Trung Quốc đưa tin, ảnh về tình hình một số đảo của ta ở Trường Sa

Song Phan

21-2-2021

Trang weibo Namhaidelangtao của Trung Quốc ngày 20/2 đăng một loại bài và ảnh nói về bố trí lực lượng của Việt Nam trên các đảo ở Trường Sa.

Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ – một điều luật hoàn toàn thừa thãi

Luật Khoa

Trịnh Hữu Long

29-3-2022

Nhưng lại rất cấp thiết để bảo vệ quyền lực độc tôn của chính quyền Đảng Cộng sản.

Có hằng hà sa số điều luật có vấn đề nghiêm trọng trong Bộ luật Hình sự nói riêng và luật Việt Nam nói chung, nhưng Điều 331 của Bộ luật Hình sự là một điều luật có vấn đề… đặc biệt nghiêm trọng.

Nó đặc biệt nghiêm trọng vì nó hoàn toàn thừa thãi.

Ta hãy đọc nguyên văn điều luật này: [1]

Thoạt nghe, điều luật này có vẻ… có lý. Xâm phạm lợi ích của người khác thì phải bị trừng phạt chứ.

Vậy thì ta hãy xem lý do tại sao cần phải có luật.

Về cơ bản, luật được sinh ra để làm hai việc: quy định những gì công dân không được làm và những gì chính quyền được làm.

Pháp luật hiện đại được xây dựng dựa trên giả định rằng “tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong đó có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”, như Tuyên ngôn Độc lập Mỹ 1776 đã nói và được Hồ Chí Minh trích dẫn trong Tuyên ngôn Độc lập 1945 do chính ông soạn thảo và đọc. Giả định này xuất phát từ thuyết luật tự nhiên, do các triết gia Khai Sáng ở châu Âu phát triển vào thế kỷ 17 – 18. [2] Theo đó, chỉ cần là con người được sinh ra là đã nghiễm nhiên có quyền tự do chứ không cần ai ban phát. Ban phát quyền là giả định phổ biến trong các xã hội quân chủ – một loại hình xã hội xoay quanh một cá nhân hay một dòng họ.

Vì con người có sẵn quyền tự do như vậy, họ có thể lạm dụng quyền đó để gây hại cho người khác. Nếu ai cũng có quyền tự do tuyệt đối thì hậu quả là một xã hội loạn lạc. Nhà nước vì vậy được sinh ra để thiết lập trật tự xã hội thông qua một khế ước xã hội (social contract), hoặc ít nhất là các triết gia Khai Sáng đã nghĩ như vậy và đặt nền tảng cho nhà nước hiện đại. [3] Cái nhà nước đó sẽ ban hành ra pháp luật để hạn chế bớt quyền tự do của mỗi cá nhân, đặt ra những điều cấm, biến tự do thành những quyền tương đối.

Chẳng hạn, anh/ chị có quyền tự do ngôn luận, nhưng quyền đó sẽ bị giới hạn trong các trường hợp vu khống, tung tin đồn thất thiệt về dịch bệnh, kích động bạo lực tức thì, v.v.

Hoặc, anh/ chị có quyền biểu tình, nhưng phải thông báo/ đăng ký với chính quyền và chỉ được biểu tình ở ngoài những khu vực cấm.

Hoặc, anh/ chị có quyền sở hữu tài sản, nhưng tài sản đó có thể bị nhà nước trưng dụng cho những mục đích an ninh, quốc phòng khi có lý do hợp lý và có bồi thường thỏa đáng; việc sử dụng tài sản cũng bị giới hạn trong trường hợp gây ảnh hưởng tới môi trường; và, gần gũi nhất, nhà nước có quyền khám xét mảnh đất, ngôi nhà bạn sở hữu khi điều tra tội phạm, v.v.

Nếu bạn vi phạm những điều cấm hoặc không tuân thủ những giới hạn trên, bạn có thể phải chịu chế tài (và chế tài này cũng không nhất thiết phải là tù tội trong luật hình sự).

Mọi giới hạn và can thiệp của nhà nước, về nguyên tắc, phải thỏa mãn tiêu chí cần thiết, tức là có thể biện minh được bằng những lý do hợp lý. [4] Chẳng hạn, nhà nước có quyền triệu tập nhân chứng để phục vụ việc xét xử tại một phiên tòa hình sự.

