Ai lừa đảo khách hàng?

Võ Xuân Sơn

8-4-2024

Mấy ngày nay, ngoài việc block những cú điện thoại quảng cáo kiểu mất dạy, nhá máy rồi để cho người được gọi gọi lại, và chúng quảng cáo, thường là bằng đoạn ghi âm sẵn, tôi lại phải vất vả block nhiều số điện thoại của nhân viên tư vấn chứng khoán (stockbroker) MBS.

Quá trình dỡ bỏ tượng Lenin ở Đông Âu

Cù Tuấn

7-4-2024

Việc dỡ bỏ các tượng đài Lenin ở Đông Âu là vấn đề phức tạp, nhiều mặt, gắn liền với bối cảnh lịch sử, chính trị của khu vực này. Trong những năm gần đây, đã có một nỗ lực mới nhằm lật đổ những tượng đài cuối cùng còn sót lại, không chỉ Lenin, mà là của quân đội Liên Xô được xây dựng trong thời kỳ các Đảng Cộng sản Đông Âu nắm quyền.

Mấy kỷ niệm về một đoạn đời sau tháng 4-1975 (Kỳ 3)

Lê Nguyễn 

7-4-2024

Tiếp theo kỳ 1 và kỳ 2

(Hồi ức này chỉ là sự nhắc nhở lại những kỷ niệm vui buồn của một phận người sau khi cuộc chiến kết thúc, nó không được sử dụng vào những mục tiêu chính trị và không nhằm nói lên những quan điểm cực đoan trước một quá khứ đã lùi sâu nửa thế kỷ. Tất nhiên, người viết cũng mong mỏi người đọc với một tâm thế như vậy, bình tâm và không cực đoan trong các bình luận của mình…).

Thân tặng Moc Nguyen và các bạn đồng cảnh ngộ ở Long Thành, Xuyên Mộc (1975-1982).

Mừng sinh nhật Đoàn, các cháu nên “học tập và làm theo tấm gương” nào?

Đỗ Thành Nhân

7-4-2024

Mừng sinh nhật Đoàn ở Quảng Ngãi năm nay

Dịp sinh nhật Đoàn ngày 26 tháng 3 vừa qua, các cháu thiếu nhi Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo, thành phố Quảng Ngãi được tổ chức văn nghệ ca múa, chào mừng 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Liệu Toà án Hình sự Quốc tế có thể xử tội Putin được không?

Đỗ Kim Thêm

6-4-2024

Hiện trạng

Trong hai năm qua, nhiều cơ quan truyền thông quốc tế đã tường thuật khá nhiều về tội ác chiến tranh do Tổng thống Nga Vladimir Putin gây ra cho vô số thường dân Ukraine.

Ngay từ đầu cuộc chiến, công luận thế giới kinh hoàng chứng kiến những hình ảnh tang thương khi binh sĩ Nga gây cảnh chết chóc cho bao nhiêu thường dân vô tội tại thị trấn Bucha, gần thủ đô Kyiv của Ukraine: Nhiều người chết nằm la liệt trên đường phố, bị trói tay sau lưng và khắp cơ thể có dấu hiệu bị tra tấn bằng bạo lực, các mồ chôn tập thể… tương tự như bi kịch của 5000 đồng bào Huế trong chiến cuộc Mậu Thân tái diễn.

Theo ước tính của Phủ Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ngày 29/2/2024, có khoảng 10.675 dân thường thiệt mạng và 20.080 người bị thương khi quân đội Nga tấn công vào các bệnh viện và khu dân cư.

Liệu Putin có chịu trách nhiệm về các cáo buộc vi phạm tội ác chiến tranh trước Tòa án Hình sự Quốc tế (TAHSQT – International Crimical Court, ICC) không?

Định nghĩa

Về mặt pháp lý, Công ước La Haye năm 1907 và bốn Công ước Geneva năm 1949 với các Nghị định thư bổ sung năm 1977 và 2005, định nghĩa tội ác chiến tranh là các vi phạm nghiêm trọng hoặc vi phạm luật nhân đạo quốc tế.

