Chuyện giải thưởng

Dương Quốc Chính

21-1-2022

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao Giải thưởng chính VinFuture cho các nhà khoa học Katalin Kariko (phải), Drew Weissman và Pieter Cullis. Ảnh: Đình Trường

Việc bỏ tiền ra để lập nên một giải thưởng không có gì là khó cả, nhất là với một người rất giàu. Giành được một giải thưởng danh giá, mà không cần mua giải mới là chuyện khó.

“Trung Quốc đích thị Đông Á bệnh phu”

Đỗ Hùng

25-2-2020

Ảnh: WSJ

Trong khi Trung Quốc đang tơi tả do dịch bệnh phát khởi từ Vũ Hán, bên trong tòa soạn tờ Wall Street Journal cũng xảy ra một cuộc nội chiến không tiền khoáng hậu. Mới đây, 53 phóng viên và biên tập viên của tờ báo đã yêu cầu các lãnh đạo sửa tít một bài báo và đưa ra lời xin lỗi chính thức.

Bài báo đang được nói đến có nhan đề: “China Is the Real Sick Man of Asia” (tạm dịch: Trung Quốc đích thị là con bệnh châu Á, người Trung Quốc bèn dịch bài báo này: 中国是真正的亚洲病夫 – Trung Quốc thị chân chính đích Á châu bệnh phu).

Không kêu cứu, hãy khởi kiện!

Bá Tân

15-8-2019

Báo Đại Đoàn Kết nổi tiếng mất đoàn kết qua nhiều đời tổng biên tập, và “truyền thống” ấy lại được tô đậm qua vụ việc xử lý Trần Thanh Tường, Trưởng ban Kinh tế – Xã hội của báo Đại Đoàn Kết.

Không tin báo chí “thổ tả”, vậy tin ai bây giờ?

Trần Phi Tuấn

18-11-2020

Bây giờ, các bạn tôi đã không còn tin vào báo chí chính thống nữa, và họ chỉ tin vào thông tấn xã Trump’s Tweet mà thôi, và mỗi tweet của bác được “share không cần hỏi”. Và đó là vấn đề!

Ai là tác giả bí ẩn của bài bình luận trên báo New York Times?

Thạch Đạt Lang

8-9-2018

Những nhân vật hàng đầu trong nội các của Trump phủ nhận là tác giả bài báo ẩn danh. Ảnh trên mạng

Chiều thứ Tư ngày 05.09.2018, báo New York Times (NYT) đăng một bài bình luận ngắn (Op-Ed) của một tác giả ẩn danh với tựa đề: “Tôi là một phần của nhóm phản đối trong nội các ông Donald Trump, đã làm cho nội các của Tổng thống Trump chao đảo.

Tiên lượng xấu cho đảng cộng sản Việt Nam

Trung Nguyễn

11-3-2020

Thời gian gần đây, một tờ báo trong nước là VnExpress đã đăng tải hai bài khá “nhạy cảm” khi công khai cho biết sự thật ở Trung Quốc là dân rất phẫn nộ với đảng cộng sản Trung Quốc trong việc xử lý dịch bệnh Covid-19. Bài thứ nhất có đựa đề: “Người Vũ Hán la hét khi Phó Thủ tướng tới thăm” và bài thứ hai là: “Bí thư Vũ Hán hứng chỉ trích“.

Lạm bàn về tâm thế

Blog VOA

Trân Văn

26-7-2023

Ảnh chụp màn hình bài đăng trên báo Thể Thao và Văn Hóa.

Tự do báo chí – Nhu cầu tinh thần hiện đại của Việt Nam

Nguyễn khắc Mai

16-6-2019

Từ thế kỷ XIV, trong KÊ MINH TẬP SÁCH, Bà Bích Châu (*), một phi hậu của vua Trần Duệ Tông, từng nói: “Nguyện cầu trực gián, sử thành môn dữ ngôn lộ tịnh khai”. Nghĩa là: “Xin cầu lời nói thẳng, để cho cổng thành cùng đường ngôn luận rộng mở”. Mở cổng thành, nghĩa là để có thông thương đi lại tự do dễ dàng, một nhu cầu bình thường của cuộc sống. Trong thời hiện đại, mở cổng thành, chính là làm cho đi lại, giao thương thông thoáng, tự do. Các hiệp định tự do mậu dịch thuộc ý nghĩa này.