Đó là cách tiếp cận của những người theo trường phái nhà nước tối thiểu (minimal state). Dần dần, người ta xây dựng những mô hình nhà nước lớn hơn, có mức độ can thiệp sâu hơn vào xã hội, giới hạn nhiều quyền hơn, đánh thuế cao hơn và cung cấp nhiều dịch vụ hơn. Pháp luật khi đó không còn chỉ là để ngăn chặn và trừng phạt các hành vi gây hại, bảo vệ tự do của người dân, mà còn để phân phối của cải và cung cấp những phúc lợi gia tăng cho người dân. Đó là mô hình nhà nước phúc lợi (welfare state). [5]

Nhưng dù là nhà nước tối thiểu hay nhà nước phúc lợi, căn bản pháp luật vẫn dựa trên nguyên lý đã nêu ở đầu bài: mọi người đều nghiễm nhiên có quyền tự do, luật được đặt ra để giới hạn các quyền tự do đó, ngăn chặn hoặc trừng phạt những hành vi xâm hại đến lợi ích của người khác hoặc của xã hội.

Và đó chính là nội dung của… Điều 331.

Ta hãy đọc lại điều luật đó: “Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị…”.

Nói cách khác, Điều 331 này cõng trên lưng toàn bộ chức năng gốc và căn bản của cả một hệ thống pháp luật. Bản thân nó không giải quyết một vấn đề xã hội nào cụ thể cả, mà nó chính là triết lý chung đằng sau tất cả những đạo luật. Nó là tuyên ngôn chung của mọi hoạt động lập pháp để giải quyết các vấn đề pháp lý của xã hội, chứ nó không phải là một điều luật như điều khoản về tội giết người, tội cướp tài sản, hay tội gây rối trật tự công cộng.

Đó cũng chính là lý do mà nhiều người đã nhận xét rằng điều luật này mơ hồ, không rõ ràng. Làm sao rõ ràng được khi nó không giải quyết một vấn đề cụ thể mà chỉ có ý nghĩa tuyên ngôn về triết lý lập pháp?

Đến đây, ta sẽ thấy vì Điều 331 không giải quyết một vấn đề cụ thể nào nên nó không có lý do để được sinh ra. Nó hoàn toàn thừa thãi.

Vậy thì tại sao nó vẫn được sinh ra?

Tôi xin đề xuất hai điều để lý giải chuyện này.

Một, chính quyền Việt Nam và Đảng Cộng sản cần một công cụ hình sự để bảo vệ quyền lực của chính nó khỏi những mối đe dọa từ xã hội, chẳng hạn như những lời chỉ trích, những cuộc biểu tình, những hội đoàn độc lập. Chính vì thế, họ đặt ra những tội an ninh quốc gia như tội tuyên truyền chống nhà nước, tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.

Nhưng những điều luật an ninh quốc gia này nặng tính chính trị, thường bị quy cho là tội chính trị, và do đó, những ai bị truy cứu theo những tội danh này cũng được gọi là tội phạm chính trị, và những vụ án đó được gọi là vụ án chính trị. Là một đảng từng tranh đấu để loại bỏ ách nô lệ và những vụ án chính trị như vậy, Đảng Cộng sản không muốn mang tiếng là một kẻ cai trị tương tự như người Pháp. Do đó, họ cần tạo ra một điều luật ít tính chính trị hơn, nằm ngoài nhóm tội an ninh quốc gia. Và tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ ra đời, nằm trong nhóm các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính – nghe nhạt nhẽo hơn nhiều.

Hai, chính quyền và Đảng Cộng sản cần một điều luật có phạm vi áp dụng đủ rộng để họ muốn diễn giải thế nào cũng được, phù hợp với nhiều mục đích. Vì thế, họ tạo ra một điều luật có phạm vi rộng tới mức không thể rộng hơn, như tôi đã trình bày ở bên trên: nó cõng toàn bộ chức năng gốc và căn bản của hệ thống pháp luật. Với phạm vi điều luật lớn như vậy, về lý thuyết, họ có thể diễn giải nó thành bất kỳ cái gì và lấn át cả chức năng của các điều luật khác.

Chẳng hạn, muốn trừng phạt một người vì bịa chuyện nói xấu một người khác, họ có thể dùng Điều 331 và như vậy vô hình trung vô hiệu hóa một điều luật sẵn có là tội vu khống.

Hoặc, muốn trừng phạt những người biểu tình bên ngoài các khu vực cho phép, gây tắc nghẽn giao thông, họ cũng có thể dùng Điều 331 và phớt lờ một tội danh sẵn có là tội gây rối trật tự công cộng.