Các yếu tố cấu thành tội phạm gồm việc sử dụng vũ khí bị cấm là hóa học và sinh học. Luật cũng bao gồm việc bảo vệ những người không liên quan trực tiếp đến chiến sự như dân thường, tù nhân và nhân viên y tế.

Quy chế Rome của TAHSQT năm 1998 liệt kê chi tiết các yều tố này. Dựa theo cơ sở này, Điều 8 Công ước Geneva quy định các vi phạm gồm có:

– Các cuộc tấn công có chủ ý vào dân thường và các mục tiêu dân sự.

– Giết hoặc làm bị thương các chiến binh đầu hàng hoặc không có khả năng tự vệ.

– Tra tấn

– Hiếp dâm và tấn công tình dục

– Nô lệ

– Cưỡng bách di dời

– Bắt làm con tin

– Chuyên quyền phá hoại tài sản và hôi của

– Các cuộc tấn công có chủ ý vào bệnh viện, trường học và các tòa nhà được dành sử dụng cho các hoạt động tôn giáo, nghệ thuật và văn hóa.

Do đó, khi binh sĩ Nga tấn công vào các trường học, nhà hộ sinh, hí viện Mariupol, giết hại dân thường ở thị trấn Bucha, thì có thể họ bị quy kết là gây ra tội ác chiến tranh.

Tuy nhiên, luật pháp quốc tế cũng dè dặt khi quy định, tiên khởi chỉ là một loại cáo buộc tạm thời dành cho nghi can cho đến khi nào được chứng minh rõ ràng là tội phạm; có nghĩa là, cũng có những vùng xám dành để có nhiều cách biện minh khác nhau dựa theo luật nhân đạo quốc tế.

Cách thu thập bằng chứng

Hiện nay, tổ chức phi chính phủ Trung tâm Rafael Lemkin (Ba Lan) đang tích cực sưu tầm bằng chứng đủ loại về các tội ác chiến tranh của Putin. Họ được thành lập đặc biệt cho nhiệm vụ này và do nhà nước tài trợ.

Ngoài ra, báo giới trong và ngoài Ukraine cũng đang làm việc tương tự. Năm 2022, báo New York Times chứng minh hành động tàn bạo của binh sĩ Nga với các hình ảnh từ vệ tinh sau khi quân đội Nga rút khỏi Bucha. Các cá nhân khác ở Ukraine đang thu thập các lời khai và bằng chứng của nạn nhân.

Theo các luật gia, cách tốt nhất là nên tìm cách đưa các nạn nhân đến gặp trực tiếp các điều tra và công tố viên, để họ ghi lại tội ác một cách chuyên nghiệp hơn. Một trở ngại khác là, nếu nạn nhân sống sót bị phỏng vấn thường xuyên, thì nguy cơ tái chấn thương sẽ tăng lên.

Đặc điểm chung của ngành tư pháp hình sự là hoạt động chậm chạp, luôn mang tính phản ứng theo luật định. Để có được bằng chứng cụ thể, sinh động và thuyết phục về hoàn cảnh của từng nạn nhân là rất khó. Thực tế cho thấy, Tòa án Hình sự Quốc tế (TAHSQT) giải quyết thành công trong nhiều trường hợp kể từ năm 2002.

Kinh nghiệm

Phần lớn giới lãnh đạo các quốc gia châu Phi bị cáo buộc vi phạm trong các vụ án chống lại tội phạm chiến tranh. Thủ tục này được tiến hành ở TAHSQT và kéo dài trong nhiều năm. Cụ thể là:

– Năm 2012, thủ lĩnh dân quân Congo Thomas Lubanga bị kết án 14 năm tù sau một phiên tòa kéo dài ba năm.

