Tố cáo sai sự thật, phải bồi thường. Tố cáo đúng thì sao?

Bá Tân

28-5-2018

Báo Đại Đoàn kết ngày 25/5/2018, trương lên trang 1 bài viết in đậm tiêu đề: “Tố cáo sai sự thật, phải bồi thường”. Đầu đề bài báo như là giọng quan tòa, nói theo sách. Nội dung bài viết chẳng có gì mới mẻ, mà chỉ là cái thứ “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”.

Cuộc gọi 150 tỷ đồng – Và giờ thì đã rõ

FB Mai Quốc Ấn

28-5-2018

Bác sỹ Chiêm Quốc Thái. Ảnh: internet

Phóng viên Dương Cầm, thời còn báo Một Thế Giới gọi điện cho bác sĩ thẩm mỹ Chiêm Quốc Thái. Xin trích một phần ghi âm:

Dương Cầm (DC): Bây giờ là anh Khế truyền đạt. Ảnh kêu thì em đăng hà.

Chiêm Quốc Thái (CQT): Bây giờ thực sự muốn con số là bao nhiêu tiền.

DC: (Một đoạn ngắn không rõ) 150 tỉ đó anh.

….

DC: Anh cứ liên lạc qua em rồi em truyền đạt lại cho anh Khế…

Giám đốc Facebook Việt Nam Lê Diệp Kiều Trang can dự gì đến việc chặn tài khoản chống lợi ích nhóm?

Facebooker Võ Trần Phương Thảo, PV Washington Post, viết: “Lê Diệp Kiều Trang, Giám đốc Facebook Việt Nam – Kẻ đang nằm trong nghi vấn ăn hối lộ của các nhóm lợi ích và doanh nghiệp bẩn VN. Thời gian gần đây Trang chính là người quyết định khóa tài khoản của rất nhiều tài khoản hàng k like của Facebook VN.

Tất cả những tài khoản bị khóa đều là chính chủ, nhưng bị report với lý do MẠO DANH. Trang là người rất thân với các tỷ phú VN, các doanh nghiệp bị phanh phui sai phạm thường xuyên cử đại diện sang gặp Trang tại Singapore.

Tôi là người đã gặp Trang vài lần và có đề nghị can thiệp trả lại những tài khoản đã bị report. Trang đều nói quyết định thuộc Fb cấp trên và từ chối khéo… Chúng tôi đang điều tra – Nếu sự thật là Trang đã ăn bẩn của các doanh nghiệp bẩn và các nhóm lợi ích của VN để bịt miệng dư luận – Chúng tôi sẽ gửi đơn kiện FB VN tại Mỹ“.

_____

Người Tiêu Dùng

Trúc Quỳnh

22-5-2018

Thời gian gần đây cộng đồng facebook VN đón nhận những đợt đóng tài khoản rất lạ. Hễ cứ viết bài đụng chạm đến một số doanh nghiệp, một số nhóm lợi ích là bị đóng tài khoản. Vì sao thế?

Lê Diệp Kiều Trang là ai?

Theo phát ngôn vào trung tuần tháng 3/2018 của đại diên Facebook thì bà Lê Diệp Kiều Trang sẽ là giám đốc Facebook Việt Nam.

Vụ Thủ Thiêm: Ai đã gởi tin nhắn ấy?

Blog VOA

Trân Văn

19-5-2018

Những yếu tố mờ ám liên quan đến câu chuyện qui hoạch bán đảo Thủ Thiêm (quận 2, TP.HCM) thành Khu Đô thị mới giờ lại trở thành mờ mờ, ảo ảo.

Tấm màn bất công chụp xuống đầu 15.000 gia đình cư trú ở bán đảo này suốt hai thập niên vừa qua, vừa được vén lên, nay đã thả xuống.

