Bác Vượng hay bác Phúc?

Dương Quốc Chính

24-5-2020

Theo các tiêu chí chọn tứ trụ mới nhất thì ứng cử viên TBT bây giờ chỉ còn bác Vượng và bác Phúc thôi. Mỗi bác có thế mạnh và điểm yếu riêng.

Chuyện cháu bé đến trường sớm: Việc nhà trường hay việc ủy ban?

Tâm Chánh

24-5-2020

Không phải cắc cớ mà thực tình tôi thắc mắc, thông báo của UBNDTP Hải Phòng về trường hợp cháu bé đi học sớm phải đứng chờ ngoài nắng, căn cứ trên qui phạm pháp luật nào về thẩm quyền, trách nhiệm và trình tự xử lí công việc của uỷ ban?

Cả toà án lẫn cơ quan điều tra đều giải thích quá ngớ ngẩn

Bạch Hoàn

24-5-2020

Vụ án Hồ Duy Hải, có một điểm mà tôi thấy cả toà án lẫn cơ quan điều tra đều giải thích quá ngớ ngẩn, đó là lý giải về việc không có bất kỳ dấu vân tay nào của Hồ Duy Hải tại hiện trường vụ án.

Nhân dân bầu trực tiếp chủ tịch thành phố: Hoan hô ông Vũ Trọng Kim

Nguyễn Ngọc Chu

24-5-2020

Ông Vũ Trọng Kim (đứng). Ảnh: Báo VNN

1. Trong phiên thảo luận trực tuyến sáng ngày 23/5/2020, ĐBQH Vũ Trọng Kim đã đề nghị để nhân dân Đà Nẵng phổ thông đầu phiếu bầu trực tiếp Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng. Đây là một đề xuất vì dân vì nước. Đây là điều nhiều người thấy nhưng chưa ai trong số các ĐBQH đề xuất. Hoan hô ông Vũ Trọng Kim.

Những hỏa mù, trí trá hòng hướng dư luận suy đoán kết tội bị án Hồ Duy Hải

Đoàn Kiên Giang

24-5-2020

Trong các vụ án mà chứng cớ buộc tội còn mâu thuẫn, lỏng lẻo, người văn minh, lý trí sẽ suy đoán theo hướng gỡ tội, kẻ nghiệt ác sẽ nghĩ theo hướng buộc tội.

Chém cha cái sổ hộ khẩu, bàn tới bàn lui làm gì

Nguyễn Thông

24-5-2020

Mấy hôm nay, xứ An Nam với vai trò đầu têu của quốc hội lại um xùm quanh chuyện hộ khẩu. Cuốn sổ hộ khẩu bé bằng 2 bàn tay lần này lại được nâng lên đặt xuống.

Cần phải nói thẳng ra rằng nó không phải chỉ là cuốn sổ biên trong đó những thông tin về con người, gia đình, mà thực chất là cái cùm cái gông cái xích cái vòng kim cô… cùm trói, đè nặng lên số phận công dân nước này. Khi đã là cùm thì nó thành thứ công cụ cai trị, kẻ cầm quyền chỉ muốn giữ chứ mấy khi bỏ. Kéo dài đã ¾ thế kỷ trói buộc bằng sổ hộ khẩu kể cũng đã quá lâu, giờ mới bàn tới chuyện bỏ là khí muộn. Chẳng trách gì cái sổ hộ khẩu bởi nó chỉ là thứ vật chất vô tình, đáng trách là ở những kẻ có quyền bấy lâu này dung túng nó chỉ cốt bảo vệ thứ quyền lợi băng nhóm xấu xa ích kỷ.

Đã có những tín hiệu khả quan cho sự kết liễu sổ hộ khẩu. Đích thân ông đại tướng Tô Lâm đăng đàn trình trước các vị nghị viên về việc xóa cùm. Trước đó bà chủ tịch quốc hội Kim Ngân cũng có lần ề à than phiền hộ khẩu gây tai ách cho bà thế nào, “tôi cũng làm mất sổ hộ khẩu, phải đi khai báo lại 2 – 3 lần” (theo báo VNN ngày 23.4.2020), ra cái điều ta đây cũng bức xúc lắm, từng là nạn nhân chớ bộ. Xa tí nữa, năm 2017, chỉ 1 năm sau khi ngồi ghế thủ tướng, ông Nguyễn Xuân Phúc đặt thẳng vấn đề bỏ sổ hộ khẩu, cũng than rằng “thì là mà” nó tai ách lắm. Dân tình sướng ran, tưởng phen này chính phủ liêm chính kiến tạo sẽ cởi cùm trói cho mình, ai dè cứ lặng đi luôn, ném đá ao bèo, chìm dần, mất hút. Có nhẽ ông thủ tướng đã phải chờn trước đám lợi ích có súng đang sống bằng việc bu vào cuốn sổ mỏng mảnh tai quái đó.

Lần này buồn cười nhất là đám báo chí truyền thông, ti vi ti viếc. Cứ như nhảy cẫng lên, chê sổ hộ khẩu lỗi thời, chỉ ra chán vạn điều khốn nạn của nó, đồng thời khen các nhà lập pháp lẫn hành pháp đã sáng suốt “phục vụ nhân dân”. Nói thật, tin vào bọn này có mà đổ thóc giống ra ăn. Thế nào nó cũng nói được. Giả dụ bây giờ ông chủ tịch nước giật mình nghĩ lại, bảo phải duy trì sổ hộ khẩu để giữ vững chuyên chính vô sản, chắc chúng lại nức nở khen sổ hộ khẩu cần thiết, đắc dụng, giá trị trường tồn như thế nào. Cha bố chúng nó chứ, cái mồm con đĩ.

Có lẽ chỉ còn vài nước trên thế giới, chủ yếu những anh đã dính dáng đến xã hội chủ nghĩa, trong đó có xứ ta, là còn duy trì sự quản lý bằng hộ khẩu. Thời buổi công nghệ thông tin – thế giới phẳng này mà vẫn áp dụng biện pháp thô lỗ của Thương Ưởng đời nhà Tần bên Tàu cách nay hơn 2.000 năm thì phải nói rằng rất nhố nhăng, vớ vẩn.

Ngày xưa, quản lý bằng sổ hộ khẩu có thể được xem là cách nắm dân số hiệu quả nhất. Mỗi gia đình, công an phát cho một cuốn sổ, khai đầy đủ số người vào đó, công an chứng nhận là nó có hiệu lực. Một cuốn sổ mỏng manh, lúc thì bìa xanh, khi thì bìa hồng, nhưng tầm quan trọng của nó thì vô biên. Quan trọng đến mức, mất sổ hộ khẩu, dù sống sờ sờ ra đó nhưng cũng không có quyền làm người.

Những thành viên trong gia đình, khi chuyển đi đâu đó cư trú chỗ khác thì phải chuyển hộ khẩu, gọi nôm na là cắt hộ khẩu. Thời chiến tranh ở miền Bắc còn có cụm từ thông dụng “cắt hộ khẩu” để nói về những người bị bom chết. Người ta đùa nhau, dọa nhau “Giôn Xơn nó cắt hộ khẩu bây giờ”. Rất nhiều trường hợp chuyển đi thì dễ nhưng muốn nhập về lại thì không được bởi hộ khẩu có liên quan đến những quyền lợi: nhà cửa, đất đai, nhu yếu phẩm, kết hôn, quyền lợi chính trị, thậm chí khai tử…

Ở miền Nam sau 1975 nhiều gia đình thành phố, nhất là thành phần mà “bên thắng cuộc” gọi là “ngụy quân ngụy quyền”, tư sản, trí thức đã bị đẩy đi kinh tế mới, lên nơi rừng xanh núi đỏ vài năm chịu không nổi phải quay về thành phố nhưng không được nhập khẩu trở lại, sống rất khổ. Có nhiều gia đình sống lang thang nay đây mai đó, gầm cầu xó chợ, do không có hộ khẩu nên không tìm được công ăn việc làm, không mua được nhà, không có bất cứ chế độ chính sách gì, sống mà như đã chết, khổ sở trăm bề.

Buồn cười nhất là cái gì cũng đòi hộ khẩu. Muốn mua cái nhà cũng không được bởi không có hộ khẩu thì không làm được giấy tờ sang tên. Muốn nhập được khẩu vào thành phố thì nhà chức việc lại vặn hỏi đã có nhà chưa. Mua nhà phải có hộ khẩu, nhập khẩu phải có nhà, cái sự vô lý ấy kéo dài suốt bao nhiêu năm trời, dân tình oán thán nhưng cứ cắn răng chịu bởi nhà nước bảo sao phải làm vậy. Muốn di chuyển nơi này nơi khác trên đất nước mình, đi học, đi làm, thậm chí đi bộ đội, làm giấy tờ xác nhận lý lịch, làm chứng minh thư, yêu nhau lấy nhau, vào đoàn vào đảng, khai sinh khai tử, mua nhà mua đất, bán xe bán cộ… mà không có hộ khẩu, không chuyển được khẩu, cũng đành bó tay.

Không hộ khẩu thì bị coi là người ngoài xã hội, chả ai dám nhận, dám dùng. Không hộ khẩu, sẽ không có gạo, nước, điện, than, dầu, thịt cá, đậu phụ, vải vóc quần áo, xe cộ, trăm thứ trên đời. Mất sổ hộ khẩu, chẳng khác gì tự đặt gia đình mình, bản thân mình ra ngoài trật tự xã hội, thậm chí ngoài vòng pháp luật, bị hành lên bờ xuống ruộng. Chính sách quản lý bằng hộ khẩu đã trở thành tai họa cho dân lành.

Dân khổ, nhưng có một bộ phận được lợi từ chính sách này, nhất là công an hộ khẩu hộ tịch. Họ có quyền sinh quyền sát, bán cái quyền ấy cho những người có nhu cầu nhập khẩu. Tôi có quen một anh bạn, từ Hà Nội vào thời những năm 1980, không có cách nào chuyển khẩu. Thế rồi có người mách nhờ công an cho nhập khẩu vào một hộ nào đấy, khai giả là người họ hàng, sau đó tách hộ. Thế mà được, có hẳn hộ khẩu chính thức, lại nhờ đó mà mua được nhà chứ không cần cậy người khác đứng tên. Tôi hỏi tổng cộng để được làm người thành phố này tốn hết mấy cây vàng, y chỉ cười, xòe bàn tay.

Một người bạn tôi bảo, chỉ có bộ máy quản lý con người tồi kém thì mới dựa dẫm vào cái kiểu sổ hộ khẩu như vậy. Anh ấy trước kia dạy cùng trường với tôi, sau đi diện đoàn tụ gia đình bên Mỹ. Anh kể anh sống bên đó hơn 20 chục năm trời, do nhu cầu học hành, làm ăn nên đã chuyển đi cư trú ở mấy bang khác nhau, cứ muốn là đi thôi, tha hồ, chỉ với mỗi cái thẻ công dân chi đó, chả ai hỏi, chả ai bắt bẻ, mua nhà mua xe thoải mái, nhưng nếu chỉ làm điều gì vi phạm pháp luật là nhà chức trách xác định được ngay. Họ không bày ra hộ khẩu như ta nhưng quản lý chặt chẽ hơn nhiều, vậy mà không ai có cảm giác bị quản lý, bị làm khó dễ, quả là tuyệt vời.

Nhà cai trị xứ này dường như cũng đã không ít lần nhận ra sự vô lý của sổ hộ khẩu nhưng có vẻ đám lợi ích nhóm từ cách quản lý này còn mạnh nên vài lần bàn tới bàn lui mà vẫn chưa đi đến đâu. Lúc nào cũng gào hòa nhập với thế giới nhưng cố giữ cho bằng được những sản phẩm bảo thủ đã hết đát (date) của mình. Cũng bởi một phần họ xem dân như đối tượng phải bị kìm kẹp, càng siết chặt càng dễ nắn, chứ để cho tự do như nước khác sẽ khó quản, khó nắm đầu. Vậy nên phải tiếp tục duy trì sổ hộ khầu, giống như gắn cái vòng kim cô lên đầu Tôn Ngộ Không vậy.

Nhưng họ chắc không phải không biết chuyện Thương Ưởng cuối cùng cũng trở thành nạn nhân của chính chính sách hộ khẩu tàn bạo mà ông ta đã đề ra và áp dụng.

Mỹ: Cha mẹ và con gái gốc Việt ở Massachusetts bị virus giết chết chỉ trong vòng một tuần

Telegram

Tác giả: Elaine Thompson

Dịch giả: Trúc Lam

23-5-2020

Kim Chi Nguyen-Ngo, người trong ảnh bên trái cùng với ông Ngô Văn Võ và bà Huỳnh Thị Bảy, đã qua đời do Covid-19. Gia đình tổ chức tang lễ tại O’Connor Brothers Funeral Home ở Worcester. Nguồn: T&G Staff/ Christine Peterson

Sân golf Phan Thiết – Bài 3: “Tỉnh Rạng Đông”

Phan Bình Minh

24-5-2020

Tiếp theo bài 1bài 2

I. Làm nhân sự cho tỉnh

Người dân Bình Thuận có những câu nói như thế này: “Nếu đi máy bay mà ném cục đá xuống đất thì thế nào cũng rơi trúng đất của Nguyễn Văn Đông”; “Công ty Hoàng Minh Thành”, “tỉnh Rạng Đông, thành phố Phan Thiết” …

Nguyễn Mi Sol hay Thạch Mi Sol?

Đoàn Kiên Giang

23-5-2020

Nguyễn Văn Nghị (1978) là cái tên bí ẩn, ầm ào trên báo chí từ 2008 tới nay, có trong quyết định giám đốc thẩm vụ án Bưu điện Cầu Voi,… rồi bỗng trở thành không có thực.

Đỉnh cao của điều tra tùy tiện xét xử suy đoán

Nguyễn Đức

23-5-2020

Phần 1: Biểu quyết cái sai thì sao có bản án đúng luật?

Việc Hội đồng thẩm phán tối cao tại phiên giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải biểu quyết đồng ý 17/17 câu: “Vụ án đã có những sai sót về tố tụng nhưng không thay đổi bản chất vụ án” thực sự đã gây kinh động giới chuyên gia và người dân.

Covid-19 sẽ gây ảnh hưởng đến thế hệ sinh viên tốt nghiệp năm 2020 trong suốt quãng đời sắp tới của họ

Time

Tác giả: Charlotte Alter

Dịch giả: T.Vấn

21-5-2020

Elissa DeFranceschi, tốt nghiệp Đại học Drexel năm 2020, với bạn trai ở Philadelphia. Nguồn: Hannah Beier

Truyền thống đại học ở Mỹ và Oxford, Cambridge ở Anh gọi buổi lễ tốt nghiệp cho sinh viên sau 4 năm dùi mài kinh sử là Commencement (sự khởi đầu) vì đúng là như vậy, đây là sự kiện khởi đầu cho những người trẻ đang chuẩn bị vào đời.

Hồ Duy Hải và trò chơi công đường – Phần I: Khởi động

Võ Tòng

24-5-2020

Phần I: Khởi động

Vào buổi sáng ngày 14/01/2008, anh Phùng Phụng Hiếu (nhân viên Bưu điện huyện Thủ Thừa) đến Bưu điện Cầu Voi thuộc ấp 5, xã Nhị Thành để đưa thư, báo, nhận thấy cửa vẫn đóng im lìm, nghi có chuyện bất thường, anh Hiếu trèo qua hàng rào đi vào từ phía sau.

Nghĩ về giáo dục

Nguyễn Tiến Tường

3-5-2020

Tôi nhớ rằng, tất cả chúng ta đây đều vượt qua những hằng đẳng thức, những phương trình hoá hữu cơ hoặc toán không gian bằng… tình thương của thầy cô giáo. Đương nhiên rằng, nó không phương hại ai.

Mọi!

Lâm Bình Duy Nhiên

23-5-2020

Ngày giáp Noël 2019, từ Paris, tôi vội vã chuẩn bị lái về lại Lausanne để kịp đón lễ Giáng sinh với gia đình. Tôi tạt vào Quận 13 để mua ít đồ ăn.

Chỗ đứng của đô đốc Tư lệnh Hải quân

Phạm Đình Trọng

23-5-2020

MỘT. Là tư lệnh thứ tám quân chủng Hải quân, ông quan võ chỉ huy sức mạnh bảo vệ biển lâu năm nhất trong các tư lệnh Hải quân, 11 năm, tư lệnh Nguyễn Văn Hiến là Đô đốc thứ hai của Hải quân Việt Nam. Những ngày này ông Đô đốc thứ hai của lịch sử đương đại Việt Nam Nguyễn Văn Hiến đang phải phơi mặt ở bục bị cáo trước tòa án binh.

Công an tỉnh Long An tổ chức họp báo vụ Hồ Duy Hải để làm gì?

Thảo Ngọc

23-5-2020

Báo Tiền Phong ra hôm 22/5/2020 có bài: “Công an tỉnh Long An sẽ tổ chức họp báo vụ Hồ Duy Hải”. Theo đó: Sáng 22/5/2020, “trao đổi với phóng viên Tiền Phong liên quan tới vụ án Hồ Duy Hải, đại tá Phạm Văn Tâm – Phó Giám đốc Công an tỉnh Long An cho hay: Theo dự kiến chiều hôm nay 22/5, Công an tỉnh Long An sẽ tổ chức họp báo thông tin một số vấn đề liên quan đến vụ án Hồ Duy Hải.

Phán quyết giám đốc thẩm vụ học sinh phơi nắng

Chu Mộng Long

22-5-2020

Thông báo số 217/TB-UBND ngày 21 tháng 5 năm 2020 – Kết luận của Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Tùng được xem như Phán quyết giám đốc thẩm về vụ học sinh lớp 1 phơi nắng mà dư luận đang sục sôi.

Nhất định không chịu lớn?

Đoàn Bảo Châu

23-6-2020

Thế là mọi lỗi lầm được đổ cho một đứa bé 6 tuổi là cháu đã tự ý đi ra ngoài mặc dù được đội Sao Đỏ hướng dẫn vào lớp. Và mẹ của cháu đã nóng vội đưa lên FB, làm ảnh hưởng tới hình ảnh của nhà trường.

Sao đỏ và thế trận an ninh nhân dân

Dương Quốc Chính

23-5-2020

Sao đỏ là sản phẩm tất yếu của chế độ xã nghĩa. Nên anh em đòi bỏ đi thì bất công quá, khác gì đòi lật đổ chế độ!

Ông Nguyễn Tường Thụy bị bắt

Hoàng Dũng

23-5-2020

Ông Nguyễn Tường Thụy và vợ. Ảnh: internet

Ngay lúc này, 9h sáng 23/5/2020 tại Hà Nội, gia đình ông Nguyễn Tường Thuỵ (Nhà A2, chung cư 54 Hạ Đình, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Hà Nội) đang bị khám nhà, theo tin báo qua điện thoại từ con gái ông cho ông Nguyễn Lân Thắng.

Sân golf Phan Thiết – Bài 2: Nhận diện nhóm lợi ích

Phan Bình Minh

23-5-2020

I. Nhóm lợi ích

Xét về nhu cầu phát triển xã hội thì có các nhóm lợi ích là cần thiết. Các nhóm lợi ích cùng chung mục tiêu sẽ vận động, gây áp lực xã hội thúc đẩy các mục tiêu bằng cách sử dụng các hình thức tuyên truyền vận động để tác động đến dư luận hoặc chính sách của chính phủ; họ đã và tiếp tục đóng góp một phần quan trọng trong sự phát triển của hệ thống chính trị và xã hội. Tuy nhiên, điều đó chỉ ở các nước dân chủ, phát triển.

Vài suy nghĩ về sự đàn áp ở Việt Nam thời chống dịch Covid-19

Asia Times

Tác giả: David Hutt

Dịch giả: Trúc Lam

22-5-2020

Một người đàn ông đi ngang qua tấm áp phích, đánh dấu sinh nhật lần thứ 130 của ông Hồ Chí Minh trên đường phố Hà Nội ngày 19/5/2020. Ảnh: AFP / Nhac Nguyen

Trong khi cuộc chiến chống Covid-19 của Việt Nam thành công, thì cuộc chiến chống lại tự do ngôn luận của họ đáng bị đặt dấu hỏi.

Canh bạc Luang Prabang – Bài 3: Quân bài lật ngửa Sanakham

Người Đô Thị

Nguyễn Đăng Anh Thi

21-5-2020

Tiếp theo bài 1bài 2

Thêm thủy điện Sanakham, dòng chính sông Mekong càng “nghẽn mạch”.

Ngày 11.05.2020, Ủy hội sông Mekong (MRC) ra thông báo về việc Chính phủ Lào sẽ tiến hành Tham vấn trước cho dự án thủy điện Sanakham. Ngày bắt đầu chính thức của sáu tháng thực hiện thủ tục Tham vấn trước dự kiến sẽ được quyết định tại cuộc họp của nhóm công tác gồm đại diện của Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam ngày 16.6.2020.

Ba năm và sáu con đập chặn dòng Mekong

Dự án thủy điện Sanakham nằm trên dòng chính hạ nguồn sông Mekong, cách thủ đô Viêng Chăn (Lào) khoảng 155 km về phía hạ lưu, cách bờ biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thuộc Việt Nam khoảng 1.737 km. Dự án này có công suất 684 MW với tổng vốn đầu tư ước tính 2,073 tỷ USD. Dự kiến việc khởi công xây dựng dự án sẽ được thực hiện trong năm 2020 và hoàn tất để đưa vào vận hành năm 2028.

Điện năng sản xuất ra từ thủy điện Sanakham chủ yếu được bán sang Thái Lan [i].

Chủ đầu tư dự án Sanakham là Công ty thủy điện Datang Sanakham (Lào). Đây là công ty con của China Datang Corporation (CDT), một trong năm công ty phát điện lớn nhất Trung Quốc. CDT là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập năm 2002 và được trực tiếp quản lý bởi Ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Trung Quốc [ii].

Sông Mekong sẽ thêm một lần nghẽn mạch tại Sanakham? Nguồn: MRC

Tính đến thời điểm giữa tháng 5.2020, Sanakham là con đập thủy điện thứ sáu được Lào trình ra MRC để thực hiện thủ tục Tham vấn trước. Đã có hai con đập gồm Xayaburi và Don Sahong lần lượt được đưa vào vận hành từ tháng 10.2019 và tháng 01.2020. Hai dự án dù chưa xây dựng nhưng đã vượt qua thủ tục Tham vấn trước, gồm Pak Beng và Pak Lay lần lượt hoàn tất tháng 06.2017 và tháng 04.2019.

Dự án thứ năm là Luang Prabang bắt đầu Tham vấn trước từ tháng 10.2019, lẽ ra sẽ hoàn tất vào tháng 04.2020. Nhưng do đại dịch COVID-19, cuộc họp của Ủy ban liên hợp bốn quốc gia Mekong để thảo luận tuyên bố chung của dự án Luang Prabang đã được hoãn lại đến ngày 04.6.2020.

Như vậy, chỉ trong vòng ba năm qua, đã có hai con đập được đưa vào vận hành, bốn con đập khác đang được ráo riết chuẩn bị để hiện thực hóa trong vòng tám năm tới. Dòng chính hạ nguồn sông Mekong đang dần “nghẽn mạch”, như cảnh báo của bác sỹ – nhà văn Ngô Thế Vinh, người đã vượt hành trình dài 4.800 km dọc dòng Mekong từ Tây Tạng xuống Biển Đông [iii].

Báo cáo đánh giá tác động tích lũy của 11 đập thủy điện trên dòng chính hạ nguồn Mekong (2017) [iv] và Nghiên cứu về quản lý và phát triển bền vững lưu vực Mekong (2019)[v] do MRC chủ trì thực hiện đã nhận định rằng những tác động tích lũy kinh tế – xã hội – môi trường do chuỗi đập này gây ra với Việt Nam là vô cùng nghiêm trọng. Theo đó, chuỗi đập này làm gia tăng mức độ tổn thương của cư dân ĐBSCL do hạn hán, xâm nhập mặn, sụt lún đất, xói lở bờ sông và ven biển, cùng với những mất mát về đa dạng sinh học, nguồn lợi thủy sản, năng suất nông nghiệp và sinh kế người dân.

Vị trí, hiện trạng và công suất các dự án thủy điện trên dòng chính Mekong đến tháng 5.2019. Nguồn: Tác giả cập nhật từ bản đồ gốc của International Rivers (2017) và ICEM (2010)

Cửa bán điện của Luang Prabang càng hẹp

Trong 6 con đập đang và sẽ tạo ra sự “nghẽn mạch” của dòng Mekong, có sự tham gia tích cực của một doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam. Đó là Công ty Điện lực Dầu khí (PV Power), người tiên phong phát triển dự án thủy điện Luang Prabang bằng việc ký kết một thỏa thuận với Chính phủ Lào từ tháng 10.2007.

Dự án Luang Prabang có công suất 1.460 MW, quy mô lớn thứ hai nhưng đã chiếm hơn 15% tổng công suất trong tổng số chín dự án thủy điện được quy hoạch trên dòng chính Mekong thuộc lãnh thổ Lào. Một doanh nghiệp đã được lập ra để đóng vai trò chủ đầu tư dự án Luang Prabang là Công ty TNHH Năng lượng Luang Prabang (LPCL). PV Power nắm 38% cổ phần của LPCL, hai cổ đông khác gồm Công ty TNHH PT (Lào) nắm 37% cổ phần và Chính phủ Lào nắm 25% cổ phần [vi].

Phác họa đập thủy điện Luang Prabang. Nguồn: Reuters

Với vị trí địa lý và thị trường điện trong khu vực, dự án Luang Prabang chỉ có hai thị trường chủ yếu là Thái Lan và Việt Nam. Như đã phân tích trong bài “Canh bạc Luang Prabang – Bài 1: Hiệu quả tài chính còn để ngỏ” [vii], do đặc điểm kỹ thuật của dự án Luang Prabang, ước tính giá bán điện sang Thái Lan phải trong khoảng 7,5 – 8,6 UScent/kWh và về Việt Nam phải trong khoảng 8,6 – 9,6 UScent/kWh thì dự án này mới có hiệu quả về mặt tài chính.

Nếu bán sang Thái Lan, giá điện của Luang Prabang sẽ cao hơn từ 14% đến 30% so với giá điện của Xayaburi. Nếu bán về Việt Nam, giá điện của Luang Prabang sẽ cao hơn từ 1,8 đến 2 lần so với khung giá phát điện do Bộ Công thương ban hành, vốn đang duy trì ở mức 4,8 USCent/kWh.

Chính ông Hồ Công Kỳ, Chủ tịch HĐQT của PV Power, phát biểu trên Báo Đầu tư ngày 24.6.2019 rằng “dự án tốt” khi bán điện về Việt Nam với giá là 9,38 UScent/kWh. “Tuy nhiên, để triển khai dự án này, PV Power sẽ phải xây dựng cơ chế đặc thù trình Thủ tướng Chính phủ và có thể phải xin ý kiến Quốc hội. Quan điểm của PV Power là không hiệu quả sẽ không đầu tư”, ông Kỳ nói [viii].

Theo tính toán của tác giả bài này, nếu Việt Nam chấp nhận giá điện 9,38 UScent/kWh như PV Power mong đợi, thì ngân sách để bù giá điện là 4,6 USCent/kWh. Với lượng điện năng thương phẩm 6.231 GWh/năm, thì ngân sách hàng năm phải chi ra để bù giá cho Luang Prabang lên đến trên 285 triệu USD.

Tính trong tối thiểu 30 năm chu kỳ dự án, khoảng bù giá này là 8,6 tỷ USD.

Lưu ý rằng PV Power nắm 38% cổ phần trong dự án, Chính phủ và doanh nghiệp Lào cùng nắm 62% cổ phần dự án. Do đó, trong khoảng bù giá nêu trên, PV Power sẽ nhận được 3,3 tỷ USD, còn Chính phủ và doanh nghiệp Lào sẽ được nhận 5,3 tỷ USD.

Với Thái Lan, chính phủ nước này đã thu hẹp quy mô nhập khẩu điện từ Lào xuống còn 3.500 MW đến năm 2037. Nghĩa là bảy dự án Pak Beng, Luang Prabang, Pak Lay, Sanakham, Pak Chom, Ban Khoum và Phou Ngouy trên lãnh thổ Lào với tổng công suất đến 8.000 MW phải khốc liệt cạnh tranh nhau để bán điện cho Thái Lan. Chỉ tính riêng bốn dự án đã, đang và chuẩn bị Tham vấn trước, gồm Pak Beng (912 MW), Pak Lay (1.320 MW), Luang Prabang (1.460 MW), và Sanakham (684 MW) thì tổng công suất đã lên đến 4.376 MW, dư ra đến 876 MW công suất chưa biết bán cho ai. Hơn thế nữa, dự án Luang Prabang cũng có vị trí bất lợi nhất để bán điện sang Thái Lan trong số bốn dự án đó, do có khoảng cách truyền tải điện năng xa nhất.

Vì vậy, có thêm dự án Sanakham, cửa bán điện của dự án Luang Prabang sang Thái Lan ngày càng hẹp. Trong khi đó, nếu chấp nhận mua điện của Luang Prabang, Việt Nam sẽ phải mở đường cho việc chi ra hàng tỷ USD ngân sách từ tiền đóng thuế để hỗ trợ cho PV Power, cho Chính phủ và doanh nghiệp Lào.

Vì sao Sanakham nộp hồ sơ tham vấn sau Luang Prabang?

Ngày 31.7.2019, Chính phủ Lào thông báo cho Ban thư ký của MRC về ý định Tham vấn trước cho dự án thủy điện Luang Prabang. Chưa đầy hai tháng sau, ngày 09.09.2019, Lào gởi tiếp thông báo về ý định Tham vấn trước cho dự án thủy điện Sanakham, ngay sau khi hồ sơ Tham vấn trước dự án Luang Prabang được đệ trình đến MRC. Vì muốn tập trung vào việc Tham vấn trước cho Luang Prabang, nên MRC phải hoãn lại việc thông báo về thủ tục Tham vấn trước cho Sanakham đến ngày 11.05.2020 [ix].

Việc tham vấn liên tiếp hai dự án này có mối quan hệ gì với nhau?

Có luồng ý kiến chủ đạo cho rằng Việt Nam nên chủ động đầu tư vào Luang Prabang để “chủ động tham gia từ khâu thiết kế”, vì “Trung Quốc sẵn sàng nhảy vào đầu tư và chi phối các hoạt động của thủy điện ở Lào”[x]. Nghĩa là, vì một nỗi sợ vô hình về việc “Trung Quốc nhảy vào” nên Việt Nam “cần chọn cái dở ít nhất trong những cái dở” như ý kiến của ông TS Tô Văn Trường bằng việc khuyến khích PV Power đầu tư vào Luang Prabang?

Phác họa đập thủy điện Sanakham. Nguồn: Công ty thủy điện Datang Sanakham.

Theo Hồ sơ tham vấn trước của dự án thủy điện Sanakham do chủ đầu tư Datang chuyển cho MRC[xi] thông qua Ủy ban sông Mekong quốc gia Lào, điều đáng chú ý nhất là toàn bộ tài liệu đều ghi thời hạn lập tháng 10.2018. Đặc biệt, còn có một tài liệu ghi là Hội thảo Tham vấn & Khởi động (PNPCA Consulting & Opening Workshop) ngày 30.10.2018. Như vậy, Datang đã sẵn sàng mọi tài liệu để trình lên MRC và có thể bắt đầu thủ tục Tham vấn trước từ cuối tháng 10.2018. Điều gì khiến họ không làm điều đó mà phải chờ đến gần một năm để Luang Prabang thực hiện tham vấn trước, rồi ngay lập tức “lật ngửa quân bài”, gởi hồ sơ đệ trình dự án Sanakham lên MRC?

Không loại trừ khả năng đây là một tính toán chiến thuật của Công ty thủy điện Datang Sanakham. Vào thời điểm sẽ diễn cuộc họp của Ủy ban liên hợp các quốc gia Mekong để xem xét hồ sơ Tham vấn trước dự án Sanakham khoảng hơn sáu tháng tới, mọi thảo luận và quyết định của ủy ban này đối với dự án Luang Prabang đều sẽ được thông báo công khai. Lúc ấy, nếu Việt Nam quyết định ủng hộ PV Power đầu tư vào Luang Prabang, sẽ không còn một cơ hội nào cho Việt Nam phản đối Sanakham.

Trong khi còn chưa thấy một doanh nghiệp Trung Quốc (tưởng tượng) nào đó “nhảy vào” Luang Prabang, thì đã lù lù một công ty “bằng xương bằng thịt” là CDT xuất hiện để tích cực thúc đẩy dự án Sanakham. Việc khuyến khích PV Power đầu tư vào Luang Prabang bất chấp hậu quả và việc Datang lật con bài tẩy Sanakham nói lên điều gì?

Một là, kiên quyết yêu cầu PV Power rút ra khỏi dự án Luang Prabang, tổng hợp thông tin về những thiệt hại của ĐBSCL do các dự án thủy điện đã vận hành gây ra để bằng mọi cách về ngoại giao và pháp lý nhằm yêu cầu Lào (và Trung Quốc) tuân thủ quyền sử dụng nguồn nước công bằng và hợp lý trên dòng Mekong.

Hai là, ủng hộ PV Power, chuẩn bị ngân sách để hỗ trợ PV Power, Chính phủ Lào và doanh nghiệp Lào đồng thời chối bỏ quyền phản đối của Việt Nam đối với tất cả các dự án thủy điện trên dòng chính Mekong.

Việt Nam sẽ chọn gì: kiên định với lập trường cách đây gần 10 năm, hay làm ngược lại với những gì đã nói?

Ngày 19.04.2011, trong Thông cáo báo chí của MRC về việc các nước hạ nguồn Mekong đưa quá trình Tham vấn trước về dự án Xayaburi lên cấp Bộ trưởng, Việt Nam đã bày tỏ các mối quan ngại sâu sắc về việc thiếu các đánh giá thỏa đáng, đầy đủ và toàn diện về các tác động xuyên biên giới và lũy tích mà dự án này có thể gây ra cho khu vực hạ nguồn, đặc biệt là vùng ĐBSCL. Việt Nam đề nghị trì hoãn dự án này và các dự án đề xuất xây dựng đập thủy điện khác trên dòng chính sông Mekong ít nhất là 10 năm.

“Việc trì hoãn nên được nhìn nhận một cách tích cực là một cách để có thêm thời gian cần thiết để chính phủ các nước ven sông tiến hành các nghiên cứu toàn diện và mang tính định lượng cụ thể hơn về tất cả các tác động lũy tích có thể có,” Tiến sỹ Lê Đức Trung, trưởng đoàn Việt Nam, phát biểu[xii].

Mặc dù Hiệp định Mekong 1995 không cho phép một quốc gia nào có quyền phủ quyết đối với các dự án được đề xuất trên dòng chính Mekong, nhưng điều đó không có nghĩa bất cứ một quốc gia nào cũng có thể thực hiện các dự án của họ mà bất chấp quyền lợi của các quốc gia khác. Việc thực hiện bất kỳ dự án nào mà không có sự đồng thuận của Ủy ban liên hợp thuộc MRC sau khi kết thúc quy trình Tham vấn trước đều vi phạm Hiệp định Mekong 1995. Điều này từng xảy ra với Xayaburi và Don Sahong khi Lào cho phép các chủ đầu tư hai dự án này tiến hành thi công dù không có bất cứ đồng thuận nào sau khi kết thúc Tham vấn trước [xiii].

Về nguyên tắc, khả năng khởi kiện chính phủ Lào ra các tòa án quốc tế về việc vi phạm Hiệp định Mekong 1995 vẫn còn để ngỏ cho các quốc gia Campuchia, Thái Lan và Việt Nam [xiv]. Việc Campuchia ra quyết định hoãn phát triển các đập thủy điện mới trên sông Mekong trong 10 năm tới [xv], gồm Stung Treng và Sambor, không chỉ là một bước đi đúng đắn về việc chuyển đổi sang các nguồn năng lượng thân thiện môi trường hơn mà còn có thể tạo điều kiện cho những hành động pháp lý quyết liệt hơn của quốc gia này đối với các dự án thủy điện trên lãnh thổ Lào.

Nguyễn Đăng Anh Thi – Chuyên gia Năng lượng và Môi trường (Canada)


[i] http://www.mrcmekong.org/topics/pnpca-prior-consultation/sanakham-hydropower-project/

[ii] http://www.cccme.org.cn/shop/cccme8991/introduction.aspx

[iii] https://nguoidothi.net.vn/phong-van-ngo-the-vinh-nguoi-di-doc-4-800km-song-mekong-3533.html

[iv] http://www.mrcmekong.org/assets/Publications/Council-Study/Cumulative-impact-assessment_Council-Study.pdf

[v] http://interactive.mrcmekong.org/council-study-findings/council-study-findings/

[vi] http://www.mrcmekong.org/topics/pnpca-prior-consultation/luang-prabang-hydropower-project/

[vii] https://nguoidothi.net.vn/canh-bac-luang-prabang-bai-1-hieu-qua-tai-chinh-con-de-ngo-22993.html

[viii] https://baodautu.vn/pv-power-cho-nhung-du-an-khung-d102574.html

[ix] http://www.mrcmekong.org/topics/pnpca-prior-consultation/sanakham-hydropower-project/

[x] https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/viet-nam-nen-chu-dong-tham-gia-du-an-thuy-dien-luang-prabang-1136499.html

[xi] http://www.mrcmekong.org/topics/pnpca-prior-consultation/sanakham-hydropower-project/

[xii] http://www.mrcmekong.org/news-and-events/news/lower-mekong-countries-take-prior-consultation-on-xayaburi-project-to-ministerial-level/

[xiii] http://www.mrcmekong.org/assets/Publications/PNPCA-brochure-Viet-v2-LR-spreads.pdf

[xiv] https://www.internationalrivers.org/sites/default/files/attached-files/xayaburi_legal_analysis_vietnamese.pdf

[xv] https://nguoidothi.net.vn/truoc-noi-lo-han-han-campuchia-dung-cac-ke-hoach-thuy-dien-tren-song-mekong-22813.html

Từ câu chuyện mua bảo hiểm cho xe 2 bánh

Blog VOA

Trân Văn

23-5-2020

(Hình: Trích xuất từ website báo Tuổi Trẻ)

Trước nay, một trong những câu cửa miệng mà hệ thống chính trị, hệ thống công quyền ở Việt Nam thường xuyên sử dụng là họ được “nhân dân tin tưởng tuyệt đối”. Tuy nhiên chính thực tế cho thấy, dẫu càng ngày sự “tin tưởng tuyệt đối” của nhân dân đối với hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam càng lớn nhưng điều đó không những không đáng mừng mà còn là ẩn họa!

