Kiếp trước, kiếp sau

Dương Quốc Chính

9-3-2024

Kiếp trước phá nhà, kiếp này phục chế là đúng chuẩn đảng ta với điện Kiến Trung. Năm 1947 Việt Minh tiêu thổ kháng chiến, bây giờ xây dựng to đẹp hơn 10 ngày xưa!

Quân Nga bị cáo buộc bắt cóc người đàn ông Mỹ ủng hộ Putin

BTV Tiếng Dân

17-4-2024

LGT: Russell Bentley, còn được gọi là “Texas”, hay “Donbass Cowboy”. Ông ta sinh năm 1960, là người Mỹ lớn lên ở Texas. Nhưng ông ta là người cuồng Putin, ủng hộ Nga. Năm 2014, Bentley rời Mỹ, sang Nga để tham gia chiến đấu trong quân đội Nga, giúp Nga chiến đấu cho cái gọi là “Cộng hòa Nhân dân Donetsk”, “phi phát xít hóa” Ukraine. Năm 2020, Bentley nhập quốc tịch Nga.

Theo cảnh sát địa phương ở khu vực do Nga kiểm soát cho biết, ngày 8-4-2024 Bentley mất tích. Ngày 16-4-2024, báo Newsweek của Mỹ đưa tin: “Bí ẩn về vụ mất tích của người đàn ông Texas ở khu vực Ukraine bị Nga chiếm đóng, sau khi ông ta gia nhập quân đội của Putin”. Cũng hôm qua, vợ ông, bà Lyudmila Bentley lên Telegram kêu gọi mọi người làm tất cả những gì có thể làm được, để cứu chồng bà.

Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả Allison Quinn, về vụ mất tích của Russell Bentley mà báo Daily Beast đăng tải hôm nay, do Trúc Lam, một cộng tác viên của Tiếng Dân, chuyển ngữ:

***

Người đàn ông Texas yêu Putin bị bắt cóc ở miền Đông Ukraine – Bị cáo buộc bởi quân Nga

Ông Russell Bentley, hay Teax. Nguồn: Daily Beast/ VK

Vợ của Russell Bentley cho biết, ông ta đã bị lính Nga bắt cóc và hiện tại bạn bè của ông đang cố gắng vạch trần tin đồn về những hoạt động “đáng ngờ” của ông ta.

Câu chuyện bi thảm về một người Texas kém may mắn, người tự biến mình thành người phản bội và là một anh hùng chiến tranh ở một nước cộng hòa tự xưng của Nga, đã có một bước ngoặt bất ngờ trong tuần này khi anh ta được cho là bị quân đội Nga bắt cóc — sau khi bị cáo buộc là điệp viên của CIA.

Russell Bentley, còn có tên gọi khác là “Texas”, có lẽ là người cuối cùng lẽ ra phải thực hiện được kế hoạch gián điệp xảo quyệt trong gần 10 năm sống giữa các chiến binh Nga ở vùng Donetsk bị Ukraine chiếm đóng. Là người gốc Dallas, bị kết án về tội ma túy ở quê nhà, Bentley đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của quốc tế hồi năm 2014 khi người ta phát hiện anh ta đội chiếc mũ cao bồi cùng với các chiến binh Nga và đưa ra lời tuyên truyền của Điện Kremlin về “Đức Quốc xã” ở Ukraine. Anh ta có quốc tịch Nga hồi năm 2020 sau khi chuyển sang làm “nhà báo” cựu chiến binh trở về từ chiến trận, cho các phương tiện truyền thông do Điện Kremlin kiểm soát.

Tin tức về sự mất tích của ông ta hồi đầu tháng này hầu như không được chú ý cho đến khi vợ ông, bà Lyudmila Bentley, lên tiếng công khai hôm thứ Ba rằng, ông đã bị quân đội Nga bắt cóc và bị bắt làm con tin.

Lyudmila Bentley viết trong một tuyên bố trên Telegram: “Russell đã bị giam giữ một cách tàn bạo vào ngày 8 tháng 4. Tôi KÊU GỌI MỌI NGƯỜI làm MỌI THỨ CÓ THỂ để cứu chồng tôi, ‘Texas’ của chúng tôi”, bà nói và mô tả ông ta là “người bạn của Donbass và của Nga”.

Có lẽ, không còn nhiều thời gian nữa”, bà nói.

Các nhà tuyên truyền Nga nói rằng, ông Bentley đã biến mất sau khi tiếp cận địa điểm xảy ra các vụ pháo kích hoặc tấn công bằng súng cối gần đây, và một trang tin độc lập của Nga cho biết, ông đã chụp ảnh các tòa nhà bị hư hại. Chi tiết đó đã dẫn đến một loạt các thuyết âm mưu về việc Bentley có khả năng là một điệp viên trong một thời gian dài.

Hôm thứ Tư, bạn bè của Bentley đã tìm cách dập tắt những tin đồn đó, những người tự xưng là “anh em đồng đội” của ông ta, chỉ được xác định là Vasily, đăng tải một video để bác bỏ các tuyên bố rằng Bentley đã “quay phim gì đó trên điện thoại của ông ấy”.

Sau khi phát hiện điện thoại của Bentley bị đập nát, Vasily viết rằng, anh ta có thể kiểm tra nó sau đó và nói: “Tôi không tìm thấy BẤT KỲ HÌNH ẢNH hay VIDEO NÀO”.

Graham Phillips, một người phương Tây khác có liên hệ với lực lượng Nga ở miền đông Ukraine và biết Bentley, đã đưa ra tuyên bố của mình hôm thứ Tư rằng, “một bộ phận nhỏ nhưng tích cực trong cộng đồng Nga đã viết thư chống lại Texas, chẳng hạn như anh ta là ‘điệp viên Mỹ’ v.v…”

Kỳ lạ thay, sau khi viết rằng, những tuyên bố như vậy là “vô lý” và không công bằng vì Bentley không có mặt để phản biện, chính Phillips đã tiếp tục bôi nhọ một cách tinh vi việc ông Texas quay phim hoạt động quân sự, gọi việc làm như vậy là “bất hợp pháp và đáng ngờ”.

Tuy nhiên, anh ta nói: “Tôi mong điều tốt nhất, rằng Texas của chúng ta vẫn sống và khỏe mạnh”.

Những bài học của Tập Cận Bình về Nga

Foreign Affairs

Tác giả: Joseph Torigian

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

24-6-2024

Thân phụ của nhà lãnh đạo Trung Quốc đã dạy cho ông điều gì về cách đối phó với Moscow

Được chọn để thống trị thế giới?

Die ZEIT

Người phỏng vấn: Evelyn Finger

Vũ Ngọc Chi chuyển ngữ

26-9-2024

LGT của Tiếng Dân: Quân đội Israel vừa đưa ra tuyên bố, Hassan Nasrallah, thủ lĩnh Hezbollah, đã thiệt mạng trong một cuộc không kích lớn của Israel vào thủ đô Beirut của Lebanon. Sau đó, Hezbollah cũng đã xác nhận trong một tuyên bố về cái chết của Nasrallah, là người đã lãnh đạo Hezbollah trong suốt 32 năm qua.

Tản mạn về chuyện ‘The VietNam War’

Hồ Phú Bông

28-9-2017

Một nữ du kích Việt Cộng mang súng Nga, đang bị điều tra ngày 25/8/1965. Nguồn: AP

Khi bộ phim tài liệu dài 10 tập “The VietNam War”, mà toán làm phim do đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick bỏ ra cả 10 năm để thực hiện chỉ mới chiếu trailer quảng cáo thì dư luận đã bàn tán, bình luận xôn xao về nhiều mặt. Điều nầy cho thấy người Việt Nam vẫn đang còn băn khuăn tự hỏi về cuộc chiến đã chấm dứt từ 42 năm trước.

Bắc Hàn kêu gọi thống nhất hai miền

25-1-2018

(Tiếng Dân) — Hãng tin Reuters đưa tin, hôm nay, Bắc Hàn đã gửi một thông báo hiếm hoi cho “tất cả người Hàn ở trong và ngoài nước”, kêu gọi họ nên tạo ra một “bước đột phá” để thống nhất mà không cần sự giúp đỡ của các nước khác.

Thông tin nói rằng, tất cả người Hàn nên “thúc đẩy liên lạc, đi lại, hợp tác giữa Bắc Hàn và Nam Hàn”, và nói thêm rằng Bình Nhưỡng sẽ “đập tan” mọi thách thức chống lại việc thống nhất bán đảo Triều Tiên, Reuters cho biết.

Ông Nguyễn Đắc Xuân: Nên tưởng niệm tất cả nạn nhân Huế

BBC

12-2-2018

Ông Nguyễn Đắc Xuân là Ủy viên Liên Minh Các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình, hoạt động trên địa bàn từ Cửa Đông Ba tới Cửa Thượng Tứ thuộc Thành Nội trong thời gian xảy ra cuộc chiến Tết Mậu Thân tại Huế. Ảnh: BBC

Trong trận Tết Mậu Thân, Huế là nơi duy nhất đã vừa “tấn công” vừa “nổi dậy”, và chiến trường này chính là lý do chủ chốt dẫn tới việc kết thúc Chiến tranh Việt Nam sau đó bảy năm, sử gia Nguyễn Đắc Xuân nói với BBC.

Tuy nhiên, đây cũng sự kiện đẩy lực lượng Việt Cộng vào tình thế khốn cùng nhất, khó khăn nhất trong suốt hai cuộc chiến ở Việt Nam, cựu ủy viên Mặt trận Liên minh của phe Cộng sản trong cuộc tấn công vào Huế, thừa nhận.

Quái vật Mác-Lê đội lốt Dân Tộc Chủ Nghĩa

Lê Minh Nguyên

17-2-2018

Cảnh nhảy múa sáng 17/2/2018 tại tượng đài Lý Thái Tổ để phá hoại lễ tưởng niệm các chiến sĩ ngã xuống bảo vệ đất nước. Ảnh: Facebook

Không bỏ được Mác-Lê vì bỏ Mác-Lê tức là phải trả quyền lại cho dân, nhưng Mác-Lê không còn sức thu hút quần chúng thì Đảng CSVN phải làm sao đây?

Thôi thì chồng lên nó cái áo Dân Tộc Chủ Nghĩa, một hình thức sói đội lốt cừu. Mà Dân Tộc Chủ Nghĩa ở Việt Nam là chống xâm lược.

Chống xâm lược trong lịch sử Việt Nam là chống ai? – Chống Tàu, chống Pháp, chống Mỹ (dù Mỹ vào VN không phải là để xâm lược).

Những cuộc gặp lịch sử Nam Bắc

Hiệu Minh

27-4-2018

Ảnh: internet

Nam Bắc Việt Nam và Triều Tiên đều có những điểm tương đồng về lịch sử, địa chính trị, những bàn tay lông lá của ngoại bang.

Việt Nam năm 1946

Nhà báo Stanley Karnow đã trực tiếp phỏng vấn Tổng thống Ngô Đình Diệm ở Dinh Gia Long và nghe ông kể về cuộc gặp gỡ lịch sử giữa ông với Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1946.

Máu tuổi 20 bên ngoài Tổ quốc…

FB Lê Đức Dục

Hôm nay là ngày 27-7
Ngày thương binh liệt sĩ

Tôi không làm “vè” điểm báo nữa

Tôi nhớ một câu thơ về Campuchia:

Chiến tranh Việt-Trung 1979: Thời điểm và lực lượng tham chiến (Kỳ 2)

Nghiên cứu quốc tế

Việt Long

14-2-2019

Tiếp theo Kỳ 1

Chuẩn bị chiến tranh

Trung Quốc thể hiện rõ sự chủ động trong chuẩn bị chiến tranh và chọn thời điểm khai hỏa. Về chuẩn bị, Bắc Kinh đã chuẩn bị cho cuộc chiến tranh này ít nhất một năm trước khi xảy ra thông qua các hoạt động chính trị, quân sự, ngoại giao.[1] Các hoạt động này càng đẩy mạnh với tần số dồn dập trong khoảng 3 tháng từ sau khi có Hiệp ước Việt-Xô tháng 11/1978.

Hơn 40 năm sau Chiến tranh Việt Nam, một số người tị nạn đối mặt với lệnh trục xuất dưới thời Trump

NPR

Tác giả: Shannon Dooling

Dịch giả: Châu Minh Dũng

4-3-2019

Tại diễn đàn công cộng VietAID ở Dorchester, Massachusetts, người nhập cư Việt Nam tìm hiểu thêm về những thay đổi trong chính sách nhập cư dưới thời Trump. Nguồn: Shannon Dooling/WBUR

Hơn bốn thập niên sau Chiến tranh Việt Nam, [cuộc chiến đã] tạo nên những làn sóng người Việt lưu lạc tới Hoa Kỳ, chính quyền Trump lại muốn trục xuất hàng ngàn người nhập cư gốc Việt, trong đó có nhiều người tị nạn, chỉ vì những bản án hình sự từ nhiều năm trước.

Người Việt đừng quên ý nghĩa của ngày 30/4/1975 và chiến tranh Việt Nam

Đỗ Kim Thêm

30-4-2019

Đây là bài phụ chú của dịch giả Đỗ Kim Thêm, cho bài dịch “Người Mỹ không nên quên các bài học sống động của ngày 30/4/1975 và chiến tranh Việt Nam”, của tác giả John Andrews.

Con chim lạ Hà Huy Đỉnh (Phần cuối)

Chu Sơn

21-8-2019

Tiếp theo phần 1phần 2

Cuộc trò chuyện của chúng tôi chưa hết nhưng phải ngưng vì đã hết đêm. Tôi đi Huế bằng chuyến máy bay sớm. Đỉnh chở tôi đến trạm bán vé của Air Việt Nam trên đường Nguyễn Đình Chiểu. Ở đó có xe bus của hàng không đưa tôi và những hành khách khác ra phi trường. Đỉnh nói: “Khi nào vào lại Sài Gòn ông nhớ ghé, câu chuyện của chúng ta còn dài. Đêm rồi tôi nói với ông có một nửa, cái nửa Tây xâm nhập vào tôi qua con đường trường học và sách báo. Còn một nửa Ta: tôi chưa nói gì về truyền thống văn hóa dân tộc, nhất là về Phật pháp đã trở thành gốc rễ trong tâm thức tôi để từ đó tôi nhìn lại vấn đề. Ông không nên vội vã đánh đồng Phật giáo và Cộng sản như giáo hội Công giáo đã làm trước đây. Ông cũng đừng tưởng đảng Cộng sản đã điều động được nhân dân vào các cuộc chiến tranh là có thể điều động nhân dân vào cuộc cách mạng vô sản là cái đích duy nhất và cuối cùng của họ”.

Lịch Sử Việt Nam Thời Tự Chủ (Phần 21)

Hồ Bạch Thảo

13-3-2020

21. Lý Nhân Tông [1072-1127] — Chiến tranh Lý Tống: Nhà Tống chuẩn bị phục thù

Trước khi thành Ung [Nam Ninh] thất thủ, nhà Tống đã chuẩn bị phục thù; chủ trương xâm lăng nước Đại Việt. Tiến trình chuẩn bị ngót một năm trời, sự việc khá phức tạp; để tiện tìm hiểu, có thể chia ra thành các tiểu mục: Chỉ huy, thành phần lực lượng, lương thảo vận chuyển, cùng các khó khăn khác.

Những nỗi đau riêng vẫn còn nguyên

Diễn đàn thế kỷ

29-4-2020

(Phạm Thị Hoài trả lời phỏng vấn của Diễn đàn Thế kỷ)

Diễn đàn Thế kỷ: Sau biến cố 30 tháng Tư 1975, dần dà chị có dịp tiếp xúc với đời sống miền Nam. Xin chị cho biết cảm tưởng chung của mình về đời sống vật chất và tinh thần của dân chúng trên mảnh đất trước kia gọi là Việt Nam Cộng hòa.

Lịch Sử Việt Nam Thời Tự Chủ (Phần 41)

Hồ Bạch Thảo

20-10-2020

41. Trần Nhân Tông: Chống Nguyên Mông xâm lăng lần thứ hai

Bản chất của đế quốc Nguyên – Mông là liên tục xâm lược, vó ngựa trường chinh của chúng vươn sang đến tận châu Âu; nhưng lúc hoãn lúc gấp, tùy theo tình hình chung.

Dịch bệnh và chiến tranh

Phan Thành Đạt

14-3-2021

Pháp và Liên minh châu Âu đang nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh bằng cách đẩy mạnh chương trình tiêm vaccine. Có 3 loại vaccine được sử dụng ở 27 nước thành viên là Pfizer-BioNtech, Moderna và AstraZeneca. Liên minh châu Âu đã đặt mua hàng tỉ liều vaccine để cung cấp cho gần 400 triệu dân.

“Chiến tranh”

Lý Trực Dũng

30-4-2021

Bức tranh của tác giả

Tôi không nhớ rõ năm 2006 hay 2007 có một cuộc gọi cho tôi, hỏi tôi có phải là họa sĩ Lý Trực Dũng không? Tôi trả lời, vâng là tôi đây.

Phát biểu của tổng thống Joe Biden về Afghanistan

Nhã Duy, chuyển ngữ

17-8-2021

Tổng Thống Joe Biden thăm binh lính Mỹ tại Afghanistan khi ông là phó tổng thống. Ảnh trên mạng

Chiều hôm nay, ngày 16 tháng 8, Tổng Thống Joe Biden đã xuất hiện trên các hệ thống truyền hình quốc gia để trình bày vấn đề Afghanistan đến người dân Mỹ, trong đó ông đưa ra các lý do cùng quyết định tại sao ông đã chọn rút quân khỏi Afghanistan cùng việc di tản tại Kabul hiện nay.

Thỏa thuận của cường quốc và bài học cho Việt Nam (Phần 2)

Nguyễn Ngọc Chu

23-2-2022

Tiếp theo Phần 1

II. LÝ LẼ KẺ MẠNH VÀ THÔNG ĐIỆP MANG TÍNH “TỐI HẬU THƯ” CỦA ÔNG PUTIN

Hoa Kỳ và đồng minh sẽ chiến đấu cho Ukraine?

Nhã Duy

5-3-2022

Những người dân thường tham gia một đơn vị bảo vệ lãnh thổ, huấn luyện trong một khu rừng ở Kyiv, Ukraine, ngày 22-1-2022. Nguồn: Getty / Sean Gallup.

Cựu tướng David Petraeus trả lời phỏng vấn về cuộc chiến Nga – Ukraine

Hồ Bạch ThảoHồ Động Đình lược dịch

17-3-2022

LGT: Ngày 16-3-2022, ông Peter Bergen, nhà phân tích an ninh quốc gia của đài CNN có bài phỏng vấn tướng hồi hưu David Petraeus, về cuộc chiến Nga – Ukraine. Tướng Petraeus từng là Giám đốc CIA, từng giữ chức Tư Lệnh quân Mỹ trong chiến tranh Iraq và Afghanistan. Sau đây là bản dịch:

Ukraine – Lựa chọn nghiệt ngã (Phần 7)

Nguyễn Thọ

14-4-2022

Tiếp theo Phần 1 — Phần 2 — Phần 3 — Phần 4Phần 5Phần 6

Tổng thống Mỹ Clinton, TT Nga Jelzin và TT Ukraine Kravchuk gặp nhau tháng 1.1994, chuẩn bị cho việc Ukraine giả trừ quân bị. Nguồn: Wikipedia

Khi Nga tấn công vào Ukraine, một làn sóng lo ngại bao trùm châu Âu. Hai nước trung lập Thụy Điển, Phần Lan và hai nước cộng hòa cũ xô viết cũ Moldavie và Gruzia đều muốn gia nhập NATO. Chủ nghĩa Đại Nga từng giăng móng vuốt của nó đến các nơi này. Phần Lan đã từng mất lãnh thổ cho Nga trong chiến tranh thế giới 2.

Tình hình chiến sự Ukraine ngày thứ 64 (28-04-2022)

Phan Châu Thành

29-4-2022

1. Với 586 phiếu thuận, 100 phiếu chống, Quốc hội Đức đã thông qua nghị quyết cho phép chính phủ Đức viện trợ vũ khí hạng nặng cho Ukraina. “Tăng cường viện trợ vũ khí là phương pháp hiệu quả nhất để chặn đứng cuộc xâm lược của Nga” – là lời trong nghị quyết.

Hai câu, 77 chữ

Phạm Thị Hoài

12-5-2022

Sau 47 năm, bên thắng trận đã hoàn thành đáp án cho câu hỏi còn bỏ ngỏ, liên quan đến sự kiện kết thúc cuộc chiến tranh định mệnh ở Việt Nam. Ngày 14 tháng Ba vừa rồi, cơ quan lãnh đạo cao nhất trong quân đội, gồm Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và 20 vị tướng, ra Kết luận số 974-KL/QUTW về việc “Ai soạn thảo lời tuyên bố đầu hàng cho Dương Văn Minh”, “khẳng định tính khách quan và sự thật lịch sử” rằng cả ông đại úy Phạm Xuân Thệ đến trước lẫn ông trung tá Bùi Văn Tùng đến sau đều là đồng tác giả. Không có Thạch Sanh Lý Thông nào cả. Chấm dứt cãi cọ. Chuyện nhân sự đến đây là hết.

Tình hình chiến sự Ukraine ngày thứ 99 (2-6-2022)

Phan Châu Thành

3-6-2022

1. Chiến sự vẫn diễn ra ác liệt bên trong thành phố Severodonetsk, dù phía Nga nhiều lần tuyên bố là đã kiểm soát hoàn toàn thành phố, thậm chí từ 28/05 đã tung phim nhảy múa ăn mừng “giải phóng”:

Tình hình chiến sự Ukraine ngày thứ 129 (2-7-2022)

Phan Châu Thành

3-7-2022

1. Đúng như thông báo của tình báo Anh trước đó, phía Nga đang dần dần cạn kho đạn dược và vũ khí tiếp tế, nên tổng thống Putin vừa phải gửi tới Quốc hội Nga dự thảo đạo luật về “tình trạng kinh tế đặc biệt”, trong đó có thể bắt buộc các công ty (không quan trọng chủ sở hữu) chuyển sang phục vụ quốc phòng và làm thêm giờ. Điều này cho phép tăng sản lượng vũ khí có thể sản xuất được để cung cấp nhanh hơn cho chiến trường Ukraina. Viện nghiên cứu chiến tranh ISW đã công nhận thông tin này.

Tình hình chiến sự Ukraine ngày thứ 159 (2-8-2022)

Phan Châu Thành

2-8-2022

1. Theo tin tình báo từ Anh, bốn ngày qua, quân Nga tấn công các vùng xung quanh thành phố Bakhmut nhưng không thu được kết quả lớn nào. Một bộ phận quân của Nga đang được điều từ phía Bắc (chiến trường Izium-Slovyansk) xuống phía Nam (Kherson) để chống lại các cuộc tấn công của phía Ukraina tại đây. Cũng theo họ, chiến trường Zaporizhia sẽ là chiến trường “nhạy cảm” trong thời gian tới.

Tình hình Ukraine ngày thứ 195

Phan Châu Thành

7-9-2022

1. Bản đồ chiến trường Kherson: