Đại tá Markus Reisner cho biết trong bài phân tích hàng tuần về tình hình ở Ukraine, với các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và các cuộc vượt qua biên giới của Quân đoàn Tự do Nga chống Putin, Ukraine đã cố gắng đánh lạc hướng tình hình khó khăn ở mặt trận trong cuộc bầu cử tổng thống Nga. Tuy nhiên, các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái nói riêng, cũng có khía cạnh chiến lược. Về cuộc bầu cử tổng thống ở Nga, Reisner nói: “Người ta tin rằng Putin, với gần 90% phiếu tán thành, sẽ cho chuẩn bị một cuộc tấn công mùa xuân mới”.
1. Quân đội Ukraina thay đổi chiến thuật, liên tục sử dụng drone tấn công các cơ sở lọc dầu của Nga, đánh thẳng vào điểm yếu trong nền kinh tế của nước này: phụ thuộc vào việc xuất khẩu dầu. Đêm 14 rạng 15/03, nhà máy lọc dầu gần Moscow nổ tung.
Xét đến những rắc rối mà Hoa Kỳ đang phải đối mặt hồi đầu năm 1969, tình trạng hòa hoãn như Kissinger quan niệm về nó là hợp lý. Không thể đánh bại Bắc Việt Nam, bị ảnh hưởng bởi tình trạng vừa lạm phát vừa đình trệ, và phân hoá sâu đậm về mọi thứ, từ quan hệ chủng tộc đến nữ quyền, Washington không thể chơi trò cứng rắn với Moscow.
Thật vậy, nền kinh tế Mỹ trong thập niên 1970 không có điều kiện để duy trì kinh phí quốc phòng tăng trong tổng thể. (Giảm căng thẳng cũng có lý do về tài chính, mặc dù Kissinger hiếm khi đề cập đến vấn đề này).
Việc hoà hoãn không có nghĩa là – như giới chỉ trích Kissinger cáo buộc – chấp nhận, tin tưởng hay xoa dịu Liên Xô. Điều đó cũng không có nghĩa là cho phép họ đạt được ưu thế về hạt nhân, kiểm soát thường trực Đông Âu hoặc là một đế chế ở thế giới thứ ba. Điều đó có nghĩa là, nhận ra giới hạn về sức mạnh của Mỹ, giảm nguy cơ chiến tranh nhiệt hạch bằng cách sử dụng kết hợp cả hai chính sách dùng cà rốt và cây gậy, kéo dài thời gian để cho Mỹ phục hồi.
Việc này đã vận hành. Đúng vậy, Kissinger đã không bảo đảm “khoảng thời gian thích hợp” giữa việc Mỹ rút khỏi miền Nam Việt Nam và cuộc chinh phục miền Nam của miền Bắc, một khoảng thời gian mà ông hy vọng sẽ đủ dài để hạn chế thiệt hại cho uy tín và thanh danh của Washington.
Nhưng việc hòa hoãn cho phép Mỹ tập hợp lại các vấn đề trong nước và ổn định chiến lược của Mỹ về Chiến tranh Lạnh. Nền kinh tế Mỹ sớm đổi mới theo cách mà Liên Xô không bao giờ có thể, tạo ra các tài sản kinh tế và công nghệ, cho phép Washington giành chiến thắng trong Chiến tranh Lạnh.
Giảm căng thẳng cũng cho Liên Xô sợi dây thòng lọng để tự treo cổ tự tử. Được khuyến khích bởi những thành công của họ ở Đông Nam Á và Nam Phi, họ đã thực hiện một loạt các can thiệp sai lầm và tốn kém trong thế giới kém phát triển, mà đỉnh điểm là cuộc xâm lược Afghanistan vào năm 1979.
Với sự thành công hiếm khi được thừa nhận của việc hòa hoãn trong các điều kiện này, vấn đề đáng để đặt ra là, liệu có những bài học nào mà Hoa Kỳ ngày nay có thể học được mà nó có liên quan đến cuộc cạnh tranh với Trung Quốc không. Kissinger chắc chắn tin như vậy.
Trong khi phát biểu tại Bắc Kinh hồi năm 2019, ông tuyên bố rằng Mỹ và Trung Quốc đã “ở chân đồi của một cuộc chiến tranh lạnh”. Năm 2020, giữa lòng trận đại dịch COVID -19, Kissinger đã nâng cấp nó thành “lối thoát trên núi”. Và một năm trước khi qua đời, ông cảnh báo rằng, cuộc chiến tranh lạnh mới sẽ nguy hiểm hơn cuộc chiến đầu tiên vì những tiến bộ trong công nghệ, chẳng hạn như về trí tuệ nhân tạo, đe dọa chế tạo vũ khí không chỉ nhanh hơn và chính xác hơn mà còn có tiềm năng tự động. Ông kêu gọi cả hai siêu cường hợp tác bất cứ khi nào có thể được để hạn chế những nguy cơ sinh tồn của cuộc chiến tranh lạnh mới này – và đặc biệt là để tránh một cuộc hạ màn đầy thảm khốc trong tiềm tàng về tình trạng tranh chấp của Đài Loan.
Như trong thập niên 1970, nhiều chuyên gia chỉ trích phương cách này trong cuộc tranh luận hiện nay về chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc.
Elbridge Colby, người có suy nghĩ sâu sắc nhất trong thế hệ mới của các chiến lược gia bảo thủ, đã khuyến khích chính quyền Biden áp dụng “chiến lược phủ nhận” để ngăn chặn Trung Quốc thách thức về mặt quân sự trong hiện trạng mà Đài Loan được hưởng quyền tự trị trên thực tế và một nền dân chủ thịnh vượng.
Đôi khi, dường như chính quyền Biden tự đặt vấn đề về chính sách mơ hồ trong chiến lược về Đài Loan kéo dài nửa thế kỷ, trong đó không rõ liệu Mỹ có sử dụng quân lực để bảo vệ hòn đảo này không. Và gần như có một sự đồng thuận trong lưỡng đảng rằng, kỷ nguyên cam kết trước đây với Bắc Kinh là một sai lầm, dựa trên giả định lầm lạc rằng, tăng cường thương mại với Trung Quốc sẽ tự do hóa hệ thống chính trị một cách kỳ diệu.
Tuy nhiên, không có lý do chính đáng là tại sao các siêu cường của thời đại chúng ta, giống như những người tiền nhiệm của họ trong thập niên 1950 và 1960, phải chịu đựng 20 năm bên miệng hố của chiến tranh trước khi có giai đoạn giảm căng thẳng của Chiến tranh Lạnh.
Giảm căng thẳng 2.0 chắc chắn sẽ được yêu chuộng hơn là chạy theo một phiên bản mới như cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba hay đối với Đài Loan, nhưng với vai trò đảo ngược: Nhà nước cộng sản phong tỏa hòn đảo tranh chấp gần đó và Hoa Kỳ phải tiến hành phong tỏa, với tất cả các rủi ro kèm theo. Đó chắc chắn là những gì mà Kissinger tin tưởng trong năm cuối cùng của cuộc đời dài của mình. Đó là động lực chính cho chuyến thăm cuối cùng của Kissinger tới Bắc Kinh ngay sau sinh nhật lần thứ 100 của ông.
