Cụ Huỳnh Thúc Kháng bàn về chữ “Dân”

Đào Tiến Thi

(Nhân sự ra đời của trang mạng Tiếng Dân hôm 4-7-2017)

17-7-2017

Cụ Huỳnh Thúc Kháng và tờ báo Tiếng Dân

Dân hai lăm triệu ai người lớn

Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con

(Tản Đà)

Chí sỹ Huỳnh Thúc Kháng là một trong những yếu nhân của phong trào Duy Tân đầu thế kỷ XX, một phong trào công khai, hợp pháp với tôn chỉ được chí sỹ Phan Châu Trinh nêu thành mấy chữ “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. Năm 1908, vì có vụ biểu tình chống sưu thuế ở Trung Kỳ, cụ Huỳnh cùng hàng loạt đồng chí của mình bị bắt, đày ra Côn Đảo. Mười ba năm sau (năm 1921), hết hạn lưu đày, cụ trở về, lại tiếp tục sự nghiệp cứu nước. Năm 1926, nhân chính quyền thực dân Pháp tổ chức Viện Dân biểu Trung Kỳ, cụ liền ra tranh cử và trúng cử chức Viện trưởng với số phiếu rất cao (nhưng hơn hai năm sau cụ từ chức). Năm 1927, cụ lập tờ báo Tiếng Dân tại Huế, vừa làm chủ nhiệm vừa tích cực viết bài.

Báo chí và nhà báo (Kỳ 1)

Nguyễn Thông

21-6-2023

Có nhẽ đã tới lúc, thậm chí khí muộn, nhà quản trị xứ này cần chính thức lên tiếng, coi mạng xã hội, phây búc (Facebook) chẳng hạn, là một loại hình báo chí, bởi nếu không coi vậy thì nó vẫn là báo chí rồi.

Cái kết nào cho Thu Hồng, “ma nữ” làng báo miền Trung?

Sông Hàn

21-6-2021

Rất nhiều bạn đọc nhắn tin, gọi điện cho chúng tôi, cho biết tình trạng lạm dụng thẻ nhà báo, “mác” nhà báo, để kiếm ăn, hù doạ và làm những điều bất lương, phi đạo đức… ở miền Trung nhiều lắm, sao không thấy tác giả đề cập. Xin thưa với bạn đọc, chúng tôi có nhiều tài liệu, thông tin thu thập về những tệ nạn trong làng báo, những kẻ lưu manh cầm bút, nhưng xin hẹn dịp khác.

Đến cái tên người chết cũng không dám viết

Nguyễn Thông

13-7-2021

Tôi vừa đọc lướt báo sáng nay, cũng là cách “ăn điểm tâm” trong cơn đại dịch. Mấy hôm trước họ đặt hàng rào dây thép gai chắn hết lối ra vào, nhà còn vài gói mì ăn liền nên dùng tạm. Hôm nay hết cảnh “dây thép gai đâm nát trời chiều” xách xe chạy một vòng, bị mấy chú dân phòng chặn lại hỏi đi đâu, mình bảo tao đi mua bánh mì, nó thấy lý do chính đáng nên cho đi. Tất cả những chỗ bán bánh mì đều đóng cửa, cả 5 lò bánh mì mà mình biết cũng đóng lò. Đành về không.

Chuyện làng báo chí “cách mạng”

FB Bảo Uyên

19-4-2018

Ảnh: internet

“B ơi, em gọi cho chị đi để chị lấy cớ bận không phải đi cà phê với ông ấy (sếp 1 tờ báo – nơi tôi từng làm việc).”

“B ơi, đâu rồi. Gọi đi. Chị cần ra khỏi chỗ này ngayyy….”

Nhiều phút trôi qua, em tôi vẫn không online, vẫn chưa seen tin nhắn của tôi. Đã nhiều lần như thế. Tôi ở lại và ngồi nghe những lời tán tỉnh của ông ấy.

Một lần khác, ông ấy vuốt tóc, xoa đầu tôi. Văn phòng buổi tối, chỉ còn mình tôi.

Thời đại mất nhân tính

Ngọc Vinh

29-9-2022

1- Có hai loại phóng viên, một loại sẵn sàng ném mình vào giữa tâm bão bất kể sinh mạng để mô tả tường thuật nó theo lệnh của tòa soạn, theo lệnh của lương tâm chức nghiệp và tinh thần phục vụ công chúng.

Bế mạc Quốc hội: Phóng viên báo chí bức xúc vì bị coi thường

Chất Lượng Sống

14-6-2019

Chiều nay 14/6, kỳ họp thứ 7, khó XIV chính thức bế mạc. Nhiều phóng viên vô cùng bức xúc vì cách thức, thái độ và chất lượng phục vụ báo chí của Quốc hội kỳ này (kỳ họp thứ 7, khóa XIV).

Vì sao cấm báo dự họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội?

Phạm Trần

14-7-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Trong khi đảng và nhà nước liên tục tuyên truyền các phóng viên báo chí ở Việt Nam được pháp luật bảo vệ để tác nghiệp tự do thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hành động ngược lại để xác nhận báo cáo của Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) kết luận tình hình tự do ngôn luận của người dân càng ngày càng tồi tệ.

Báo cáo năm 2016 của RSF xếp Việt Nam đứng hàng thứ 175/180 nước trên thế giới cũng cho thấy Việt Nam chỉ đứng trên Trung Quốc, Syria, Turkmenistan, Bắc Triều Tiên, và Eritrea.

Hiểu thế nào cho đúng về Bắc Triều Tiên?

FB Dương Quốc Chính

3-3-2019

Kể từ hôm “lãnh tụ vĩ đại sang thăm 1 quốc gia xa xôi” (theo như 1 số người dân Bắc Triều Tiên trả lời phỏng vấn báo chí) thì ở chính quốc gia xa xôi đó người dân lại rộ lên việc “xét lại” hình ảnh đất nước Bắc Triều Tiên.

Michael Pack, người của Trump, đã ‘bịt miệng’ các đài VOA, RFA ra sao?

Jackhammer Nguyễn

24-1-2021

Cuộc thảm sát ngày thứ Tư và việc tái lập trật tự hôm thứ Sáu

Sau khi ông Joseph Biden chính thức trở thành tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ lúc 12 giờ trưa, ngày 20/1/2020, hai tiếng đồng hồ sau, chính phủ mới đã yêu cầu ông Michael Pack, Tổng giám đốc Cơ quan Truyền thông Toàn Cầu Hoa Kỳ (USAGM – U.S. Agency for Global Media), từ chức.

Ngang ngược và tráo trở

Chu Mộng Long

23-3-2024

Ảnh chụp màn hình

Muốn ngủ trưa để chiều lên lớp, nhưng đành hy sinh cái thời gian vàng ngọc cho cá nhân mà viết bài này. Nếu chờ đến tối, rất có thể chiều nay tôi sẽ lại bị quậy ngay trong khi đang giảng bài.

Quyền đọc sách

Luật Khoa

Trịnh Hữu Long

28-2-2018

Ảnh: LK

Ngăn cấm một cuốn sách không những vi phạm quyền được viết của tác giả, mà còn vi phạm quyền được đọc của công chúng.

Bạn có thể thấy ý tứ câu trên có phần quen thuộc, bởi cảm hứng của nó được lấy từ một câu nói của nhà cải cách xã hội huyền thoại người Mỹ Frederick Douglass (1818 – 1895): “Đàn áp tự do ngôn luận là hai lần sai trái. Nó vi phạm quyền tự do của người nói, đồng thời cũng vi phạm quyền tự do của  người nghe”.

Báo Tuổi Trẻ online bị phạt, vì đâu nên nỗi?

Kông Kông

20-7-2018

Báo Tuổi Trẻ online phải ngưng phát hành 3 tháng đồng thời đóng tiền phạt tổng cộng là 220 triệu đồng, đã được/bị phân tích, bình luận sôi nổi. Có người đặt câu hỏi là nếu phóng viên có lỗi thì phạt phóng viên, phạt tờ báo nhưng tại sao lại “phạt người đọc”? (dù luận cứ “phạt người đọc” nghe nó kỳ kỳ!)

47 năm sau và tháng tư vẫn thế: Xảo trá, trâng tráo…

Blog VOA

Trân Văn

13-4-2022

Đã là CAND thì từ người viết đến tòa soạn muốn viết sao cũng được, muốn nói gì cũng được và đặc biệt là không cần tri thức, không cần suy nghĩ?