Tuy nhiên, bằng cách gom tất cả những hành vi và khái niệm này với nhau, nhà nước Việt Nam có một tập hợp những vi phạm không lằn ranh, không giới hạn, không cần phân biệt mà cũng không thể giải thích.

“Bịa chuyện nói xấu sai sự thật” hay đơn thuần chỉ là vài ngôn từ thô lỗ vô thưởng vô phạt?

“Gây tắc nghẽn giao thông” hay đơn thuần chỉ là một buổi tuần hành trên vỉa hè gây chướng mắt nhà chức trách?

Tất cả là tùy hứng của cơ quan chức năng. Luật pháp vốn dĩ cần phải định nghĩa rõ ràng những gì công dân không được làm và những gì nhà nước được làm – với triết lý ngầm định là nhằm bảo vệ quyền tự do của người dân và giới hạn quyền lực nhà nước – thì nay biến thành một công cụ vạn năng với khả năng diễn giải vô hạn cho nhà nước.

Và sự thật cho thấy Điều 331 đang đóng vai trò gần như tương tự Điều 117 – tội tuyên truyền chống nhà nước và Điều 156 – tội vu khống. Nó được dùng để truy cứu những ai chỉ trích chính quyền/ quan chức chính quyền/ những ai thân cận với chính quyền.

Như vậy, Điều 331 có thể thừa thãi với công dân, chứ không thừa thãi với quan chức. Đó là khi ta biết quan chức và chính quyền nói chung có địa vị pháp lý cao hơn thường dân. Trong lịch sử, đó chính là triết lý cốt lõi, nền tảng để xây dựng nên các chính quyền quân chủ.

_____

Chú thích:

1. thuvienphapluat.vn. (2017). Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH 2017 Bộ luật Hình sự. Thuvienphapluat.vn. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Van-ban-hop-nhat-01-VBHN-VPQH-2017-Bo-luat-Hinh-su-363655.aspx

2. natural law | Definition, Theory, Ethics, Examples, & Facts | Britannica. (2022). In Encyclopædia Britannicahttps://www.britannica.com/topic/natural-law

3. social contract | Definition, Examples, Hobbes, Locke, & Rousseau | Britannica. (2022). In Encyclopædia Britannicahttps://www.britannica.com/topic/social-contract

4. 4 Permissible limitations of the ICCPR right to freedom of expression | Australian Human Rights Commission. (2013). Humanrights.gov.au. https://humanrights.gov.au/our-work/4-permissible-limitations-iccpr-right-freedom-expression

5. neoliberalism | Definition, Ideology, & Examples | Britannica. (2022). In Encyclopædia Britannicahttps://www.britannica.com/topic/neoliberalism

Dân túy hay thiện tâm?

Dương Quốc Chính

29-8-2020

Mình đánh giá cách anh Hải “cẩu” đang làm không phải là một giải pháp lâu dài, bền vững, cũng giống như hồi đập vỉa hè và cẩu xe. Bản chất thì cũng đúng thôi, nhưng không thực tế, nên chết yểu và trở thành dân túy, kết quả là lại như cũ. Tức là rộn ràng lấy tiếng rồi đâu lại hoàn đấy.

Nạn xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam

Võ Thu Phương

26-6-2019

Nguy cơ trong nước

Trong hai năm (2017 – 2018), toàn quốc xảy ra 2.643 vụ với 2.690 trẻ em bị xâm hại tình dục. Trong đó có 515 vụ dâm ô, 1.259 vụ giao cấu, 906 vụ hiếp dâm trẻ em. Tuy nhiên, đây là những trường hợp bị phát hiện, xử lý theo quy định của Bộ luật hình sự, cho nên con số trên mới là phần nổi của tảng băng chìm”. Báo Pháp Luật, ngày 20/4/2019.

Đường sắt Bắc – Nam: Cần một trí sáng mạnh mẽ

Nguyễn Ngọc Chu

17-12-2023

Đã thay mấy bộ trưởng, nhưng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vẫn kiên trì đề xuất phương án chở khách mà không chở hàng cho Đường sắt Bắc – Nam (ĐSBN). Dường như có một “mạch nước ngầm” xuyên suốt.

Khi nào đổi vận?

FB Đỗ Ngà

6-5-2018

Nếu một khối 10.000 kg đặt trên vai bạn, bạn sẽ bị nó đè chết. Nếu nó được đặt trên vai 1.000 người thì mỗi người sẽ cảm thấy khỏe re như con ngựa kéo xe vì mỗi người chỉ gánh được 10kg, rất nhẹ nhàng. Đấy là hình ảnh đơn giản về sự chia sẻ trách nhiệm, hoặc có thể gọi là sức mạnh số đông. Tại sao mỗi người lại không cùng lên tiếng cho một xã hội tốt đẹp? Vài người lên tiếng, CS nó đè bẹp. Nhưng triệu người lên tiếng xem? CS sẽ lùi bước. Nếu vài triệu người xuống đường, CS sẽ sụp.

Tự do báo chí – Nhu cầu tinh thần hiện đại của Việt Nam

Nguyễn khắc Mai

16-6-2019

Từ thế kỷ XIV, trong KÊ MINH TẬP SÁCH, Bà Bích Châu (*), một phi hậu của vua Trần Duệ Tông, từng nói: “Nguyện cầu trực gián, sử thành môn dữ ngôn lộ tịnh khai”. Nghĩa là: “Xin cầu lời nói thẳng, để cho cổng thành cùng đường ngôn luận rộng mở”. Mở cổng thành, nghĩa là để có thông thương đi lại tự do dễ dàng, một nhu cầu bình thường của cuộc sống. Trong thời hiện đại, mở cổng thành, chính là làm cho đi lại, giao thương thông thoáng, tự do. Các hiệp định tự do mậu dịch thuộc ý nghĩa này.

Cuối năm Nhâm Dần nhìn lại… (Phần 1)

Trương Nhân Tuấn

9-1-2023

Cuối năm nhìn lại Việt Nam thấy có vô số vấn đề cần được quan tâm, cần xét lại, hoặc cần giải thích lại. Từ kinh tế, chính trị, quốc phòng, giáo dục, y tế, pháp lý… cho tới những vấn đề lịch sử như chiến tranh VN, về lăng kính chính trị của tuyên giáo, vấn đề tham nhũng… Một số sự kiện đặc biệt, theo ý kiến chủ quan của tôi, cần được nhắc lại. Đó là:

Đồng hóa văn hóa bằng phim ảnh trên truyền hình

Nguyễn Ngọc Chu

29-11-2021

Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá Kình ở Biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta”. Triệu Thị Trinh (225-248).

Thấy gì từ bài thơ của TBT Nguyễn Phú Trọng và câu chuyện của Bộ trưởng Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng?

Trương Minh Ẩn

25-2-2018

Ngày 20/02/2018, báo Dân Việt đăng bài ‘Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói về khách sạn của ông Lê Thanh Thản’ của tác giả Nguyễn Ngân.

Nhưng sau đó thì đổi tựa đề thành ‘Điều làm nên thành công của hệ thống khách sạn của ông Lê Thanh Thản’. Và cắt đi: đoạn đầu, đoạn nói về tâm tư tình cảm của ông Tổng bí thư với cán bộ, nhân viên khách sạn Mường Thanh; bài thơ ông ta viết tay tặng khách sạn này.

Pháp luật và Niềm tin

Lưu Trọng Văn

17-1-2020

Qua nhiều sự kiện đình đám vừa qua thấy rõ một sự thật, là Đất nước có lúc rơi vào tình trạng hỗn loạn là do không ít cơ quan công quyền cùng bộ máy lãnh đạo của nó không tuân thủ pháp luật.

Tin vui rớt nước mắt

Lưu Trọng Văn

9-4-2022

Báo chí nhà nước đưa tin và gọi là “Tin vui với người lao động”:

“Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ 1/1/2021 đã khống chế khung làm thêm 200 giờ mỗi năm, và nới số giờ tối đa trong tháng lên đến 40 giờ. Tuy nhiên, dựa vào “nhu cầu thực tế,” tại phiên họp thứ 9, chiều ngày 23/3, 100% thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội có mặt nhất trí thông qua Quy định người sử dụng lao động có nhu cầu và được sự đồng ý của người lao động thì được sử dụng người lao động làm thêm trên 200 giờ nhưng không quá 300 giờ/năm.

Về số giờ làm thêm trong một tháng, Nghị quyết nêu rõ trường hợp người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm tối đa 300 giờ trong một năm có nhu cầu và được sự đồng ý của người lao động, được sử dụng người lao động làm thêm trên 40 giờ nhưng không quá 60 giờ trong một tháng.”

Cựu chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động VN Đặng Ngọc Tùng khi nghe tin vui trên đã lập tức viết trên facebook của mình với tít: TIN VUI MÀ RƠI NƯỚC MẮT.

Nghe xong, tôi rụng rời cả tay chân. Không hiểu sao cả.

