Putin có thực sự thua về mặt chiến lược trong cuộc chiến ở Ukraine không, ông Keupp?

Kölnische Rundschau

Raimund Neuß phỏng vấn TS Marcus M. Keupp

Vũ Ngọc Chi chuyển ngữ

26-4-2024

Binh sĩ Ukraine đang được huấn luyện để phóng tên lửa Patriot: Nước này rất cần thêm nhiều hệ thống phòng không. Ảnh: DPA

Tình hình Ukraine ngày thứ 795

Phan Châu Thành

28-4-2024

1. Đúng như dự đoán của Viện Nghiên cứu Chiến tranh ISW, quân Nga đang tổ chức tấn công dồn dập trên nhiều mặt trận, tranh thủ thời gian trước khi các đợt hỗ trợ mới của phương Tây ra được tới chiến trường. Tại khu vực Avdiivka, quân Nga đã có những thắng lợi nhất định, sau khi lọt được vào khu vực làng Ocheretyne:

Hãy quên và hưởng thụ!

Lâm Bình Duy Nhiên

28-4-2024

Có quá, quá nhiều người muốn quên những gì họ từng trải qua. Những thời khắc kinh hoàng khi sẵn sàng chấp nhận bỏ mình nơi biển sâu để tìm chút tia hy vọng, chút hơi thở tự do nơi xứ người.

Đại tá Reisner: “Thời điểm vỡ đập có thể sắp xảy ra”

NTV

Frauke Niemeyer phỏng vấn đại tá Markus Reisner

Vũ Ngọc Chi chuyển ngữ

24-4-2024

Với bước đột phá ngày hôm qua của Nga, “chiếc hộp Pandora đã được mở”, các blogger quân sự viết. Đại tá Reisner giải thích điều gì nguy hiểm đến thế và tại sao hiện nay lại thiếu đạn dược như vậy.

Đại tá Reisner: “Viện trợ sắp tới của Mỹ cũng sẽ chỉ giúp Ukraine giữ vững tuyến phòng thủ”

NTV

Hubertus Volmer phỏng vấn đại tá Reisner

Vũ Ngọc Chi, chuyển ngữ

22-4-2024

Ảnh: Lính Ukraine pháo kích vào các vị trí của Nga gần Kupyansk. Nguồn: Reuters

Hạ viện Mỹ phê chuẩn viện trợ cho Ukraine: Một ngày tuyệt vời cho thế giới tự do và Ukraine!

Đỗ Kim Thêm

21-4-2024

Cảnh vui mừng của những người ủng hộ Ukraine trước Quốc hội Mỹ. Nguồn: Jim Lo Scalzo / EPA

Quân Nga bị cáo buộc bắt cóc người đàn ông Mỹ ủng hộ Putin

BTV Tiếng Dân

17-4-2024

LGT: Russell Bentley, còn được gọi là “Texas”, hay “Donbass Cowboy”. Ông ta sinh năm 1960, là người Mỹ lớn lên ở Texas. Nhưng ông ta là người cuồng Putin, ủng hộ Nga. Năm 2014, Bentley rời Mỹ, sang Nga để tham gia chiến đấu trong quân đội Nga, giúp Nga chiến đấu cho cái gọi là “Cộng hòa Nhân dân Donetsk”, “phi phát xít hóa” Ukraine. Năm 2020, Bentley nhập quốc tịch Nga.

Theo cảnh sát địa phương ở khu vực do Nga kiểm soát cho biết, ngày 8-4-2024 Bentley mất tích. Ngày 16-4-2024, báo Newsweek của Mỹ đưa tin: “Bí ẩn về vụ mất tích của người đàn ông Texas ở khu vực Ukraine bị Nga chiếm đóng, sau khi ông ta gia nhập quân đội của Putin”. Cũng hôm qua, vợ ông, bà Lyudmila Bentley lên Telegram kêu gọi mọi người làm tất cả những gì có thể làm được, để cứu chồng bà.

Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả Allison Quinn, về vụ mất tích của Russell Bentley mà báo Daily Beast đăng tải hôm nay, do Trúc Lam, một cộng tác viên của Tiếng Dân, chuyển ngữ:

***

Người đàn ông Texas yêu Putin bị bắt cóc ở miền Đông Ukraine – Bị cáo buộc bởi quân Nga

Ông Russell Bentley, hay Teax. Nguồn: Daily Beast/ VK

Vợ của Russell Bentley cho biết, ông ta đã bị lính Nga bắt cóc và hiện tại bạn bè của ông đang cố gắng vạch trần tin đồn về những hoạt động “đáng ngờ” của ông ta.

Câu chuyện bi thảm về một người Texas kém may mắn, người tự biến mình thành người phản bội và là một anh hùng chiến tranh ở một nước cộng hòa tự xưng của Nga, đã có một bước ngoặt bất ngờ trong tuần này khi anh ta được cho là bị quân đội Nga bắt cóc — sau khi bị cáo buộc là điệp viên của CIA.

Russell Bentley, còn có tên gọi khác là “Texas”, có lẽ là người cuối cùng lẽ ra phải thực hiện được kế hoạch gián điệp xảo quyệt trong gần 10 năm sống giữa các chiến binh Nga ở vùng Donetsk bị Ukraine chiếm đóng. Là người gốc Dallas, bị kết án về tội ma túy ở quê nhà, Bentley đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của quốc tế hồi năm 2014 khi người ta phát hiện anh ta đội chiếc mũ cao bồi cùng với các chiến binh Nga và đưa ra lời tuyên truyền của Điện Kremlin về “Đức Quốc xã” ở Ukraine. Anh ta có quốc tịch Nga hồi năm 2020 sau khi chuyển sang làm “nhà báo” cựu chiến binh trở về từ chiến trận, cho các phương tiện truyền thông do Điện Kremlin kiểm soát.

Tin tức về sự mất tích của ông ta hồi đầu tháng này hầu như không được chú ý cho đến khi vợ ông, bà Lyudmila Bentley, lên tiếng công khai hôm thứ Ba rằng, ông đã bị quân đội Nga bắt cóc và bị bắt làm con tin.

Lyudmila Bentley viết trong một tuyên bố trên Telegram: “Russell đã bị giam giữ một cách tàn bạo vào ngày 8 tháng 4. Tôi KÊU GỌI MỌI NGƯỜI làm MỌI THỨ CÓ THỂ để cứu chồng tôi, ‘Texas’ của chúng tôi”, bà nói và mô tả ông ta là “người bạn của Donbass và của Nga”.

Có lẽ, không còn nhiều thời gian nữa”, bà nói.

Các nhà tuyên truyền Nga nói rằng, ông Bentley đã biến mất sau khi tiếp cận địa điểm xảy ra các vụ pháo kích hoặc tấn công bằng súng cối gần đây, và một trang tin độc lập của Nga cho biết, ông đã chụp ảnh các tòa nhà bị hư hại. Chi tiết đó đã dẫn đến một loạt các thuyết âm mưu về việc Bentley có khả năng là một điệp viên trong một thời gian dài.

Hôm thứ Tư, bạn bè của Bentley đã tìm cách dập tắt những tin đồn đó, những người tự xưng là “anh em đồng đội” của ông ta, chỉ được xác định là Vasily, đăng tải một video để bác bỏ các tuyên bố rằng Bentley đã “quay phim gì đó trên điện thoại của ông ấy”.

Sau khi phát hiện điện thoại của Bentley bị đập nát, Vasily viết rằng, anh ta có thể kiểm tra nó sau đó và nói: “Tôi không tìm thấy BẤT KỲ HÌNH ẢNH hay VIDEO NÀO”.

Graham Phillips, một người phương Tây khác có liên hệ với lực lượng Nga ở miền đông Ukraine và biết Bentley, đã đưa ra tuyên bố của mình hôm thứ Tư rằng, “một bộ phận nhỏ nhưng tích cực trong cộng đồng Nga đã viết thư chống lại Texas, chẳng hạn như anh ta là ‘điệp viên Mỹ’ v.v…”

Kỳ lạ thay, sau khi viết rằng, những tuyên bố như vậy là “vô lý” và không công bằng vì Bentley không có mặt để phản biện, chính Phillips đã tiếp tục bôi nhọ một cách tinh vi việc ông Texas quay phim hoạt động quân sự, gọi việc làm như vậy là “bất hợp pháp và đáng ngờ”.

Tuy nhiên, anh ta nói: “Tôi mong điều tốt nhất, rằng Texas của chúng ta vẫn sống và khỏe mạnh”.

Hà Nội những ngày hậu chiến đầu tiên, ngày 1-5-1973

Vương Trí Nhàn

15-4-2024

Trích từ Nhật ký Chiến tranh Hà Nội – Quảng Trị – Hà Nội 1972 – 1975

Mấy kỷ niệm về một đoạn đời sau tháng 4-1975 (Kỳ 5)

Lê Nguyễn

11-4-2024

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2kỳ 3 và kỳ 4

5.2 NHỮNG BỮA TIỆC “HÀM THỤ” Ở TRẠM XÁ LONG THÀNH

Vào tháng 9 năm 1975, số bệnh nhân nằm điều trị tại trạm xá Long Thành chỉ vào khoảng 9-10 người, trong đó có hai người cao tuổi. Người thứ nhất là cụ Nguyễn Văn Tho, Trưởng khối Dân tộc Thượng viện, được hai cán bộ y tế chỉ định làm người trưởng nhóm. Người thứ hai là bác K., sau khi tình cờ biết mình từng tốt nghiệp Học viện Quốc gia Hành chánh (QGHC), bác cho biết bác là bố vợ anh Ngô ĐL, một khóa đàn anh của mình, lúc ấy đã qua đời.

Làm thế nào để ngăn chặn cuộc chiến Đài Loan

Project – Syndicate

Tác giả: Joseph S. Nye, Jr.

Đỗ Kim Thêm dịch

8-4-2024

Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình.

Đại tá Reisner: Một cuộc chiến tiêu hao có thể thay đổi tình thế bất cứ lúc nào

NTV

Hubertus Volmer phỏng vấn đại tá Reisner

Vũ Ngọc Chi chuyển ngữ

8-4-2024

Ảnh: Công nhân đào chiến hào ở vùng Zaporizhia như một phần của tuyến công sự mới, chống lại lực lượng xâm lược Nga. Nguồn: Reuters

Đại tá Markus Reisner cho biết trong nhận định hàng tuần về tình hình ở tiền tuyến: Một cuộc chiến tranh tiêu hao như ở Ukraine “tuân theo các quy tắc riêng và được quyết định chủ yếu bởi việc sử dụng tài nguyên chứ không phải bởi chất lượng của hệ thống vũ khí hay tinh thần của binh lính”.  Điển hình của loại chiến tranh này là: “Chúng thường có vẻ rất tĩnh, nhưng trên thực tế, bộ đếm nguồn lực của cả hai bên đang chạy ngầm đằng sau, cho thấy chúng đang giảm dần cho đến khi bộ đếm của một bên chỉ số 0”.

Ảnh: Đại tá Markus Reisner, thuộc lực lượng vũ trang Áo và là nhà phân tích tình hình chiến tranh ở Ukraine vào thứ Hai hàng tuần cho báo NTV. Nguồn: ntv.de

NTV: Mặt trận Ukraine mấy ngày qua có diễn biến gì bất ngờ không?

Markus Reisner: Về mặt chiến thuật, kỹ thuật chiến đấu, chúng tôi thấy rằng người Nga tiếp tục cố gắng đạt được kết quả vào cuối cuộc tấn công mùa đông thứ hai của họ. Họ làm điều này bằng cách tấn công ồ ạt vào các nơi khác nhau trên mặt trận.

Ukraine luôn tìm cách đẩy lùi các cuộc tấn công này, đôi khi đạt được thành công ngoạn mục về mặt số lượng bắn hạ. Nhưng chúng cũng cho thấy người Nga tin tưởng rằng họ vẫn có thể đạt được điều gì đó.

Giao tranh diễn ra căng thẳng nhất trong những ngày gần đây, đặc biệt là ở phía nam Kupyansk. Tại đây, Ukraine đã đẩy lùi một cuộc tấn công của Nga gần thị trấn Terny.

NTV: Việc bắn hạ thành công của Ukraine cho thấy ý định gì của quân Nga?

Markus Reisner: Những thành công trong phòng thủ của Ukraine cho thấy, họ vẫn có khả năng tự vệ trong khu vực. Nhưng số lượng xe của Nga bị bắn hạ cũng cho thấy quân Nga thật ra đã có âm mưu gì đó ở đây. Họ muốn đột nhập vào ít nhất tuyến phòng thủ thứ hai của Ukraine: Phía tây Bakhmut ở Chasiv Yar, phía tây Avdiivka gần Orlivka, nơi đặt vị trí phòng thủ của Ukraine, và ở Terny phía tây Kreminna. Từ đó, quân Nga muốn tiến về sông Oskil.

NTV: Ukraine có nhân lực và vật lực để đẩy lùi cuộc tấn công của Nga không?

Markus Reisner: Về mặt hoạt động, Ukraine đang cố gắng đào tạo binh lính dự bị. Ở đây vẫn chưa có quyết định cuối cùng, ngoài việc hạ độ tuổi tuyển quân từ 27 xuống 25; một số trường hợp, từ 17 tuổi có thể tham gia tình nguyện. Tư lệnh quân đội Olexander Syrskyj đã nói rõ rằng, theo quan điểm của ông, con số luân chuyển 500.000 binh sĩ mới vào lúc này là không cần thiết, mặc dù các nhà quan sát quốc tế cho rằng điều này là cần thiết. Syrskyj nói, hiện đang có một nỗ lực nhằm chuyển lực lượng từ các đơn vị sâu trong lãnh thổ ra mặt trận.

Đối với tôi, một vấn đề lớn hơn có vẻ là thiết bị. Năm ngoái, Ukraine thành lập cái gọi là lữ đoàn tấn công để chuẩn bị cho cuộc tấn công mùa hè – tổng cộng có 12 lữ đoàn, 9 trong số đó được phương Tây trang bị vào thời điểm đó. Các lữ đoàn này được sử dụng trong cuộc tấn công mùa hè thất bại và bị hao mòn đáng kể trong quá trình này. Hiện Ukraine đang cố gắng thành lập các lữ đoàn mới, gồm lữ đoàn từ 150 đến 154.

Tuần trước, quân đội Ukraine đã phải thừa nhận, họ không có đủ trang thiết bị để biến các lữ đoàn này thành lữ đoàn cơ giới hóa, tức là trang bị cho họ xe tăng chiến đấu chủ lực và xe chiến đấu bộ binh. Giờ đây sẽ là các lữ đoàn bộ binh – về cơ bản là bộ binh được cơ giới hóa. Điều này cho thấy sự thiếu hụt đến mức nào, đặc biệt là với các thiết bị hạng nặng. Không phải tất cả những gì phương Tây hứa hẹn đều đã được thực hiện – Đó là về mặt hoạt động.

NTV: Và về mặt chiến lược?

Markus Reisner: Mặt chiến lược được xác định bởi các cuộc không kích của Nga. Trọng tâm các cuộc không kích của Nga là vào Kharkiv, nhưng một số thành phố ở phía Tây và dọc theo sông Dnipro cũng bị ảnh hưởng. Nga đang cố gắng phá hủy hơn nữa cơ sở hạ tầng quan trọng và tấn công vào các cơ sở sản xuất, nơi sản xuất máy bay không người lái mà Ukraine đang cố gắng sử dụng để xâm nhập sâu vào Nga.

Trong những ngày gần đây, Ukraine đã có các nỗ lực ngoạn mục nhằm tấn công vào các sân bay quân sự của Nga: Một mặt tại các căn cứ như Morozovsk ở phía đông Ukraine, nơi Nga đồn trú các máy bay chiến đấu Su-34 và Su-35; mặt khác, tại các căn cứ như Engels, trên sông Volga, cách Ukraine hàng trăm km, nơi máy bay ném bom chiến lược bị tấn công. Tuy nhiên, hình ảnh vệ tinh cho thấy, không có tổn thất lớn, đáng chú ý nào ở đó, mặc dù tình báo Ukraine nói hơi khác.

NTV: Kyrylo Budanov, người đứng đầu cơ quan tình báo quân sự Ukraine, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Đức ARD vào cuối tuần, rằng Ukraine nghĩ sẽ có một cuộc tấn công mới của Nga vào mùa xuân hoặc mùa hè, đặc biệt ở Donbass. Tại sao ở đó?

Markus Reisner: Bởi vì người Nga đang tập hợp lực lượng đáng kể ở đây và họ chắc chắn sẽ có ý định chiếm hữu hoàn toàn các vùng mà họ cho rằng đó là lãnh thổ của Nga, tức là Luhansk, Donetsk, Zaporizhzhia và Kherson.

NTV: Theo ông thành phố Kharkiv đang gặp nguy hiểm đến mức nào?

Markus Reisner: Luôn có những ước tính rằng, người Nga có thể sẽ triển khai quân lớn hơn để tấn công Kharkiv. Nhưng để làm được điều này họ sẽ phải tập hợp lực lượng đông đảo ở đó. Ở thế kỷ 21, những chuyện như thế này không còn có thể giấu được nữa, và cho đến nay chúng tôi chưa nhìn thấy nó.

Tuy nhiên, những gì chúng tôi nhìn thấy là nỗ lực của Nga nhằm tăng áp lực đến mức làm cho người dân [Ukraine] không thể chịu đựng được bằng các cuộc không kích vào Kharkiv. Điều này dẫn đến một làn sóng người tị nạn: Thường dân rời bỏ thành phố vì phần lớn thành phố không có điện.

Ảnh: “Răng rồng” ở Zaporizhia, là một phần của tuyến phòng thủ phía sau của Ukraine. Nguồn: Reuters

NTV: Trang tin Politico dẫn lời một sĩ quan Ukraine cách đây vài ngày, nói rằng “không gì có thể giúp Ukraine lúc này vì không có công nghệ thực sự nào có thể bù đắp cho Ukraine số lượng quân lớn mà Nga có thể sẽ gửi tới”.

Markus Reisner: Đây là một ví dụ khác về tình hình ngày càng bấp bênh ở Ukraine. Tất nhiên, các quan chức Ukraine đang phản đối điều này vì họ không muốn xuất hiện một diễn ngôn khiến cuộc chiến đấu của Ukraine có vẻ như vô ích. Nhưng trong bài viết này, các tướng lĩnh khác cũng không được nêu tên đang kêu gọi cần viện trợ tiếp thêm vũ khí, đạn dược từ phương Tây. Tổng thống Zelensky cũng cho rằng, nếu Ukraine không được cung cấp các nguồn lực cần thiết thì nước này sẽ phải rút lui. Hay Bộ trưởng Ngoại giao Kuleba, là người đã nói rất quyết liệt: “Hãy trao cho chúng tôi những tên lửa Patriots chết tiệt đó đi”. Tuyên bố của viên chức được Politico trích dẫn cũng đi theo hướng này.

Một cuộc chiến tiêu hao tuân theo những quy luật riêng của nó và được quyết định chủ yếu bởi việc sử dụng nguồn lực chứ không phải bởi chất lượng của hệ thống vũ khí hay tinh thần của binh lính. Và đây là việc Nga đã tích lũy được một khoản thặng dư vũ khí đáng kể trong vài tháng qua – về số lượng binh sĩ, cũng như về pháo binh, nơi mà tỷ lệ hiện nay là từ 1:6 cho đến 1:10.

NTV: Ông là  nhà sử học và luôn nhấn mạnh rằng, những dự đoán có thể được đưa ra từ quá khứ. Ông nghĩ đến tình hình lịch sử nào trong các cuộc chiến trước đây khi xem xét tình hình hiện tại ở Ukraine?