Giống như tình trạng hòa hoãn 1.0, một sự hòa hoãn mới sẽ không có nghĩa là xoa dịu Trung Quốc, càng không mong đợi đất nước này thay đổi. Điều đó có nghĩa là, lại một lần nữa, tham gia vào vô số cuộc đàm phán: Về kiểm soát vũ khí (rất cần thiết khi Trung Quốc điên cuồng xây dựng lực lượng của mình trong mọi lĩnh vực); về thương mại; về chuyển giao công nghệ, biến đổi khí hậu, trí tuệ nhân tạo; và trên không gian. Giống như SALT, các cuộc đàm phán này sẽ kéo dài và tẻ nhạt – thậm chí có thể không có kết quả. Nhưng chúng sẽ là “cuộc chạm trán” mà Thủ tướng Anh Winston Churchill thường thích là có chiến tranh hơn. Đối với Đài Loan, các siêu cường có thể làm tồi tệ hơn là phủi sạch lời hứa cũ của họ, do Kissinger đưa ra, là đồng ý các vấn đề không đồng ý.
Tất nhiên, tình trạng giảm căng thẳng không làm nên điều kỳ diệu. Trong thập niên 1970, nó đã bị bán đổ bán tháo và mua với giá quá mắc. Chính sách này chắc chắn đã mang lại cho Hoa Kỳ nhiều thời gian, nhưng đó là một chiến lược cờ vua có lẽ đòi hỏi quá nhiều sự hy sinh nhẫn tâm của các quân cờ nhỏ hơn trên bàn cờ.
Bối rối trước sự phản đối của Hoa Kỳ đối với sự can thiệp của đất nước ông vào Angola, một nhà phân tích Liên Xô đã nhận xét: “Người Mỹ các bạn đã cố gắng bán việc hòa hoãn như chất tẩy rửa và tuyên bố rằng nó sẽ làm mọi thứ mà một chất tẩy rửa có thể làm”.
Cuối cùng, giới phê bình đã thành công trong việc đầu độc thuật ngữ này. Vào tháng 3 năm 1976, Ford đã cấm sử dụng nó trong chiến dịch tái tranh cử của ông. Nhưng không bao giờ có một sự thay thế khả thi.
Khi được hỏi liệu ông có một thuật ngữ thay thế không, Kissinger đưa ra một câu trả lời dí dỏm đặc trưng. Ông nói: “Tôi đã nhảy múa xung quanh mình để tìm một người, giảm căng thẳng, giảm căng thẳng. Chúng ta cũng có thể kết thúc với từ cũ một lần nữa”.
Hiện nay, chính quyền Biden đã giải quyết vấn đề bằng cách dùng từ riêng của mình: “giảm rủi ro”. Nó không phải là tiếng Pháp, nhưng nó hầu như cũng không phải là tiếng Anh. Mặc dù khởi điểm của cuộc chiến tranh lạnh này là khác biệt, vì sự tương thuộc về kinh tế ngày nay lớn hơn nhiều giữa các siêu cường, về cơ bản, chiến lược tối ưu có thể trở nên giống như trước đây.
Nếu sự hòa hoãn mới bị chỉ trích, thì giới phê bình không nên giải thích sự sai lầm của nó theo cách mà sự hòa hoãn của Kissinger thường bị xuyên tạc bởi nhiều kẻ thù của ông – kẻo họ thấy mình giống như Reagan trước đây, về cơ bản cũng làm như vậy khi họ ngồi ở Phòng Phân tích Tình hình.
_______
Tác giả: Naill Ferguson là thành viên nghiên cứu cấp cao của Học viện Hoover, Đại học Standford. Ông là tác giả cuốn sách Kissinger: 1923–1968; The Idealist.
“Tôi tin vào hòa bình mà ông Ford nói, nhiều như bất kỳ người nào nói. Nhưng ở những nơi như Angola, Campuchia và Việt Nam, sự bình an mà họ đã biết là sự bình an của nấm mồ. Tất cả những gì tôi có thể thấy là những gì mà các quốc gia khác trên thế giới nhìn thấy: Sự sụp đổ của ý chí Mỹ và sự rút lui của sức mạnh Mỹ”.
Thua trong trận, nhưng thắng trong cuộc chiến
Giới bảo thủ phản đối Kissinger vì những lý do vượt ra ngoài sự khoan dung của ông đối với sự ngang bằng về hạt nhân của Liên Xô. Phe diều hâu cũng lập luận rằng, Kissinger đã quá sẵn sàng để chấp nhận điểm bất công của hệ thống Xô Viết – mặt trái lời phàn nàn của những người theo chủ thuyết tự do, rằng ông đã quá sẵn sàng để dung thứ cho đặc điểm bất công của các chế độ độc tài theo cánh hữu.
Vấn đề này đã trở nên nổi bật về hạn chế của Liên Xô đối với việc di cư của người Do Thái và đối xử với những người bất đồng chính kiến của Liên Xô, chẳng hạn như tác giả Aleksandr Solzhenitsyn. Khi Solzhenitsyn đến Hoa Kỳ trong thập niên 1970 (sau khi bị trục xuất khỏi Liên Xô), Kissinger đã chọc giận giới bảo thủ bằng cách khuyên Tổng thống Gerald Ford không nên gặp ông [Solzhenitsyn].
Solzhenitsyn trở thành một trong những đối thủ khó chịu nhất của Kissinger. Tiểu thuyết gia này nói hồi năm 1975: “Một nền hòa bình bao dung cho bất kỳ hình thức bạo lực tàn bạo nào và bất kỳ liều lượng lớn nào của nó chống lại hàng triệu người, nó không có sự cao cả về đạo đức ngay cả trong thời đại hạt nhân”. Ông và giới phê bình bảo thủ khác lập luận rằng, thông qua việc hòa hoãn, Kissinger chỉ đơn thuần cho phép mở rộng chủ nghĩa cộng sản Liên Xô. Sự sụp đổ của Sài Gòn năm 1975, Campuchia rơi vào địa ngục của chế độ độc tài cộng sản Pol Pot, sự can thiệp của Cuba – Liên Xô vào cuộc xung đột tại Angola trong thời hậu thuộc địa – những thất bại này và những thất bại địa chính trị khác, dường như minh chứng cho tuyên bố của họ.
Reagan tuyên bố hồi năm 1976, khi ông vận động chống lại Ford trong cuộc bầu cử sơ bộ tổng thống của đảng Cộng hòa: “Tôi tin vào hòa bình mà ông Ford nói, nhiều như bất kỳ người nào nói. Nhưng ở những nơi như Angola, Campuchia và Việt Nam, sự bình an mà họ đã biết là sự bình an của nấm mồ. Tất cả những gì tôi có thể thấy là những gì mà các quốc gia khác trên thế giới nhìn thấy: Sự sụp đổ của ý chí Mỹ và sự rút lui của sức mạnh Mỹ”.
Không giống như cáo buộc về tình trạng ưu thế trong hạt nhân của Liên Xô, Kissinger không bao giờ phủ nhận rằng, chủ nghĩa bành trướng của Liên Xô ở thế giới thứ ba đặt ra một mối đe dọa đối với sự hòa hoãn và sức mạnh của Mỹ. Ông nói trong một bài phát biểu hồi tháng 11-1975: “Thời gian không còn nhiều; việc tiếp tục cho một chính sách can thiệp chắc chắn phải đe dọa các mối quan hệ khác. Chúng ta sẽ linh hoạt và hợp tác trong việc giải quyết các xung đột, . . . Nhưng chúng ta sẽ không bao giờ cho phép việc hòa hoãn biến thành một sự che đậy lợi thế đơn phương”.