Xin đừng giữ nước như đười ươi giữ ống

Viet-studies

Nguyễn Trung

22-5-2020

Ông ngoại tôi là nhà nho, một thời là hội viên của Hội Trí Tri (tồn tại ở Hà Nội trong thời gian 1982-1945), có lần nói với tôi đại ý: Đừng giữ nước như đười ươi giữ ống! Tôi hồi ấy còn nhỏ, nên lúc đầu không hiểu gì cả, về sau mẹ tôi giảng cho nghe tục ngữ “đười ươi giữ ống”, tôi mới vỡ lẽ điều ông ngoại tôi gửi gắm.

Trung Quốc đã dùng lực lượng Hồng Vệ Binh như thế nào?

Đoàn Bảo Châu

22-5-2020

Đây là câu chuyện của một kẻ đã đấu tố mẹ mình, kêu gọi để mẹ mình bị xử tử như một đối tượng phản cách mạng và rất nhiều gia đình ở Trung Quốc đã có câu chuyện giống thế này.

Tại sao ‘Made in Vietnam’ không thể thay thế ‘Made in China’

Asia Times

Tác giả: David Hutt

Dịch giả: Bùi Như Mai

21-5-2020

Ngày càng có nhiều công ty chuyển công việc sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam. Ảnh: AFP

Khi Mỹ tìm cách tách rời khỏi Trung Quốc, cũng dễ để hiểu rằng Việt Nam sẽ dễ dàng trở thành nơi tập trung các xí nghiệp sản xuất của thế giới.

Vụ VOA bị TT Trump chỉ trích: Đài do chính phủ tài trợ không có nghĩa phải loan tin chính phủ chấp thuận

VOA

Patsy Widakuswara

22-5-2020

Cộng tác viên Greta Van Susteren của VOA phỏng vấn Tổng thống Donald Trump ở Singapore, 12/6/2018. Nguồn: White House

Đối với giám đốc phụ trách tin tức của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ VOA người đã có một quyết định ‘định mệnh’ thì cuộc phỏng vấn sốt dẻo hôm đó quá đặc biệt và quan trọng không thể bỏ qua.

Chỉ 10 ngày sau cuộc tấn công khủng bố 11/9/2001 giết chết 2.977 người Mỹ và làm bị thương vô số người khác, đồng minh thân cận nhất và cũng là người bảo vệ Osama bin Laden tại Afghanistan—Mullah Omar—đồng ý cho ban tiếng Pashto đài VOA phỏng vấn độc quyền.

Bà Myrna Whitworth, quyền giám đốc VOA lúc bấy giờ, chỉ định hai nhà báo phỏng vấn bằng điện thoại thủ lĩnh bí ẩn của Taliban, người đã cho phép bin Laden, kẻ chủ mưu vụ 11/9, trú ngụ tại Afghanistan.

Tuy nhiên các giới chức trong chính quyền Tổng thống Bush lúc bấy giờ hay tin VOA đang chuẩn bị cuộc phỏng vấn. Bà Whitworth nhận được điện thoại của Bộ Ngoại giao và được cảnh báo rằng nếu cho phát thanh cuộc phỏng vấn Omar chẳng khác nào một hành động “tự sát chính trị”.

Dù chính quyền Bush “tôn trọng quyền của VOA tường thuật tin tức khách quan,” nhưng các giới chức Mỹ không muốn VOA “làm những việc mà chúng ta nghĩ là làm lợi cho kẻ thù,” ông Richard Boucher, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao lúc bấy giờ, nói trong một cuộc phỏng vấn gần đây.

Tổng thống George W. Bush phát biểu tại lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, ngày 25 tháng 2 năm 2002. Nguồn: AFP

Đài VOA, cơ quan truyền thông đa phương tiện toàn cầu do chính phủ tài trợ, cung cấp tin tức bằng hơn 40 ngôn ngữ tới 280 triệu khán thính giả mỗi tuần.

VOA có lịch sử từ thời Thế chiến Thứ hai và được Quốc hội ủy nhiệm tường trình tin tức sâu rộng và không thiên vị.

Nhưng căng thẳng giữa Tòa Bạch Ốc và VOA có từ nhiều thập niên nay, chủ yếu là do tính đặc thù của một cơ quan tin tức-bán độc lập và đôi khi táo bạo-hoạt động trong lòng một bộ máy quan liêu cồng kềnh của chính phủ liên bang.

Tổng thống Obama trả lời phỏng vấn của Thông tín viên VOA Andre DeNesnera tại Tòa Bạch Ốc, 22/6/2011. Nguồn: AFP

Tháng trước, Tổng thống Donald Trump theo chân một số Tổng thống tiền nhiệm đặt vấn đề với hoạt động tường trình tin tức của VOA-nhưng với những lời lẽ nặng nề chưa từng có trước đây.

“Nếu quý vị nghe những gì phát xuất từ Đài Tiếng nói Hoa Kỳ thật là ghê tởm. Những điều họ nói thật kinh tởm đối với đất nước chúng ta,” ông Trump phát biểu trong một cuộc họp báo về virus corona tại Vườn Hồng Tòa Bạch Ốc ngày 15/4 vừa qua.

Phàn nàn của ông Trump chính yếu vì hai chuyện: Thứ nhất, tường trình của VOA đã sử dụng dữ liệu đáng ngờ của chính phủ Trung Quốc về số lây nhiễm và tử vong vì virus corona-cáo buộc mà VOA tranh cãi kịch liệt.

Và thứ hai là Tổng thống tức giận vì ông không thể bổ nhiệm tân lãnh đạo cho cơ quan mẹ của VOA, tức Cơ quan Truyền thông Toàn cầu của Hoa Kỳ USAGM, trong hơn hai năm vì những trở ngại do phe Dân chủ gây ra trong khâu chuẩn thuận ứng viên tại Thượng viện.

Trước đó, Tổng thống Trump từng than phiền là ông thiếu kiểm soát cơ quan truyền thông nhà nước, nơi phản ảnh những giá trị của ông và của những người ủng hộ ông. Tháng 11 năm ngoái, ông Trump gợi ý rằng Mỹ nên lập một mạng lưới tin tức toàn cầu do nhà nước điều hành để phản công lại điều ông gọi là tin tức “thiên vị” và “giả” của CNN và để cho thế giới thấy nước Mỹ “vĩ đại” như thế nào.

Tuy nhiên, như cuộc phỏng vấn Mullah Omar và những ví dụ khác cho thấy, ông Trump không phải là Tổng thống đầu tiên chỉ trích tin tức do VOA tường trình. Đó là vì dù VOA được giám sát bởi những quan chức do Toà Bạch Ốc bổ nhiệm, nhưng nội dung tường trình của các ký giả VOA, theo luật định, bắt buộc không được thiên vị.

Tiến hóa trong khâu biên tập của một cơ quan truyền thông nhà nước

Tòa Bạch Ốc và Bộ Ngoại giao bác yêu cầu của VOA muốn trao đổi thêm về những chỉ trích của Tổng thống trên truyền hình hay về những cáo buộc trong một bản tin đăng trên trang web của Tòa Bạch Ốc trước đây trong tháng tố cáo VOA là cái loa tuyên truyền của Trung Quốc khi sử dụng dữ liệu của nước này trong đại dịch virus corona.

Giám đốc VOA, Amanda Bennett, bác cáo buộc này, khẳng định VOA “nỗ lực tường trình dựa vào dữ kiện một cách khách quan, không làm loa tuyên truyền cho ai cả.”

Thực vậy, VOA đã vạch trần những tin tức sai lạc của Trung Quốc gần 20 lần, theo Ủy ban Ký giả, một tổ chức bênh vực tự do báo chí.

Tổng thống Kennedy tại Đài Tiếng nói Hoa Kỳ năm 1962. Nguồn: VOA

Phương thức tiến thẳng qua sự biên tập trung gian không phải lúc nào cũng là chính sách của VOA. Sau khi VOA được thành lập vào năm 1942 để chống lại tuyên truyền của Đức Quốc xã bằng những tin tức khách quan, trong những thập niên đầu tiên, tin tức của VOA cần được những nhân vật chính phủ chấp thuận.

Trong cuộc khủng hoảng phi đạn Cuba năm 1963 dưới thời Tổng thống Kennedy, VOA chính yếu “hoạt động dưới sự giám sát của chính phủ,” theo nhận định của ông Nicolas Cull, giáo sư khoa ngoại giao công chúng tại Trường Annenberg về Truyền thông và Báo chí thuộc Đại học Nam California, và cũng là tác giả cuốn ‘Chiến tranh lạnh và Cơ quan Thông tin Hoa Kỳ.’

“Có một quan chức hành pháp được Cơ quan Thông tin Hoa Kỳ (USIA) phái đến để giám sát VOA,” giáo sư Cull nói. “Ông ấy phải duyệt từng bài tường thuật.”

Phương thức này giảm dần trong thời gian xảy ra vụ tai tiếng Watergate khiến Tổng thống Richard Nixon từ chức vào năm 1974. Giáo sư Cull cho biết những ký giả VOA quyết tâm phơi bày bức tranh toàn cảnh của cuộc điều tra về việc làm sai trái bị cáo giác của Tổng thống Nixon đã gặp phải sự chống đối của các giới chức USIA, những người muốn có một bài tường trình tích cực hơn.

Các ký giả VOA muốn biến Watergate thành “một bài học dân sự trên sóng truyền thanh cho thấy sức mạnh của Mỹ không nằm trong tay vị Tổng thống không bao giờ phạm sai lầm, mà trong khả năng của Quốc hội sửa chữa sai lầm đó đúng pháp luật,” ông Cull nói.

Cuối cùng, một thỏa hiệp đạt được là mỗi khi có một bài báo tiêu cực về Tổng thống thì cũng phải có một bài báo tích cực.

“Chuyện này tạo ra kiểu làm báo kỳ lạ,” vẫn theo lời ông Cull. “Tin tức hôm nay nói Tổng thống bị chỉ đích danh là kẻ đồng lõa không bị truy tố trong vụ khủng hoảng Watergate…và phu nhân Nixon khai trương một ngôi trường mới cho trẻ em tại thủ đô Washington DC.”

Một cơ quan truyền thông bị cấm thiên vị

Tới năm 1976, Quốc hội và ban giám đốc điều hành VOA quyết định rằng VOA cần một sự uỷ nhiệm biên tập rõ ràng hơn để đảm bảo duy trì sự tín nhiệm của thính giả nước ngoài. Quốc hội soạn thảo Hiến chương nói rằng VOA phải loan tin chính xác; sản xuất nội dung thông tin đại diện cho toàn bộ xã hội Mỹ; và cung cấp sự giải thích, thảo luận rõ ràng về chính sách của Mỹ.

Hiến chương VOA

Phục vụ các lợi ích lâu dài của Hoa Kỳ bằng cách truyền thông trực tiếp với người dân trên thế giới qua sóng vô tuyến. Để đạt hiệu quả, Đài Tiếng nói Hoa Kỳ phải dành được sự quan tâm và kính trọng của thính giả. Vì vậy, những tiêu chí này sẽ chỉ đạo nội dung tường trình của VOA:

1. VOA sẽ là nguồn tin luôn luôn đáng tin cậy và có thẩm quyền. Tin tức VOA chính xác, khách quan và toàn diện.

2. VOA sẽ đại diện nước Mỹ, chứ không phải bất kỳ một phần đơn lẻ nào của xã hội Mỹ, và vì vậy sẽ trình bày một sự dự phóng cân bằng và đầy đủ về tư duy và thể chế của Mỹ.

3. VOA sẽ trình bày các chính sách của Hoa Kỳ một cách rõ ràng và hiệu quả, và cũng sẽ trình bày những thảo luận và quan điểm có trách nhiệm về các chính sách này.

Gerald R. Ford
Tổng thống Hoa Kỳ
Ký ngày 12, tháng 7, năm 1976
Công luật 94-350

Đường lối biên tập của VOA được xác định thêm trong luật năm 1994 và 2016, nêu rõ những biện pháp cụ thể bảo vệ ký giả khỏi sự chi phối chính trị và kêu gọi VOA giữ vững “tiêu chuẩn chuyên nghiệp cao nhất của nghề báo chí truyền thông” trong khi vẫn nhất quán với “những mục tiêu chính sách đối ngoại sâu rộng của Mỹ.”

Ông Richard Stengel, cựu biên tập viên của tạp chí Time và là cựu Thứ trưởng Ngoại giao đặc trách Ngoại giao công chúng dưới thời chính quyền Obama, nói sự độc lập này là điều khác biệt của VOA trước một số đối thủ cạnh tranh khác.

“VOA không phải là một cơ quan truyền thông của nhà nước Mỹ theo kiểu các đài truyền hình quốc doanh ở các nước độc tài phải phản ánh những mục tiêu hay tiêu chí chính sách đối ngoại của nước đó. VOA không hoạt đông như các đài quốc doanh ở Triều Tiên hay Trung Quốc hay Cuba, hay các nơi như thế. VOA là một cơ quan truyền thông độc lập và đó là một phần nguyên do vì sao VOA được theo dõi và ngưỡng mộ bởi hàng triệu người trên thế giới,” ông Stengel nói.

Tổng thống Ronald Reagan đọc diễn văn hàng tuần từ một phòng thu của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ tại Washington, ngày 9 tháng 11 năm 1985. Nguồn: AP

Giám đốc điều hành được Tòa Bạch Ốc chuẩn thuận

Dù các ký giả VOA được yêu cầu phải đưa tin khách quan, đài VOA được đặt dưới thẩm quyền của nhánh hành pháp, nơi có quyền bổ nhiệm Tổng Giám đốc cho cơ quan mẹ của VOA là Cơ quan Truyền thông Toàn cầu Hoa Kỳ USAGM.

USAGM giám sát 5 mạng lưới truyền thông công lập do chính phủ liên bang tài trợ có nhiệm vụ cung cấp tin tức tới các nước bị hạn chế về báo chí. Tổng giám đốc USAGM, cùng với ban giám đốc điều hành truyền thông thuộc cả hai đảng và các chuyên gia về các vấn đề quốc tế, chỉ định người đứng đầu 5 mạng lưới truyền thông này trong đó có đài VOA.

Tổng thống Trump đề cử ông Michael Pack, nhà sản xuất phim tài liệu bảo thủ và là một giám đốc truyền thông, làm Tổng Giám đốc USAGM vào tháng 6 năm 2018.

Thượng nghị sĩ Dân chủ Bob Menendez của bang New Jersey gần đây viết thơ cho Tòa Bạch Ốc nói ông Pack chưa trả lời các thắc mắc của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện liên quan tới cáo buộc rằng ông Pack tự trục lợi trong các công việc kinh doanh, cáo buộc về các bản khai thuế trong thời gian qua, và cáo buộc về “những trường hợp tiêu cực” xung quanh chuyện ông rời bỏ một công việc cũ.

Một nữ phát ngôn viên của ông Pack nói với VOA là ông Pack từ chối bình luận trong bài báo này, vì tiến trình bổ nhiệm đang được tiến hành.