– Năm 2016, tòa án ở The Hague lần đầu tiên xác định việc phá hủy các tòa nhà tôn giáo lịch sử Timbuktu ở Mali, châu Phi, là tội ác chiến tranh. Thủ phạm chính Ahmad Al Faqi Al Mahdi, là thành viên của Ansar Eddine, một phong trào liên kết với Al Qaeda, đã bị kết án chín năm tù.

– Năm 2018, năm quốc gia Nam Mỹ và Canada đã đệ đơn xin điều tra chính phủ Venezuela vì vi phạm nhân quyền.

– Năm 2021, hai cựu lãnh đạo Cơ quan An ninh Serbia là Jovica Stanišić và Franko Simatović bị kết tội hỗ trợ các hành vi giết người, bức hại và trục xuất trong cuộc chiến Bosnia.

Thẩm quyền quyết định

Về cơ bản, có bốn cách để điều tra và xác định tội ác chiến tranh. Từ năm 2002, lần đầu tiên 123 quốc gia đã đồng ý TAHSQT truy tố tội ác diệt chủng, tội ác chống nhân loại, tội ác chiến tranh và tội ác xâm lược.

Trong thập niên 1990, các phạm nhân bị xét xử bởi các tòa án đặc biệt: Tòa án Kosovo và Tòa án Rwanda là hai tòa án đặc biệt được thành lập để xét xử cho các cuộc xung đột này.

Thủ tục điều tra

Qua hai bản tuyên bố trước đây, Ukraine đã công nhận thẩm quyền của TAHSQT được áp dụng trong lãnh thổ Ukraine.

Vào đầu tháng 4/2022, ông Karim Khan, một luật sư người Anh và là công tố viên trưởng của TAHSQT, đã chính thức mở cuộc điều tra về tội ác chiến tranh ở Ukraine. Thủ tục này được thực hiện mà không cần lệnh của tòa án vì trước đó có 40 quốc gia đã yêu cầu tiến hành.

Ban đầu, việc điều tra nhắm vào bán đảo Crimea và miền đông Ukraine kể từ năm 2014. Sau khi thu thập nhiều bằng chứng tại chỗ, Công tố viên trưởng Karim Khan cho rằng, đã có đủ cơ sở để tin rằng cả tội ác chiến tranh và tội ác chống nhân loại đã được Putin thực hiện trong tòan bộ cuộc chiến tranh Ukraine. Do đó, Ukraine cũng nên được nhìn chung là một “hiện trường tội phạm”.

Cách thứ hai để truy tố là thành lập một Ủy ban Điều tra do Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc triệu tập. Liên Hiệp Quốc có thể uỷ nhiệm công việc của ủy ban này cho một tòa án hỗn hợp chuyên về tội ác chiến tranh quốc tế.

Cách thứ ba là một nhóm các quốc gia quan tâm hoặc bị ảnh hưởng có thể thành lập một tòa án để xét xử các tội phạm chiến tranh. Một ví dụ điển hình là, tòa án Nuremberg xét xử giới lãnh đạo Đức quốc xã sau Thế chiến thứ hai.

Hiện nay, Ukraine, Ba Lan và Lithuania đã thành lập một nhóm điều tra chung  về tội ác chiến tranh của Putin. TAHSQT cũng đang có các biện pháp  hợp tác với nhóm này.

Tòa án đặc biệt

Một số quốc gia khác cũng đề xuất thành lập một tòa án đặc biệt. Nhưng có nhiều ý kiến phản bác, cho rằng, đó chỉ hình thức của một “tòa án chống Nga”. Việc tranh cãi này không được đa số các quốc gia tán thành vì nhìn chung TAHSQT là giải pháp tốt hơn, cho dù tòa không thể hoạt động hữu hiệu đối với tội ác xâm lược.

Tội xâm lược chỉ thuộc thẩm quyền của TAHSQT nếu cả hai nước đều là quốc gia thành viên của Tòa án. Bởi vì Nga không công nhận TAHSQT, nên tòa đành bất lực trong việc tiến hành xét xử.