Tờ Công an nhân dân (CAND) – cơ quan ngôn luận của Bộ Công an Việt Nam – vừa đăng “Tháng tư, nghĩ về những ‘giấc mộng tan vỡ’ nơi xứ người” (*). Nếu dành thời gian đọc bài viết vừa đề cập, có lẽ sẽ không ít người ở cả trong lẫn ngoài Việt Nam tiếp tục thở dài vì 47 năm sau ngày “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”, cả nhận thức lẫn giọng điệu của “ta” qua hệ thống truyền thông chính thức vẫn thế: Vẫn xảo trá và trâng tráo!

***

Tháng tư, nghĩ về những ‘giấc mộng tan vỡ’ nơi xứ người” là một chuỗi nhiều mâu thuẫn khó tin đến mức tội nghiệp vừa vì ngụy biện, vừa vì kém cỏi!

Tại sao đã thừa nhận… cộng đồng người Việt định cư và hội nhập ổn định ở nước ngoài, mỗi khi thiên tai, địch họa đe dọa cuộc sống và vận mệnh của tổ quốc, lập tức muôn người như một, kết thành khối vững chắc, sẵn sàng cống hiến công sức, xả thân vì lòng tự trọng, tự tôn dân tộc, vì vận mệnh của tổ quốc và cuộc sống của đồng bào mình,… mà còn mỉa mai… một số người lầm lạc, chĩa súng vào đồng bào, gây nên nhiều tội ác, lại chọn cho mình con đường rời bỏ quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn của mình để tiếp tục mưu lợi cá nhân, đi ngược lại lợi ích của dân tộc?

Nếu không có hàng trăm trại cải tạo sau 30/4/1975, không có tịch biên nhà cửa – sản nghiệp, không chia các thành phần trong xã hội thành “bốn nhóm, 21 đối tượng”, tước bỏ cả cơ hội học hành, nghề nghiệp của con cái những người thuộc “nhóm bốn”, lẫn sinh kế của nhiều giới tại miền Nam Việt Nam thì những người ở phía bên kia chiến tuyến, bao gồm cả cựu viên chức, cựu quân nhân và thường dân Việt Nam Cộng hòa có “rời bỏ quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn của họ” không?

Đúng là “chiến tranh đã đi qua”, thậm chí đã “đi qua” rất lâu, chỉ vài năm nữa là tròn nửa thế kỷ nhưng vết thương chưa ‘liền da’ và quê hương chưa “hòa làm một” vì nhận thức và giọng điệu xấc xược, đểu cáng vẫn là chủ đạo như “Tháng tư, nghĩ về những ‘giấc mộng tan vỡ’ nơi xứ người”. Vì sao xứ sở mà “những người lầm lạc” định cư cho phép họ “sử dụng lá phiếu cử tri buộc một số vị dân biểu nơi họ cư trú lên tiếng tạo sức ép với chính quyền các nước” về đối sách với Việt Nam, còn những người Việt Nam đang sống trên quê hương của chính họ lại không được dùng “thủ đoạn” như vậy?

Vì sao xứ sở mà “những người lầm lạc” định cư cho phép họ “lợi dụng mạng Internet để lập ra nhiều trang mạng, diễn đàn lấy danh nghĩa yêu nước” để bày ra đủ loại hình ảnh, thông tin, ý kiến mà “ta” khẳng định là “bóp méo sự thật, tuyên truyền xuyên tạc các chủ trương, đường lối chính sách” nhưng “ta” lại ban hành Luật An ninh mạng, nghiêm cấm dân ta làm như vậy? Vì sao những “Nhân dân”, “Quân đội nhân dân”, “Công an nhân dân” chỉ cung cấp… “sự thật” nhưng chẳng có bao nhiêu người đếm xỉa? Cứ cho là “sự thật” bị “bóp méo” sao “ta” không “vo cho tròn”? Ví dụ vì sao CAND không công bố “sự thật” liên quan đến sự kiện ông Tô Lâm và thuộc cấp thưởng thức “bò dát vàng”?

***

Tháng tư, nghĩ về những ‘giấc mộng tan vỡ’ nơi xứ người” trên CAND đề cập đến cuộc sống của những Nguyễn Văn Đài, Lê Thu Hà, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày), Tạ Phong Tần,… kèm một số thông tin nhặt nhạnh hoặc từ tâm sự của chính họ, hoặc từ mạng xã hội để cho rằng họ… “vỡ mộng” nơi xứ người và tiên đoán đó là… “đoạn đầu của con đường không tương lai của những kẻ phản bội đất nước, dân tộc để cầu vinh”!

Cần lưu ý, những Nguyễn Văn Đài, Lê Thu Hà, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày), Tạ Phong Tần,… đều đã từng bị hệ thống chính trị, hệ thống công quyền, hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam cáo buộc là tội phạm “đặc biệt nguy hiểm” đã “xâm hại an ninh quốc gia”. Vì sao những Đài, Hà, Quỳnh, Hải, Tần đều đã bị phạt tù và đều xuất ngoại khi đang chấp hành hình phạt tù. Có gì quan trọng hơn sự nghiêm minh của công lý, sự đúng đắn của hệ thống tư pháp, thể diện của quốc gia? Tại sao đảng, nhà nước, chính phủ “ta” bấp chấp tất cả để giao họ cho “ngoại bang”. Cứ cho là họ… “cầu vinh” còn “ta”… “cầu” gì mà… bất chấp mọi thứ?

Tháng tư, nghĩ về những ‘giấc mộng tan vỡ’ nơi xứ người” ấu trĩ tới mức tự thóa mạ như thế này: Đối với chủ quyền quốc gia và nền độc lập dân tộc, lòng yêu nước mãnh liệt chính là nền tảng vững chắc nhất để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, giang sơn cha ông để lại. Giá trị đó không thể là điểm tựa để dung túng, kích động tinh thần dân tộc cực đoan, đề cao bá quyền, đe dọa sử dụng bạo lực và bất chấp thủ đoạn gian dối, hèn hạ, bất chấp đạo lý và luật pháp của văn minh nhân loại, cốt tranh đoạt trắng trợn và phi pháp lãnh thổ của người khác. Ðiều này đã và phải tiếp tục trở thành yêu cầu của lương tri, của đạo đức không chỉ với Việt Nam mà với mọi quốc gia – dân tộc khác trên thế giới

Nếu điều vừa kể đúng là nhận thức của “ta”, tại sao “ta” bỏ “phiếu trắng” khi cộng đồng quốc tế muốn lên án Nga xâm lược Ukraine? Tại sao “ta” bỏ “phiếu trắng” khi cộng đồng quốc tế muốn nhấn mạnh yêu cầu phải bảo vệ thưởng dân? Tại sao “ta” bỏ “phiếu chống” khi cộng đồng quốc tế muốn loại bỏ Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc? Nếu điều vừa kể chỉ là nhận thức của tờ CAND, tại sao CAND không góp ý với đảng, nhà nước, chính phủ mà nhắm vào “những người lầm lạc”?

Tháng tư, nghĩ về những ‘giấc mộng tan vỡ’ nơi xứ người” còn một số những điều ngớ ngẩn khác. Chẳng hạn khi kể về hoàn cảnh của Lê Thu Hà, CAND cho biết, cô sống ở “thị trấn Bad Naheim, bang Hawai, Đức”. Đức chỉ có Bad Nauheim, một thị trấn thuộc khu vực Wetteraukreis ở tiểu bang Hesse. Còn “Hawai” (viết đúng phải là Hawaii) là một trong 50 tiểu bang ở Mỹ. Đã là CAND thì từ người viết đến tòa soạn muốn viết sao cũng được, muốn nói gì cũng được và đặc biệt là không cần tri thức, không cần suy nghĩ?

Chú thích

(*) https://cand.com.vn/Chong-dien-bien-hoa-binh/thang-tu-nghi-ve-nhung-giac-mong-tan-vo-noi-xu-nguoi-i649860/

Chính quyền Trump và phương tiện truyền thông (Phần cuối)

Ủy ban Bảo vệ Ký giả

Dịch giả: Song Phan

16-4-2020

Tiếp theo phần 1phần 2phần 3phần 4phần 5phần 6phần 7phần 8phần 9

Phản ứng của truyền thông

Các cơ quan truyền thông và nhà báo tìm tin từ thực tế (Fact finding) nên phản ứng thế nào trước những nỗ lực kiên quyết của Trump trong việc phá hoại uy tín của họ với công chúng Mỹ?

Diễn ngôn của chúng ta

FB Nguyễn Đắc Kiên

1-12-2018

Trong những ngày ngồn ngộn thông tin “củi-lò” này tôi lại vẫn bị ám ảnh bởi một sự kiện xảy ra từ cách đây hơn một tuần: 13 trưởng – phó ban/phòng báo Thanh Niên bị buộc thôi chức vì không phải là đảng viên.

Tôi không thể dửng dưng với tin này, dù tôi vốn biết rõ, như nhận xét của một nhà báo kỳ cựu, rằng: quy định trưởng/phó cấp phòng ban phải là đảng viên đã có từ lâu, chẳng qua báo Thanh Niên trước giờ lỏng tay nay siết lại mà thôi.

Chúc mừng hay là xui báo Tuổi Trẻ tiếp tục tái phạm

Bá Tân

18-10-2018

Thế là sau 3 tháng bị bịt miệng chỉ vì nói đúng sự thật, Tuổi trẻ Online tiếp tục tái xuất kể từ ngày 17/10/2018.

Bị đình bản, được hoạt động trở lại. Do cơ quan chuyên trách của đảng quyết định. Chẳng có gì ghê gớm. Thế mà, mượn cớ được ra sân sau khi bị treo giò 3 tháng, tờ Tuổi trẻ tung hô ầm ĩ trên sân nhà.

Khởi nghiệp báo chí

Nguyễn Quang A

15-4-2019

Ông Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Zing

Suốt từ trưa hôm qua dân mạng hết sức xôn xao về chuyện xuất huyết não của ông Tổng. Tối đến VTV đưa tin rất chuẩn ám chỉ ông vẫn rất khoẻ. Sáng hôm sau (15-4) không một báo chính thống nào có tin về chuyện này trừ một số bài chỉ trích bọn phản động, thế lực thù địch xuyên tạc vẫn theo cách hệt như cũ. Các trang mạng vẫn tiếp tục đưa tin, phân tích. Báo chính thống thêm một trận thua lấm lưng nữa trong nhiều trận thua như vậy (từ tin đồn đại về sức khoẻ ông Bá Thanh, Trần Đại Quang cho đến rất rất nhiều sự kiện khác mà “tin đồn” trên mạng sau này tỏ ra đúng và những lời cải chính, biện bạch khi đó của báo chính thống trở thành hết sức lố bịch.

Trí thức hay nô bộc?

Nguyễn Đắc Kiên

27-3-2024

Đọc cùng lúc các cuốn giáo trình luật của giáo sư Vũ Văn Mẫu (xuất bản ở Sài Gòn những năm 1960-1970) và các cuốn giáo trình của một đại học được coi là hàng đầu về luật ở TP.HCM (1) bây giờ, chưa cần đi sâu vào nội dung, nhìn vào tâm thế người viết thôi, tôi đã có thể chỉ ra một sự khác biệt rõ rệt.

Tờ báo Tết nhạt nhẽo và vô chính trị

Phạm Đình Trọng

4-2-2022

1. Sáng nào cũng đọc hai tờ báo Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân và 19 giờ tối nào cũng ngồi trước màn hình TV theo dõi chương trình thời sự đài truyền hình trung ương. Đó là thói quen của tôi nhiều năm trước. Rời quân đội, hàng ngày không còn hai tờ báo nói tiếng nói chính thống của nhà nước nữa nhưng tôi vẫn giữ thói quen không thể thiếu là xem chương trình thời sự VTV 19 giờ.

“Thôi duyên” với… Tuần Việt Nam

FB Phạm Kim Dung

30-06-2017

Nhà báo Kim Dung/ Kỳ Duyên. Ảnh từ Facebook của chị.

Thú thật, chẳng bao giờ mình nghĩ lại có một ngày nào đó như thế này: Mới đây, mình quyết định đề nghị cắt hợp đồng lao động với VietNamNet, dù hợp đồng của mình cuối năm nay mới hết hạn.

Hơn 10 năm về làm việc với VietNamNet, từ lúc phụ trách mục Thư Hà Nội, cho đến khi về Tuần Việt Nam, làm mục Thông tin đa chiều và viết chuyên mục Phát ngôn Hành động Ấn tượng, sau này là Phát ngôn Tuần Việt Nam, rồi cuối cùng là Ấn tượng trong tuần.

Chống dịch, nghề báo và chính trị

Tâm Chánh

17-2-2020

Có lẽ não trạng tuyên truyền đã làm sai lệch đi ít nhiều nghề báo. Nhất là khi nghề báo tham gia phòng chống dịch. Tôi đắn đo chia sẻ những điều này cho những đồng nghiệp của mình, mong nó là lời cầu an, hơn là chúc mừng chiến thắng.

Chính sách trên biển trong nội bộ Đảng của TQ là rất nhất quán và kiên trì

Lê Quang

13-4-2020

Tờ Global Times (Thời Báo Hoàn Cầu) sáng nay vừa có một bài báo lí giải về việc “Việt Nam gây hấn ở Biển Đông”.

Đại sứ Phạm Sanh Châu kể chuyện thần thoại

16-6-2021

LGT: Vụ đại sứ Phạm Sanh Châu “chỉ đường” cho phi công, trên “chuyến bay đặc biệt” từ New Delhi về Việt Nam, qua bài viết đăng trên báo VnExpress, có tác dụng cho mọi người một trận cười, giúp quên đi dịch bệnh. Những đoạn chọc cười hiện đã được gỡ bỏ. Chúng tôi xin được đăng bài bình luận của nhà báo Mai Bá Kiếm, cũng như đăng lại nội dung bài viết của đại sứ Phạm Sanh Châu, trước khi nó bị cắt bỏ vài đoạn.

Báo đểu

Nguyễn Thông

18-12-2023

Hôm kia, nhiều tờ báo mậu dịch xúm xít đưa tin nóng, rút tít na ná nhau “Một thành viên quốc hội Ukraine cho nổ lựu đạn tại cuộc họp, 26 người bị thương”.

“Nhà báo” cố giải độc cho đảng

Kông Kông

16-6-2018

Ngay vào thời điểm nầy tranh luận chữ/nghĩa rất vô ích. Vì tranh cãi tốn thời gian mà chữ/nghĩa thì vô cùng tận, ngoại trừ học thuật, hoặc người có ý muốn học hỏi. Còn đối với việc dùng truyền thông để bảo vệ đảng thì chẳng có gì cần phải nói nữa.

Báo với chí: Thằng nào là thằng Lào?

Chu Mộng Long

3-9-2019

Hôm nay có chuyện ầm ĩ ở một nhóm sinh viên. Nhóm này có cả sinh viên Việt và sinh viên Lào. Chúng cãi nhau và suýt đánh nhau. Tôi hỏi:

Bí thư với chatGPT!

Lê Huyền Ái Mỹ

7-2-2023

Hôm nay, trong cuộc gặp mặt “tinh hoa” báo đài thành phố, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên có đề cập đến ChatGPT, ông nhấn mạnh: “Các nhà báo cần viết nhanh hơn, truyền cảm hứng hơn, song điều quan trọng là không gì có thể thay thế được quan điểm cá nhân, ý thức chính trị và tính chuyên nghiệp”.

Loài kỳ nhông luôn sợ ánh đèn

Trần Trung Đạo

6-1-2021

Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn vừa bị CSVN kết án một bản án dài tổng cộng lên tới 37 năm tù và 9 năm quản chế. Phạm Chí Dũng 15 năm, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn mỗi người 11 năm.

Lại biển số

Nguyễn Thông

18-12-2019

Chiếc xe đổi biển số gây xôn xao dư luận. Ảnh: internet

Từ sự phát hiện của “ai đó” (có thể là dân, và cũng có thể… Gia ve) cùng thông tin trên mạng, hôm qua 17.12 rất nhiều tờ báo quốc doanh đã chen lấn đưa tin về chiếc xe kỳ lạ có hai biển số, trong đó có một biển số đặc biệt, biển xanh, 80B, chỉ dành cho trung ương, cán bộ cao cấp.

Sáng nay, không biết được sự chỉ đạo của ai, đứa nào, cấp nào, các báo đều đã đồng loạt hạ cái tin độc ấy xuống, mất hút con mẹ hàng lươn. Đố bác nào tìm ra được sợi lông tơ của nó.