Ông Clifford May, người đứng đầu viện nghiên cứu bảo thủ Foundation for Defense of Democraties chuyên tập trung về chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia, nói những chỉ trích của Tổng thống Trump với đài VOA là vì ông bất bình về việc chuẩn thuận cho ứng viên do ông đề cử.

Ông May mô tả giám đốc Bennett của đài VOA như người lưu nhiệm từ thời chính quyền Tổng thống Dân chủ Barrack Obama, chưa giải thích được các chính sách của chính quyền Trump với thế giới.

“Việc này đáng lẽ nên được giải thích trên VOA—nếu không phải trên VOA, thì ở đâu? Đâu phải là không thể có những bài xã luận thể hiện quan điểm, hay chỉ trích Tổng thống. Tất cả những chuyện này có thể cùng hiện hữu trong cân bằng. Cần có những nhà báo giỏi để làm việc này,” ông May nói. “Rõ ràng là chính quyền này cho rằng mọi chuyện chưa được những người hữu trách làm cho đúng.”

Bà Bennett, một cựu giám đốc điều hành của Bloomberg News và là người biên tập của tờ Philadelphia Inquirer, được cử làm giám đốc VOA từ tháng 3/2016 và tiếp tục giám sát đài này dưới thời chính quyền Trump.

Trong cuộc tranh cãi liên quan đến cuộc phỏng vấn Mullah Omar, hơn 100 nhà báo tại VOA đã lên tiếng, ký kiến nghị yêu cầu VOA kháng cự lại áp lực. VOA rốt cuộc cho phát sóng những phân đoạn của cuộc phỏng vấn và ra thông cáo bênh vực quyết định này trước những tiếng nói chỉ trích. “Người dân Afghanistan nghe đài VOA vì họ tin tưởng chúng tôi, và chúng tôi tường thuật toàn bộ sự việc,” một phần của thông cáo nói.

Ông Boucher, hiện là giáo sư chính sách ngoại giao Trường đại học Brown, cho biết đôi bên sau đó bỏ qua xung đột và tiến tới. Tuy nhiên, chưa đầy hai tuần sau khi cuộc phỏng vấn Omar được phát thanh, bà Whitworth bị cách chức quyền giám đốc VOA. Ông Robert R. Reilly, do Tòa Bạch Ốc bổ nhiệm, lên thay thế.

“Áp lực không trắng trợn nhưng họ nói rõ tôi sẽ không còn vai trò nào nữa trong những quyết định biên tập,” bà Whitworth nói. Bà Whitworth là một nhà báo chuyên nghiệp tại VOA, không phải là người được bổ nhiệm chính trị. Bà đã quyết định về hưu sớm.

Một đài nhà nước lèo lái qua căng thẳng chính trị

Các giai đoạn chia rẽ chính trị tại Mỹ, như khi có một vụ đàn hạch Tổng thống hay có chiến tranh, có thể đặt VOA vào tình thế khó xử, bà Lata Nott thuộc Diễn đàn Tự do nói. Tuy nhiên, theo bà, đó cũng là những thời điểm đài VOA xây dựng lòng tin với khán thính giả.

“Thực tế rằng các cơ quan truyền thông của chúng ta do chính phủ liên bang tài trợ nhưng không phải do nhà nước điều hành mà là các cơ quan truyền thông độc lập là điều hết sức quan trọng,” bà Nott nói.

“Chuyện chính phủ nói chúng tôi chi trả cho quý vị hoạt động, chúng tôi muốn nghe quý vị tường trình những gì tốt nhất về chúng tôi, đó là một điều tự nhiên,” giáo sư Cull nói.

“Tuy nhiên chuyện ký giả phản ứng lại và nói rằng đạo đức nghề báo đòi hỏi phải tường trình sự việc hai chiều, và để hoạt động hiệu quả thì chúng tôi phải đáng tin, là chuyện đương nhiên họ phải làm.”

Kể từ buổi khởi đầu vào năm 1942 để chống lại tuyên truyền của Đức Quốc xã, và dù có nhiều văn bản pháp luật sau đó bảo vệ tính độc lập về biên tập tin tức của VOA, đài đã tự tranh đấu để giữ vững tính độc lập của mình. Sau đây là một vài ví dụ:

    • Vào đầu thập niên 60, VOA không thể đưa tin về cuộc khủng hoảng phi đạn Cuba nếu không được sự chấp thuận của Cơ quan Thông tin Hoa Kỳ (USIA), cơ quan giám sát của VOA lúc bấy giờ.
    • Trong khi tường trình về vụ tai tiếng Watergate dẫn tới việc Tổng thống Richard Nixon từ chức vào năm 1974, VOA đụng độ với các giới chức USIA, những người muốn câu chuyện được tường trình theo chiều hướng tích cực hơn. Một thỏa hiệp đạt được rằng mỗi khi có bài tường trình tiêu cực về Nixon thì phải đi kèm với một bài tường trình tích cực.
    • Dưới thời chính quyền George H.W. Bush, USIA nỗ lực ngăn chặn việc phát thanh cuộc phỏng vấn của VOA với Phương Lệ Chi sau khi nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc này đến Mỹ năm 1990. Trước đó ông Phương từng vào tòa đại sứ Mỹ ở Bắc Kinh trú ẩn và một phần thỏa thuận cho phép ông rời Trung Quốc là Washington không ‘khai thác’ câu chuyện của ông.
    • Một vụ tương tự xảy ra vào năm 1997 khi chính quyền Clinton giúp giải thoát nhà bất đồng chính kiến Nguỵ Kinh Sinh và nỗ lực ngăn VOA phát thanh cuộc phỏng vấn với ông Nguỵ vì lo ngại việc này sẽ làm phương hại các vụ phóng thích sau này.
    • Vài tuần sau cuộc tấn công khủng bố 11/9, Bộ Ngoại giao dưới thời chính quyền George W. Bush tìm cách ngăn chặn VOA phát thanh một cuộc phỏng vấn độc quyền với thủ lĩnh Taliban, Mullah Omar, người cho phép Osama bin Laden sống ở Afghanistan.
    • Thảo luận về “vai trò của VOA hậu 11/9” tiếp tục sau khi VOA phát thanh một phần của cuộc phỏng vấn đó. Một số giới chức trong chính quyền Barack Obama lên tiếng quan ngại rằng tường trình của VOA không phản ánh những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Mỹ chống lại chủ nghĩa cực đoan bạo động.

Nguồn: Các cuộc phỏng vấn của VOA; Tác phẩm ‘Sự sụp đổ của Cơ quan Thông tin Hoa Kỳ: Chính sách ngoại giao công chúng của Mỹ 1989-2001’ của tác giả Nicholas Cull; Tác phẩm ‘Đài Tiếng nói Hoa Kỳ – Một lịch sử’ của tác giả Alan L. Heil, Jr.

Vì sao Bộ Quốc phòng lên tiếng về tình hình Biển Đông?

Trương Nhân Tuấn

22-5-2020

Rất ít khi thấy Bộ Quốc phòng VN lên tiếng về vấn đề chủ quyền biển đảo. Điều này cũng bình thường, vì thái độ của quốc gia thường được thể hiện qua các động thái của bộ Ngoại giao. Chuyện xảy ra vào tuần rồi, trước diễn đàn Quốc hội. Đại diện Bộ quốc phòng lên “trả lời cử tri” về các chất vấn liên quan tình hình biển đảo.

Quy hoạch báo chí, Nhà nước đang lạm quyền

Tâm Chánh

22-5-2020

Rốt cuộc thì người ta cũng kí văn bản qui hoạch trong sự đồng thuận cách mạng của các tờ báo. Qui hoạch báo chí có tác động và cách làm chẳng khác gì cải tạo công thương nghiệp. Làm cho sập tiệm hết thảy năng lực sản xuất của miền Nam, để rồi tưởng thưởng cho mình công trạng cho ra đời nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân. Không nên và không thể coi mãi đó là công lao đổi mới.