Thành quả cuộc đấu tranh của công nhân toàn thế giới, của những người lao động toàn thế giới mới có được ngày làm việc 8g, thế mà ở đất nước này các ông chủ lại được QH trao cho quyền được sử dụng lao động của thợ thuyền thêm 60giờ/tháng. (tức là mỗi ngày ông chủ có thể sử dụng sức lao động của người lao động thêm 2 giờ hoặc người lao động không có cả ngày nghỉ chủ nhật nữa).

Ôi các vị đại biểu Quốc hội ơi, các vị hãy đặt mình là người lao động: Các vị có đồng ý làm việc tất cả ngày thứ 7 trong tuần? Có đồng ý mỗi năm làm tăng thêm 300 giờ như người lao động vì mưu sinh và lợi nhuận của các ông chủ đang làm?

Các vị có biết mỗi năm trượt giá bao nhiêu? Và mấy năm rồi lương tối thiểu của người lao động không được tăng? Việc này đồng nghĩa với giảm lương, lương trả cho nld quá thấp, không đủ sống. Các vị có biết cuộc sống khốn khó của người lao động trong các khu công nghiệp trên cả nước đang trải qua mùa đại dịch này?

Các vị nói đây là tin vui đối với người lao động, nhưng đúng là “tin vui rơi nước mắt”.

Theo cựu chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động VN thì vấn đề bảo đảm cuộc sống của người lao động là phải tăng phúc lợi xã hội, tăng giá trị lao động mỗi giờ chứ không phải bù đắp trượt giá bằng tăng giờ lao động.

Tôi trân trọng phản ứng và giọt nước mắt của ông Tùng, người gã biết khi là thủ lĩnh công đoàn luôn đứng về quyền lợi của người lao động, tôi xin góp thêm lời: Xu thế giảm giờ làm, tăng ngày nghỉ ngơi, xum vầy gia đình đang là xu thế chung của thế giới. Rất tiếc, thực ra là quá đau lòng khi ở VN đang đi ngược lại xu thế đó.

Bỏ bản quyền vaccine của Mỹ, tình trạng tồi tệ trên toàn cầu không hẳn tốt hơn

Jackhammer Nguyễn

7-5-2021

Ngày 5/5/2021, Chính phủ Mỹ tuyên bố, tạm thời ủng hộ việc hủy bỏ bảo vệ bản quyền các loại vaccine Covid-19. Bà Katherine Tai, Đại diện thương mại Mỹ, nói rằng, Chính phủ Mỹ quyết định như vậy là vì tình hình thế giới đang rất nguy cấp giữa đại dịch.

Núi Himalaya, Biển Đông và bài học của Việt Nam

Vũ Kim Hạnh

12-3-2021

Những tài liệu nóng hổi sau đây được trích từ các tờ báo “con cưng” của TQ: Thời báo Hoàn Cầu và Bưu Điện Hoa Nam.

Thấy gì qua chuyến đi sắp tới của ông Esper tới Hà Nội?

Jackhammer Nguyễn

11-10-2019

Bộ trưởng QP Mark Esper. Nguồn: Pentagon

Cách đây gần hai tuần, một nguồn tin từ giới ngoại giao châu Á tại Bắc Mỹ nói, ông Mark Esper, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ đến Việt Nam và các Bộ trưởng quốc phòng Mỹ, Nhật, Hàn sẽ họp tại Hà Nội.

“Hãy đối xử với tôi như một con người!”

Phạm Dân

17-9-2020

Vợ con, họ hàng, người làng Hoành và cả những người từ xa tới gặp Cụ Kình đều khẳng định rằng, Cụ tin Đảng CSVN một cách tuyệt đối. Cụ tin vào chiến dịch chống tham nhũng. Tất cả những việc Cụ làm: Đoàn kết dân chúng, lập tổ Đồng Thuận là để góp sức vào chiến dịch chống tham nhũng do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khởi xướng. Cụ tin vào cấp trên sáng suốt, công minh. Cụ là một là một nạn nhân điển hình của một đảng viên tin Đảng với miền tin vô điều kiện.

Dịch và cơ hội quan sát, ngẫm nghĩ về ‘phận công bộc’

Blog VOA

Trân Văn

26-2-2021

Bà Angela D. Merkel vừa khẳng định rằng bà sẽ “xếp hàng”, chờ đến lượt để được chích vaccine ngừa COVID-19. Cuộc trò chuyện giữa phóng viên tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung (FAZ) với bà Merkel (1) đã được cô Võ Thu Phương lược dịch sang tiếng Việt để người Việt không rành tiếng Đức tham khảo (2).

Năm đề xuất về đường sắt trên cao với ông Vương Đình Huệ

Nguyễn Ngọc Chu

6-6-2020

Nghe tin ông Nguyễn Đức Chung đề xuất trước UBTV Quốc Hội về sử dụng 100.000 tỷ đồng tiền cổ phần hóa để đầu tư 2 tuyến đường sắt trên cao: Văn Cao – Hòa Lạc trị giá 66.000 tỷ đồng, và Hà Nội – Hoàng Mai trị giá 40.000 tỷ đồng, mà vội bỏ cơm cầm bút để viết bài này. Mong là 5 đề xuất dưới đây lọt được đến tai ông Vương Đình Huệ.

Một chuyện tế nhị

Đặng Sơn Duân

1-9-2020

Đồ họa của báo Tuổi Trẻ mô phỏng vụ bắn tên lửa đạn đạo diệt hạm của Trung Quốc ngày 26/8 dựa trên thông tin từ dự án Missile Threat của CSIS.

Trong vụ Trung Quốc phóng tên lửa ra Biển Đông vào tuần trước, báo Tuổi Trẻ có vẽ một đồ họa cho bài viết “Biển Đông dậy sóng: tên lửa và trừng phạt” vào ngày 28.8.

Bão sắp về…

Trung Nguyễn

12-11-2017

Luật bảo hiểm xã hội 2014 sẽ điều chỉnh giảm lương hưu của người lao động, bắt đầu từ năm 2018, để tiến tới cân đối quỹ. Vậy là những người lao động sẽ về hưu từ năm sau sẽ chỉ biết … thở dài hoặc cố gắng đi làm tiếp để đóng bảo hiểm tiếp, hy vọng khi về hưu sẽ có lương hưu cao hơn. Còn với những ai không đủ sức khỏe để đi làm tiếp, thì có lẽ phải sống những ngày cuối đời trong túng thiếu, bệnh tật.

Thầy đang ở bậc nào?

Vũ Thế Dũng

13-3-2024

Khi mình viết bài và làm clip về anh Quang (TCQ). Có 2 câu hỏi:

1- Vì sao ổng nói từ lâu, giờ anh mới bình luận?

2- Anh có biết (thầy) anh Quang đã đóng góp thế nào cho Phật pháp? (Thầy) đã có hơn 3000 bài giảng rất hay và làm lợi lạc rất nhiều cho Phật tử. Vậy nên đánh giá thế nào?

Câu 1: Đơn giản, vì trước đây thỉnh thoảng cũng có nghe những phát biểu “trời ơi” của anh này, nhưng cũng tôn trọng vì nghĩ chắc lâu lâu lỡ lời. Nhưng giờ khi quá nhiều clip được chia sẻ về những lần “lỡ lời” và tìm hiểu thêm thì thấy, đây không phải là “lỡ lời”, đây là “xàm”, mà xàm này đến từ bản chất của một người thiếu kiến thức, thiếu khả năng tự phản biện, tự soi sáng, tự điều chỉnh, và thiếu khiêm tốn.

Thực ra không ai có đủ kiến thức, nên thiếu kiến thức không phải cái để chê trách. Cái đáng lo ngại là thiếu năng lực tự phản biện – nghĩa là không biết mình thiếu kiến thức và không biết cách học hỏi để cải thiện. Chính vì thế nên liên tục nói xàm.

Nói xàm thì đã sao? Ai chẳng có lúc nói xàm? Người bình thường thỉnh thoảng xàm thì không gây tác hại, nhưng người có vị trí, tự nhận là thầy của nhiều người, clip phát tán rộng rãi trên mạng xã hội và lại liên tục nói xàm, nói sai sự thật, bóp méo sự thật thì phải được cảnh tỉnh.

Câu 2: Nhưng mà bên cạnh cái xàm thì vẫn có cái hay mà? (Thầy) anh ấy có đến hơn 3000 bài giảng đóng góp cho Phật pháp. Vậy tỷ lệ xàm so với đóng góp thì rất bé?

Để trả lời câu hỏi này thì cần nhìn “Bảng xếp hạng các thầy”. Một cách chủ quan, mình tạm thời xếp các Thầy thành 6 bậc.

Bậc 1: Là bậc chỉ hiểu và giải thích được 1-2 lý thuyết cơ bản. Bậc này thấp nhưng cao hơn bậc 0 là bậc kể cả lý thuyết cơ bản cũng không hiểu.