Quyền truy tố của từng quốc gia

Xét cho cùng, từng quốc gia cũng có quyền hợp pháp để truy tố tội ác chiến tranh. Ví dụ, ở Đức, cuộc điều tra về cuộc chiến Ukraine cũng đang được tiến hành tại Văn phòng Tổng công tố liên bang. Một toán đặc nhiệm thuộc Văn phòng Cảnh sát Hình sự Liên bang (Bundeskriminalamt, BKA) được thiết lập cho mục đích này. Cho đến nay, BKA đã thẩm vấn 74 nhân chứng ở Ukraine. Các hình ảnh video từ mạng xã hội và hình ảnh vệ tinh của Bundeswehr cũng được dùng làm tài liệu tham khảo.

Tuy nhiên, BKA cho rằng không thể ra lệnh bắt giữ đối với một số người nhất định trong vài năm, chẳng hạn như các chỉ huy cấp cao của quân đội Nga hoặc lãnh đạo Điện Kremlin.

Triển vọng về lệnh bắt giữ Putin

Vào ngày 17/3/2023 TAHSQT ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin vì bị cáo buộc trục xuất bất hợp pháp trẻ em và cưỡng bức tái định cư từ các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng của Ukraine sang Liên bang Nga. Một lệnh bắt giữ khác cũng đã được ban hành đối với Maria Lvova-Belova, Ủy viên về Quyền Trẻ em trong chính quyền Tổng thống của Putin.   

TAHSQT không có lực lượng cảnh sát riêng dùng làm phương tiện để thực hiện lệnh bắt giữ, có nghĩa là lệnh chỉ được thực hiện bởi một quốc gia thành viên của TAHSQT. Thực tế là quốc tế cũng đành bất lực trong việc áp giải Putin ra trước tòa, vì Putin cũng không dại gì mà công du trong lúc này, trừ việc sẽ đi thăm Việt Nam, vốn dĩ là một đồng minh thân thiết.

Ngược lại, triển vọng cũng mở ra, cho dù hạn chế. Ví dụ như Ukraine, dù không phải là thành viên của TAHSQT, nhưng Ukraine là nạn nhân, nên đã công nhận thẩm quyền xét xử của tòa án trong phạm vi lãnh thổ Ukraine với hiệu lực hồi tố sau khi Nga gây ra cuộc chiến tranh xâm lược.

Do đó, hiện nay, TAHSQT đang điều tra trên lãnh thổ Ukraine và có thể ra lệnh bắt giữ Putin.

Trách nhiệm

Ai có trách nhiệm trong cuộc tấn công Ukraine, Nga hay Putin? Theo luật nhân đạo quốc tế và Quy chế Rome, chỉ những cá nhân mới có thể bị truy tố và kết án là tội phạm chiến tranh; do đó, pháp nhân hay nhà nước không bị.

Về thủ tục truy tố, vấn đề quy trách nhiệm được mang ra thảo luận và thủ tục cũng cần phải làm rõ. Các vị chỉ huy quân sự và chính trị gia, những người không liên quan trực tiếp đến tội ác chiến tranh, có thể bị quy kết về mặt pháp lý, thông qua trách nhiệm của cấp trên mà họ công nhận. Điều này không chỉ áp dụng nếu các thượng cấp ra lệnh thi hành những tội ác này, mà còn cho giới chức biết về lệnh hoặc đang ở một vị trí mà họ có thể biết và không phản ứng.

Do đó, thủ phạm sẽ bị đưa ra tòa chỉ có thể là những người thừa hành cấp thấp, nghĩa là, công lý không được thực thi đúng mức. Nhưng các mệnh lệnh cụ thể trong chiến cuộc Ukraine đến trực tiếp từ Điện Kremlin. Do đó, Tòa phải truy nguyên đến tận cùng nguồn gốc của mệnh lệnh gây ra tội ác để chung quyết.