Thư ngỏ gửi các nhà báo bị thôi chức ở báo Thanh Niên vì không phải đảng viên

VNTB

Nguyễn Đình Ấm

27-11-2018

Tác giả trong một chuyến công tác miền núi

Đừng “lăn tăn” với cái chức quèn trong tòa báo quốc doanh!

Thân mến gửi các bạn đồng nghiệp trẻ báo Thanh Niên mới bị thôi chức do chưa phải là đảng viên.

Chính quyền Đà Nẵng phản ứng báo Phụ Nữ về loạt bài chống Sun Group

Báo Sạch

23-10-2019

Một công văn khiếu nại lên Ban Tuyên giáo của Đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Đà Nẵng với giọng điệu luận tội rất “đanh thép” dành cho loạt bài về Sun Group trên báo Phụ Nữ đã được đưa lên mạng. Trước đó, Uỷ ban Nhân dân TP. Đà Nẵng cũng có công văn gửi Bộ Thông tin Truyền thông khiếu nại về loạt bài nói trên.

Quy hoạch báo chí, Nhà nước đang lạm quyền

Tâm Chánh

22-5-2020

Rốt cuộc thì người ta cũng kí văn bản qui hoạch trong sự đồng thuận cách mạng của các tờ báo. Qui hoạch báo chí có tác động và cách làm chẳng khác gì cải tạo công thương nghiệp. Làm cho sập tiệm hết thảy năng lực sản xuất của miền Nam, để rồi tưởng thưởng cho mình công trạng cho ra đời nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân. Không nên và không thể coi mãi đó là công lao đổi mới.

Đất lành chim đậu, đất không lành chớ đậu nghe chim!

Mai Bá Kiếm

8-2-2024

Chính xác là 5 ngày, từ ngày 26 đến 30/1/2024, có 399 chuyến bay rỗng đến Tân Sơn Nhứt để chở hàng chục ngàn khách về miền Trung, miền Bắc. Tương tự, xe lửa và xe đò cũng chạy xe rỗng đến ga Hòa Hưng và bến xe miền đông để chở khách về hướng Bắc. Nguyên nhân đơn giản là không có người miền Nam đi hướng Bắc để mưu sinh.

BOT vs báo giới!

FB Ngô Nguyệt Hữu

10-2-2019

Mấy năm liền ầm ĩ chuyện BOT – một bất cập ai cũng nhìn thấy nhưng có vẻ như vẫn chưa có bất kỳ giải pháp có tính quyết định nào được đưa ra.

Chắc trên thế giới chỉ duy nước mình mới có hình thức đầu tư BOT nhưng bí mật về thời hạn thu phí. Điển hình là BOT cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây.

Cũng có vẻ như, việc bắt giữ vài lãnh đạo của công ty cổ phần tập đoàn Yên Khánh (Chi nhánh Long An) vì sử dụng phần mềm trái phép nhằm trốn thuế tại cao tốc TP.HCM – Trung Lương, không khiến các nhà đầu tư BOT khác hốt hoảng hoặc lo lắng.

Sau kết luận vụ Anh Thoa ở báo Tuổi Trẻ

FB Khải Đơn

25-9-2018

“Khi mình quyết định nói ra, cái được nhất là mình dám nói lên và mình sẽ không bị dằn vặt suốt cả đời mình. Chỉ là như vậy thôi.

Chứ tới hiện tại mình không được gì cả. Trong tâm thức của mình thì mình không dung thứ cho chuyện đó. Nếu mình tiếp tục và im lặng thì mình sẽ cảm giác mình làm điều gì đó rất tội lỗi, xấu xa khi dung túng cho một người như vậy. Nên mình quyết định nói ra.”

Sau 15 năm hoạt động, Tạp chí VHNA ra số cuối cùng

Nguyễn Ngọc Chu

28-11-2020

Tiếng nói trung thực không thể chết: Đi tìm biến hình mới của Tạp chí Văn hóa Nghệ An

Chính sách trên biển trong nội bộ Đảng của TQ là rất nhất quán và kiên trì

Lê Quang

13-4-2020

Tờ Global Times (Thời Báo Hoàn Cầu) sáng nay vừa có một bài báo lí giải về việc “Việt Nam gây hấn ở Biển Đông”.

Này công dân ơi!

Đông Sa

6-9-2023

Xin chớ vội cho rằng tôi đang “lĩnh xướng” mở đầu cho một bài ca. Không, đây chỉ là một cách đột khởi… hơi dở để biểu tỏ sự đồng cảm với một bài báo; và có thể, nhân đây, nhấn nhá thêm những điều dẫu chẳng mới mẻ gì, nhưng gióng giả lên mãi nữa chắc là vẫn còn cần.

Truyền thông thổ tả (Phần 3)

Nguyễn Thọ

8-12-2021

Tiếp theo phần 1phần 2

Đang định viết tiếp về vai trò của mạng xã hội đối với truyền thông thì hôm nay có một chuyện thú vị lên báo.

Báo VNExpress đứng về đâu trong cuộc chiến Nga – Ukraine?

Lưu Trọng Văn

2-8-2022

Thông tin quốc tế chính trên báo VnExpress ngày hôm nay 2.8.2022:

Phác thảo chân dung tâm lý Bộ trưởng 4T

Mạc Văn Trang

18-3-2018

Củi Trương Minh Tuấn. Ảnh: DLB

Gần đây ngành Tâm lý học Việt Nam hay sử dung phương pháp “Phân tích chân dung tâm lý” (có khi gọi là “Nghiên cứu trường hợp” – case study). Phân tích tâm lý, có thể theo cấu trúc nhân cách; có khi theo đường đời. Ở đây chọn cách lấy ra một số việc làm tiêu biểu để khắc họa vài nét chân dung tâm lý/ hay tính cách của ông Trương Minh Tuấn từ ngày lên làm Bộ trưởng Bộ TT-TT, mà mình để ý quan sát. Từ đó, hy vọng cơ bản thấy được ông là NGƯỜI THẾ NÀO?

Cô gái bị đuổi ra khỏi cuộc họp báo của thủ tướng Dũng

FB Lưu Trọng Văn

3-7-2018

Gã bảo, trước khi rời Ba Lan qua Áo gã muốn ra ngoại ô Warszawa. Vân Anh cháu nội của nhà cách mạng Tôn Quang Phiệt cười rõ tươi rồi lái xe chở gã đi.

Ổn định, lá bài che chắn sự ngu dốt – trì trệ

Nguyễn Lân Thắng

7-7-2019

Người ta lớn bởi vì ngươi quỳ xuống
Có gì đâu ta cầu khẩn van lơn?
Có gì đâu ta ôm mối căm hờn?
Hãy đứng dậy, ta có quyền vui sống!

Đây là trích đoạn bài thơ “Hãy đứng dậy” của nhà thơ cách mạng Tố Hữu viết tại Huế tháng 4 năm 1938. Nếu chỉ xét theo câu chữ của bài thơ, mà bỏ qua những hiểu biết của chúng ta về tác giả sau này, thì tôi nghĩ có rất nhiều người hoàn toàn đồng ý với Tố Hữu.

Việt Nam là đất nước có lịch sử hàng ngàn năm hình thành và phát triển trên cái nền văn hoá Á Đông. Sự vâng phục đã trở thành một căn tính trong con người của bất kỳ người Á Đông nào chứ không riêng Việt Nam. Chính vì thế các nhà cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ 20 đã khai thác vấn đề này trong nhiều loại hình thơ ca, văn học đấu tranh… để khơi gợi tinh thần công dân cũng như sự dũng cảm đứng lên làm cách mạng.

Rất tiếc, với bao xương máu của dân tộc đã đổ xuống, cuộc cách mạng ấy sau gần một thế kỷ đã không mang lại cơm no áo ấm cho người dân như họ đã hứa, mà chỉ đem đến sự bất công khủng khiếp. Người dân thì phải đối mặt với bao nhiêu vấn nạn xã hội, từ y tế, giáo dục, việc làm, ô nhiễm môi trường. Trong khi đó đại bộ phận giới cầm quyền thì sống phè phỡn, lầu nọ phủ kia, của cải và quyền lực không biết bao nhiêu mà kể hết.

Không chỉ phản bội lại chính những lời đã hứa, đã dẫn dụ quốc dân đồng bào đi làm cách mạng năm xưa, người cộng sản còn ngang nhiên cổ suý và tuyên truyền cho thái độ cam chịu của người dân bằng những hình thức cực kỳ tinh vi và xảo quyệt. Có nhiều loại hình và phương pháp tuyên truyền để thúc đẩy tâm lý xã hội này, nhưng chủ đề chung của nó đều xoay quanh hai chữ ỔN ĐỊNH.

Trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây, trên tivi hay báo đài thì ổn định luôn là khái niệm được truyền thông nhà nước nhắc đến như là một điều kiện quan trọng nhất để phát triển xã hội. Có lẽ khái niệm này được đưa ra ở Việt Nam lần đầu tiên từ cuộc hội thảo khoa học do Hội đồng Lý luận Trung ương và Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Ðầu tư) tổ chức ngày 23/9/2010 tại Hà Nội. Trong cuộc hội thảo này chủ đề “Mối quan hệ giữa Đổi mới, Ổn định và Phát triển trong quá trình xây dựng đất nước” đã được đặt ra, và sau đó đây trở thành cơ sở lý luận của báo đảng cũng như hệ thống tuyên truyền ngoại vi trong suốt nhiều năm qua.

Thế rồi thời gian gần đây, khi có rất nhiều vấn đề nảy sinh vô cùng khốc liệt với đất nước chúng ta, như vấn đề chủ quyền biển đảo, ô nhiễm môi trường, nợ công tăng cao, tham ô tham nhũng, cướp đất của dân… Nhưng mỗi khi có tiếng nói phản biện nào đó trong xã hội đòi hỏi phải xem xét lại vai trò của đảng và nhà nước trong các vấn đề điều hành và quản lý đất nước thì đồng loạt một thông điệp quen thuộc lại được phát ra. Dù lời lẽ nặng nhẹ khác nhau tuỳ từng trường hợp, nhưng những thông điệp này cũng chỉ xoay quanh lý luận cơ bản là: ổn định để phát triển.

Đến cả đội ngũ dư luận viên, là thành phần thấp cấp nhất trong hệ thống tuyên truyền của đảng cũng sử dụng rất nhuần nhuyễn lý luận này. Cứ ai mở mồm nói gì đó là chúng lại bật băng cho nghe điệp khúc: phải ổn định thì xã hội mới phát triển, muốn đất nước có chiến tranh loạn lạc như cách mạng màu bên Trung Đông không…

Gần đây nhất, ngày 17/6/2019 Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đã có một bài viết “Không để thế lực thù địch lợi dụng, chiếm lĩnh truyền thông xã hội”, trong đó ông ta viết thế này: “…Trong bối cảnh bất ổn gia tăng ở nhiều nơi trên thế giới, sự ổn định chính trị, xã hội của Việt Nam là một lợi thế quan trọng để phát triển. Nhờ nhất quán quan điểm: “Ổn định và phát triển gắn liền với nhau trong quá trình vận động, tiến lên, ổn định để phát triển và có phát triển mới ổn định được” mà môi trường chính trị, xã hội ổn định, an ninh, an toàn được giữ vững, nội lực đất nước được khơi dậy và phát huy, ngoại lực được tiếp nhận và sử dụng hiệu quả, nên sau hơn 30 năm đổi mới, đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử. Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư, của du khách, là điểm hẹn của khát vọng hòa bình thế giới…”.

Ổn định là ổn định thế nào? Có phải chỉ ổn định mới mang lại sự phát triển hay không? Phải chăng ổn định là lý luận quan trọng để níu kéo quyền lực, để bảo vệ cho sự trì trệ của đảng cộng sản, và để đàn áp thẳng tay những người lên tiếng đòi hỏi sự thay đổi của đất nước này?

Ông bà ta khi xưa đã dậy: “An cư (thì mới) lạc nghiệp”. Câu nói này ở một khía cạnh nào đó rất đúng, và vì thế nó mới được truyền dạy qua bao đời nay đến tận bây giờ. Đưa ra lý lẽ ổn định để phát triển, phải nói rằng các nhà lý luận cộng sản rất giỏi, vì họ đã khéo léo lợi dụng một triết lý sống từ bao đời nay để làm phương tiện cho mình trong việc đè nén và cai trị dân chúng.

Tuy nhiên nếu nhìn lại lịch sử phát triển của loài người, nếu cam chịu và chấp nhận, liệu người vượn cổ đại có dám dùng lửa để chinh phục tự nhiên hay không? Nếu cam chịu và chấp nhận, liệu xã hội loài người có dám làm những cuộc cách mạng long trời lở đất để từ xã hội thị tộc, bộ lạc tiến dần lên chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, xã hội công nghiệp, rồi đang tiến đến một xã hội công nghệ cao như bây giờ không?

Việt Nam vốn là một đất nước lạc hậu, chậm phát triển, nhưng không nằm ngoài sự tác động của các cuộc biển đổi trên thế giới, và nó đang trên đà nhanh chóng từ một xã hội truyền thống trở thành một xã hội hiện đại. Dù muốn hay không thì những tác động này vào Việt Nam là không thể tránh khỏi, bởi luồng gió văn minh thì như cơn bão, ai mà ngăn được gió thổi qua hàng rào thưa?

Nhưng chính vì sự biến đổi quá nhanh chóng ở Việt Nam thời gian gần đây đã tạo ra sự xung đột nghiêm trọng giữa nhà nước và xã hội. Nhà nước trở nên hụt hơi, lạc hậu và không thể kiểm soát được xã hội. Mâu thuẫn này có thể ví y như việc nuôi dạy một đứa trẻ. Lúc vài tuổi chúng ta có thể đe nẹt, bắt trẻ con nó làm cái này cái kia. Nhưng đến khi nó 15-17 tuổi, ta không thể làm như vậy nữa bởi nó đã bắt đầu trưởng thành, có sức lực, có nhận thức và có sự phản kháng nếu chúng ta không thay đổi sự giao tiếp với chúng.

Những lời nói của ông Võ Văn Thưởng như vừa nêu bên trên thực ra chỉ là một ví dụ điển hình trong lối tư duy chung của nhà nước trước xã hội, coi người dân như “con dân” chứ không phải là “công dân”. Nó không làm cho mâu thuẫn xã hội dịu đi, mà còn làm trầm trọng thêm mối quan hệ giữa nhà nước với xã hội.

Một hệ thống chỉ ổn định khi các lực phát sinh trong lòng hệ thống đó được giải quyết hài hoà. Có lực tác động thì ắt sẽ có phản lực. Nhắm mắt hô hào ổn định mà không giải quyết triệt để những xung động trong lòng xã hội thì không khác gì cố sơn phết vỏ một cỗ máy cho đẹp, nhưng bỏ mặc những rơ ráo lệch lạc máy móc bên trong. Cỗ máy ấy sẽ vỡ nát sớm thôi.

Vì vậy tôi muốn có một lời với ông Thưởng và các nhà lý luận cộng sản như thế này. Mặc cho các ông hô hào ổn định thế nào, bỏ tù bao nhiêu người đòi thay đổi, nhưng sự phát triển của xã hội này là một tất yếu xã hội, các ông không thể chống lại được đâu. Đừng lấy khái niệm ổn định để che chắn cho sự trì trệ của các ông./.

Chỉ là đầy khó khăn, gian khổ thôi sao, anh Tiến Thanh?

Mạnh Quân

4-3-2020

Ông Nguyễn Tiến Thanh, TBT báo Đời sống và Pháp luật. Ảnh: NĐT

Tối nay, đọc bản tin này của Người đưa tin – nay đã là tạp chí, nghe phát biểu của anh Tiến Thanh, không khỏi thấy ngậm ngùi.

Anh Tiến Thanh nói rằng: “Cuộc chuyển giao nào cũng đầy khó khăn, gian khổ…”. Thì cũng đúng thôi. Nhưng cá nhân tôi thấy câu đó vẫn có tí ngoại giao, sách vở. Không, với báo chí, nó không chỉ là khó khăn, gian khổ mà là đau khổ, khốn khổ khốn nạn chứ báo thì lúc nào chẳng có khó khăn. Dịch cúm đến, không có quy hoạch báo chí (QHBC) thì báo chí vẫn sẽ rất khó khăn vì doanh nghiệp khó, họ cắt giảm, không làm quảng cáo nữa…

Vài ghi chép về việc thêm mấy nhà báo vừa bị bỏ tù

Jonathan London

6-1-2021

Mới hôm qua, tôi thấy một tin buồn là anh Phạm Chí Dũng bị xử phạt 15 năm tù, trong khi các anh Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn bị 11 năm tù, cùng về tội “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống phá Nhà nước.” Về những cáo buộc này, tôi không có đủ tư cách để đánh giá một cách khách quan vì thiếu thông tin.