Tuy nhiên, thực tế là trong trường hợp không có được sự ủng hộ của Quốc hội – dù là để bảo vệ cho miền Nam Việt Nam hay Angola – chính quyền Ford không có lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận cho sự bành trướng quân sự của Liên Xô, hoặc ít nhất là chiến thắng của các lực lượng ủy nhiệm của Liên Xô.
Kissinger nói hồi tháng 12 năm 1975: “Các tranh chấp trong nước của chúng ta đang tước đi khả năng của chúng ta cả trong việc cung cấp các động lực cho sự ôn hòa [của Liên Xô] như trong các hạn chế đối với đạo luật thương mại, cũng như khả năng chống lại các hành động quân sự của Liên Xô như ở Angola”.
Tất nhiên, có thể tranh luận ở mức độ nào mà Kissinger hợp lý khi tuyên bố rằng, với sự hỗ trợ liên tục của Quốc hội trong việc viện trợ của Hoa Kỳ, miền Nam Việt Nam và ngay cả Angola có thể đã thoát ra khỏi được sự kiểm soát của Cộng sản.
Nhưng không còn nghi ngờ gì nữa, khi Kissinger quan tâm đến việc ngăn chặn sự lan rộng của các hệ thống Xô Viết. Ông nói hồi năm 1974: “Sự cần thiết cho việc hoà hoãn như chúng ta quan niệm về nó không phản ánh sự tán thành về cấu trúc trong nội địa của Liên Xô. Hoa Kỳ luôn nhìn với sự cảm thông, với sự đánh giá cao, về việc thể hiện tự do tư tưởng trong tất cả các xã hội”. Nếu Kissinger từ chối ủng hộ Solzhenitsyn, đó không phải là vì Kissinger khoan dung (ít có thiện cảm bí mật hơn) với mô hình Xô Viết. Đó là bởi vì ông tin rằng Washington có thể đạt được nhiều hơn bằng cách duy trì mối quan hệ đang vận hành với Moscow.
Và trong việc này, Kissinger chắc chắn đã có lý. Bằng cách giảm bớt các căng thẳng cả ở châu Âu và các nơi khác trên thế giới, việc hòa hoãn đã giúp cải thiện cuộc sống của ít nhất một số người dưới sự cai trị của Cộng sản. Việc di cư của người Do Thái ra khỏi Liên Xô tăng lên trong giai đoạn khi Kissinger đặc trách việc hòa hoãn.
Sau khi Thượng nghị sĩ Dân chủ Henry “Scoop” Jackson của Washington và giới diều hâu khác trong Quốc hội tìm cách công khai gây áp lực buộc Moscow thả thêm người Do Thái qua việc duy trì thỏa thuận thương mại Mỹ – Xô Viết, việc di cư đã giảm xuống.
Giới phê bình bảo thủ của Kissinger đã kịch liệt phản đối việc Hoa Kỳ ký các Hiệp định Helsinki vào mùa hè năm 1975, họ lập luận rằng, chúng thể hiện cho việc phê chuẩn các cuộc chinh phục của Liên Xô ở châu Âu trong thời hậu chiến.
Nhưng bằng cách nhận cam kết của các nhà lãnh đạo Liên Xô về việc tôn trọng một số quyền dân sự cơ bản của công dân của họ như một phần của các hiệp định – một cam kết mà họ không có ý định tôn trọng – thỏa thuận cuối cùng đã làm xói mòn tính hợp pháp của việc cai trị của Liên Xô ở Đông Âu.
Không có sự thật nào trong số này có thể cứu vãn sự nghiệp của Kissinger trong chính phủ. Ngay sau khi Ford ra đi, Ngoại trưởng của ông cũng vậy, không bao giờ trở lại nhiệm sở quan yếu. Nhưng khái niệm chính về chiến lược của Kissinger tiếp tục phát huy thành quả trong nhiều năm sau, bao gồm cả các chỉ trích chính về hòa hoãn: Carter và Reagan.
Carter đã chỉ trích Nixon, Ford và Kissinger vì không đủ lòng thương cảm trong chủ thuyết hiện thực của họ, nhưng Zbigniew Brzezinski, cố vấn an ninh quốc gia của chính ông [Carter], đã thuyết phục ông nên cứng rắn với Moscow. Đến cuối năm 1979, Carter buộc phải cảnh báo Liên Xô rút quân khỏi Afghanistan, nếu không sẽ phải đối mặt với “hậu quả nghiêm trọng”.
Về phần mình, Reagan cuối cùng đã chấp nhận việc hòa hoãn như là một chính sách của riêng mình trong toàn diện ngoại trừ tên gọi – và thực sự đã vượt xa những gì mà Kissinger đã làm để giảm bớt căng thẳng. Trong khi theo đuổi việc xít lại gần nhau, Reagan đã đồng ý giảm kho vũ khí hạt nhân của Washington xuống một lượng lớn hơn nhiều so với những gì Kissinger nghĩ đã là thận trọng. “Kỷ nguyên Kissinger” không kết thúc khi ông rời chính phủ hồi tháng Giêng năm 1977.
Mặc dù đã bị lãng quên, sự thật này được công nhận bởi những người đương thời nhiều tinh ý hơn của Kissinger. Chẳng hạn như nhà bình luận bảo thủ William Safire lưu ý rằng, chính quyền Reagan đã nhanh chóng bị thâm nhập bởi “những người thuộc phe Kissinger” và “những người theo tinh thần hòa hoãn”, ngay cả khi bản thân Kissinger bị ngăn chặn.
Thật ra, chính quyền Reagan đã trở nên quá thích ứng đến mức bây giờ đến lượt Kissinger lại cáo buộc Reagan là quá mềm mỏng, chẳng hạn như trong phản ứng của Reagan trước việc áp đặt tình trạng thiết quân luật ở Ba Lan. Kissinger phản đối các kế hoạch xây dựng một đường ống dẫn khí đốt tự nhiên từ Liên Xô đến Tây Âu với lý donó , sẽ khiến phương Tây “trở thành đối tượng bị thao túng chính trị nhiều hơn so với hiện nay”. (Về sau được phát hiện lời cảnh báo này là tiên đoán).
Năm 1987, Nixon và Kissinger đã lên tiếng trong trang xã luận của tờ Los Angeles Times để cảnh báo rằng, việc Reagan sẵn sàng thực hiện một thỏa thuận với Mikhail Gorbachev, nhà lãnh đạo Liên Xô, đã đi quá xa, khi cả hai quốc gia sẽ loại bỏ tất cả vũ khí hạt nhân tầm trung của họ. Đối với lời chỉ trích như vậy, Ngoại trưởng George Shultz đã đưa ra một câu trả lời, tiết lộ: “Bây giờ chúng ta đã vượt quá sự hòa hoãn”.
Lầu Năm Góc đề xuất bắn khoảng 200 vũ khí hạt nhân vào các cơ sở quân sự của Liên Xô gần biên giới Iran. Kissinger hét lên: ‘Các anh mất trí rồi sao? Đây là một lựa chọn hạn chế sao?’
Ngày này, 15-3, của 45 năm trước, tôi nhập ngũ. Hôm 5-3-2024, ngồi uống rượu ở nhà bác sĩ Nguyễn Thái Long [tác giả cuốn sách nói về cuộc chiến của các anh, E 567, trong ngày 17-2-1979, Tiếng Vọng Đèo Khau Chỉa], giật mình nhớ, 5-3-1979 là ngày Chủ tịch Nước phát lệnh Tổng động viên; giật mình nhận ra, trong 7 người đàn ông có mặt hôm ấy có đến 6 người từng là lính.