Nguyên nhân VNCH sụp đổ ngày 30-4-1975 (Kỳ 5)

Trương Nhân Tuấn

6-4-2024

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2kỳ 3 và kỳ 4

Kỳ 5: Vấn đề tham nhũng – Phê bình sự lý giải của điệp viên Frank Snepp về lý do “vì sao Mỹ bỏ rơi VNCH”

Tôi có theo dõi các bài phỏng vấn điệp viên Frank Snepp do BBC thực hiện. Bài cuối cùng nói về nguyên nhân “vì sao Mỹ bỏ rơi VNCH”.

Thời sự Hậu Pháo (Kỳ 2)

Nguyễn Thông

6-4-2024

Tiếp theo kỳ 1

Doanh nhân Nguyễn Văn Hậu, tức Hậu Pháo, quê Vĩnh Phúc bị bắt (tất nhiên công an bắt, chứ xứ này còn ai làm việc đó), bị điều tra, lúc đầu dư luận thiên hạ cũng chẳng quan tâm. Đơn giản họ không biết Hậu Pháo là ai, trong khi biết khá rõ những Quyết – FLC, Dũng – Tân Hoàng Minh, Lan – Vạn Thịnh Phát, Vũ nhôm, Việt – Việt Á… khi vụ việc mới vỡ lở. Thế mới biết, Hậu Pháo khá kín, nói như kiểu xưa “lai vô ảnh, khứ vô hình”, một dạng ông trùm trong bóng tối. Mà y “hoạt động” hiệu quả chục năm rồi chứ ít đâu.

Bình luận về việc thành phố Vinh, Nghệ An chuẩn bị đón bức tượng đồng Lenin nặng 4,5 tấn

6-4-2024

Lưu Trọng Văn: CÓ ĐI CÓ LẠI ẤY MÀ

Việc thành phố Vinh chuẩn bị đón bức tượng 4,5 tấn đồng cụ Nin do thành phố Ulianov, Nga tặng để đặt tại đại lộ Lenin đã gây ra nhiều luồng dư luận khác nhau trên mạng xã hội.

Cây tre trăm đốt kiểu Hải Phòng

Nguyễn Thông

5-4-2024

Hôm rồi, tôi đọc báo Hải Phòng điện tử, có bài về việc lấy ý kiến nhân dân chuyện sáp nhập các đơn vị hành chính ở Hải Phòng, trong đó nêu trường hợp ba xã Thụy Hương, Đại Hà, Ngũ Đoan ở huyện Kiến Thụy nhập làm một, thành xã mới Kiến Hưng.

Vẫn cần… Lenin chứ không cần… nhân tâm?

Blog VOA

Trân Văn

5-4-2024

Tượng Lenin bị giật sập năm 1991 khi Ukraine tuyên bố độc lập khỏi Nga.

Đại tá Reisner: “Chúng tôi nhận ra tiền tuyến của cuộc chiến tranh lạnh mới”

NTV

Volker Petersen phỏng vấn Markus Reisner

Vũ Ngọc Chi chuyển ngữ

2-4-2024

Lính Ukraine pháo kích vào các vị trí của Nga. Hiện tại chỉ có một quả đạn pháo của Ukraine cho mỗi sáu quả đạn pháo của Nga. Nguồn: Libkos/AP/DPA

Mấy kỷ niệm về một đoạn đời sau tháng 4-1975 (Kỳ 2)

Lê Nguyễn

5-4-2024

Tiếp theo kỳ 1

Một hình ảnh tại làng cô nhi Long Thành. Cơ sở này được thành lập năm 1967, có 3.000 em cô nhi, đến năm 1972, bị giải thể. Tấm bảng trong ảnh mang dòng chữ Việt và Anh có nghĩa “Xin đừng bắn vào làng cô nhi”. Ảnh của nhà báo Larry Burows in trên tạp chí Life (Mỹ), đăng lại trên Flickr.com

Có tật giật mình?

Võ Xuân Sơn

4-4-2024

Hôm nay, tôi đọc được một stt của một bạn, trong đó có đoạn: “Bọn lừa đảo nói bạn vướng vào gì đó, phải chuyển tiền vào tài khoản để xử lý và bạn thực hiện theo. Điều này chứng tỏ bạn ít nhiều có tật giật mình”.

Thuyết Nhân – Quả ‘độc hại’

Vũ Thế Dũng

3-4-2024

Thuyết Nhân – Quả đang được truyền bá rộng rãi trong cộng đồng Phật giáo. Tuy nhiên lắng nghe kỹ cách giải thích thuyết nhân quả hiện nay của một số tu sĩ Phật giáo thì khá “độc hại”. Phổ biến kiểu diễn dịch như sau:

Nguyên nhân VNCH sụp đổ ngày 30-4-1975 (Kỳ 4)

Trương Nhân Tuấn

3-4-2024

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2 và kỳ 3

Kỳ 4: Về tập phim “The Vietnam War”

Giải mã độc

Dương Ngọc Thái

4-4-2024

Rạng sáng 24/3, ai đó kích hoạt mã độc tống tiền tấn công một công ty môi giới chứng khoán, gây sụp đổ hệ thống phục vụ nhà đầu tư.

Chuyện Hàn Quốc, chuyện Việt Nam…

Blog VOA

Trân Văn

4-4-2024

Một triệu won để lại cùng bức thư viết tay của người từng trộm sách. (Nguồn: Kyobo Bookstore via mk.co.kr)

“…Để khách thoải mái với sách, kể cả khi họ ngồi chép nội dung vào vở. Chỉ dùng lời lẽ ôn nhu, tốt lành để ‘trói” những người trộm sách…”

Mấy kỷ niệm về một đoạn đời sau tháng 4-1975 (Kỳ 1)

Lê Nguyễn

3-4-2024

Gần nửa thế kỷ qua, những ngày tháng tư hàng năm bao giờ cũng là thời khoảng mang đến cho nhiều lớp người Việt Nam những kỷ niệm khó quên, nhiều ám ảnh nặng nề của quá khứ. Chúng được mở đầu bằng “Ngày nói dối” (1.4) và kết thúc bằng thời điểm 30.4 làm thay đổi số phận của hàng triệu con người.

Luật nhân quả!

Mai Bá Kiếm

3-4-2024

“THÔI THÔI BÀ ĐÃ LỞ ĐÒ, THÌ BÀ ĐỨNG ĐÓ CHỚ ĐỪNG MÒ XUỐNG SÔNG! RỦI MÀ GẶP CÁ LÒNG TONG, NÓ RỈA CÒN NGẠO CÔNG NƯƠNG SI TÌNH!” Đó là đoạn kết câu 6 của bản vọng cổ, mà Hề Minh trong vai đầy tớ can ngăn “công nương” của mình bị người tình phụ và định quyên sinh.

Tháng tư – Ám ảnh lý lịch

Thọ Nguyễn

2-4-2024

Từ bé tôi đã mang trên người một bản lý lịch “đẹp”. Ba má tôi tham gia kháng chiến chống Pháp ở Liên khu 5 rồi ra Bắc tập kết. Với bản lý lịch đó, tôi có cuộc đời khá êm đẹp so với nhiều bạn bè. Với năng lực chuyên môn của mình nhẽ ra tôi có thể làm quan to, thậm chí rất to và nếu khôn ngoan có thể hạ cánh an toàn, nhà cao cửa đẹp. Đến giờ tôi vẫn là anh thợ cần cù làm việc là do cá tính của mình chứ hoàn toàn không phải vì lý lịch.

Nguyên nhân VNCH sụp đổ ngày 30-4-1975 (Kỳ 3)

Trương Nhân Tuấn

2-4-2024

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2

Kỳ 3: VNCH thua vì để mất chính nghĩa

Phe Việt Minh của ông Hồ đứng về phe chiến thắng. Còn phe Quốc gia ở đâu trước sự kiện Đồng Minh thắng Nhật năm 1945?