Thành viên Báo Sạch bị đe dọa

Báo Sạch

1-1-2020

Nhà báo Trương Châu Hữu Danh (thứ 2 từ trái qua) và một số thành viên Báo Sạch. Ảnh: FB Trung Bảo

Từ chiều 31/12/2019 đến rạng sáng 1/1/2020, ông H.Đ.C – nguyên cán bộ Thanh tra Chính phủ đã liên tục gọi điện thoại cho anh Hữu Danh – thành viên Báo Sạch để… dọa giết. Trước đó, ông C gọi nhiều cuộc với lý do cần gặp vì có việc quan trọng. Đến nửa đêm, thì ông bắt đầu gọi thóa mạ và đòi mỗi người một dao để lụi nhau…

Theo hồ sơ, ông C nhận hàng trăm triệu đồng của gia đình mẹ liệt sỹ Lê Thị Tích (SN 1928, trú tại xã Phước Thuận, Xuyên Mộc, Bà Rịa – Vũng Tàu) để xử lý một vụ việc liên quan đến đất đai. Ông nhận 15.000 đô la, 80 triệu đồng tiền mặt, tổng giá trị quy đổi khoảng 435 triệu đồng (chưa kể các món quà khác).

Hàng loạt bài báo bị gỡ — Lỗi 404

FB Đào Tuấn

15-3-2018

Một kỷ lục vừa được thiết lập khi báo chí đồng loạt “ngỏm củ tỏi” sau chỉ “3 nốt nhạc”. Sau khi kết luận Thanh tra vụ AVG được bạch hóa, vừa xong, Bộ 4T cũng công khai ý kiến phản đối. Và ngay sau đó đã kịp thời tứ bất tử (404).

Tham nhũng và chống tham nhũng

Dương Quốc Chính

1-8-2019

Tối qua xem chương trình Đối diện của VTV, đại khái nó là chương trình tuyên truyền để phản bác lại truyền thông tự do là mạng xã hội. Chương trình có phỏng vấn 1 số Facebooker lề phải, hay còn gọi là DLV, như thượng tá Minh bên báo QĐND. Các anh đấu tố 1 số KOLs “phản động” như Hiếu gió, Lê Trung Khoa, Thái Văn Đường và Phạm Chí Dũng (không hiểu sao đưa anh này vào chung nhóm với mấy anh em hải ngoại kia?).

Dịch bệnh đẩy báo in tới bờ huyệt

Nguyễn Thông

12-7-2021

Khi dịch bệnh căng thẳng, nhà cầm quyền nào cũng vậy đều phải thực thi những biện pháp chống dịch chặn dịch (chứ không phải tấn công, tấn thế quái nào được kẻ thù vô hình có “mặt” ở khắp mọi nơi). Một trong những cách ấy là tiến hành phong tỏa, cấm đoán sự đi lại, hạn chế tối đa những hoạt động bị coi là không bức thiết.

Đôi lời với ông Thuận Hữu, chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam, TBT báo Nhân Dân

Đoàn Bảo Châu

23-10-2019

Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam Thuận Hữu. ẢNh: internet

Ông Thuận Hữu nói khi mở máy ra thì thấy “mạng xã hội chửi từ trên xuống dưới, không chừa một ai; chửi tràn lan cơ quan công quyền như hát hay”.

Ông là một nhà báo thì nên phát biểu như một người có trách nhiệm với xã hội. Ông phải nêu rõ ai là người chửi, người ta chửi vì cái gì, chửi có đúng hay sai, không thể nêu một nhận xét vơ đũa cả nắm như vậy được. Cá nhân tôi không tin ai đấy rảnh rỗi đến mức chỉ thích lên mạng chửi vô cớ.

Báo Tuổi Trẻ online bị phạt, vì đâu nên nỗi?

Kông Kông

20-7-2018

Báo Tuổi Trẻ online phải ngưng phát hành 3 tháng đồng thời đóng tiền phạt tổng cộng là 220 triệu đồng, đã được/bị phân tích, bình luận sôi nổi. Có người đặt câu hỏi là nếu phóng viên có lỗi thì phạt phóng viên, phạt tờ báo nhưng tại sao lại “phạt người đọc”? (dù luận cứ “phạt người đọc” nghe nó kỳ kỳ!)