Lời giới thiệu của Tiếng Dân: Bộ phim tài liệu “20 ngày ở Mariupol“, của đạo diễn Mstyslav Chernov, 39 tuổi, người Ukraine, đã giành giải Oscar 2024 cho phim tài liệu xuất sắc nhất hôm 10-3-2024 vừa qua ở Hollywood, Hoa Kỳ.
Sau lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Hải Quân Trung Quốc (PLAN) ngày 23/4/2009, cùng ngày Trung Quốc đã đưa một đoạn phim lên YouTube về trận đánh 14/3/1988: “Trung Quốc nổ súng chiếm Trường Sa”. Thật ghê rợn khi thấy những họng súng của Hải Quân Trung Quốc xé nát Gạc Ma trong khi những người lính Việt Nam hoàn toàn không có khả năng tự vệ, co cụm giữa trận địa trong “Vòng Tròn Bất tử”, họ chỉ đơn giản chờ đợi một cái kết không thể nào tránh khỏi.
Kiếp trước phá nhà, kiếp này phục chế là đúng chuẩn đảng ta với điện Kiến Trung. Năm 1947 Việt Minh tiêu thổ kháng chiến, bây giờ xây dựng to đẹp hơn 10 ngày xưa!
Bất chấp những lo ngại chính đáng về việc các cường quốc hạt nhân đầy tham vọng như Iran, điều đáng để ghi nhớ là vẫn chỉ có chín quốc gia có vũ khí hạt nhân, ít hơn nhiều so với hai chục quốc gia mà John F. Kennedy dự đoán là sẽ có vào thập niên 1970. Khi việc không phổ biến vũ khí hạt nhân được ưu tiên hoá, thì nó sẽ vận hành.
Vào thời điểm Nga xâm lược, mọi người đều thấy tầm quan trọng của việc duy trì liên minh, tăng cường an ninh của chính chúng ta và quan tâm đến an ninh của các nước láng giềng – phát biểu của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 7/3:
Việt Nam thường tách cuộc chiến biên giới phía Bắc và cuộc chiến Campuchia ra làm hai, nhưng sử gia phương Tây lại ghép làm một, coi là hệ quả của nhau, liên quan mật thiết với nhau, như vậy đúng hơn.
1. Đúng như dự đoán trước đây của Viện Nghiên cứu Chiến tranh ISW, sau khi quân Ukraina bắt buộc phải rút khỏi thành phố Avdiivka và hai làng lân cận, quân Nga cũng không có đủ sức để tiếp tục cuộc tấn công. Và cũng đã không xảy ra “sự tan vỡ phòng tuyến của phía Ukraina” nào như các kênh truyền thông Nga rao giảng suốt thời gian qua. Trận địa mới lại được thiết lập, tương tự như những gì xảy ra tại Bakhmut.
Chiến trường Ukraine đang bước vào năm thứ ba với nhiều bất trắc vì vẫn chưa có triển vọng tái lập hòa bình, trong khi Ukraine đang thiếu hụt nghiêm trọng về nhân lực và quân viện.
Cuộc chiến tranh do Trung Quốc gây ra mở màn hôm 17.2.1979 nhìn dưới góc độ của người Việt tử tế, đó là cuộc chiến tranh xâm lược. Kẻ đem quân đi đánh nước khác ngay trên đất nước ấy, không là chiến tranh xâm lược thì là gì? Bản thân nhà cầm quyền Trung Quốc thừa hiểu điều đó nhưng nó cố tránh, gọi trẹo đi thành “dạy cho Việt Nam một bài học”. Lạ ở chỗ, có những người Việt Nam lại cố tình không hiểu, cũng tìm cách gọi trẹo như Trung Quốc. Hệt như lúc này, người ta vì lý do khốn nạn nào đó không dám gọi bọn Nga xâm lược Ukraine là bọn xâm lược, chỉ dám rụt rè thập thò bằng “chiến dịch quân sự đặc biệt”. Ông hàng xóm nhà tôi bảo chiến dịch chiến dịch cái mả bà nhà chúng nó.
Người dân Ðức, cũng như nhiều người Âu châu vẫn chưa thực sự hiểu những gì đang xảy ra trong hai năm qua. Phải chi các nhà lãnh đạo giải thích với họ rõ ràng hơn.
Muốn biết chính xác tên gọi của cuộc chiến tranh do Trung Quốc gây ra ngày 17.2.1979, hãy đọc lại chính những câu chữ của nhà cầm quyền Việt Nam trong cuốn sách trắng “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung quốc 30 năm qua” (xuất bản tháng 10.1979, NXB Sự Thật), được viết khi họ còn tỉnh táo, đầy bản lĩnh, chứ không u mê tre pheo gì cả.
Hai năm trước, vào ngày 24-2-2022, Nga đã công khai vi phạm luật pháp quốc tế khi dùng quân đội để tấn công vào lãnh thổ Ukraine. Trước sự ngạc nhiên của chính giới và công luận, Ukraine đã anh dũng chiến đấu để bảo vệ đất nước. Cuộc chiến tàn khốc đã gây bao tổn hại vật chất, cướp đi bao sinh mạng của hai phía. Cuộc chiến này đang bước vào năm thứ ba, nhưng vẫn chưa có triển vọng kết thúc. Đâu là hiện trạng của cuộc chiến và triển vọng tái lập hoà bình?
Hiện trạng
Nhân ngày kỷ niệm lần thứ hai của cuộc chiến, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết rằng đất nước ông còn phải đối mặt với nhiều thách thức quan trọng, nhất là tình hình miền Đông trở nên vô cùng khó khăn, nhưng nghiêm trọng nhất là càng phụ thuộc vào quân viện của các nước phương Tây.
Quân đội Nga bắt đầu tấn công Ukraine ngày 24-2-2022 từ các phía bắc, đông và nam. Tuy nhiên, kế hoạch chiếm thủ đô Kiev trong vòng vài ngày đã thất bại vì các đơn vị Ukraine đã đẩy lùi được quân Nga, rồi sau đó đã tái chiếm được gần một nửa lãnh thổ ở phía đông. Hiện nay, Nga còn đang chiếm 18% lãnh thổ Ukraine.
Kể từ đầu năm 2023, diễn biến chiến trường không thay đổi ngoạn mục cho Nga, mà chỉ gây tiếng vang khi Nga chiếm được Bakhmut và gần đây nhất là Avdiivka, nhưng phải trả bằng cái giá là tổn thất nặng nề.
Trong khi các phương tiện truyền thông Nga hết lòng ca ngợi việc đánh chiếm Avdiivka, xem đây là một chiến thắng quan trọng về mặt chiến lược, thì các chuyên gia độc lập nghi ngờ thành quả này, vì các diễn biến của tiền tuyến chứng tỏ ngược lại. Quân đội Nga khó có thể tái chiếm các thành phố quan trọng ở Donbass, Kramatorsk và Sloviansk đang do Ukraine kiểm soát. Trong dịp kỷ niệm hai năm ngày tấn công, một lần nữa, Nga tuyên bố, thành phố cảng Odessa và thủ đô Kiev sẽ là mục tiêu chiếm đóng ưu tiên.
Đối với Ukraine, Avdiivka, một thành phố ở phía đông với dân số 30.000, sụp đổ là một thất bại đáng kể mà lý do chính là việc triệt thoái quá muộn và trong hỗn loạn. Quân đội Nga hiện đang trên đường tiến xa hơn về phía tây và nhắm vào các thị trấn gần nhất. Trong khi đó, Ukraine đã đẩy hải quân Nga lùi xa ra khỏi Hắc Hải và liên tục đe doạ Crimea.
Giao tranh còn đang diễn ra ở phía đông nam và nam Ukraine. Đầu cầu Ukraine tại Kynky đang nhiều chịu áp lực nặng nề, nhưng quân đội Ukraine phủ nhận việc chuẩn bị rút quân. Kynky nằm trên bờ phía nam của sông Dnepr.
Theo quan điểm chiến lược của Ukraine, các khu vực ở hướng Crimea là mục tiêu quan trọng cần tập trung, vì đó là nơi mà quân đội Nga nhận được các nguồn cung ứng quân cụ. Chỉ khi nào Ukraine tái chiếm khu vực này, thì Nga sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và nhờ thế, may ra Ukraine sẽ có vị thế đàm phán tốt hơn. Tuy nhiên, trước tình hình hiện nay, Ukraine không có đủ điều kiện quân cụ và binh sĩ để tổng tiến công theo như dự kiến.
Tổn thất
Sau hai năm chiến tranh, cả hai bên đều không đưa ra con số nào đáng tin cậy về tình trạng tổn thất. Ước tính chung cho rằng, gần 200.000 binh sĩ của hai bên bị thiệt mạng. Hồi tháng 8-2023, New York Times đưa tin, chính phủ Mỹ ước tính, có hơn 100.000 binh sĩ Nga và khoảng 70.000 người Ukraine tử vong.
Hai cơ quan truyền thông độc lập của Nga là Medusa và Mediazona cho rằng khoảng 75.000 binh sĩ Nga hy sinh. Ngược lại, dựa trên con số đăng ký tử vong của các gia đình binh sĩ, sở thống kê Nga ước tính, khoảng từ 66.000 cho đến 88.000 người chết và 130.000 bị thương. Nguồn tin của cơ quan Projekt UALosses nhận định, có khoảng 47.000 binh sĩ Ukraine thương vong. Không ai có đủ thẩm quyền và cơ sở nào để kiểm chứng các con số này.
Những thách thức cho Ukraine
Trước những tổn thất nặng nề của Ukraine, gần đây, các nước phương Tây cam kết là sẽ tiếp tục viện trợ để giúp ổn định tình hình. Bằng chứng là Tổng thống Zelensky đã ký kết các thỏa thuận an ninh song phương với Đức và Pháp hồi tháng 2. Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng cam kết viện trợ thêm cho nước này.
Theo dự kiến, khoảng thời gian trong sáu tháng tới sẽ có các quyết định, liệu xem Ukraine có đủ khả năng để xoay chuyển tiến trình của cuộc chiến theo hướng tốt hơn hay không. Các dấu hiệu chung cho thấy, Ukraine lâm cảnh bi quan.
Những gì được cung cấp cho Ukraine không thể đáp ứng được nhu cầu chiến trường. Giải pháp khẩn thiết cho Ukraine là cần thêm nhiều vũ khí và binh sĩ. Mặc dù đang cố gắng tăng cường sản xuất vũ khí và đạn dược, nhưng trong tương lai gần, ít nhất là đến cuối năm 2025, Ukraine sẽ còn phụ thuộc vào các quốc gia phương Tây trong vấn đề quân viện, nhất là các hệ thống thiết bị nhằm tấn công tầm xa, thiết giáp và máy bay không người lái.
Do đó, Tổng thống Zelensky đang khẩn thiết kêu gọi các nước tiếp tục ủng hộ, và nguy cơ trước mắt là quân viện của Mỹ khó khả thi vì gặp sự chống đối của đảng Cộng hòa trong Quốc hội Mỹ, hoặc Donald Trump sẽ có thể cản trở sau tháng 11 năm nay nếu ông ta tái đắc cử.
Liệu châu Âu có thể thay thế Mỹ trong vai trò quân viện hay không, đó là một vấn đề đang được chính giới quan tâm. Về mặt tài chính, châu Âu có thể đảm nhận, nhưng về mặt chính trị, có sẵn sàng để lãnh trách nhiệm viện trợ cho Ukraine không? Vấn đề này còn nhiều tranh cãi nên thật khó lường đoán. Tuy nhiên, cũng có nhiều dấu hiệu cho thấy, ý thức về trách nhiệm này trong các nước Liên Âu đang tăng lên.
Mặt khác, thực tế là nhiều binh sĩ thiệt mạng hoặc bị thương, nên tình trạng thiếu binh sĩ là một nhu cầu cấp bách. Thách thức này nan giải và vẫn còn nằm trong tay chính phủ Ukraine vì việc tuyển dụng tân binh cho chiến trường không tiến triển. Theo dự kiến, quân đội Ukraine cần thêm khoảng 500.000 quân, nhưng cho đến nay, luật động viên vẫn chưa được thông qua; dù nếu có thông qua, con số này cũng khó đạt được.
Một nguyên nhân của các tổn thất là do thiếu trang thiết bị quốc phòng. Ukraine không còn đủ đạn dược tối thiểu hàng ngày để có thể tự vệ hiệu quả hơn. Nếu tình trạng này còn tiếp tục kéo dài, các vùng lãnh thổ đã tái chiếm có thể gặp nguy cơ thất thủ.
Ukraine cần một cuộc huy động toàn diện, hiệu quả và minh bạch, nhưng vấn đề này không chỉ thuần tuý về mặt quân sự, mà còn là tinh thần nhạy cảm và đoàn kết của toàn thể quân dân về mặt chính trị.
Do việc bất đồng quan điểm, vào đầu tháng 2, Tổng thống Zelensky đã thay thế vị Tổng tư lệnh Valerii Zaluzhnyi bằng Tướng Oleksandr Syrskyi, vị chỉ huy của lực lượng bộ binh trước đây. Zelensky và Zaluzhny đã tranh cãi về các biện pháp quân sự khả thi. Qua tranh cãi, người ta cũng nhận ra rằng, Tổng thống cũng coi vị tư lệnh quân đội này là một đối thủ có nhiều tiềm năng cạnh tranh về mặt chính trị.
Tuy nhiên, việc sa thải Zaluzhnyi cũng gây ra nhiều chỉ trích bất lợi cho Zelensky, người đang mất dần sự ủng hộ trong công luận. Dân chúng đang bắt đầu có cảm giác mệt mỏi. Cảm giác chung là, có quá nhiều trì trệ ở phía nam và những khó khăn ở khu vực Donetsk, cả hai gây thêm bi quan cho giới đối lập và dư luận, cho dù tinh thần chiến đấu của Ukraine vẫn chưa bị dập tắt.
Những thách thức cho Nga
Nhu cầu to lớn về trang bị vũ khí và tăng cường quân số để tiếp tục công cuộc chiến đấu sang năm thứ ba cũng là một thách thức đối với Moscow.
Khả năng chiến đấu của Nga không bị suy giảm vì với sự giúp đỡ của Iran và Bắc Triều Tiên; nhờ thế, Moscow có thể sẽ lấp đầy khoảng trống về đạn dược và thiết bị quân sự. Ngành công nghiệp của Nga đã chuyển đổi sang nền kinh tế chiến tranh và đang sản xuất càng nhiều nguồn cung ứng cho chiến trường.
Thuận lợi nhất cho Nga là có ưu thế về pháo binh, tỷ lệ áp đảo là 10 trên 1. So với Hoa Kỳ, phí tổn sản xuất quân cụ ở Nga tương đối rẻ hơn. Vấn đề lớn nhất cho tương lai là quân đội Nga phải sẵn sàng chấp nhận thêm những tổn thất nặng nề hơn để cuộc chiến kéo dài hơn.
Từ một năm rưỡi trước, Nga nhận thấy rằng cần phải huy động thêm 300.000 binh sĩ, việc tuyển mộ đặt ra trên cơ sở tự nguyện. Mặc dù theo tiêu chuẩn của Nga, mức lương tương đối khá hậu hĩ, tương đương 2.000 euro mỗi tháng cho một tân binh, nhưng cho đến nay, số lượng tình nguyện viên không đủ để bù đắp cho những khiếm khuyết. Để trấn an tâm lý dân chúng, Tổng thống Putin tỏ ra dè đặt trong việc đề ra một cuộc tổng động viên cưỡng bức.
Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy, dân chúng tỏ ra ít ủng hộ cuộc chiến hơn. Bằng chứng là, khoảng 70.000 người thuộc các gia đình binh sĩ Nga đã lên tiếng chỉ trích cuộc chiến, số người tham gia ngày càng tăng. Các cuộc biểu tình phản đối chiến tranh đang bị chính quyền Nga truy tố gay gắt. Gần đây nhất, việc bày tỏ thương tiếc đối với lãnh đạo đối lập Alexander Navalny, người phản đối cuộc chiến Ukraine, là một bằng chứng.
Một tiếng nói khác chống lại cuộc chiến đã bị gạt ra ngoài lề chính trị: Boris Nadezhdin, chính trị gia đối lập, sẽ không được phép tham gia cuộc bầu cử tổng thống vào tháng Ba.
Vladimir Putin thắng cử là điều chắc chắn và ông ta đang chờ đợi ngày trở lại Nhà Trắng của Donald Trump vào tháng 11 năm nay. Putin hy vọng sẽ nối lại tình thân thiết với Donald Trump và cả hai sẽ tạo ra nhiều chuyển biến khởi sắc để sớm kết thúc chiến cuộc.
Vai trò của Trump
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng rằng, sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ngoài ra, ông ta còn khuyến khích cho Nga tùy tiện hành động, dù không chính thức hỗ trợ Nga trong việc mở rộng xâm lăng các lãnh thổ khác.
Nhưng sau khi trở lại Nhà Trắng, Donald Trump sẽ đóng vai trò gì trong tương lai cuộc chiến Ukraine, đó là vấn đề khó lường đoán. Trump sẽ nhận làm trung gian hoà giải như các nước khác hay có quyết định cắt đứt mọi quân viện như Putin đang hy vọng? Putin và Trump sẽ có quyết định nào cho tương lai của Ukraine, hiện nay chưa có cơ sở thực tế để nhận định.
Trước mắt, để kiếm phiếu trong chiến dịch tranh cử, Trump và nhóm cộng sự của ông ta đưa ra nhiều mục tiêu thuộc về chính trị quốc nội, thí dụ như sa thải những quan chức tham nhũng trong các cơ quan an ninh và tình báo, cải cách quy chế công vụ, cải cách chính sách nhập cư, trục xuất người nhập cư bất hợp pháp, tiếp tục thương chiến với Trung Quốc bằng các biện pháp áp thuế thật nặng hoặc cấm nhập khẩu các mặt hàng chủ yếu như điện tử, thép và dược phẩm.
Do đó, trong khuôn khổ này, Trump sẽ đánh giá lại sứ mệnh của khối NATO và tương lai Ukraine với những mục tiêu đúng đắn mới nhất, nếu ông ta muốn thắng cử. Quan trọng không kém là Trump còn phải chờ đợi nhiều bất trắc khác từ các vụ kiện tụng.
Ngày 24-2-2022, Nga xua quân sang xâm chiếm lãnh thổ Ukraine. Đối với Nga, đây chỉ là “chiến dịch quân sự đặc biệt”, nhưng đối với đại đa số các quốc gia yêu chuộng hòa bình trên thế giới, gọi đây là một cuộc xâm lược.
Ngay sau khi Nga xua quân sang xâm chiếm lãnh thổ của Ukraine, Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc có trụ sở tại Genève, đã bày tỏ quan ngại về các báo cáo vi phạm nhân quyền và vi phạm luật nhân đạo quốc tế của Nga. Do đó ngày 7-4-2022 Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu để khai trừ Nga ra khỏi Hội đồng này.
Để loại Nga ra khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, cần có ít nhất 2/3 số phiếu ủng hộ. Kết quả bỏ phiếu vào ngày 7-4-2022 là 93 phiếu ủng hộ, 24 phiếu chống và 58 phiếu trắng, đủ để khai trừ Nga ra khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Nga tham gia Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào tháng 1-2021, nhiệm kỳ 2021-2023 và trở thành quốc gia đầu tiên bị loại kể từ quyết định đình chỉ thành viên với Libya năm 2011. Mặc dù bị loại khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, nhưng Nga vẫn nuôi hy vọng sẽ quay trở lại tổ chức này.
Ngày 10-10-2023 Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã nhóm họp tại New York để bầu Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2024-2026. Theo đó, Nga đã thất bại trong nỗ lực giành lại chiếc ghế của cơ quan nhân quyền hàng đầu Liên Hiệp Quốc. Kết quả bỏ phiếu kín, Nga chỉ được 83/193 phiếu (Bulgaria được 160 phiếu và Albania được 123 phiếu).
Mặc dù đất nước trong tình trạng chiến tranh, nhưng Tổng thống Zelensky đã thực hiện một loạt các chuyến công du đến một số quốc gia để tìm sự ủng hộ dành cho Kyiv. Các bài phát biểu của Tổng thống Zelensky luôn nhận được sự tán thưởng của cử tọa. Xin đơn cử vài chuyến công du:
– Phát biểu trước Quốc hội Mỹ vào tối 21-12-2022, Tổng thống Zelensky nói: “Tiền của các bạn không phải là tiền từ thiện” và “đó là một khoản đầu tư vào an ninh và dân chủ toàn cầu”. Ông Zelensky tuyên bố: “Ukraine giữ vững lập trường của mình và sẽ không bao giờ đầu hàng”[1].
– Ngày 9-2-2023 Tổng thống Zelensky gặp gỡ 27 nhà lãnh đạo EU và có bài phát biểu tại Nghị viện Châu Âu ở Brussels. Tổng thống Zelensky đã cám ơn Nghị viện Châu Âu vì sự giúp đỡ mà Ukraine đã nhận được trong thời gian qua. Tổng thống Zelensky nói với các nhà lập pháp Châu Âu: “Chúng tôi, những người Ukraine, cùng với các ngài, đang tự bảo vệ mình trên chiến trường”. Ông nói thêm, “tự bảo vệ mình trước thế lực chống Châu Âu lớn nhất thế giới hiện đại”[2]
Ngày 19-9-2023, phát biểu tại Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc ,Tổng thống Zelensky kêu gọi đoàn kết chống lại sự xâm lược của Nga. Ông nói: “Vũ trang hóa phải bị hạn chế, tội ác chiến tranh phải bị trừng phạt, những người bị trục xuất phải được trở về nhà và những kẻ chiếm đóng phải quay về lãnh thổ của họ”. Đồng thời Tổng thống Zelensky khẳng định, Ukraine “đang làm mọi thứ” để bảo đảm sau này “không ai trên thế giới dám tấn công bất kỳ quốc gia nào” [3].