Nguyên nhân VNCH sụp đổ ngày 30-4-1975 (Kỳ 2)

Trương Nhân Tuấn

2-4-2024

Tiếp theo kỳ 1 

Kỳ 2: Yếu tố tinh thần đấu tranh

Trong một cuộc chiến tranh, ở đâu cũng vậy, nếu một bên không nỗ lực hy sinh để bảo vệ đất nước, dân và quân không ý thức được ở đâu là quyền và lợi ích của họ trong công cuộc bảo vệ đất nước, chắc chắn bên đó sẽ thua trong cuộc chiến.

Nguyên nhân VNCH sụp đổ ngày 30-4-1975 (Kỳ 1)

Trương Nhân Tuấn

1-4-2024

Kỳ 1: Yếu tố Phật giáo Trí Quang

Nhóm Phật giáo do Thích Trí Quang cầm đầu là tác nhân chính đưa đến cuộc đảo chánh ngày 1-11-1963 và hai anh em ông Diệm bị giết. Biến cố lịch sử này gây xáo trộn chính trị và xã hội miền Nam trong nhiều năm. Người Mỹ đổ bộ vô miền Nam trong lúc các tướng lãnh còn đang tranh giành quyền lực ở Sài gòn.

Nền ‘ngoại giao trục lợi’ của Hà Nội liệu sẽ hiệu quả?

Blog VOA

Trần Đông A

1-4-2024

Các động thái ngoại giao với Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nga gần đây liệu có thỏa mãn tham vọng của Bắc Kinh, làm an lòng Washington và tiếp tục nhờ Mátxcơva giúp quản lý vùng trời, vùng biển?

Mục sư A Ga: “Công an Việt Nam sẽ còn quay trở lại Thái Lan để bắt người”

Blog RFA

Nam Việt

1-4-2024

Giữa tháng Ba 2024, công an Việt Nam cử một nhóm đặc biệt, với sự trợ giúp của cảnh sát Thái Lan, đến gặp những người tị nạn. Công an vừa đe dọa vừa thuyết phục người tỵ nạn quay về, đồng thời cũng thăm dò, để tìm bắt những người đã bị kết án vắng mặt như ông Y Quynh Bdap, Người đồng sáng lập tổ chức vận động nhân quyền cho người bản địa, có tên Người Thượng Vì Công Lý.

Những trang câm của lịch sử

Tạ Duy Anh

1-4-2024

Tuy đoạt giải Nobel năm 2015 và viết bằng tiếng Nga, Svetlana Alexievich lại bị ghét bỏ cả ở Belarus, quê hương bà, cả ở Nga.

Tháng Tư Khúc Đoạn Trường

Quan Dương

1-4-2024

Hằng năm cứ vào tháng tư, mỗi khi những kẻ thắng trận tổ chức lễ hội chào mừng rộn rã thì tôi lại nhớ ngày ra khỏi tù, một mình với bộ đồ vá nhiều mảnh, ngồi trước mộ con nơi góc ruộng rất xa ở làng Đại Chí, xã Bình An, Bình Khê, Bình Định.

Bắt bao nhiêu, trong bao lâu thì hết cán bộ ‘thoái hóa, biến chất’?

Blog VOA

Trân Văn

1-4-2024

“Công tác nhân sự các khoá 11, 12, 13 đều đã để lọt những người không đạt tiêu chuẩn và không phải họ mới mắc khuyết điểm mà là bây giờ mới phát hiện ra.” Hình minh hoạ. Nguồn: Reuters

Nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa

Đỗ Thành Nhân

31-3-2024

I. Mở đầu

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lý đó không bao giờ thay đổi”.

Quy hoạch nhân sự, kế thừa và… ‘hồng phúc’ đính kèm đại họa (Phần 3)

Blog VOA

Trân Văn

31-3-2024

Thân phụ của hai anh – ông Nguyễn Tấn Dũng, cựu Thủ tướng Việt Nam – tài ra sao, đức thế nào có lẽ khỏi bàn vì ai cũng biết nhưng bất kể thế nào thì có lẽ các “anh” cũng sẽ là như thế…