Tại sao không thể có bước đột phá ngoại giao ở Biển Đông

Viet-studies

Tác giả: Gregory Poling (*)

Dịch giả: Huỳnh Hoa

25-1-2018

Làm thế nào ứng phó với việc Bắc Kinh tiếp tục gia tăng xây dựng quân sự?

Hôm 30 tháng 12, truyền hình nhà nước Trung Quốc chiếu đoạn phim quay từ trên cao miêu tả những căn cứ mà nước này thiết lập trên đá Chữ Thập (Fiery Cross) ở Biển Đông. Đoạn video là những hình ảnh cận cảnh đầu tiên được trình chiếu cho thấy trạng thái hoàn chỉnh của một căn cứ không quân và hải quân vững chắc trên một bãi đá tranh chấp trong quần đảo Trường Sa (Spratly).

“Tiễn người đi mờ bóng cuối chân trời…”

Tương Lai

Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 30

22-1-2018

Nguồn: báo Quảng Ngãi

Nhân ngày tưởng niệm trận hải chiến Hoàng Sa 19.1.1974, xúc động đọc bài “Văn tế tử sĩ trong trận hải chiến Hoàng sa 17.-19.1.1974” trên mạng, bất giác thả hồn mình ngược theo dòng chảy thời gian lùi trở lại của một thời xưa cũ với hình ảnh từng chìm sâu vào ký ức dân tộc:

Không hòa giải thì làm sao đoàn kết?

FB Trương Nhân Tuấn

21-1-2018

Người Việt tại Đức biểu tình ngày 18/1/2014 phản đối TQ cưỡng chiếm Hoàng Sa 19/1/1974. Ảnh: internet

Trước những nỗ lực không ngừng nghỉ của những người VN yêu quốc gia dân tộc, trong cũng như ngoài nước, vài năm trở lại đây việc “tưởng niệm” cuộc hải chiến Hoàng Sa đồng thời vinh danh 74 chiến sĩ VNCH anh hùng vị quốc vong thân, dường như đã trở thành một “thủ tục”. Mặc đầu chỉ mới là “thủ tục không chính thức”, nhưng phải nhìn nhận đó là một sự nhượng bộ rất lớn của lãnh đạo CSVN. Đông đảo tầng lớp trí thức, cán bộ, đảng viên, tướng lãnh… xuất thân từ “bên thắng cuộc” hưởng ứng buổi lễ tưởng niệm đã khiến cho nhà cầm quyền CSVN, dầu thân thiện (hay lệ thuộc) với TQ như thế nào, cũng không thể nghiêm cấm, bắt bớ, phá rối… không cho mọi người tụ tập như vài năm về trước.

Những kẻ bán nước

Phạm Đình Trọng

19-1-2018

Từ 44 năm nay, ngày 19 tháng một đã đi vào lịch sử, là ngày đau đớn của giống nòi Việt Nam, ngày đen tối của lịch sử Việt Nam. 19.1.1974 Tàu Cộng mang hạm đội lớn với số quân và hỏa lực áp đảo đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam do nhà nước Việt Nam Cộng hòa quản lí, giết chết 75 người lính Việt Nam Cộng hòa giữ đảo.

Một phần Hoàng Sa và sáu năm còn lại

FB Luân Lê

19-1-2018

Sơ đồ tác chiến của Hải quân VNCH tại Hoàng Sa ngày 19-20/1/1974. Ảnh: internet

Theo luật quốc tế, một quốc gia chiếm giữ một thực thể trong vòng 50 năm liên tục mà không có tranh chấp thì thực thể đó thuộc chủ quyền của quốc gia đang thực hiện việc chiếm giữ, quản lý.

Vậy quần đảo Hoàng Sa bị Trung Cộng đánh chiếm thời VNCH vào ngày này 44 năm trước, ngày 19/01/1974 và giết chết 74 người lính quyết tâm giữ đảo nhưng bất thành, có được coi là đang có tranh chấp hay không kể từ năm 1974 đến nay?

Thiếu tướng Lê Mã Lương: Phải đòi bằng được Hoàng Sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm

LTS: Thiếu tướng Lê Mã Lương nói: Phải đòi bằng được Hoàng Sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm. Nhưng đòi lại bằng cách nào khi Hoàng Sa đã được đem ra đổi chát để lấy súng đạn, mang đi bắn vào người anh em đã ra sức giữ nó?

Tướng Lê Mã Lương nói: “Không chỉ chính quyền VNCH mà chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khi đó cũng có những sơ suất. Sơ suất đó là chúng ta vì hoàn cảnh khách quan, vì quá mải mê cho công cuộc chiến đấu để giải phóng miền Nam và thêm vào đó cũng có lúc chúng ta quá tin bạn bè, gửi gắm vào bạn bè mà không thấy được đằng sau là “ông bạn lớn” đã có một ý đồ rất lớn và thâm hiểm như thế“.

Nhật Tảo, chiến hạm bi hùng

Tuổi Trẻ

Quốc Việt

19-1-2018

TTO – 20h ngày 17-1-1974, chiến hạm Nhật Tảo quay mũi trực chỉ Hoàng Sa. Lúc này một máy chính của tàu không sử dụng được, rađa trục trặc, hỏa lực đối hạm đều là thế hệ cũ chỉnh bằng tay…

Chiến hạm Nhật Tảo. Ảnh tư liệu/ TT

“Mẹ tôi khóc suốt nhiều năm bên nấm mộ chiêu hồn sau ngày anh tôi hi sinh ở Hoàng Sa. Đến đám giỗ cuối cùng của anh, khi ấy mẹ còn sống, trên giường bệnh bà vẫn trăng trối: Con phải gắng đưa anh về. Tổ tiên, mồ mả ông bà trên đất quê hương, đừng để anh ngoài biển lạnh lẽo!”.

Chuyện các binh sĩ VNCH bị Trung Quốc bắt giữ sau hải chiến Hoàng Sa 1974

Một Thế Giới

Võ Hà

18-1-2018

Xuống đường phản đối Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa tại Sài Gòn – Ảnh: Báo Quảng Nam

Ngay sau khi cuộc hải chiến diễn ra, Ngoại trưởng VNCH lên án Trung Quốc: “đã xâm chiếm các phần lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa và bắt đi một cách trái phép 121 binh sĩ của Quân lực VNCH”.

Trận hải chiến Hoàng Sa dưới mắt một người còn sống sót

Trường VN Hàng Hải

Phó Thịnh Đường

Lời Giới Thiệu: Tất Ngưu là người bạn cùng lớp (Khóa 20) trường Hàng Hải Thương Thuyền (HHTT) – Trung Tâm Kỹ Thuật Phú Thọ, Việt Nam. Chúng tôi tốt nghiệp vào lúc nước nhà thất điên bát đảo, kiệt quệ trong khói lửa chiến tranh. Mộng tìm việc làm trên các thương thuyền tan theo mây khói. Cùng một số bạn cùng khóa chẳng hạn như Nguyễn Văn Kết, Trần Minh Trung, Phạm Tánh Dược, Nguyễn Chánh Nghĩa,… chúng tôi đành lên đường nhập ngũ tòng chinh. Một số anh em cùng với tôi đã gia nhập Hải Quân và Quân Vận VNCH với hy vọng có cơ hội áp dụng những kỹ thuật hải hành hấp thụ được ở trường HHTT. Thế rồi trong một trận hải chiến, chiến hạm bị đánh đắm. Lênh đênh trên biển cả ba đêm, bốn ngày không thực phẩm và nước uống, Tất Ngưu đã chết đi rồi sống lại.

Điên nặng vì “Đen người xanh ta”

FB Vũ Kim Hạnh

30-12-2017

Đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa của VN đang bị Trung Quốc chiếm đóng và mô hình nhà máy điện hạt nhân nổi (ảnh nhỏ). Ảnh: AFP

Điện năng, có cách gọi vui theo kiểu đánh vần, “Điên nặng” là một câu chuyện dài. Đúng là điên năng vì quá nhiều chuyện nhức đầu xảy ra liên miên. Như tin ngắn này:

Hôm qua, báo Thanh Niên đưa tin: TQ xây nhà máy điện hat nhân nổi ở Trường Sa, đảo họ chiếm của VN. Tháng trước, lò phản ứng hạt nhân di động đầu tiên của Trung Quốc đã hoàn tất khâu thử nghiệm cuối cùng, được gắn vào chiếc tàu có thiết kế đặc biệt tại xưởng ở Liêu Ninh, trong kế hoạch quân sự hóa những đảo chiếm đóng phi pháp của VN. Những lò phản ứng hạt nhân di động này còn cấp năng lượng cho những giàn khoan TQ khai thác dầu mỏ và khí đốt ở Biển Đông. Tin ngắn này kích nổ trong đầu chúng ta câu hỏi dữ dội về mảnh đất máu thịt đang bị chiếm?

Chuyên gia nói với Trung Quốc: nếu không hợp tác, nghề cá ở biển Đông có thể sụp đổ

Mongabay

Tác giả: David Brown

Dịch giả: Song Phan

21-12-2017

  • Hơn một nửa số tàu đánh cá trên thế giới hoạt động ở biển Đông, nơi mà quyền chủ quyền là chủ đề gây tranh cãi gay gắt giữa các nước ven biển.
  • Các nhà khoa học đã cảnh báo rằng biển đang nhanh chóng trở thành nơi xảy ra thảm hoạ môi trường, sự sụp đổ gần kề của một trong những vùng thuỷ sản sinh sản nhiều nhất thế giới.
  • Hiện một nhóm chuyên gia gồm các nhà chiến lược địa chính trị cũng như các nhà sinh vật học biển đang kêu gọi các bên tranh chấp cùng hợp lại để quản lý và bảo vệ nguồn cá và môi trường biển.
  • Việc quản lý hiệu quả phụ thuộc vào sự tham gia tích cực của Trung Quốc, nhưng vẫn chưa rõ liệu nước này, hiện sức mạnh khống chế trên biển với sự thèm muốn rất lớn về hải sản, sẽ chịu hợp tác hay không.

Vì sao căng thẳng lại gia tăng ở Biển Đông?

Forbes

Tác giả: Peter Pham

Dịch giả: Trúc Lam

19-12-2017

Lực lượng đặc nhiệm Philippines điều khiển một tàu đổ bộ trên biển ngày 15/5/2017 tại Tỉnh Casiguran, Philippines. Ảnh: Dondi Tawatao / Getty Images

Ngày 10 tháng 10 năm 2017, tàu khu trục hải quân Mỹ, USS Chafee áp sát bên ngoài khu vực 12 hải lý, quanh quần đảo Hoàng Sa, quần đảo đang tranh chấp ở Biển Đông. Đây là lần thứ tư Mỹ thực hiện chiến dịch “tự do hàng hải” kể từ khi Tổng thống Trump nhậm chức. Cùng lúc đó, không quân Hoa Kỳ cũng đã cho hai chiếc máy bay ném bom bay trên không phận bán đảo Triều Tiên, một hành động được xem là biểu dương sức mạnh quân sự.

Việt Nam – Quốc gia mất nước – Kỳ 3: Hồn nhiên bán nước

FB Mai Quốc Ấn

19-12-2017

Tiếp theo: Kỳ 1: Việt Nam – Quốc gia mất nướcKỳ 2: Những kẻ cướp nước âm thầm

Ở 2 bài viết trước tôi đã cảnh báo về việc quốc gia đang nghèo nước và bị cướp nước. Trong bài viết này, tôi sẽ tiếp tục nói thêm về việc bán nước.

Bán nước không hiểu đơn thuần là bán nước (H2O) mà là bán cả những gì liên quan đến nước và khiến số lượng lẫn chất lượng nước suy thoái về lâu dài.

Ví dụ về cát. Một tài nguyên liên quan mật thiết đến nước, đi theo phù sa và lắng lại ở cát bãi bồi, hình thành cù lao hay nằm trong lòng sông, cửa biển và bãi biển. Cát bị khai thác quá độ đến mức Chính phủ phải cấm khai thác cát trên toàn quốc.

Trung Quốc với Một Năm Thầm Lặng Tích Cực Xây Dựng Căn Cứ ở Biển Đông

AMTI

14-12-2017

Biên dịch: Trần Thị Phương Thảo | Hiệu đính: Huệ Việt | Dự án ĐSK Biển Đông

Dư luận quốc tế đã chuyển hướng chú ý khỏi cuộc khủng hoảng tranh chấp Biển Đông diễn tiến chậm chạp trong suốt năm 2017 vừa qua, nhưng tình hình ngoài thực địa vẫn chưa hề lắng dịu. Trong khi theo đuổi tiếp cận ngoại giao đối với các nước láng giềng Đông Nam Á, Bắc Kinh vẫn tiếp tục các hoạt động xây dựng đáng kể tại các tiền đồn lưỡng dụng [quân sự và dân sự – BTV] ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trung Quốc đã hoàn thành nạo vét và san lấp để từ đó đã tạo ra được 7 đảo mới ở quần đảo Trường Sa đầu năm 2016, và có vẻ như đã hoãn các hoạt động này để tập trung mở rộng các thực thể địa lý ở quần đảo Hoàng Sa cho tới giữa năm 2017. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn giữ nguyên quyết tâm thúc đẩy giai đoạn tiếp theo của hoạt động xây dựng [ở quần đảo Trường Sa – BTV] – đó là xây các cơ sở hạ tầng cần thiết cho phép các căn cứ hải quân và không quân có thể hoạt động đầy đủ trên những tiền đồn lớn hơn.

Giặc Ân nay không ở đâu xa

FB Trần Trung Đạo

16-12-2017

Ảnh: internet

Theo Niên giám Thống kê Di dân (Yearbook of Immigration Statistics) của chính phủ Mỹ, tôi là một trong 280,728 người Việt Nam đến Mỹ trong thập niên 1980-1990. Nói như vậy để phân biệt với 135 ngàn đồng hương trong đợt di dân đầu tiên vào những ngày trước 30 tháng 4 năm 1975, với khoảng 100 ngàn chú bác anh chị cựu tù nhân chính trị, với diện ODP và nhiều diện khác đến sau. Chúng tôi được báo chí gọi chung cho một cái tên là Thuyền nhân (Boat people). Hai chữ đó đã là nguồn sáng tác của nhiều bài thơ, bút ký, nhạc phẩm mang đầy ký ức bi thương và hãi hùng trên biển Đông.

Đá Chữ Thập, Trường Sa

FB Mai Thanh Hải

7-12-2017

Đảo đá Chữ Thập. Ảnh: internet.

Đảo đá Chữ Thập nằm trên quần đảo Trường Sa (huyện Trường Sa, Khánh Hòa) và đang bị Trung Quốc chiếm đóng, xây dựng trái phép.

Tên gọi: đá Chữ Thập; tiếng Anh: Fiery Cross Reef hoặc North West Investigator Reef; tiếng Filipino: Kagitingan; giản thể: 永暑礁; bính âm: Yǒngshǔ jiāo, Hán-Việt: Vĩnh Thử tiêu.

Trung Quốc ngày càng quyết liệt chiếm giữ Hoàng Sa, Trường Sa

FB Mai Thanh Hải

6-12-2017

Ảnh: FB Mai Thanh Hải

* Năm 2015, các lực lượng chức năng đã phát hiện 5.236 lượt chiếc tàu cá Trung Quốc hoạt động tại khu vực vùng biển Vịnh Bắc Bộ (2.485 tàu), Miền Trung (877 tàu), khu vực Trường Sa và phía Nam (1.874 tàu); tính đến tháng 9.2016, đã phát hiện 15516 lượt tàu cá (trong đó khu vực Trường Sa và phía Nam là 10.265 lượt chiếc).

Trung Quốc tập thả dù trên đảo đá Biển Đông

FB Mai Thanh Hải

4-12-2017

Cận cảnh máy bay vận tải quân sự Y-9 của TQ. Ảnh: airliners.net

(Thuận Hóa) – Theo trang tin Quan Sát (guancha.cn) ngày 2/12 dẫn nguồn của không quân Trung Quốc, cho biết: mới đây, một tốp máy bay vận tải quân sự Y-9 đã vượt mấy ngàn cây số từ sân bay ở đất liền ra vùng biển “đảo đá X trên Nam Hải” (tức Biển Đông) diễn tập thả dù rồi quay về ngay trong đêm cùng ngày. Họ nhận xét: “Đây là lần đầu tiên loại máy bay vận tải hạng trung Y-9 của Trung Quốc thực hiện huấn luyện bay đường dài trên biển; cho thấy loại máy bay này đã hình thành được sức chiến đấu toàn diện”.

Bằng một giọng nói khác với Trump, bà Hillary Clinton chỉ trích Trung Quốc về nhân quyền và Biển Đông

LA Times

Tác giả: Jessica Meyers

Dịch giả: Trúc Lam

28-11-2017

Bà Hillary Clinton xuất hiện hồi tháng 4 tại Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ Toàn Cầu ở New York, đã phát biểu hôm thứ Ba qua điện đàm về kinh tế và chính sách ở Bắc Kinh. Ảnh: Mary Altaffer/ AP

Bà Hillary Clinton nói với những người ở Trung Quốc như thể bà đang đọc bài diễn văn với tư cách là một tổng thống.

Cựu đối thủ Nhà Trắng đã đưa ra một quan điểm, một sự công kích mạnh mẽ hôm thứ Ba, nhằm vào Tổng thống Trump và Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, là người mà lãnh đạo Hoa Kỳ cho là “hợp nhãn” nhất. Những lời phê bình của bà – từ nhân quyền cho đến biến đổi khí hậu – gây sự chú ý về sự khác biệt của họ so với Trump, là người đã đến thăm Trung Quốc chỉ vài tuần trước đó.

Người đi tìm bản đồ về chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông

VNTB

Vũ Quốc Ngữ dịch

27-11-2017

Tiến sĩ Trần Nguyễn Anh Sơn cho hay, Chính phủ Việt Nam không sử dụng những tài liệu mà ông tìm ra để kiện Trung Quốc. “Do vậy, nhiều tài liệu của chúng tôi không được công bố.” Ảnh: The New York Times.

Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn cho hay chính phủ Việt Nam không sử dụng những tài liệu mà ông tìm ra để kiện Trung Quốc. “Do vậy, nhiều tài liệu của chúng tôi không được công bố.”

Đà Nẵng, Việt Nam – 8 năm trước, lãnh đạo Đà Nẵng đã yêu cầu Trần Đức Anh Sơn đi khắp thế giới để tìm kiếm các tài liệu và bản đồ hỗ trợ cho các tuyên bố lãnh thổ của Việt Nam ở Biển Đông.

Ông đã làm như yêu cầu, và ông kết luận rằng Việt Nam nên kiện Trung Quốc về các hoạt động trong vùng nước xung quanh một số hòn đảo đang tranh chấp  ở Biển Đông, như Philippines thành công khi kiện Trung Hoa lên Toà án Trọng tài Quốc tế kết thúc vào năm ngoái. Tuy nhiên, những lãnh đạo của ông đã im lặng.

Việt Nam 2017: Họa nhiều hơn phúc

Viet-Studies

Nguyễn Quang Dy

22-11-2017

Repsol ngừng khoan lô 136-03 của Việt Nam. Ảnh: internet

Năm 2017 sắp kết thúc. Vài tuần chỉ trong “chớp mắt”, thời gian nhanh tựa tên bay. Nhanh hay chậm chắc không phải do thời gian bị rút ngắn, mà do tâm thức con người. Tư duy truyền thống không thể theo kịp các sự kiện bất thường và hệ quả bất định. Có lẽ đã đến lúc điểm lại các sự kiện quan trọng trong một năm “họa nhiều hơn phúc”, để nhìn lại bức tranh toàn cảnh với nhiều gam màu hỗn độn, hy vọng nhìn thấy lối thoát cuối đường hầm.

Đàm Phán COC: Một Số Câu Hỏi Ban Đầu

Đại Sự Ký Biển Đông

Tác giả: Nguyễn Đăng Thắng

16-11-2017

Cận cảnh Đá Chữ Thập (Nguồn ảnh: Duan Dang. Ngày 11 tháng 9 năm 2017)

Sau gần 15 năm kể từ ngày ký Tuyên bố Ứng xử các Bên ở Biển Đông (gọi tắt là DOC) tháng 11/2002,[1] Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN – Trung Quốc tại Manila (Philippines) ngày 06/8/2017 đã chính thức thông qua khung của một Bộ quy tắc Ứng xử (gọi tắt là COC)[2] nhằm điều chỉnh các hành vi, hoạt động tại Biển Đông.[3] Đây là thành quả bước đầu của cả một quá trình lâu dài trong việc thực hiện khoản 10 của DOC [4] và chỉ đạt được sau những diễn biến căng thẳng tại khu vực thời gian qua, chủ yếu bắt nguồn từ các hành vi thúc đẩy yêu sách biển không phù hợp luật pháp quốc tế của một quốc gia tại Biển Đông. Chính vì vậy, không có gì là ngạc nhiên khi “sự kiện này” được chào đón rộng rãi và thu hút sự chú ý của giới học giả, bình luận.

APEC 2017: Việt Nam đã đạt được gì?

The Diplomat

Tác giả: Charlotte Gao

Dịch giả: Trung Nguyễn

14-11-2017

Các lãnh đạo thế giới tại hội nghị APEC Đà Nẵng. Nguồn: Flickr/Presidencia de la República Mexicana

Việt Nam dường như đã tìm thấy một vị thế thoải mái hơn bằng cách cân bằng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Trong bài phát biểu quan trọng tại hội nghị Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) năm nay, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã gửi một thông điệp rõ ràng tới các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương, yêu cầu họ tự lo bằng cách đặt quốc gia của họ lên trên hết, cũng như ông ta “sẽ luôn đặt nước Mỹ trên hết”.

Đừng để ngư dân đơn độc

FB Bạch Hoàn

14-11-2017

Từ trái sang: thuyền trưởng Hứa Minh Trung, Cao Văn Hoàng, Lê Thanh Thừa, Lê Thanh Thiện, Lưu Văn Lý tại trại tạm giam ở đảo Natuna – Ảnh: Lê Nam/ báo TT

Suốt nhiều năm qua, biển Đông của Việt Nam vẫn chưa một ngày nào ngưng bão tố. Sau những mất mát của quá nhiều ngư dân Việt Nam, hết lần này đến lần khác, chúng ta vẫn luôn khuyến khích, động viên ngư dân mình tiếp tục hành trình bám biển – vùng biển chủ quyền đã được xác lập bằng cả máu thịt người Việt qua nhiều thế hệ.

Ngư dân ra khơi, có thể với họ là câu chuyện miếng cơm manh áo. Nhưng ở cấp độ quốc gia, đó là sự xác lập chủ quyền lãnh hải.

Biển Đông qua chuyến thăm của Trump và Tập?

BBC

13-11-2017

CTN Tập Cận Bình và TBT Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Tân Hoa Xã

Các lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc đã nhất trí được về việc kiểm soát các vấn đề Biển Đông trong chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Hà Nội, truyền thông nhà nước Trung Quốc nói.

Hai bên đã đồng ý sẽ tăng cường hợp tác trên biển và phấn đấu cùng nhau giữ gìn hòa bình, ổn định, Tân Hoa Xã hôm 13/11 đưa tin.

Cần hành động gấp để bảo vệ ngư dân và bảo vệ chủ quyền

FB Bạch Hoàn

9-11-2017

Ảnh: FB Bạch Hoàn

Suốt từ tối qua đến nay, tôi nhận được nhiều cuộc điện thoại, sau khi lắng nghe, tôi thấy mình thực sự cần phải viết và mong các anh chị cùng tôi lên tiếng.

Có thể bằng cách tìm hiểu về câu chuyện tôi sắp kể sau đây và viết về nó, hoặc đơn giản nhất là chia sẻ để giúp bài viết này lan toả hơn. Chuyện không phải của tôi nhưng là của chúng ta, bởi nó liên quan đến số phận những ngư dân nước Việt hiện đang bị bắt giữ ở nước ngoài.

Tâm lý chuộng bề ngoài cũng đưa đến mất nước…

FB Trương Nhân Tuấn

5-11-2017

Tôi thấy tâm lý người VN hay chuộng cái “bề ngoài”, cái “tiêu biểu”, cái “hoa hòe cành lá”… của “vấn đề” chớ ít khi chú trọng tới cái “thực chất” của vấn đề chi đó.

Thử xét về phương diện nhà cửa. Các xứ tây phương, Nhật, Đài loan, Hàn…, nói chung là các nước giàu, người ta có thói quen quan tâm “bề trong” hơn là “bề ngoài” của căn nhà.

Các xứ Châu Âu, nhà cửa ở đây phần lớn là cũ kỹ, lâu đời. Những nhà tỉ phú, những chính trị gia, minh tinh tài tử… nổi tiếng phần lớn đều ở trong những ngôi nhà cổ, những lâu đài “cũ kỹ”, xây cất từ vài trăm năm. Nhưng điều này không quan trọng đối với họ. Họ sống sung sướng hay không là cái “tiện nghi” của căn nhà đó chớ đâu phải ở cái “hùng vĩ” của cổng ra vào, hay cái “lấp lánh” do sơn son mạ vàng từ trong ra ngoài? Ở các xứ này, chỉ dân nghèo mới ở trong những “nhà hộp cao tầng”.

Trung Quốc và Việt Nam vĩnh viễn là “bạn bè và kẻ thù” tốt nhất

Forbes

Tác giả: Ralph Jennings

Dịch giả: Trúc Lam

3-11-20217

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (giữa) và người đồng nhiệm Việt Nam, Phạm Bình Minh (thứ hai từ trái) đi bộ đến phòng họp ở Hà Nội ngày 2-11-2017. Ông Vương đã có chuyến thăm chính thức hai ngày đến Hà Nội. Ảnh: Hoàng Đình Nam/ AFP / Getty Images

Bạn có biết những mối quan hệ bạn trai và bạn gái đã chia tay, quay trở lại, rồi chia tay nữa không? Có lẽ hai người không thể sống cùng nhau nhưng cần nhau vì một số lý do không thể thiếu. Sự lặp đi lặp lại này, mô tả mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam – hai nước láng giềng với những mối quan tâm chia sẻ sâu sắc, đồng thời cũng là mối ngờ vực lẫn nhau sâu đậm.

No-U FC: 6 năm, một chặng đường gian nan

FB Nguyễn Tường Thụy

1-11-2017

No-U Hà Nội tổ chức kỷ niệm 6 năm. Ảnh: Nguyễn Tường Thụy

Mãi đến trưa ngày 30/10/2017, tôi mới nhận được lời mời của đội bóng No-U đến dự sinh nhật lần thứ 6. Thông thường, tôi nhận được lời mời từ nhiều ngày trước. Đã tưởng năm nay, trong hoàn cảnh bị đàn áp gắt gao, No-U FC phải tạm thời bỏ sinh nhật. Kế hoạch tổ chức sinh nhật chỉ được gửi tới từng người trước vài giờ, nói lên việc tổ chức sinh nhật No-U FC năm nay, được tiến hành hết sức bí mật, nhằm tránh sự đánh phá của nhà cầm quyền.

Trung Quốc tiếp tục đắp đảo mới, xây cơ sở ở Hoàng Sa

VOA

31-10-2017

Bản đồ Hoàng Sa phiên bản Trung Quốc. Photo Courtesy

Các hình ảnh vệ tinh mới đây cho thấy Trung Quốc lặng lẽ xây dựng và bồi đắp thêm đảo nhân tạo trên Biển Đông. Các giới chức quân sự và ngoại giao trong khu vực nói rằng Bắc Kinh dường như sắp khẳng định mạnh mẽ hơn chủ quyền đối với thủy lộ mang tính chiến lược này.