Ngày 16-1-2024, cuộc họp thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 54 tại Davos. Trong bài phát biểu, Tổng thống Zelensky kêu gọi phương Tây thắt chặt các biện pháp trừng phạt đối với Moscow và tăng cường hỗ trợ cho Kyiv để bảo đảm rằng, Điện Kremlin sẽ không thành công trong cuộc chiến.
Tại Diễn đàn này, Tổng Thư ký NATO Stoltenberg phát biểu: Những hỗ trợ cho Ukraine không phải là từ thiện mà là đầu tư vào an ninh của chính liên minh. Ông khẳng định: “Chúng ta chỉ cần đứng về phía Ukraine. Ở một giai đoạn nào đó, Nga sẽ hiểu rằng họ đang phải trả giá quá cao và ngồi xuống và đồng ý về một nền hòa bình công bằng nào đó – nhưng chúng ta cần sát cánh cùng Ukraine” [4].
Tổng thống Putin thì hoàn toàn ngược lại với Tổng thống Zelensky, ông Putin rất hạn chế việc đi lại. Ông không dám đặt chân đến quốc gia nào là thành viên của Tòa Hình sự Quốc tế (ICC). Tháng 3-2023 Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Putin. ICC cáo buộc ông Putin phạm tội ác chiến tranh vì đã cưỡng bức hàng trăm ngàn trẻ em qua Nga.
Tháng 8-2023 Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa đã mời Tổng thống Putin đến Johannesburg dự Hội nghị thượng đỉnh của nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS, nhưng Tổng thống Putin đã chối từ.
Kế đến, Tổng thống Putin cũng không tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại New Delhi vào ngày 9 và 10-9-2023, mà cử Ngoại trưởng Sergey Lavrov đi thay. Tổng thống Putin cũng không đến dự cuộc họp thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 54 tại Davos.
Vào ngày 8-5-2022, trong thông điệp chúc mừng gửi đến các nước hậu Liên Xô nhân dịp kỷ niệm 77 năm Liên Xô đánh bại Đức Quốc xã hồi Thế chiến Thứ hai, Tổng thống Putin tuyên bố rằng, chiến thắng sẽ thuộc về Moscow và ông cũng cầu chúc “tất cả người dân Ukraine một tương lai hòa bình và công bằng”.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tham dự cuộc họp của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) ở Bắc Macedonia ngày 30-11-2023, khi phát biểu đã có nhiều quan chức bỏ ra ngoài[5].
Trong cuộc họp báo thường niên cuối năm vào ngày 14-12-2023, Tổng thống Putin cho biết, Nga sẽ giành chiến thắng trong cái gọi là “Chiến dịch quân sự đặc biệt” và hiện không cần phải có làn sóng huy động tân binh lần thứ hai. Tổng thống Putin khẳng định như đinh đóng cột: “Tôi chắc chắn rằng, chiến thắng sẽ thuộc về chúng ta” [6].
Có người đặt câu hỏi với Tổng thống Putin: “Khi nào chúng ta sẽ có hòa bình?”. Ông đã trả lời: “Sẽ có hòa bình khi chúng ta đạt mục tiêu. Mục tiêu của chúng ta không thay đổi. Đó là phi phát xít hóa, phi quân sự hóa và bảo đảm tình trạng trung lập của Ukraine” [7].
Nếu Putin không tôn trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc và các nguyên tắc cơ bản luật pháp quốc tế, thì Ukraine sẽ không bao giờ có hòa bình!
Ngày 12-10-2023 phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc tiếp tục khẳng định: Việt Nam theo dõi sát và đặc biệt quan ngại trước các diễn biến gần đây tại Ukraine, nhấn mạnh sự cần thiết của việc bảo đảm tuân thủ Hiến chương liên Hiệp Quốc và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Trong đó có việc không can thiệp vào công việc nội bộ, không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là các nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia.
Ở Việt Nam vẫn có một số người ủng hộ việc Putin xua quân xâm chiếm Ukraine và sáp nhập một số vùng lãnh thổ của Ukraine vào nước Nga. Họ đã tung hô: “Putin đại đế, nước Nga vĩ đại!”
Tôi đã đọc một bình luận trên YouTube về chiến tranh Nga – Ukraine: “Chỉ có những kẻ mất hết nhân tính, mất hết lương tri mới ủng hộ quân xâm lược”.
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công.
Theo “Chỉ thị của Ban Bí thư Số 38-CT/TW, ngày 21 tháng 2 năm 1978 Về việc tăng cường lãnh đạo công tác quân sự địa phương trong giai đoạn mới“, yêu cầu nâng cấp lực lượng du kích địa phương ở huyện biên giới phía Bắc, với quân số trung đoàn và sư đoàn.
Phần 2: Ý nghĩa của hai trận đánh bảo vệ Bakhmut và Avdiivka
1. Trận Bakhmut
Tháng 10 năm 2022 – tháng 5 năm 2023, trận chiến quân sự lớn nhất ở châu Âu sau năm 1945 đã nổ ra. Trận đánh này kéo dài đến 8 tháng, và tiêu tốn của hai bên, đặc biệt là Nga một lượng nguồn lực quân sự khổng lồ.
– Do phạm Tội ác chiến tranh quy mô lớn ở Ukraine, lãnh đạo cao nhất Liên bang Nga sẽ bị trừng phạt. Sẽ không có hòa bình ổn định nếu không có trách nhiệm của giới lãnh đạo Nga về những tội ác đã gây ra.
– Sự khủng khiếp về tội ác của Nga ở Ukraine thật đáng kinh ngạc: Từ bạo lực chống lại dân thường và cưỡng bức trẻ em, tra tấn và hành quyết tù nhân, cho đến cố tình phá hủy cơ sở hạ tầng dân sự.
– Kể từ khi bắt đầu cuộc chiến tranh tổng lực, Nga đã phạm hơn 125.000 tội ác chiến tranh ở Ukraine.
– Vụ thảm sát hàng loạt của lính Nga ở Bucha. Vào tháng 2 và tháng 3 năm 2022, dân thường Ukraine ở thành phố Bucha gần Kyiv đã phải hứng chịu các vụ bắt cóc, tra tấn, hãm hiếp, bao gồm cả trẻ em và cướp bóc hàng loạt. 461 cư dân của thành phố đã chết. Những hành động tàn bạo tương tự của quân đội Nga cũng được ghi nhận ở Borodyanka, Gostomel và Makarov. Tổng cộng có 1.137 thường dân Ukraine thiệt mạng ở quận Bucha của vùng Kyiv.
– Liên Hợp Quốc chính thức xác nhận, quân Nga đã sát hại 1.348 thường dân ở Mariupol, trong đó có 70 trẻ em. Theo dữ liệu chưa chính thức, khoảng 22.000 người chết trong thành phố, 50% thành phố bị đốt cháy hoàn toàn và 90% cơ sở hạ tầng quan trọng bị phá hủy. Những cái chết này là do các cuộc không kích, hỏa lực của xe tăng và pháo binh cũng như việc sử dụng vũ khí nhỏ và vũ khí hạng nhẹ trong giao tranh trên đường phố. Con số thực tế còn cao hơn nhiều.
– Vào ngày 8 tháng 4 năm 2022, quân đội Nga đã tiến hành một cuộc tấn công tên lửa vào nhà ga xe lửa ở Kramatorsk vùng Donetsk, nơi việc sơ tán đang được thực hiện và có khoảng bốn nghìn dân thường. Cuộc tấn công bằng tên lửa vào nhà ga xe lửa ở Kramatorsk này đã cướp đi sinh mạng của 57 người.
– Ngày 27 tháng 6 năm 2022, Nga tiến hành cuộc tấn công tên lửa vào trung tâm mua sắm Amstor ở Kremenchuk. Hơn một nghìn người đang có mặt tại trung tâm mua sắm vào thời điểm xảy ra vụ tấn công. Hậu quả của cú va chạm là 22 người thiệt mạng và gần 70 người khác bị thương ở các mức độ nghiêm trọng khác nhau. Xem ảnh từ báo Wall Street Journal:
– Ngày 14 tháng 7 năm 2022, quân đội Nga tấn công trung tâm Vinnytsia bằng tên lửa Kalibr. Hậu quả của vụ tấn công khiến 27 người thiệt mạng, trong đó có 3 trẻ em. Chính quyền Nga đã thay đổi phiên bản của cuộc tấn công ba lần, bởi vì Điện Kremlin, mặc dù có nhiều sự thật và bằng chứng, đã phủ nhận ngay từ đầu cuộc chiến quy mô lớn rằng họ cố tình giết hại dân thường, tấn công các thành phố, tòa nhà dân cư, trường học và bệnh viện. Xem ảnh từ BBC:
– Sau khi tỉnh Kharkiv được giải phóng, vào tháng 9 năm 2022, gần Izyum, một trong những ngôi mộ tập thể lớn nhất kể từ đầu cuộc chiến quy mô lớn đã được phát hiện trong rừng – khoảng 450 ngôi mộ.
– Dân thường chiếm đa số trong số những người thiệt mạng ở Izyum. Hầu hết đều chết một cách đau đớn vì vết thương do đạn bắn. Đặc biệt có nhiều thi thể của người Ukraine có dấu hiệu bị tra tấn: Với một sợi dây quanh cổ, hai tay bị trói, gãy chân tay và vết thương do đạn bắn, một số người đàn ông đã bị cắt cụt bộ phận sinh dục. Ở Izyum, những kẻ chiếm đóng đã tổ chức ít nhất sáu địa điểm nơi người Ukraine bị tra tấn dã man.
– Ngày 6/9/2023, quân đội Nga đã bắn tên lửa S-300 vào khu chợ trung tâm thành phố Kostyantynivka thuộc vùng Donetsk khiến 17 người thiệt mạng và 32 dân thường bị thương.
– Người Nga giết những người lính Ukraine bị bắt theo một cách đặc biệt cay độc và mang tính trả thù. Ví dụ, ở Olenivka vào tháng 7 năm 2022, quân chiếm đóng đã thiêu 53 tù nhân để đổ lỗi cho Ukraine về việc này. Người Nga thậm chí còn cấm một cuộc điều tra quốc tế về vụ việc này.
– Người Nga thường xuyên đăng tải các video tra tấn và sát hại binh sĩ Ukraine. Ví dụ: cảnh quay cắt bộ phận sinh dục của một tù nhân hoặc bắn một tù nhân không có vũ khí.
– Trên thực tế, do không có hoạt động điều tra độc lập nên chính phủ Nga đã tiêu hủy vật chứng tại hàng trăm hiện trường vụ án tiềm ẩn. Ngoài ra, chính quyền chiếm đóng cũng đang phá hủy các dấu hiệu nhận dạng người Ukraina, đặc biệt bằng cách đưa ra chương trình giảng dạy ở trường học bằng tiếng Nga và đổi tên đường phố.
– “Cố ý giết người, tra tấn hoặc đối xử vô nhân đạo, gây đau khổ lớn hoặc gây tổn hại cơ thể nghiêm trọng” được coi là vi phạm trắng trợn Công ước Geneva ngày 12 tháng 8 năm 1949 (Điều 8 (2) (a) của Quy chế Rome).
– Nga sử dụng các phương tiện chiến tranh bị cấm. Trong số đó có đạn chùm và phốt pho, mìn, đạn hóa học và gây cháy.
– Học thuyết quân sự của Nga không dự tính việc tuân thủ luật pháp quốc tế, trái lại, được xây dựng trên cái gọi là “thung lũng lửa”, khi người Nga ném bom các thành phố và tiến hành các cuộc tấn công bằng pháo binh bất chấp sự hiện diện của dân thường ở đó.
– Trong hai năm chiến tranh toàn diện, quân đội của Putin đã quét sạch nhiều thành phố ở miền Đông Ukraine: Popasna, Severodonetsk, Mariupol, Bakhmut, Avdiivka, Maryinka, Volnovakha. Danh sách các ngôi làng bị phá hủy hoàn toàn đã lên tới hàng trăm.
– Vào tháng 6 năm 2023, Nga đã thực hiện một hành động diệt chủng và diệt chủng sinh thái khác bằng cách cho nổ đập thủy điện Kakhovskaya HPP, làm ngập lụt các khu vực rộng lớn gần Dnipro. Hiện vẫn chưa rõ số nạn nhân ở tả ngạn sông Dnipro bị chiếm đóng, nơi người Nga ngăn chặn các hoạt động cứu hộ.
– Người Nga tiếp tục chiếm giữ trái phép nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, nơi họ đã chiếm giữ khi bắt đầu cuộc chiến tranh toàn diện. Người Nga, vi phạm luật pháp quốc tế, đã thiết lập một căn cứ quân sự trên lãnh thổ của ZNPP và định kỳ đặt mìn theo các vành đai xung quanh các công trình điện lực.
– Người Nga đưa trẻ em Ukraina sang Nga trái phép (có tới 20.000 trẻ vị thành niên đã được xác định). Điều này trở thành cơ sở để mở phiên tòa chống lại Putin và đồng bọn tại Tòa án Hình sự Quốc tế ở The Hague.
– Cuộc xâm lược của Liên bang Nga chỉ chính thức dẫn đến cái chết của 9.655 thường dân. 12.829 người bị thương. Theo các công tố viên vị thành niên, do hành động xâm lược của Nga, 1.751 trẻ em bị thương, trong đó 527 trẻ chết, 1.224 trẻ bị thương ở nhiều mức độ nghiêm trọng khác nhau.
– Ủy ban Liên hợp quốc công nhận việc Nga trục xuất trẻ em Ukraine khỏi các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng của Ukraine là tội ác chiến tranh. Việc đưa những đứa trẻ đi không được biện minh vì lý do an toàn hoặc sức khỏe.
– Quân đội Liên bang Nga đã phá hủy hoặc làm hư hại (tính đến tháng 2 năm 2024): khoảng 200.000 ngôi nhà, hơn 3.300 cơ sở giáo dục (trong đó có 265 cơ sở bị phá hủy), 1.718 cơ sở y tế (195 bị phá hủy), 154 cơ sở xã hội.
– Chính Putin và bộ sậu của hắn ta đã gây ra cuộc chiến dẫn đến tất cả những hành động tàn bạo sau đó ở Ukraine. Các đại diện của giới lãnh đạo chính trị và quân sự Nga sẽ hầu tòa vì tội xâm lược, tội tương tự được áp dụng đối với tội phạm chiến tranh của Đức Quốc xã tại các phiên tòa ở Nuremberg sau Thế chiến thứ hai.
Sự đoàn kết phải được thể hiện không chỉ trong suy nghĩ, lời nói mà còn bằng hành động vì mục tiêu chung của đất nước chúng ta – Phát biểu của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 19/2: