Phần 1

Tôi dự định sẽ tìm hiểu sâu về cơ sở pháp lý của đất Đồng Tâm nhưng giờ thì tôi hiểu điều ấy là không thể. Một cá nhân không thể thay một phiên toà nơi các luật sư có thể tranh luận tới tận cùng vấn đề, với sự có mặt của các nhân chứng, bản đồ, bằng chứng lịch sử… Nhưng, nếu một phiên toà ấy như thế xảy ra thì đã không có một sự đổ máu như vậy.

Từ Mỹ lai đến Đồng Tâm

Vũ Ngọc Yên

17-1-2020

Thảm sát Mỹ Lai

Mỹ Lai là một thôn nhỏ thuộc làng Sơn Mỹ, tỉnh Quảng Ngãi, nơi diễn ra vụ thảm sát ngày 16 tháng 3 năm 1968 trong Chiến tranh Việt Nam, cướp đi sinh mạng của hàng trăm thường dân.

Biến cố Đồng Tâm và tâm tình một số đồng đảng

Blog VOA

Trân Văn

16-1-2020

Đã tròn một tuần từ lúc xảy ra biến cố Đồng Tâm nhưng cuộc tấn công vào làng Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội vẫn tiếp tục là chủ đề thảo luận chính của nhiều triệu người Việt cả ở trong lẫn ngoài Việt Nam.

Tôi có ý kiến bảo vệ đồng đảng

Hà Phi

16-1-2020

Không dám sánh với cụ Lê Đình Kình có tuổi đời bậc chú (hơn tôi 15 tuổi). Còn tuổi đảng của cụ thì trong đảng của tôi, cụ đã xếp vào hàng chỉ được tôn trọng.

Tiền dân và Lòng dân

Đỗ Thành Nhân

16-1-2020

1.- Tiền dân

Sáng nay 16/01/2020, tại tang lễ cho 3 chiến sĩ công an chết tại Đồng Tâm sáng sớm ngày 09/01/2019, có Thủ tướng đến viếng.

Cái chết của cụ Lê Đình Kình dưới góc nhìn của Hiến pháp và Bộ Luật Hình sự 2015

Vũ Hữu Sự

15-1-2020

Trước khi bị giết, cụ Lê Đình Kình là một công dân. Cụ có đủ quyền và nghĩa vụ của một công dân theo quy định tại các điều 14;15;16;17 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013. Cụ không có tiền án, tiền sự. Hiện tại, cụ không phải chấp hành bất cứ một bản án nào, do tòa án cấp nào tuyên. Cụ là một đảng viên ĐCS Việt Nam, cho đến lúc chết vẫn chưa bị khai trừ ra khỏi đảng.

Tại sao Cụ Kình bị bắn chết?

Võ Xuân Sơn

16-1-2020

Mấy ngày đầu sau vụ tập kích vào Đồng Tâm, khi thông tin từ phía chính quyền còn kín như bưng, thì đã có nhiều thông tin úp úp mở mở.

Phát súng lịch sử

Tạ Duy Anh

16-1-2020

(TRƯỚC HẾT TÔI THỐNG THIẾT CHIA BUỒN VỚI THÂN NHÂN CỦA BA CHIẾN SỸ CẢNH SÁT BỊ THIỆT MẠNG TRONG CUỘC TẤN CÔNG VÀO THÔN HOÀNH RẠNG SÁNG NGÀY MỒNG 9-1. TÔI VÔ CÙNG ĐAU BUỒN VỀ CÁI CHẾT CỦA CÁC ANH).

Tại sao người Việt Nam yêu Trump?

Jackhammer Nguyễn

16-1-2020

Tổng thống Mỹ thứ 45 Donald Trump được nhiều người mến mộ trên mạng xã hội, sự mến mộ đôi khi đi đến chổ cực đoan mà chỉ có sự sùng bái lãnh tụ ở Bắc Hàn hiện nay, hay các xã hội cộng sản xưa cũ, bao gồm cả Việt Nam, mới có thể so sánh được. Đó là sự sùng bái đã từng xảy ra đối với các nhân vật cộng sản như Hồ Chí Minh, Mao Trạch Đông, Fidel Castro,…

Giặc ở đâu ra?

Diệp Chí Huy

16-1-2020

“Bạn là ai không quan trọng mà vấn đề mọi người nghĩ về bạn như thế nào”, bằng trải nghiệm cá nhân nhà toán học lỗi lạc người Anh Alain Turing đã cho là như vậy. Những người chỉ đạo vụ tập kích vào Đồng Tâm giết chết cụ Kình đã nghĩ gì?

Khi những kẻ bị còng tay cầm súng bắn vào công an hay một Case study về vai trò của báo chí

Đỗ Hùng

16-1-2020

Nhà báo Đỗ Hùng (bên trái). Ảnh: FB tác giả

Sau cuộc biểu tình, tụi mình kéo Vincent Go vào quán cà phê Tims Horton kế bên đại lộ Mendiola ở San Miguel City, Manila. Anh lấy điện thoại rồi mở cho mình xem album hình. Đấy là hình anh chụp những nạn nhân bị bắn chết trong các chiến dịch truy quét ma túy của Tổng thống Rodrigo Duterte.

Ý kiến về tấm hình

Trịnh Bá Phương

16-1-2020

Thứ trưởng bộ công an Lương Tam Quang trả lời báo chí là cả 3 viên cảnh sát bị thiêu cháy sau khi ngã xuống hố (trong hình).

Các mốc thời gian sẽ chứng minh sự thật cuộc đổ máu ở Đồng Tâm

Lưu Trọng Văn

16-1-2020

Mọi việc cực kì giản đơn nếu cho một phóng viên tác nghiệp độc lập điều tra các cột mốc thời gian diễn tiến vụ đổ máu ở ĐT.

Vụ Đồng Tâm: Có phải chế độ đang mất kiểm soát chính mình?

Jackhammer Nguyễn

16-1-2020

Ngày càng có nhiều thông tin đáng tin cậy về vụ đàn áp đẫm máu Đồng Tâm, ngày 9/1/2020. Những thông tin này bao gồm phần lớn là tuyên bố của giới chức cầm quyền, mặc dù cố tình che đậy bằng uyễn ngữ, nhưng do tiền hậu bất nhất, dần dần người ta biết sự thật là gì.

Hai mặt của truyền thông

Trịnh Kim Tiến

15-1-2020

Rất nhiều người ban đầu tin rằng dân Đồng Tâm là bọn khủng bố, không phải chỉ vì sự tuyên truyền láo của dư luận viên mà còn vì những livestream trước đó của anh Lê Đình Công, con trai cụ Kình và cụ Hiểu.

Trong livestream quả thực có sự manh động, quả thực có hơi hướng của bạo lực, nhưng nghe kỹ sẽ thấy rõ, họ không tự nhiên đòi đi giết người. Họ nói nếu cố tình đàn áp, cướp đất họ sẽ chiến đấu đến cùng, sẽ cho 300, 400 tên cướp “lên đường”. Khủng bố là gì? Là giết người không cần nguyên do. Như vậy tuyên bố này không thể được coi là khủng bố mà là tuyên bố kháng cự đến cùng nếu bị tấn công.

Sự bạo lực trong ngôn từ khiến cho họ đánh mất sự đồng thuận, ủng hộ trong việc giữ đất; tạo cái cớ cho việc tấn công họ vừa qua.

Nhiều người cho rằng họ dại vì đã lên truyền thông tuyên bố những điều có thể gây bất lợi cho họ về sau.

Đúng là do họ “thiếu hiểu biết” nên mới có những phát ngôn như vậy?

Các vị có thấy tên giết người nào muốn giết người mà suốt ngày la lên là tao có nhiều vũ khí lắm, vào là tao giết đấy không?

Tại sao họ dám tuyên bố hùng hồn như vậy trước truyền thông? Bởi vì họ còn tin chính quyền này không dám hiến xác lính để đánh đổi lợi ích đất đai. Bởi vì tin rằng nói như thế chính quyền sẽ sợ họ rồi ko dám xâm chiếm. Họ mượn truyền thông để truyền tải thông điệp quyết tâm giữ đất bằng máu. Đây là cách đấu tranh, nét tính cách đặc trưng của người miền Bắc và của người cộng sản xưa.

Trước những phát ngôn ấy, chính quyền không xử lý, không điều tra theo một trình tự nào, để rồi hôm nay họ dùng những clip ấy chứng minh rằng người dân có tội?

Có ai thấy 20 cái bình gas, 200 lít xăng, xưởng chế tạo bom của cụ Hiểu ở đâu không? Có ai thấy 300, 400 người chết bằng lựu đạn không?

Có 3 người phía chính quyền chết nhưng đến nay còn mập mờ trước các kịch bản đầy mâu thuẫn của Bộ công an.

Trong khi đó, cụ Kình bị bắn thẳng tim, đầu gối bị đứt, người nhà cụ bị bắt gần hết, người ở ngoài thì bị kiểm soát.

Những phát ngôn trong những livestream đó chưa hề trở thành sự thật. Sự thật là đã có một cuộc tấn công tuỳ tiện nửa đêm vào nhà cụ Kình ở thôn Hoành và cụ Kình đã bị giết chết.

Truyền thông luôn có 2 mặt của nó. Khi đăng những livestream kia lên có lẽ người làng Đồng Tâm không nghĩ rằng chúng sẽ trở thành bằng chứng quy chụp họ. Bọn dư luận viên, truyền thông một chiều có thể dùng đó như “bằng chứng” nhưng những người dân khác như chúng ta, những người tay không vũ khí phải hiểu rằng những phát ngôn đó chỉ là sự cùng đường của những con người yếm thế.

_____

Mời xem clip:

Thảm sát Đồng Tâm: Hệ quả của Kinh Tế Thị Trường theo định Hướng XHCN

Lê Minh Nguyên

16-1-2020

Chủ nghĩa cộng sản cấm không cho công dân được quyền sở hữu đất đai và dùng mỹ từ “đất đai thuộc quyền sở hữu của toàn dân” để hoa mắt nguời dân.

Khả năng suy nghĩ độc lập

Võ Xuân Sơn

15-1-2020

Mấy hôm nay, trong các bài viết của tôi về Đồng Tâm, ngoài rất nhiều các comment của các DLV, có một số bạn có vẻ không phải là DLV, và đặc biệt là một vài bạn là bác sĩ, đã phản đối tôi. Tôi nghĩ mình cần trao đổi về việc này.

Đồng Tâm: Tổ chức ‘học tập’ nhưng để sót… anh hùng

Blog VOA

Trân Văn

15-1-2020

Lễ tang ông Lê Đình Kình, thiệt mạng trong vụ cảnh sát đột kích vào Đồng Tâm, diễn ra hôm 13/1/2020. Ảnh: Lã Việt Dũng

Bộ Công an Việt Nam vừa “trang trọng phát động trong toàn lực lượng Công an nhân dân phong trào học tập tấm gương dũng cảm hy sinh của Đại tá – liệt sĩ Nguyễn Huy Thịnh, Đại úy – liệt sĩ Phạm Công Huy, Thượng úy – liệt sĩ Dương Đức Hoàng Quân vì kỷ cương phép nước, vì bình yên cuộc sống của nhân dân đã anh dũng hy sinh trong quá trình làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội” (1).

Đồng Tâm: Khi nào có thể tin được chính quyền?

Blog VOA

Nguyễn Hùng

15-1-2020

Cuộc tấn công vào Đồng Tâm được thực hiện vào lúc đêm hôm, internet bị cắt, điện thoại bị phá sóng và các quan sát viên độc lập trong đó có các luật sư của dân Đồng Tâm bị cấm vào làng.

Sự thật (?)

Ngô Trường An

15-1-2020

Báo An Ninh Thủ Đô trách: “Facebook phản ứng (ngăn chặn) quá chậm, để vụ việc Đồng Tâm lan truyền thông tin sai sự thật. Các đối tượng lợi dụng xuyên tạc, bóp méo…”

Đồng Tâm: Một Lời Tuyên Chiến

Nguyên Đại

15-1-2020

Sự việc xảy ra vào đêm 9/1/20, ở làng Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, cách Hà Nội khoảng 40 cây số, đã rõ ràng:

1. Hơn ba ngàn quân tổng hợp từ lực lượng đặc công quân đội phối hợp với cảnh sát cơ động được trang bị những vũ khí hiện đại bao gồm: xe bọc thép, bộc phá, súng, lựu đạn cay, thiết bị phát âm phá màng nhĩ, chó nghiệp vụ v.v… đã mở cuộc tấn công vào làng. Đây là một cuộc đàn áp, một cuộc tấn công quân sự.

2. Giết cụ Lê Đình Kình, 84 tuổi, với 4 phát súng: 2 vào đầu, 1 vào tim, 1 vào chân; và lấy đi nhiều tài liệu trong nhà cụ. Việc giết người và cướp của đã được thực hiện.

3. Bắt đi nhiều người trong gia đình cụ Kình, nhân chứng của vụ thảm sát, tra tấn và ép cung họ để có những lời khai theo ý của bên tấn công.

4. Chỉ đạo toàn bộ hệ thống báo đài của đảng tung tin giả, bênh vực cho tội phạm, quy tội cho nạn nhân.

5. Tiến hành truy tố các nạn nhân về “tội giết người”; đồng thời khen thưởng và truy tặng “huy chương chiến công hạng nhất” cho những kẻ đi đầu trong cuộc tấn công, bị chết vì tai nạn do bất cẩn và liều lĩnh.

Những việc làm đó vi phạm nghiêm trọng những luật lệ cơ bản nhất từ khi con người hình thành xã hội. Sự việc đó tồi tệ hơn những việc làm tàn nhẫn của tổ chức tội phạm hình sự khét tiếng Mafia; bởi Mafia vẫn thừa nhận họ là kẻ gây tội ác, chứ không tìm mọi cách quy tội ngược lại cho những nạn nhân.

Cho tới phút này, nhiều người vẫn còn bàng hoàng vì lẽ: cơ quan tổ chức tất cả những việc trên lại là Bộ công an CSVN, với sự chuẩn thuận của Tổng Bí Thư Đảng CSVN kiêm Chủ Tịch Nước Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng, người mà sau đó một ngày (10/1/20) đã ban thưởng các huy chương nói trên.

Sự việc ở Đồng Tâm dĩ nhiên chà đạp lên tất cả các luật lệ do chính nhà nước và đảng CS đặt ra, và là dấu chấm hết cho bất kỳ một hy vọng nào đối với “luật pháp” ở VN hiện nay.

Không có bất kỳ lối thoát pháp lý nào cho hành động của đảng CSVN: Tấn công, đột nhập gia cư tư nhân bất hợp pháp, giết người, cướp của, cướp xác, mổ bụng tử thi, bắt người, tra tấn bức cung, tung tin giả, truy tố hình sự đối với nạn nhân, khen thưởng, ban tặng huy chương chiến công cho kẻ tấn công. Trừ phi, đảng CSVN thừa nhận là một bộ phận của đảng CS và nhà nước Trung Cộng. Khi đó, tất cả những bàng hoàng, ngạc nhiên, và tranh cãi sẽ trở nên không cần thiết.

Nhà nước và đảng CSVN thỏa hiệp với chính quyền Trung Cộng đối với các tranh chấp về biên giới, lãnh hải; tạo điều kiện cho các công ty dưới sự hỗ trợ của chính phủ TC vào Việt Nam, cướp đất của người dân, giao đất đai cướp được của dân cho các doanh nghiệp của đảng, các doanh nghiệp được sự hỗ trợ của chính phủ Trung Cộng.

Chính quyền VN và đảng CSVN đã trở thành một phần của ĐCS Trung Quốc. Họ học tập lẫn nhau, mặc quân phục giống nhau, thỏa thuận với nhau trên xương máu của người dân Việt Nam.

Sự việc ở Đồng Tâm là một lời tuyên chiến của đảng CS với nhân dân Việt Nam.

Cuộc chiến chống xâm lược của nhân dân Việt Nam bắt đầu từ Đồng Tâm.

Bộ công an khó có thể trưng bằng chứng để khởi tố 20 người dân Đồng Tâm vào tội “giết người”

Trương Nhân Tuấn

15-1-2020

Ảnh: internet

Người chết ở đây là ba ông công an.

Theo lời thứ trưởng bộ công an Lương Tam Quang thì ba ông này “thiệt mạng là do ngã xuống giếng trời giữa hai nhà, và rằng “các đối tượng” sau đó đã phóng hỏa bằng cách ném chai xăng từ tầng hai, tầng ba xuống.”

Theo tôi thì có nhiều điều cần làm rõ. Cái “giếng trời” có độ sâu khoảng 4 mét (dài 2m x rộng 1m). Người ta có thể chết vì bể đầu, gãy xương sống khi bị rớt từ độ cao như vậy. Điều chắc chắn là lửa không thể “thiêu xác” ba ông công an như hình ảnh loan truyền trên mạng. Với một thể tích nhỏ như vậy, oxygen trong giếng không đủ để xăng bùng cháy quá 5 giây.