Bậc 2: Có thể hiểu và giải thích nhiều lý thuyết hơn và ứng dụng được trong một số tình huống cụ thể.

Bậc 3: Thì có thể ứng dụng hiệu quả lý thuyết trong nhiều tình huống khác nhau và phản biện được lý thuyết mình đang sử dụng.

Bậc 4: Có thể phản biện các nhóm lý thuyết khác nhau, thậm chí đối nghịch nhau.

Bậc 5: Tích hợp được các lý thuyết, trường phái khác nhau để giải các vấn đề phức tạp.

Bậc 6: Sáng tạo lý thuyết mới, trường phái mới.

Theo chuẩn mực của thế giới, để làm Thầy thì phải ở bậc 5, 6. Đào tạo tiến sĩ là kỳ vọng đạt ở bậc 6. Tiếc là, rất nhiều “thầy” hiện nay dù có tiến sĩ cũng không đạt đến bậc 6. Chú ý, tiến sĩ không phải là điều kiện để đạt bậc 6 mà rất nhiều Thầy thực sự giỏi thì không có tiến sĩ vẫn ở bậc 6. Thầy Thích Nhất Hạnh, Thầy Viên Minh ở bậc này.

Các bậc còn lại 1-4 thì có thể trợ giảng cho các Thầy bậc 5, 6.

Vì sao các bậc thấp chưa thể làm Thầy? Vì họ vẫn còn vướng mắc trong một vài không gian nào đó, chưa đủ năng lực phản tư mạnh để bao quát các vấn đề từ sâu đến rộng.

Vậy Anh Quang ở bậc mấy? Có lẽ đang ở bậc 2. Vì sao? Vì nói lý thuyết thì nghe du dương nhưng cứ đi vào ứng dụng cụ thể (kiếp trước là A kiếp sau là B, nằm võng tổn phước…) thì vẫn bị vướng mắc, vẫn không hiệu quả. Đặc điểm của bậc này là tính thiển cận vì thường không tự phản biện được lý thuyết của mình và không cởi mở với các trường phái khác. Thế nên, đúng ra thì chỉ cho làm trợ giảng, sửa bài tập của học sinh với những bài tập cụ thể đã có đáp án sẵn.

Xây lâu đài trên cát

Quay lại câu hỏi 2, với 3000 bài giảng, một thầy ở bậc số 2 sẽ là đóng góp hay “phản” đóng góp? Nếu 3000 bài chỉ đơn thuần là trình bày lý thuyết cơ bản và một vài ứng dụng cơ bản được trình bày với sự khiêm tốn trí tuệ thì vẫn có thể là đóng góp cho chúng sinh sơ cơ. Nhưng cái đáng ngại là bậc 2 nhưng nghĩ mình bậc 6 nên muốn lạm bàn muôn sự của thế gian, muốn cố gắng “sáng tạo” khi chưa đạt năng lực này, thì kết quả có khi lại rất khủng khiếp.

Càng nghe anh Quang nói càng buồn cười, vì thoạt nhìn tưởng anh rất uyên bác, nhưng thực ra các kiến thức hầu hết là vay mượn, học lỏm, thiếu hệ thống, và thiếu phản biện. Thế nên, tưởng là một tòa lâu đài nguy nga vững chãi, mà thực ra lại mong manh như xây trên cát.

PS 1. Đây là quan sát cá nhân của mình sau khi bỏ thời gian nghe một cơ số bài giảng của anh này.

PS 2. Mô hình áp dụng cho Thầy ở cả các lĩnh vực khác.

PS3. Đây là mô hình về trí tuệ chưa bàn đến các yếu tố về tu dưỡng đạo đức.

Về “khúc củi” Lê Viết Chữ

BTV Tiếng Dân

28-3-2024

Nhân sự kiện Lê Viết Chữ, cựu Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi, chui vào “lò ông Trọng” do liên quan đến Tập đoàn Phúc Sơn, mà truyền thông trong nước đưa tin hôm nay, để mọi người hiểu thêm về nhân vật Lê Viết Chữ, cùng các cộng sự và phe nhóm của ông ta, chúng tôi xin được giới thiệu bài viết đã được đăng trên Tiếng Dân gần bốn năm trước, từ tác giả Thu Hà, một cây bút độc quyền của Tiếng Dân: “Đại hội XIII, đốm lửa từ những hung thần Quảng Ngãi“.

Hiến kế kịch bản phiên tòa Trịnh Xuân Thanh: Lối thoát?

Blog RFA

J.B Nguyễn Hữu Vinh

7-1-2018

Hình ảnh ông Trịnh Xuân Thanh trên truyền hình VN. Ảnh: internet

Trước tình hình bất lợi cho Trịnh Xuân Thanh thì ít, mà bất lợi cho “đảng vĩ đại và nhà nước Pháp quyền XHCN quang vinh” thì nhiều. Có lẽ vấn đề đau đầu nhất cho các nhà lãnh đạo vụ bắt cóc này là tìm một lối thoát khả dĩ có thể cho vụ án để mong bước ra khỏi cái hố do chính họ đào chôn mình.

Vấn đề tẩy chay “Đường lưỡi bò”

Đặng Sơn Duân

6-7-2023

“Đường lưỡi bò” trở nên nóng bỏng với hai sự kiện liên tiếp liên quan đến sự xuất hiện của nó. Đầu tiên là phim Barbie sắp được công chiếu đã bị cấm ở Việt Nam. Kế đến là vụ lùm xùm liên quan đến công ty tổ chức show Born Pink ở Hà Nội. (Có lẽ tôi mới hạ phạm hay sao chứ tôi hoàn toàn xa lạ với hai cái tên này).

Công lý không có trái tim!

FB Ngô Nguyệt Hữu

12-5-2018

18 tháng tù treo, 36 tháng thử thách là mức án mà Toà án Nhân dân Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu dành cho đối tượng Nguyễn Khắc Thuỷ vì hành vi dâm ô với trẻ em. Nguyễn Khắc Thuỷ không chỉ dâm ô với một cháu bé.

Trước đó, phải rất khó khăn gia đình của các nạn nhân mới được tiếp cận với công lý khi giới truyền thông, dư luận lên tiếng gay gắt và Chủ tịch nước chỉ đạo trực tiếp.

Vẫn thương rau đắng sau hè

Đặng Đình Mạnh

5-4-2020

Đói! Chưa từng có một dân tộc nào đã thoát được nạn đói trong lịch sử sinh tồn của họ cả. Cái thái lai thịnh vượng ngày nay đều có nguồn gốc từ cơn bĩ cực đói khát thuở hồng hoang của tổ tiên bất kỳ dân tộc nào đã từng hiện diện trên thế giới này.

Dung thứ là tội ác

FB Nguyễn Tiến Tường

20-7-2018

Công an khởi tố vụ án, bắt Vũ Trọng Lương về tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo tôi là không đủ. Tôi khẩn thiết đề nghị giới luật cùng lên tiếng về vụ việc này. Vì theo hiểu biết hạn hẹp của mình, tôi nghĩ hành vi của anh ta ít nhất phải khởi tố thêm tội “làm giả con dấu-tài liệu của cơ quan tổ chức”.

Bộ Chính trị có làm sai quy định của đảng trong vụ Đinh La Thăng?

FB Nguyễn Anh Tuấn

9-12-2017

Tranh minh họa Hội nghị thành lập ĐCSVN. Nguồn: internet

Vụ bắt giữ ông Đinh La Thăng hôm qua có một chi tiết đáng chú ý: ông Thăng bị bắt khi chưa bị cách hết chức vụ trong đảng như thông lệ, mà chỉ bị Bộ Chính trị “đình chỉ sinh hoạt đảng, sinh hoạt cấp ủy.” [1]

Tướng tá quân đội, công an đang đe dọa quốc phòng và an ninh quốc gia

Trung Nguyễn

3-8-2018

Bắt tay với Mỹ, Nhật thì nước Việt còn

Theo tin từ đài VOA tiếng Việt, sắp tới Việt Nam sẽ mua vũ khí của Mỹ với trị giá là 94,7 triệu đô-la. Cùng lúc đó, Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam tuyên bố sẽ cùng khai thác khí đốt với hai công ty Nhật Bản tại vùng lãnh hải gần khu vực mà Trung Cộng tuyên bố chủ quyền.

Tự do báo chí, vài câu hỏi bé xinh

Đỗ Hùng

3-5-2020

Hôm qua mình đổi avatar có khung hình “World Press Freedom Day” nhân ngày 3.5 là Ngày Tự do Báo chí Thế giới, có bạn bình luận: “ước mơ xa vời”. Thực ra, mình không có ý chào mừng một ngày gì cả, chỉ là nhân dịp này bèn treo avatar để nhắc nhớ giá trị mà mình theo đuổi, rộng lớn hơn là mình sống, làm việc ở trên đời này, để làm gì.