Markus Reisner: Có vài ví dụ, đặc biệt là từ các cuộc chiến tranh tiêu hao. Tất nhiên, ở đây Chiến tranh thế giới thứ nhất luôn có ích, cho thấy một loạt trận chiến diễn ra dường như không có gì nổi bật trong một khoảng thời gian dài trước khi một bước ngoặt quyết định xảy ra.

Một ví dụ từ lịch sử Áo trong Thế chiến thứ nhất là trận chiến Isonzo. Đây là mười hai trận chiến giữa Áo và Ý, trong đó quân Ý liên tục tiến về phía trước một cách chậm chạp. Trong Trận Isonzo lần thứ mười hai, năm 1917, diễn biến này đã bị đảo ngược: Trong một cuộc tấn công được bắt đầu bằng khí độc, quân Áo với sự hỗ trợ của Đức đã đạt được bước đột phá và đẩy quân Ý ngược trở lại tới sông Piave. Mọi kết quả của những trận chiến trước đó đều bị vô hiệu hóa. Nhưng trong trận chiến Piave năm 1918, người Ý đã đẩy lùi quân Áo và cuối cùng đánh bại họ.

Đây là điển hình của các cuộc chiến tranh tiêu hao: Chúng thường có vẻ rất tĩnh tại, nhưng trên thực tế, nguồn lực của cả hai bên đều đang cạn kiệt. Cho đến khi một bên rơi xuống số 0 và nhường chỗ [cho bên kia] ở mặt trận.

NTV: Budanov cũng nói rõ rằng, Ukraine tiếp tục hy vọng có được tên lửa hành trình Taurus: “Taurus chắc chắn sẽ làm cho cuộc sống của chúng ta dễ dàng hơn”. Cái gì có thể thay thế Taurus?

Markus Reisner: Một số hệ thống có thể được sử dụng thay thế, hầu hết trong số đó có thể được cung cấp bởi Hoa Kỳ. Có một hệ thống tên là JASSM (AGM-158B-2). Đáng chú ý, Ba Lan vừa nhận được cam kết từ Mỹ, cung cấp 800 tên lửa hành trình loại này. Đó sẽ là một hệ thống cũng sẽ được Ukraine quan tâm.

NTV: Nhưng họ không có được nó.

Markus Reisner: Kể từ khi bắt đầu chiến tranh, Ukraine đã phải chịu đựng việc phương Tây không “nhúng tay hoàn toàn vào”. Họ được cho từ hệ thống này đến hệ thống khác để người Nga có thể thích nghi và do đó hiệu ứng biến mất. Điều này có nghĩa là, Ukraine không thể cho phép các hệ thống vũ khí khác nhau hoạt động cùng nhau. Nếu các hệ thống khác nhau hoạt động cùng lúc, chúng sẽ có tác dụng hoàn toàn khác. Điều này cũng áp dụng cho F-16. Ukraine có thể sẽ cần những máy bay chiến đấu này khi bắt đầu cuộc tấn công vào năm ngoái. Bây giờ chúng tới quá muộn cho những nỗ lực tấn công này.

NTV: Budanov nói: “Tình hình khá khó khăn nhưng kiềm chế được”. Theo ông, đó có phải là mô tả chính xác?

Markus Reisner: Vâng, bạn có thể cho rằng điều đó đúng. Những cuộc tấn công vẫn đang bị đẩy lùi. Quân Nga mặc dù đang tiến chậm tới nhưng người Ukraine vẫn kiểm soát được tình hình. Nhưng đó chính là vấn đề của cuộc chiến tiêu hao: Nó có thể thay đổi bất cứ lúc nào. Và nếu Ukraine không nhận được nguồn viện trợ cần thiết, nước này sẽ bị đánh bại.

Mấy kỷ niệm về một đoạn đời sau tháng 4-1975 (Kỳ 4)

Lê Nguyễn

9-4-2024

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2kỳ 3

5. NHỮNG CHUYỆN KỂ Ở TRẠM XÁ LONG THÀNH

Mấy kỷ niệm về một đoạn đời sau tháng 4-1975 (Kỳ 3)

Lê Nguyễn 

7-4-2024

Tiếp theo kỳ 1 và kỳ 2

(Hồi ức này chỉ là sự nhắc nhở lại những kỷ niệm vui buồn của một phận người sau khi cuộc chiến kết thúc, nó không được sử dụng vào những mục tiêu chính trị và không nhằm nói lên những quan điểm cực đoan trước một quá khứ đã lùi sâu nửa thế kỷ. Tất nhiên, người viết cũng mong mỏi người đọc với một tâm thế như vậy, bình tâm và không cực đoan trong các bình luận của mình…).

Thân tặng Moc Nguyen và các bạn đồng cảnh ngộ ở Long Thành, Xuyên Mộc (1975-1982).

Liệu Toà án Hình sự Quốc tế có thể xử tội Putin được không?

Đỗ Kim Thêm

6-4-2024

Hiện trạng

Trong hai năm qua, nhiều cơ quan truyền thông quốc tế đã tường thuật khá nhiều về tội ác chiến tranh do Tổng thống Nga Vladimir Putin gây ra cho vô số thường dân Ukraine.

Ngay từ đầu cuộc chiến, công luận thế giới kinh hoàng chứng kiến những hình ảnh tang thương khi binh sĩ Nga gây cảnh chết chóc cho bao nhiêu thường dân vô tội tại thị trấn Bucha, gần thủ đô Kyiv của Ukraine: Nhiều người chết nằm la liệt trên đường phố, bị trói tay sau lưng và khắp cơ thể có dấu hiệu bị tra tấn bằng bạo lực, các mồ chôn tập thể… tương tự như bi kịch của 5000 đồng bào Huế trong chiến cuộc Mậu Thân tái diễn.

Theo ước tính của Phủ Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ngày 29/2/2024, có khoảng 10.675 dân thường thiệt mạng và 20.080 người bị thương khi quân đội Nga tấn công vào các bệnh viện và khu dân cư.

Liệu Putin có chịu trách nhiệm về các cáo buộc vi phạm tội ác chiến tranh trước Tòa án Hình sự Quốc tế (TAHSQT – International Crimical Court, ICC) không?

Định nghĩa

Về mặt pháp lý, Công ước La Haye năm 1907 và bốn Công ước Geneva năm 1949 với các Nghị định thư bổ sung năm 1977 và 2005, định nghĩa tội ác chiến tranh là các vi phạm nghiêm trọng hoặc vi phạm luật nhân đạo quốc tế.

Các yếu tố cấu thành tội phạm gồm việc sử dụng vũ khí bị cấm là hóa học và sinh học. Luật cũng bao gồm việc bảo vệ những người không liên quan trực tiếp đến chiến sự như dân thường, tù nhân và nhân viên y tế.

Quy chế Rome của TAHSQT năm 1998 liệt kê chi tiết các yều tố này. Dựa theo cơ sở này, Điều 8 Công ước Geneva quy định các vi phạm gồm có:

– Các cuộc tấn công có chủ ý vào dân thường và các mục tiêu dân sự.

– Giết hoặc làm bị thương các chiến binh đầu hàng hoặc không có khả năng tự vệ.

– Tra tấn

– Hiếp dâm và tấn công tình dục

– Nô lệ

– Cưỡng bách di dời

– Bắt làm con tin

– Chuyên quyền phá hoại tài sản và hôi của

– Các cuộc tấn công có chủ ý vào bệnh viện, trường học và các tòa nhà được dành sử dụng cho các hoạt động tôn giáo, nghệ thuật và văn hóa.

Do đó, khi binh sĩ Nga tấn công vào các trường học, nhà hộ sinh, hí viện Mariupol, giết hại dân thường ở thị trấn Bucha, thì có thể họ bị quy kết là gây ra tội ác chiến tranh.

Tuy nhiên, luật pháp quốc tế cũng dè dặt khi quy định, tiên khởi chỉ là một loại cáo buộc tạm thời dành cho nghi can cho đến khi nào được chứng minh rõ ràng là tội phạm; có nghĩa là, cũng có những vùng xám dành để có nhiều cách biện minh khác nhau dựa theo luật nhân đạo quốc tế.

Cách thu thập bằng chứng

Hiện nay, tổ chức phi chính phủ Trung tâm Rafael Lemkin (Ba Lan) đang tích cực sưu tầm bằng chứng đủ loại về các tội ác chiến tranh của Putin. Họ được thành lập đặc biệt cho nhiệm vụ này và do nhà nước tài trợ.

Ngoài ra, báo giới trong và ngoài Ukraine cũng đang làm việc tương tự. Năm 2022, báo New York Times chứng minh hành động tàn bạo của binh sĩ Nga với các hình ảnh từ vệ tinh sau khi quân đội Nga rút khỏi Bucha. Các cá nhân khác ở Ukraine đang thu thập các lời khai và bằng chứng của nạn nhân.

Theo các luật gia, cách tốt nhất là nên tìm cách đưa các nạn nhân đến gặp trực tiếp các điều tra và công tố viên, để họ ghi lại tội ác một cách chuyên nghiệp hơn. Một trở ngại khác là, nếu nạn nhân sống sót bị phỏng vấn thường xuyên, thì nguy cơ tái chấn thương sẽ tăng lên.

Đặc điểm chung của ngành tư pháp hình sự là hoạt động chậm chạp, luôn mang tính phản ứng theo luật định. Để có được bằng chứng cụ thể, sinh động và thuyết phục về hoàn cảnh của từng nạn nhân là rất khó. Thực tế cho thấy, Tòa án Hình sự Quốc tế (TAHSQT) giải quyết thành công trong nhiều trường hợp kể từ năm 2002.

Kinh nghiệm

Phần lớn giới lãnh đạo các quốc gia châu Phi bị cáo buộc vi phạm trong các vụ án chống lại tội phạm chiến tranh. Thủ tục này được tiến hành ở TAHSQT và kéo dài trong nhiều năm. Cụ thể là:

– Năm 2012, thủ lĩnh dân quân Congo Thomas Lubanga bị kết án 14 năm tù sau một phiên tòa kéo dài ba năm.

– Năm 2016, tòa án ở The Hague lần đầu tiên xác định việc phá hủy các tòa nhà tôn giáo lịch sử Timbuktu ở Mali, châu Phi, là tội ác chiến tranh. Thủ phạm chính Ahmad Al Faqi Al Mahdi, là thành viên của Ansar Eddine, một phong trào liên kết với Al Qaeda, đã bị kết án chín năm tù.

– Năm 2018, năm quốc gia Nam Mỹ và Canada đã đệ đơn xin điều tra chính phủ Venezuela vì vi phạm nhân quyền.

– Năm 2021, hai cựu lãnh đạo Cơ quan An ninh Serbia là Jovica Stanišić và Franko Simatović bị kết tội hỗ trợ các hành vi giết người, bức hại và trục xuất trong cuộc chiến Bosnia.

Thẩm quyền quyết định

Về cơ bản, có bốn cách để điều tra và xác định tội ác chiến tranh. Từ năm 2002, lần đầu tiên 123 quốc gia đã đồng ý TAHSQT truy tố tội ác diệt chủng, tội ác chống nhân loại, tội ác chiến tranh và tội ác xâm lược.

Trong thập niên 1990, các phạm nhân bị xét xử bởi các tòa án đặc biệt: Tòa án Kosovo và Tòa án Rwanda là hai tòa án đặc biệt được thành lập để xét xử cho các cuộc xung đột này.

Thủ tục điều tra

Qua hai bản tuyên bố trước đây, Ukraine đã công nhận thẩm quyền của TAHSQT được áp dụng trong lãnh thổ Ukraine.

Vào đầu tháng 4/2022, ông Karim Khan, một luật sư người Anh và là công tố viên trưởng của TAHSQT, đã chính thức mở cuộc điều tra về tội ác chiến tranh ở Ukraine. Thủ tục này được thực hiện mà không cần lệnh của tòa án vì trước đó có 40 quốc gia đã yêu cầu tiến hành.

Ban đầu, việc điều tra nhắm vào bán đảo Crimea và miền đông Ukraine kể từ năm 2014. Sau khi thu thập nhiều bằng chứng tại chỗ, Công tố viên trưởng Karim Khan cho rằng, đã có đủ cơ sở để tin rằng cả tội ác chiến tranh và tội ác chống nhân loại đã được Putin thực hiện trong tòan bộ cuộc chiến tranh Ukraine. Do đó, Ukraine cũng nên được nhìn chung là một “hiện trường tội phạm”.

Cách thứ hai để truy tố là thành lập một Ủy ban Điều tra do Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc triệu tập. Liên Hiệp Quốc có thể uỷ nhiệm công việc của ủy ban này cho một tòa án hỗn hợp chuyên về tội ác chiến tranh quốc tế.

Cách thứ ba là một nhóm các quốc gia quan tâm hoặc bị ảnh hưởng có thể thành lập một tòa án để xét xử các tội phạm chiến tranh. Một ví dụ điển hình là, tòa án Nuremberg xét xử giới lãnh đạo Đức quốc xã sau Thế chiến thứ hai.

Hiện nay, Ukraine, Ba Lan và Lithuania đã thành lập một nhóm điều tra chung  về tội ác chiến tranh của Putin. TAHSQT cũng đang có các biện pháp  hợp tác với nhóm này.

Tòa án đặc biệt

Một số quốc gia khác cũng đề xuất thành lập một tòa án đặc biệt. Nhưng có nhiều ý kiến phản bác, cho rằng, đó chỉ hình thức của một “tòa án chống Nga”. Việc tranh cãi này không được đa số các quốc gia tán thành vì nhìn chung TAHSQT là giải pháp tốt hơn, cho dù tòa không thể hoạt động hữu hiệu đối với tội ác xâm lược.

Tội xâm lược chỉ thuộc thẩm quyền của TAHSQT nếu cả hai nước đều là quốc gia thành viên của Tòa án. Bởi vì Nga không công nhận TAHSQT, nên tòa đành bất lực trong việc tiến hành xét xử.

Quyền truy tố của từng quốc gia

Xét cho cùng, từng quốc gia cũng có quyền hợp pháp để truy tố tội ác chiến tranh. Ví dụ, ở Đức, cuộc điều tra về cuộc chiến Ukraine cũng đang được tiến hành tại Văn phòng Tổng công tố liên bang. Một toán đặc nhiệm thuộc Văn phòng Cảnh sát Hình sự Liên bang (Bundeskriminalamt, BKA) được thiết lập cho mục đích này. Cho đến nay, BKA đã thẩm vấn 74 nhân chứng ở Ukraine. Các hình ảnh video từ mạng xã hội và hình ảnh vệ tinh của Bundeswehr cũng được dùng làm tài liệu tham khảo.

Tuy nhiên, BKA cho rằng không thể ra lệnh bắt giữ đối với một số người nhất định trong vài năm, chẳng hạn như các chỉ huy cấp cao của quân đội Nga hoặc lãnh đạo Điện Kremlin.

Triển vọng về lệnh bắt giữ Putin

Vào ngày 17/3/2023 TAHSQT ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin vì bị cáo buộc trục xuất bất hợp pháp trẻ em và cưỡng bức tái định cư từ các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng của Ukraine sang Liên bang Nga. Một lệnh bắt giữ khác cũng đã được ban hành đối với Maria Lvova-Belova, Ủy viên về Quyền Trẻ em trong chính quyền Tổng thống của Putin.   

TAHSQT không có lực lượng cảnh sát riêng dùng làm phương tiện để thực hiện lệnh bắt giữ, có nghĩa là lệnh chỉ được thực hiện bởi một quốc gia thành viên của TAHSQT. Thực tế là quốc tế cũng đành bất lực trong việc áp giải Putin ra trước tòa, vì Putin cũng không dại gì mà công du trong lúc này, trừ việc sẽ đi thăm Việt Nam, vốn dĩ là một đồng minh thân thiết.

Ngược lại, triển vọng cũng mở ra, cho dù hạn chế. Ví dụ như Ukraine, dù không phải là thành viên của TAHSQT, nhưng Ukraine là nạn nhân, nên đã công nhận thẩm quyền xét xử của tòa án trong phạm vi lãnh thổ Ukraine với hiệu lực hồi tố sau khi Nga gây ra cuộc chiến tranh xâm lược.

Do đó, hiện nay, TAHSQT đang điều tra trên lãnh thổ Ukraine và có thể ra lệnh bắt giữ Putin.

Trách nhiệm

Ai có trách nhiệm trong cuộc tấn công Ukraine, Nga hay Putin? Theo luật nhân đạo quốc tế và Quy chế Rome, chỉ những cá nhân mới có thể bị truy tố và kết án là tội phạm chiến tranh; do đó, pháp nhân hay nhà nước không bị.

Về thủ tục truy tố, vấn đề quy trách nhiệm được mang ra thảo luận và thủ tục cũng cần phải làm rõ. Các vị chỉ huy quân sự và chính trị gia, những người không liên quan trực tiếp đến tội ác chiến tranh, có thể bị quy kết về mặt pháp lý, thông qua trách nhiệm của cấp trên mà họ công nhận. Điều này không chỉ áp dụng nếu các thượng cấp ra lệnh thi hành những tội ác này, mà còn cho giới chức biết về lệnh hoặc đang ở một vị trí mà họ có thể biết và không phản ứng.

Do đó, thủ phạm sẽ bị đưa ra tòa chỉ có thể là những người thừa hành cấp thấp, nghĩa là, công lý không được thực thi đúng mức. Nhưng các mệnh lệnh cụ thể trong chiến cuộc Ukraine đến trực tiếp từ Điện Kremlin. Do đó, Tòa phải truy nguyên đến tận cùng nguồn gốc của mệnh lệnh gây ra tội ác để chung quyết.

Nguyên nhân VNCH sụp đổ ngày 30-4-1975 (Kỳ 5)

Trương Nhân Tuấn

6-4-2024

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2kỳ 3 và kỳ 4

Kỳ 5: Vấn đề tham nhũng – Phê bình sự lý giải của điệp viên Frank Snepp về lý do “vì sao Mỹ bỏ rơi VNCH”

Tôi có theo dõi các bài phỏng vấn điệp viên Frank Snepp do BBC thực hiện. Bài cuối cùng nói về nguyên nhân “vì sao Mỹ bỏ rơi VNCH”.

Tình hình Ukraine ngày thứ 772

Phan Châu Thành

6-4-2024

1. Quân đội Ukraina đã bất ngờ thành công trong việc sử dụng drone tự sát tấn công vào căn cứ không quân của Nga tại Morozovsk đêm 04 rạng 05-04-2024, phá hủy hoàn toàn ít nhất 6 máy bay chiến đấu các loại, đồng thời làm hư hỏng thêm 8 chiếc khác, giết chết hoặc làm bị thương 20 quân nhân không lực Nga, bao gồm cả phi công và nhân sự mặt đất:

Đại tá Reisner: “Chúng tôi nhận ra tiền tuyến của cuộc chiến tranh lạnh mới”

NTV

Volker Petersen phỏng vấn Markus Reisner

Vũ Ngọc Chi chuyển ngữ

2-4-2024

Lính Ukraine pháo kích vào các vị trí của Nga. Hiện tại chỉ có một quả đạn pháo của Ukraine cho mỗi sáu quả đạn pháo của Nga. Nguồn: Libkos/AP/DPA

Mấy kỷ niệm về một đoạn đời sau tháng 4-1975 (Kỳ 2)

Lê Nguyễn

5-4-2024

Tiếp theo kỳ 1

Một hình ảnh tại làng cô nhi Long Thành. Cơ sở này được thành lập năm 1967, có 3.000 em cô nhi, đến năm 1972, bị giải thể. Tấm bảng trong ảnh mang dòng chữ Việt và Anh có nghĩa “Xin đừng bắn vào làng cô nhi”. Ảnh của nhà báo Larry Burows in trên tạp chí Life (Mỹ), đăng lại trên Flickr.com

Nguyên nhân VNCH sụp đổ ngày 30-4-1975 (Kỳ 4)

Trương Nhân Tuấn

3-4-2024

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2 và kỳ 3

Kỳ 4: Về tập phim “The Vietnam War”

Mấy kỷ niệm về một đoạn đời sau tháng 4-1975 (Kỳ 1)

Lê Nguyễn

3-4-2024

Gần nửa thế kỷ qua, những ngày tháng tư hàng năm bao giờ cũng là thời khoảng mang đến cho nhiều lớp người Việt Nam những kỷ niệm khó quên, nhiều ám ảnh nặng nề của quá khứ. Chúng được mở đầu bằng “Ngày nói dối” (1.4) và kết thúc bằng thời điểm 30.4 làm thay đổi số phận của hàng triệu con người.

Tình hình Ukraine ngày thứ 769

Phan Châu Thành

3-4-2024

1. Theo bản đồ dưới đây, vào cuối tháng 3-2024, phía Nga đang tạm thời chiếm đóng được 18,5% lãnh thổ Ukraina, đã bao gồm cả vùng Donbass và Crimea, nơi đã chiếm từ 2014. Tuy nhiên, diện tích này đã giảm đáng kể, bởi hai năm trước đây, vào tháng 3-3022, quân Nga từng chiếm tới 26,4% tổng diện tính Ukraina. Nếu chỉ tính diện tích từ sau 3-2022 cho tới nay, thì quân Nga đã phải “rút lui chiến thuật” khỏi 50% diện tích mà họ từng chiếm được.

Nguyên nhân VNCH sụp đổ ngày 30-4-1975 (Kỳ 3)

Trương Nhân Tuấn

2-4-2024

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2

Kỳ 3: VNCH thua vì để mất chính nghĩa

Phe Việt Minh của ông Hồ đứng về phe chiến thắng. Còn phe Quốc gia ở đâu trước sự kiện Đồng Minh thắng Nhật năm 1945?

Nguyên nhân VNCH sụp đổ ngày 30-4-1975 (Kỳ 2)

Trương Nhân Tuấn

2-4-2024

Tiếp theo kỳ 1 

Kỳ 2: Yếu tố tinh thần đấu tranh

Trong một cuộc chiến tranh, ở đâu cũng vậy, nếu một bên không nỗ lực hy sinh để bảo vệ đất nước, dân và quân không ý thức được ở đâu là quyền và lợi ích của họ trong công cuộc bảo vệ đất nước, chắc chắn bên đó sẽ thua trong cuộc chiến.

Nguyên nhân VNCH sụp đổ ngày 30-4-1975 (Kỳ 1)

Trương Nhân Tuấn

1-4-2024

Kỳ 1: Yếu tố Phật giáo Trí Quang

Nhóm Phật giáo do Thích Trí Quang cầm đầu là tác nhân chính đưa đến cuộc đảo chánh ngày 1-11-1963 và hai anh em ông Diệm bị giết. Biến cố lịch sử này gây xáo trộn chính trị và xã hội miền Nam trong nhiều năm. Người Mỹ đổ bộ vô miền Nam trong lúc các tướng lãnh còn đang tranh giành quyền lực ở Sài gòn.

Tình hình Ukraine ngày thứ 765

Phan Châu Thành

30-3-2024

1. Tình hình chiến trường Ukraina dần dần quay lại thế quân bình sau hơn 1 tháng, tính từ khi phía Ukraina bắt buộc phải rút lui khỏi thành phố Avdiivka. Nhưng đúng như các nhà phân tích của Viện Nghiên cứu Chiến tranh ISW đã dự báo, quân Nga không có đủ sức để tạo đột biến, mang tính chất “bước ngoặt” mà một lần nữa, giống hệt như ở Bakhmut, phía Nga dù bất chấp tổn thất lớn, tung ra toàn bộ lực lượng chỉ để chiếm được một thành phố cụ thể – chủ yếu dùng vào mục đích tuyên truyền – để rồi sau đó là hụt hẫng.

Vài gạch đầu dòng về cuộc chiến tranh ở Ukraine ngày 29-3-2024

Phúc Lai

29-3-2024

1. Tin chiến sự

Trong ngày qua, các con số thể hiện một diễn biến thay đổi mang tính chiến lược. Có thể trên chiến trường sự lầy lội của mùa xuân đã dẫn đến tính ác liệt của chiến sự giảm nhiệt đôi chút, nhưng lại rất nóng trên chiến trường bảo vệ bầu trời của Ukraine.

Đúng vậy, về tình hình chiến trường, tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn với CBS News ngày 28 tháng 3, rằng các lực lượng Ukraine đã cố gắng ngăn chặn các bước tiến của Nga trong suốt mùa đông 2023–2024 và hoạt động của các lực lượng Ukraine đã ổn định tình hình.

Bình loạn của Phúc Lai: Trong một khía cạnh khác, rất nhiều người đọc bằng ngôn ngữ phía đông nước Lào đang bị đầu độc bằng chính báo chí của mình. Ngày nào cũng nhai nhải về “những bước tiến thần tốc” của quân đội Nga trên chiến trường.

Cụ thể, Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) đánh giá rằng các lực lượng Nga đã chiếm giữ 505 ki-lô-mét vuông lãnh thổ kể từ khi tiến hành các hoạt động tấn công vào tháng 10 năm 2023 và các lực lượng Nga đã giành được thêm gần 100 ki-lô-mét vuông lãnh thổ trong khoảng thời gian từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 28 tháng 3 năm 2024 so với ba tháng cuối năm 2023 (mặc dù tốc độ tăng trưởng này có thể là do sự kết hợp giữa tình trạng thiếu hụt trang thiết bị của Ukraine và điều kiện thời tiết thuận lợi hơn vào mùa đông so với mùa thu). Tuy nhiên, mức tăng nhẹ này trong tốc độ tiến quân của Nga không phản ánh mối đe dọa về sự thành công trong hoạt động của Nga trong bối cảnh hỗ trợ an ninh của Mỹ tiếp tục bị trì hoãn.

Đây, tôi xin mời quý vị xem bản đồ số 1 – nguồn ISW – tình hình xung quanh Avdiivka từ sau ngày chúng chiếm được thị trấn này là 17/2/2024. Chúng ta cần để ý, trước đó chúng đã tiến sâu vào hai bên thị trấn từ hai phía bắc và nam về phía tây, và đến nay chúng vẫn chưa tiến thêm được bao nhiêu, chẳng hạn về phía Ocheretyne (https://maps.app.goo.gl/KUZm739SFiJXa2YDA) chỉ thêm được vài trăm mét – cây số. Cụ thể, ISW khẳng định ở Avdiivka quân Ukraine đã làm chậm bước tiến của Nga một cách rất thành công.

Nhưng cần nói thêm về cái trò của truyền thông Nga dẫn đến báo chí xứ phía đông nước Lào: Nó được gọi là… tâm lý chiến, tức là chúng tiếp tục duy trì động lực trên chiến trường bằng cách xua quân tấn công tiếp bất chấp thiệt hại nghiêm trọng, để làm nhiên liệu cho cơ quan truyền thông của chúng hoạt động hết ga, để gây ra sự lầm tưởng chung về một đà chiến thắng như chẻ tre của bọn quân khố rách áo ôm kia.

Thậm chí, hôm nay còn xuất hiện bài báo của Dâ.m Chí: “Chiến thuật mới của Nga có thể khiến Ukraine mất thêm lãnh thổ” – Tôi cũng tò mò không biết đó là chiến thuật gì – hóa ra là chiến thuật… bom lượn. Thằng tác giả nào đó còn viết trắng trợn giành “đột phá” – mà cái “đột phá” đó là gì? Avdiivka!

Vậy chỗ này nó nấu nướng với câu từ như thế nào? Vì lấy nguồn báo phương Tây, thằng tác giả buộc phải dẫn đúng, chẳng hạn đoạn này: “Bom lượn chỉ có khả năng tấn công các mục tiêu cố định, nghĩa là chúng sẽ phát huy tối đa sức mạnh ở những khu vực xảy ra xung đột lâu dài, ví dụ như ở Avdiivka, nơi các vị trí của Ukraine tương đối dễ bị phát hiện”, Justin Bronk, chuyên gia không quân tại Viện nghiên cứu Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia tại London, cho biết” – và thằng tác giả này nó lý giải: “Đây cũng là lý do mà Moscow tìm cách vây hãm quân đội Kiev trong khu vực Avdiivka và giành quyền kiểm soát thành trì này”.

TÌM CÁCH VÂY HÃM để tiêu diệt một lực lượng lớn của đối phương gây ra một tiếng vang lớn, một tác động lớn lên tình hình chiến trường, nó khác với việc cố gắng chiếm được một vị trí nào đó dù là biến nó thành đống trạc vữa – Nga đã không làm được điều đó. Ông Bronk ở đây đang giải thích rằng, Avdiivka được lựa chọn vì nó là mục tiêu thuận lợi cho việc sử dụng bom lượn – đúng như chúng ta đã bàn luận với nhau và sau này sẽ nói tiếp về nó.

2. “Từ chối chiến lược duy nhất của Nga để thành công”

May quá, tiếp nối câu chuyện trên đây, ISW đã giúp chúng ta. Gần đây họ đã xuất bản một bài phân tích quan trọng có tựa đề “Từ chối chiến lược duy nhất của Nga để thành công”, trong đó nêu rõ: Cơ hội chiến thắng duy nhất của Nga nằm ở khả năng của Putin trong việc đe dọa phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ. Trong bất kỳ kịch bản nào khác, Liên bang Nga chắc chắn sẽ thất bại.

Bài báo tiết lộ rằng, phần lớn cuộc nói chuyện về sức mạnh ngày càng tăng của Nga chỉ đơn thuần là một trò bịp bợm do Điện Kremlin dàn dựng, điều mà một số chính trị gia và giới truyền thông phương Tây đã mắc bẫy. Trên thực tế, mọi chuyện với quân đội Nga không diễn ra suôn sẻ như Putin mong muốn.

Tuyên truyền nổi lên như vũ khí mạnh nhất trong tay kẻ độc tài. Putin đang cố gắng một cách có hệ thống để đưa những câu chuyện của Nga vào diễn ngôn phương Tây. Trong khi hắn ta gặp phải một số thành công hạn chế ở châu Âu, các hoạt động thông tin của hắn ở Hoa Kỳ đã có một số hiệu quả.

Tuy nhiên, ISW tin rằng, một khi phương Tây ngừng rơi vào bẫy của Putin, Ukraine sẽ có thể giành được chiến thắng quyết định, dẫn đến hòa bình lâu dài.

3. Đúng – chiến lược của Nga có sự thay đổi rất rõ và đó là ý đồ gì?

Sự thay đổi này là tranh thủ hệ thống phòng không của Ukraine đang có vẻ suy yếu, tập trung tập kích đường hàng không bằng tên lửa và máy bay tự s.át không người lái. Đầu tuần này, Ukraine tuyên bố bắn hạ hai tên lửa siêu thanh Zircon của Nga – một trong những loại tên lửa tiên tiến nhất của chúng hiện nay.

Theo báo cáo, Nga đã sử dụng tên lửa siêu thanh 3M22 Zircon (NATO định danh là SS-N-33) để tấn công các mục tiêu ở thủ đô Ukraine vào sáng thứ Hai. Chúng được phóng từ các hệ thống tên lửa trên đất liền ở Crimea. Các báo cáo tiếp tục nói thêm rằng, các tên lửa đã bao phủ khoảng cách 580 km tới Kyiv trong vòng ba phút, điều này cho thấy tốc độ bay siêu thanh. Nó có thể ước tính đạt tốc độ 11.600 km/h hoặc hơn Mach 9.

Vào khoảng 10h30, quân đội Nga tấn công Kyiv bằng hai tên lửa đạn đạo từ Crimea tạm thời bị chiếm đóng. Các mục tiêu đã bị phá hủy, loại mục tiêu đang được xác định”, thông báo của Bộ Tư lệnh Không quân Ukraine hôm thứ Hai, cho biết. Bài đăng này được cho là của Tư lệnh Không quân Ukraine, Trung tướng Nikola O Meatchuk.

Các mảnh vỡ tên lửa rơi xuống sau khi bị đánh chặn và làm hư hại một số tòa nhà ở quận Pechersk của Kyiv. Theo Thị trưởng Kyiv Vitali Klitschko, số người bị thương đã lên tới 10 người sau khi các mảnh vỡ từ hai tên lửa bị bắn rơi đã phá hủy một phần tòa nhà ở quận Pechersk.

Sau khi phẫu Zirkon ra, người ta phát hiện chúng được lắp bằng hầm bà lằng đủ thứ linh kiện khá lộ cộ.

Có một người bạn hỏi tôi: Tại sao Nga lại tập trung đánh hạ tầng năng lượng Ukraine vào thời điểm này? Đúng, câu hỏi “thời điểm này” rất hay, vì mùa đông năm nay Ukraine khá ấm, mùa xuân đến sớm vì vậy bây giờ không phải là thời điểm căng thẳng của năng lượng sưởi ấm. Hơn thế nữa, như vụ hôm trước chúng bắn 5 nhà máy nhiệt điện ở Kharkiv mà chỉ mất điện có 20 giờ, điều đó KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ KHÔNG THIỆT HẠI, nhưng người Ukraine đã chủ động có phương án đối phó để giảm thiểu thiệt hại và khắc phục trong thời gian ngắn nhất.

Tin chính thức: Đêm 29/3, cuộc tấn công tên lửa của Nga đã làm hư hại cơ sở hạ tầng năng lượng ở các vùng Dnipropetrovsk, Vinnytsia, Ivano-Frankivsk, Lviv, Cherkasy và Chernivtsi.

Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal thông báo trong một bài đăng trên Telegram, theo Ukrinform. Ông cho biết: “Đêm qua, Nga tiếp tục các cuộc tấn công dã man nhằm vào hệ thống năng lượng của Ukraine, gây thiệt hại cho cơ sở hạ tầng ở các vùng Dnipropetrovsk, Vinnytsia, Ivano-Frankivsk, Lviv, Cherkasy và Chernivtsi”.

Bọn Nga bắn hạ tầng năng lượng (1) để trả đũa vụ đốt nhà máy lọc dầu và (2) duy trì động lực chiến tranh. Tuy nhiên điều này cũng cho thấy, chúng hoàn toàn thất bại trong việc truy tìm các điểm tập trung lực lượng quân sự của Ukraine, cũng như các cơ sở công nghiệp quốc phòng. Các mục tiêu hạ tầng năng lượng này chúng biết hết – vì hầu hết nằm trong danh sách các mục tiêu từ thời Liên Xô.

Trong khi đó “pháo Bogdan 155mm do Ukraine đang được sản xuất, đồng thời 40% chi tiết pháo M-777 của Mỹ cũng được sản xuất trong nội địa Ukraine” – Tổng tư lệnh Oleksandr Syrskyi cho biết.

4. Nhân nhắc đến ông Tổng tư lệnh Oleksandr Syrskyi, ông này mới có bài trả lời phỏng vấn của Ukrinform:

– Chỉ trong tháng 2 và tháng 3 năm nay (tính đến ngày 26/3), địch mất hơn 570 xe tăng, khoảng 1.430 xe chiến đấu bọc thép, gần 1.680 hệ thống pháo binh và 64 hệ thống phòng không. Hoạt động trên không của địch cũng giảm bớt nhờ hành động khéo léo của các đơn vị phòng không ta. Chỉ trong 10 ngày của tháng 2, họ đã bắn rơi 13 máy bay địch, trong đó có 2 máy bay giám sát và điều khiển chiến lược A-50 quan trọng. Chúng tôi hy vọng nhận được từ các đối tác của mình nhiều hệ thống phòng không hơn và quan trọng nhất là tên lửa cho các hệ thống đó.

– Valery Fedorovich Zaluzhnyi và tôi đã sát cánh cùng nhau trong những thời điểm khó khăn nhất kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện của Nga, và thậm chí cả trước đó. Chúng tôi đã làm việc như một đội. Tôi chúc anh ấy thành công ở vị trí mới có trách nhiệm rất cao này.

– Tôi có thể xác nhận rằng, thành phần của Bộ Tổng tham mưu và các cơ quan chỉ huy, kiểm soát quân sự khác sẽ được cập nhật với các sĩ quan chiến đấu có nhiều kinh nghiệm thực tế trong hoạt động tác chiến mà họ đã tích lũy được trên các chiến trường trong cuộc chiến này.

– Hiện nay, quá trình luân chuyển các đơn vị quân đội ở tiền tuyến đã được bắt đầu, cho phép chúng ta khôi phục hoàn toàn hiệu quả chiến đấu không chỉ của trang bị mà trên hết là bảo đảm quân nhân của chúng ta được nghỉ ngơi và phục hồi. Để bảo đảm quá trình này, chúng tôi cần nhân lực. Đó là lý do tại sao tôi muốn mọi người trong độ tuổi quân sự ở Ukraine nhận ra rằng, việc Ukraine có thể tồn tại hay không, phụ thuộc vào ý chí và hành động của họ.

– Người Ukraine tiếp tục bảo vệ đất nước của họ, đặc biệt là khi trở về từ nước ngoài. Chúng tôi có rất nhiều tình nguyện viên, và đây không phải là cường điệu. Tôi không nói rằng không có vấn đề gì, nhưng tôi nhấn mạnh rằng chúng tôi đang làm mọi cách để giải quyết chúng.

– Chúng tôi hiện đang xem xét khả năng của một số đơn vị không tham gia chiến đấu dựa trên việc kiểm tra hoạt động của các đơn vị đó. Điều này cho phép chúng tôi có được hàng ngàn quân và gửi họ đến các đơn vị chiến đấu.

– Chúng ta rút lực lượng khỏi Avdiivka vì địch có lợi thế đáng kể về lực lượng và phương tiện của các đơn vị xung kích. Do bị bom dẫn đường từ trên không bắn phá liên tục, tính toàn vẹn của hệ thống phòng thủ của ta bị tổn hại, cho phép địch tiến được dần về phía trước. Việc không đủ đạn dược cho pháo binh của chúng ta cũng đóng một vai trò tiêu cực. Điều này không cho phép chiến tranh phản pháo hiệu quả trong những điều kiện như vậy. Để tránh bị bao vây và cứu mạng người, tôi quyết định rút khỏi Avdiivka.

– Chúng ta không thể bỏ qua bất kỳ thông tin nào về việc địch chuẩn bị tấn công nên chúng ta đang thực hiện mọi biện pháp để ứng phó thỏa đáng trước khả năng đó. Hôm nay chúng tôi đang thực hiện một tổ hợp công trình lớn về thiết bị củng cố các vùng lãnh thổ và vị trí. Chúng tôi đã có kinh nghiệm tác chiến ở khu vực Kharkiv, chúng tôi đã “tính toán” được kẻ thù và giải phóng một phần đáng kể khu vực Kharkiv. Vào lúc đó, mặt trận Nga đã xảy ra sự sụp đổ quy mô lớn. Nếu người Nga đến đó một lần nữa, Kharkiv sẽ trở thành một “thành phố chết người” đối với họ.

– Chúng tôi rất biết ơn các đồng minh phương Tây, các nước NATO, Liên minh châu Âu và các đối tác khác vì sự hỗ trợ của họ. Nếu không có sự hỗ trợ như vậy, không được cung cấp vũ khí, đạn dược, hệ thống phòng không và thiết bị hạng nặng thì chúng ta sẽ khó khăn hơn rất nhiều khi chống lại một kẻ thù quỷ quyệt và hùng mạnh. Trường hợp mới nhất là Avdiivka. Tất nhiên, chúng ta sẽ duy trì được những vị trí này nếu có đủ số lượng, trước hết là hệ thống phòng không và đạn pháo. Đây không phải là một lời phàn nàn, mà là một tuyên bố thực tế.

– Có thể kể đến việc tái vũ trang các đơn vị pháo binh bằng pháo Bogdan 155 mm nội địa, đồng thời trang bị hệ thống dẫn đường bắn tự động. Chúng ta có thể sớm mong đợi rằng một số mẫu lựu pháo và súng cối nội địa của phương Tây sẽ được sản xuất tại Ukraine. Một ví dụ điển hình khác là việc khôi phục và đại tu pháo M-777 do Mỹ sản xuất. Chúng tôi đã thiết lập cơ sở sản xuất một số bộ phận này tại Ukraine. Đặc biệt, khi khôi phục từng bộ phận của khẩu pháo này, 40% linh kiện, phụ tùng được sản xuất cho nhu cầu của Lực lượng Vũ trang Ukraine tại các doanh nghiệp trong nước sẽ được sử dụng.

5. Thêm chuyện xung quanh vụ Nga dùng Zircon bắn vào Ukraine

Thuật ngữ siêu thanh thường đề cập đến tàu di chuyển với tốc độ Mach 5 hoặc cao hơn, tức là gấp 5 lần tốc độ âm thanh, tức là 343 mét mỗi giây ở mực nước biển. Tên lửa Zircon ước tính đạt tốc độ 11.600 km/h, tương đương hơn Mach 9. Chúng được cho là có tầm bắn 1.000 km và có thể tấn công các mục tiêu trên biển và trên bộ.

Các mảnh vỡ mà lực lượng Ukraine thu được đã dẫn đến một trong số ít những bức ảnh đầu tiên về tên lửa được công bố rộng rãi. Theo một báo cáo, mảnh vỡ cho thấy các bộ phận của tên lửa có ký hiệu của nhà máy nơi nó được sản xuất. Các mảnh vỡ dường như là một phần của thân tên lửa, động cơ nhiên liệu rắn và có lẽ là một đầu đạn chưa nổ.

Báo cáo cũng cho biết, các hình rập chìm có số bộ phận trên mảnh vỡ gần đây khớp với những ký hiệu được tìm thấy trong cuộc tấn công Kyiv do Nga thực hiện vào tháng Hai. Nga đã sử dụng hệ thống tên lửa Zircon vào tháng Hai để nhắm vào thủ đô Ukraine, điều này chính Putin đã xác nhận vào ngày 29/2.

Kết quả của cú tấn công này là gì? Rõ ràng, bọn chỉ huy Nga đã nhằm vào tòa nhà An sinh Xã hội của Ukraine (mặc dù vẫn không bắn trúng nó). Thay vào đó, xác quả tên lửa đã “bắn trúng” Học viện Thiết kế và Trang trí và Ứng dụng Boychuk. Hóa ra các vũ công cũng là nỗi kinh hoàng đối với các nhà hoạch định quân sự Nga. Khi bọn chóp bu quân sự Nga cố chứng minh rằng chúng có thể bắn trúng mục tiêu được nhắm tới và sử dụng những loại tên lửa “không thể ngăn cản”, thì chúng sẽ chọn những mục tiêu như vũ công hay người hưu trí, để bảo đảm đó là những người chậm chân ít khả năng xuống hầm…

Do đó, ta chuyển sang chuyện bom lượn. Cái thứ FAB-3000 M4 của Nga đang được quảng cáo rùm beng “vũ khí thay đổi cuộc chơi” – theo thông tin của chính cái bọn Sputnik đưa, là nó có tầm lượn 60 ki-lô-mét. Như vậy cái anh chuyên gia vũ khí người Tây kia nói đúng (tôi đã thuật lại trong bài trước), nhưng hôm nay thì anh ấy nhắn: Có thêm thông tin đây này.

Số là, gần đây do máy bay Nga bị bắn rơi nhiều khi vào gần tiền tuyến để ném bom lượn cho trúng hơn, nên chúng nghĩ kế làm sao để cải tiến cho nó bay xa hơn, bằng một bộ cánh lượn mới to hơn, và vì xa hơn nên chúng phải thay bộ dẫn đường khác cải tiến. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn có nghĩa là nó sẽ mang lại kết quả chắc chắn – vì cơ chế dẫn đường của thứ vũ khí này chúng ta biết rồi: Chủ yếu dùng GPS để dẫn đường. Do đó, chúng ta lại có một câu chuyện mới. Theo cái anh này thì, tại sao hệ thống Bắc Đẩu của Trung Quốc có 35 vệ tinh, GPS của Mỹ có 31 mà GPS lại có độ chính xác cao hơn?

(1) Do tần số. Hệ thống của GPS có tần số cao thế nào đó, tôi nghe không hiểu lắm nhưng nó cho độ phân giải cao hơn. Điều này rất đúng với hệ thống GLONASS của Nga, độ phân giải thấp hơn so với của GPS rất nhiều.

(2) Do số lượng trạm giám sát mặt đất. Cái này mới quan trọng. Từ góc độ hoạt động, mạng lưới các trạm giám sát mặt đất lớn hơn và trải rộng hơn sẽ cho phép Beidou và GLONASS hoạt động hiệu quả hơn trên quy mô toàn cầu. GPS có ít nhất 16 trạm giám sát trên khắp các châu lục đông dân cư. Trung Quốc có một trạm hoàn chỉnh ở Argentina và đã có các thỏa thuận xây dựng các trạm mặt đất ở Iran, Thái Lan và một số quốc gia đối tác khác như một phần của Sáng kiến Vành đai và Con đường. Nga có các trạm mặt đất ở Brazil và Nam Phi và có kế hoạch lắp đặt thêm ở Brazil, Indonesia, Ấn Độ và Angola.

Brahmos, tên lửa hành trình siêu thanh của Ấn Độ sử dụng GPS cho hệ thống dẫn đường của nó. Buồn cười nhất là các vệ tinh GPS đã bị tắt vào ngày Tổng thống Barack Obama tuyên thệ nhậm chức Tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ. Do đó, tên lửa của Ấn Độ đã bay trong 112 giây thay vì 84 giây như dự kiến và rơi cách mục tiêu 7 ki-lô-mét. Như vậy, tín hiệu GPS được Mỹ cho toàn thế giới dùng với đặc điểm là ĐỘ PHÂN GIẢI THẤP (chính xác theo chiều ngang khoảng dưới 10m) và không có thông số độ cao. Vì thế chỉ sử dụng được với mục đích dân sự – thương mại, không dùng được với mục đích quân sự.

Đó là lý do cả Trung Quốc và Nga đều toan tính phát triển các thiết bị đạo hàng (dẫn đường, hoa tiêu) bằng vệ tinh dựa trên phương pháp hỗn hợp: Sử dụng GPS để lấy độ phủ rộng và độ tin cậy, chính xác hết mức, sau đó kết hợp với Bắc Đẩu và GLONASS để tăng độ phân giải và có thông số độ cao. Vấn đề là ở chỗ độ phân giải và độ chính xác, khi không có các trạm mặt đất với số lượng nhiều thì cũng không có tác dụng. Do vậy độ chính xác của vũ khí Nga và cả Trung Quốc là… thấp. Ngay cả tín hiệu GPS khi bị Nga phá, nó cũng làm giảm độ chính xác của vũ khí phương Tây rất nhiều.

Với những yếu tố trên, anh chuyên gia kia nói rằng, hiện nay ngoài việc người ta đang tranh cãi về vấn đề Su-34 có mang được quả FAB-3000 có khối lượng 3.067 ki-lô-gram hay không – vì bình thường vốn dĩ ở bụng của nó được thiết kế thùng dầu phụ nếu đổ đầy có khối lượng 2.400 ki-lô-gram; thì còn vấn đề là, liệu ném nó từ khoảng cách 60 ki-lô-mét thì nó có bay được đến đích hay không, hay rơi bố nó vào đầu quân Nga.

Các chuyên gia quân sự đang ngờ rằng, có thể cái Su-34 vẫn không vác được vì suất tiêu thụ nhiên liệu của nó quá lớn, bị tăng bội khi chở nặng, nên vác FAB-3000 chưa chắc nó đã được ưu tiên. Do vậy lắp bom to vào trong bụng TU-22M là giải pháp “khả năng cao”. Nhưng nếu như vậy, mà bắt cái TU-22M vốn đã rất to này (so với Su-34) đến gần tiền tuyến, thì lại là cả một vấn đề. Nhìn chung là, bất chấp những tung hô của bọn báo chí phía Đông nước Lào, cái thứ “siêu vũ khí” này vẫn có thể là bom tấn, nhưng cũng có thể là pháo xịt.

6. Bi quan quá nhỉ quý vị nhỉ?

Nghe chỗ nào cũng thấy ì ạch, nhưng xin nhìn lại ý kiến của cụ Tổng tư lệnh Oleksandr Syrskyi đó: Để anh em còn nghỉ tí chứ. Không rõ mọi người đọc thấy thế nào, tôi thấy lạc quan lắm. Cái khó khăn nhất là nhân sự, thì rõ ràng là đang giải được, giải tốt là khác. Còn tình thế chiến tranh, thì như tôi đã cố động viên quý vị, đừng tin những gì bọn Putin đang cố tỏ ra cho thế giới hiểu.

Nhưng cả ở chiến trường lẫn nội tình đất nước, không có cái gì gọi là ỔN được cả. Thế theo quý vị, nếu chúng có đủ pháo binh và đạn pháo, cũng như đủ xe tăng, thì chúng cần cái thứ bom lượn phập phù ấy à? Còn lâu! Quân đội Nga là “quân đội của pháo binh và xe tăng” thế mà bây giờ phải đi phụ thuộc vào một thứ không chắc chắn, trong sự gánh vác của một lực lượng máy bay vá víu và sắp hết hơi đến nơi – toàn là những đồ cổ từ 50 năm trước. Chúng sẽ không thể phục vụ cường độ cao trong thời gian ngắn được.

Trong khi đó, có những thông tin rất thú vị: Từ năm 2022 cái bãi chứa pháo binh xe kéo của Nga ở Omsk, vốn “hút tầm mắt” – nay theo hình ảnh vệ tinh cho thấy, đã không còn khẩu nào từ cuối năm 2023. Điều đó có nghĩa là, đã đến lúc Nga nếu không xin thêm được pháo của Kim Văn Uỷn, thì chẳng còn pháo mà bắn. Đó cũng là lý do mà các cơ quan phân tích tình báo quân sự của một vài nước cho rằng: Nếu Nga cố tổ chức tấn công thì lại thua nặng, và điều đó chưa chắc đã phải là phương án tệ cho người Ukraine.

Hôm nay ông Oleksandr Syrskyi nói thì đã rõ với thông tin Nga sẽ tấn công Kharkiv rồi đó: Họ sẽ đón đánh thích đáng. Tôi cũng thấy khoái với vụ này.

Vậy chi phí của cuộc chiến với Nga là bao nhiêu? Như có lần tôi đã báo cáo, trong năm 2022 chi phí là cao nhất – có ngày lên tới hơn 1 tỉ đô-la Mỹ, nhưng sau đó quay đầu đạt mức trung bình 850 triệu. Năm 2023, con số này giảm bớt và đến 2024, con số này lại giảm tiếp. Hiện tại, chi phí của “chiến dịch quân sự đặc biệt” được ước tính khoảng 300 triệu đô-la Mỹ mỗi ngày, khá “tiết kiệm”. Theo một cơ quan phân tích phương Tây căn cứ trên từ số đạn pháo Nga bắn, số lượng xe cộ… họ tính ra, đến giữa tháng 3 năm 2024, Nga đã chi cho cuộc chiến 140 tỉ đô-la, nhưng với một số lưu ý.

Các lưu ý đó là, những tính toán của họ chỉ căn cứ trên những chi phí hiện tại của Nga, như xăng dầu, tiền lương cho lính… có khấu trừ những khoản lấy từ kho dự trữ thời Liên Xô như số đạn pháo bắn trong năm 2022, một số lượng lớn đạn cá nhân cũng vậy… cũng như họ đã trừ đi những số xe tăng cũ lấy trong kho ra tân trang lại mà chỉ tính chi phí tân trang chúng thôi…

Vì thế, họ ước tính nếu quy hết chi phí không tính cái nào trong kho, cái nào mới… thì con số trên tối thiểu cũng phải gấp khoảng hơn 2 lần đến 2 lần rưỡi nữa. Kết luận của họ cũng rất đáng chú ý: Bây giờ mới là giai đoạn nguy hiểm cho quân đội Nga nếu Putin vẫn tiếp tục ngoan cố – vì những thứ dự trữ thời Liên Xô đã cạn, và lúc này là lúc phải sản xuất mới.

Những phân tích của cá nhân tôi thì đã báo cáo quý vị rồi: Ngay cả vấn đề nhân lực Nga cũng sẽ gặp vấn đề vì “30 năm đại tàn phá sản xuất công nghiệp” – lâu nay họ không còn duy trì được cả hệ thống trường dạy nghề. Nếu tiếp tục những nỗ lực chiến tranh – nhưng rõ ràng là quân đội nước này không đủ sức và cũng không đủ thời gian để thay đổi phương pháp thi hành chiến tranh (dù đã dùng bom lượn là cách rẻ nhất!) thì vẫn cứ là đốt nhà để sưởi ấm, đốt đô-la để nấu cơm – kinh tế Nga chắc chắn sẽ lụn bại vì chuyện này.

300 triệu đô-la một ngày, 10 ngày là 3 tỉ và 30 ngày là 9 tỉ, cùng với các nỗ lực tái vũ trang và thúc đẩy chiến tranh tôi vừa viết, song song với các biện pháp trừng phạt của phương Tây, đang làm cạn kiệt ngân khố của Điện Kẩm-linh. Putin huênh hoang về sự tăng trưởng kinh tế năm ngoái mà chúng ta biết thừa vụ ép số này chủ yếu xuất phát từ chi tiêu quân sự, bỏ qua nền kinh tế dân sự đang chịu gánh nặng bởi lãi suất cao và sự mất mát của lực lượng lao động trẻ vì nghĩa vụ quân sự, công nghiệp quốc phòng và di cư… Dẫn đến việc nội các của Putin đang xem xét tăng thuế, trong đó có khả năng áp dụng “thuế lũy tiến”.

Vậy người Ukraine cần làm gì? Chẳng cần làm gì – thành cao hào sâu, thủ chắc không cho nó chiếm thêm đất, thế là đủ. Cố kiếm thêm vũ khí phòng không, tên lửa bắn mãi cũng phải hết. Mỗi trận tên lửa như thế cả tỉ đô-la ấy chứ đùa à. Khi anh đã không hạ gục được ý chí của đối phương, thì anh mới là người thua trận.

Nhưng đời nào người ta phòng thủ thụ động thế. Trong một số ngày tới, tôi chờ tin đánh vào sân bay Nga, chỗ nào chứa TU-22M ấy. Và cả cái nhà máy sản xuất bom lượn, cũng phải nện cho vài cú.

Hiện nay ở bên này eo biển Kerch, đâu đó từ bán đảo Taman đến tận Krasnodar và xa hơn nữa, đang có 2500 toa xe bồn chở đầy nhiên liệu đáng nhẽ phải chở sang Crimea cho 32.000 quân Nga đồn trú bên đó và cả bọn ở mặt trận miền nam Ukraine nữa. Nhưng hiện nay, chẳng có cách nào để vác sang bên kia eo biển. Nếu tình thế không được giải quyết trong vòng một tháng tới, Crimea và vùng tả ngạn Kherson, cũng chưa biết thế nào.

Các điều kiện chính để Ukraine giành chiến thắng trước Nga là bảo toàn mạng sống của người dân và sự đoàn kết của người Ukraine” – Điều này đã được nêu tra rong một cuộc phỏng vấn với Ukrinform bởi Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine, thượng tướng Oleksandr Syrskyi.

Như tôi đã nói, điều quan trọng nhất đối với chúng tôi lúc này là cứu được sinh mạng mọi người. Vũ khí có thể bổ sung, nhưng những người đã chết thì không thể sống lại. Còn một ưu tiên khác, là sự đoàn kết của xã hội. Phải thủ tiêu được sự bất hòa. Chúng ta phải nhớ những trang bi thảm trong lịch sử của chúng ta. Tôi tin rằng Nga sẽ không bao giờ có thể đánh bại chúng ta trên chiến trường chừng nào người Ukraine còn duy trì sự đoàn kết và sức mạnh tinh thần. Nếu bạn lãng phí năng lượng và sức mạnh vào những tranh chấp chính trị vô bổ với những người khác, đây là con đường thậm chí không phải để bị đánh bại mà là dẫn đến cái chết”, Syrskyi nhấn mạnh.

Tôi muốn mọi người Ukraine hiểu điều này. Nga phủ nhận quyền tồn tại của tất cả chúng ta. Đó là lý do tại sao thất bại và cái chết giống nhau. Bây giờ đã đến lúc đất nước trở thành một nắm đấm đoàn kết, mạnh mẽ. Nhiệm vụ chính của Ukraine là để giữ gìn sự đoàn kết. Đây là thành phần chính trong chiến thắng của chúng ta”, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang nói thêm.

Syrskyi nói thêm: “Trong quá trình rút khỏi Avdiivka, 25 binh sĩ Ukraine đã bị bắt” – Thế mà báo chí phía Đông nước Lào chúng nó bảo hàng nghìn. Mất dạy!

________

Hình ảnh liên quan tới bài viết:

Tướng Ukraine Oleksandr Syrskyi. Ảnh trên mạng

Kỷ niệm 10 năm ngày Nga sáp nhập Crimea (18/3/2014 — 18/3/2024)

Đỗ Kim Thêm

27-3-2024

Bản đồ bán đảo Crimea. Ảnh trên mạng

Bán đảo Crimea nằm ở khu vực Biển Đen, phía bắc nối liền với nội địa Ukraine; diện tích ước khoảng 26.844 km2; dân số khoảng 2,4 triệu người; riêng tại thủ đô Sewastopol hiện có hơn 386.000 sinh sống. Trong vài thế kỷ qua, nhiều đế chế khác nhau đưa ra yêu sách đòi chủ quyền lãnh thổ của bán đảo này.

Reisner: “Thời gian là quan trọng vì Nga muốn tiến hành cuộc tấn công tiếp theo”

NTV

Volker Petersen phỏng vấn Markus Reisner

Vũ Ngọc Chi chuyển ngữ

25-3-2024

Lời giới thiệu của NTV: Putin đang cố gắng sử dụng sự tức giận và đau buồn sau vụ tấn công khủng bố ở Moscow để làm lợi cho cuộc chiến, như Đại tá Markus Reisner từ lực lượng vũ trang Áo nói trong một cuộc phỏng vấn với NTV. Ông ấy cũng nói về các cuộc tấn công vào Sevastopol và việc tên lửa hành trình của Nga xâm nhập vào không phận Ba Lan.

Phương Tây cần ý chí chiến thắng

FAZ

Tác giả: Ben Hodges

Vũ Ngọc Chi, chuyển ngữ

24-3-2024

Binh sĩ Ukraine bắn pháo ở vùng Kherson ngày 12.3. Ảnh: Reuters

Tình hình Ukraine hiện nay rất khó khăn. Nhưng nếu phương Tây có ý chí chính trị, họ có thể cung cấp đủ vũ khí để nước này giành chiến thắng.