Vài dòng về một chuyện không muốn nhắc lại

FB Dương Đức Quảng

14-5-2018

Mấy hôm nay trên Facebook của các nhà báo: Nguyễn Việt Chiến, Hoàng Hải Vân, Quốc Phong, Bùi Thanh, Lê Đức Dục, Đà Trang… có một số bài viết, tấm ảnh của các nhà báo này hoặc của bạn bè nhắc lại một kỷ niệm không vui xảy ra cách đây đúng 10 năm. Đó là ngày 12-5-2008 hai nhà báo Nguyễn Việt Chiến, phóng viên báo Thanh Niên và Nguyễn Văn Hải, Phó Trưởng Văn phòng đại diện báo Tuổi Trẻ thành phố Hồ Chí Minh tại Hà Nội bị bắt vì liên quan đến vụ PMU 18 từng gây chấn động dư luận lúc bấy giờ.

Xử Phúc thẩm Nguyễn Khắc Thủy tội dâm ô, một bản án hỏa mù

Kông Kông

14-5-2018

Nguyễn Khắc Thủy tại phiên tòa phúc thẩm 11/5/2018. Ảnh: Dân Việt.

Xã hội VN đang hỗn loạn về mọi mặt, chuyện nầy không lạ với những người theo dõi thời sự. Vì hỗn loạn nên nếp sống văn hóa bị băng hoại, đạo đức suy đồi. Suy đồi đến nỗi những chuyện tưởng khó có thể xảy ra trong một xã hội không có chiến tranh, với thời gian dài những 40 năm, đã trở thành chuyện thường ngày ở huyện!

Thủ Thiêm và Nhiêu Lộc: Không ai xứng đáng hy sinh cho người khác

FB Huy Đức

13-5-2018

Bà Trần Thị Mỹ, cử tri Quận 2 – TPHCM. Ảnh: Báo PLTP

Đừng trách báo chí hai hôm nay không nói một lời về Thủ Thiêm. Họ đã đưa được những tiếng nói oan khiên lên mặt báo và giờ đây là trách nhiệm của chúng ta. Chúng ta đã có dữ liệu để “share” và lên tiếng.

“Tôi phải nói! Anh biết không, tôi phải nói bởi tôi già sắp chết rồi” – nhiều bạn bị ám ảnh bởi câu nói này của cụ bà Trần Thị Mỹ, 77 tuổi.

Những con chó săn lại bị khớp mõm

Kông Kông

13-5-2018

Lúc nhỏ thỉnh thoảng tôi có dẫn chó đi săn. Dẫn chúng đến vài cái trảng cỏ tranh, đứng đó suỵt suỵt mấy tiếng, ném vài cục đất là chúng lao vào sục sạo. Khi đánh mùi được con mồi chúng sủa vang rồi hùng hục đào bới, lùng sục từng gốc cây, bụi cỏ. Khi con mồi chui xuống hang chúng thi nhau đào bới. Khi con mồi tháo chạy chúng rượt đuổi và đôi lúc cũng cần đến tôi trợ giúp mới bắt được. Lúc đó tôi, ông chủ, mặt tươi rói, cầm chiến lợi phẩm trên tay rồi vuốt ve từng con và, dĩ nhiên, chúng sẽ nhận được phần thưởng.

Nhà báo Nguyễn Việt Chiến công bố vụ bắt giữ mười năm trước

FB Nguyễn Việt Chiến

12-5-2018

Nhà báo Nguyễn Việt Chiến (bên phải). Ảnh: internet

Sau 10 năm, lần đầu công bố việc nhà báo, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến, báo Thanh Niên bị đàn áp, bắt giữ khi viết bài chống tham nhũng trong vụ án nghiêm trọng PMU18.

Ngày 12-5-2008 vụ bắt giam 2 nhà báo viết bài chống tham nhũng trên 2 tờ báo có số lượng phát hành lớn nhất Việt Nam là Thanh Niên và Tuổi Trẻ đã gây chấn động dư luận trong và ngoài nước. Ngay sau đó, ngày 14-5-2008, một “quả bom thông tin” phát nổ trên trang nhất báo Thanh Niên khi đăng ảnh nhà báo Nguyễn Việt Chiến bên cạnh tựa đề “Phải trả tự do cho các nhà báo chân chính”.

“Phải trả tự do cho các nhà báo chân chính”, 10 năm nhìn lại…

FB Hoàng Hải Vân

12-5-2018

Ảnh: internet

Ngày này 10 năm trước, hai nhà báo Nguyễn Việt Chiến của báo Thanh Niên và Nguyễn Văn Hải của báo Tuổi Trẻ bị cơ quan an ninh điều tra bắt giam vì đưa tin ủng hộ cuộc đấu tranh chống tham nhũng trong vụ PMU18.

Ngay trong ngày hôm sau, 13-5, báo Thanh Niên đưa trên trang nhất cái tít “2 nhà báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ bị bắt vì đưa tin vụ PMU 18” và dành 2 trang chứng minh nhà báo Nguyễn Việt Chiến vô tội. Báo Tuổi Trẻ cũng đưa tin, bài bảo vệ phóng viên của mình. Ban Tuyên giáo Trung ương không có chỉ đạo gì, nghĩa là báo chí có quyền đăng tiếp.

“Vấn đề” của Tuổi Trẻ

FB Huy Đức

27-4-2018

Ảnh: internet

Tôi, cho đến giờ này, vẫn là một bạn đọc hàng ngày của Tuổi Trẻ. Và, cho dù hôm nay có thêm một người bị các nữ phóng viên tố cáo, thì vẫn muốn tin tệ nạn này chỉ dừng lại ở yếu tố cá nhân. Tuy nhiên, tôi vẫn viết vài dòng về điều mà tôi nghĩ đang là “vấn đề của Tuổi Trẻ”.

Sau vụ “Anh Thoa”, phản ứng phổ biến của các bạn Tuổi Trẻ là phê phán những ai “đánh đồng một cá nhân với Tuổi Trẻ” thay vì ý thức đầy đủ tính nghiêm trọng khi tệ nạn đó xuất hiện trong tờ báo của mình. Cái đáng lo hơn không phải là có hay không có một vụ hiếp dâm mà khuynh hướng nặng về phê phán cách ứng xử của nữ CTV. Và, thậm chí, một vài nhà báo nam trong chỗ riêng tư coi chuyện những phóng viên có “quan hệ” với nhau là “chuyện nhỏ”.

Chỉ số RSF năm 2018: Mô hình kiểm soát phương tiện truyền thông của Trung Quốc đe dọa nền dân chủ ở châu Á-Thái Bình Dương

RSF

25-4-2018

Dịch giả: Trúc Lam

Mô hình kiểm duyệt của Trung Quốc do nhà nước kiểm soát tin tức, đang được các nước châu Á sao chép, điển hình là Việt Nam và Campuchia. Các nền dân chủ ở Bắc Á đang cố gắng tự thiết lập các mô hình thay thế. Bạo lực đối với các nhà báo ngày càng đáng lo ngại ở Afghanistan, Ấn Độ, Pakistan và Philippines.

Những người yếu thế ngớ ngẩn

Khải Đơn

23-4-2018

Ảnh: internet

Tôi đã dành hai ngày nay để nhìn cách dư luận ứng xử với sự việc quấy rối tình dục ở tòa soạn lớn. Ngay sau cuộc họp đầu tiên, hàng trăm tin nhắn đã được seeding qua ngả “nhắn nhủ riêng” để người ngoài cuộc cảm thấy mình đang bị “troll” và tham gia vào một cuộc mâu thuẫn cá nhân.

Sự việc chưa hề ngã ngũ. Và tôi nhìn thấy những điều khác hẳn:

TIẾNG NÓI YẾU ỚT

Nạn nhân

FB Mai Quốc Ấn

21-4-2018

Ảnh: internet

Cách đây vài năm, khi nghe câu “Ai biểu đi xe tay ga, đeo hột xoàn chi cho nó chém?!” Của người nhà hung thủ vụ chặt tay cướp xe SH, tôi đã shock!

Nạn nhân không có quyền đi xe tay ga, mang hột xoàn ư? Và vì đi xe tay ga, mang hột xoàn thì đáng bị xâm hại sức khỏe, thân thể, tính mạng một cách vi phạm pháp luật, vi Hiến ư? Nghĩ gì kỳ vậy?

Sự tuột dốc của một tờ báo lớn mà nhỏ

FB Nguyễn Đình Bổn

21-4-2018

Những hành vi được coi là quấy rối tình dục. Ảnh: Luật Khoa

Vụ bê bối xâm hại tình dục đang làm báo Tuổi Trẻ tuột dốc thê thảm, trở thành xấu xa trong mắt rất nhiều bạn đọc, trong đó có tôi, người từng xem TT như một tờ báo nhà nước mà “chơi được”, và tôi cũng có nhiều bạn bè ở đó.

Nguyên nhân rất rõ ràng là do chính báo TT “làm nên” điều này chớ không ai khác, nhưng nguyên nhân sâu xa, mang tính khách quan lại không do chính những người tâm huyết với TT, mà do chính “cơ chế” rất éo le của nó, khi TT mang một nội tại đầy mâu thuẫn: Xếp theo “thứ bậc” tại VN, Tuổi Trẻ là báo loại ba: nghĩa là vừa là báo ngành (của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) vừa của địa phương (TP.HCM), đó là cấp thấp nhất trong hệ thống báo chí, nhưng TT lại được đánh giá là tờ báo hàng đầu VN trong thời “vàng son” 1990-2005 và cho cả đến gần đây.

Mặt trái của làng báo

FB Mạnh Kim

20-4-2018

Ảnh: internet

Sự kiện một ông sếp báo Tuổi Trẻ liên can vụ quấy rối một phóng viên tập sự, thật ra, với những người lăn lộn lâu năm trong làng báo, thì chuyện này không cá biệt. Đằng sau những trang báo (nói chung, không phải riêng Tuổi Trẻ) – viết về những tiêu cực xã hội, lên tiếng gay gắt những vụ án hiếp dâm, khai thác từng centimet chuyện tình tay ba, tay tư của những người nổi tiếng – là những câu chuyện gần như tương tự xảy ra ngay bên trong làng báo. Trong buổi café sáng hay bàn bia buổi chiều, một trong những “món nhắm khoái khẩu” mà một số nhà báo thích “nhậu” là những vụ xì căng đan tình ái xảy ra giữa đồng nghiệp trong “nhà” mình hay “nhà hàng xóm”. Nói cách khác, làng báo là một xã hội thu nhỏ. Chuyện gì “ngoài đời” có thì làng báo có, từ hối lộ, lăng nhăng, hù dọa, phe nhóm, đâm thọc, đến đố kỵ… Dĩ nhiên, cũng như trong xã hội, làng báo không phải chỉ có người xấu.

Về chuyện quấy rối trong nghề báo

FB Hằng Thanh

20-4-2018

Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Hà Minh Đức là Phó Chủ nhiệm Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1987-1988); Chủ nhiệm đầu tiên của Khoa Báo chí và Truyền thông (Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN) (1990-2000); Viện trưởng Viện Văn học, Tổng biên tập Tạp chí Văn học (1995 – 2003). Ảnh: Bùi Tuấn

Tôi không có bình luận gì về vụ việc bị nghi là cưỡng hiếp mà nhiều người đang nói tới, tôi không rõ thực hư.

Tôi chia sẻ những chuyện (khác) của chính tôi, về chuyện quấy rối trong nghề báo.

1. Tôi tốt nghiệp năm 2001, đi thực tập tại báo Diễn đàn Doanh nghiệp. Cùng ban có anh làm phóng viên ngồi giảng giải phải làm nghề (kiểu của ảnh) ra sao, rủ tôi lên xe theo ảnh đi làm tin bài. Nào ngờ, chạy tới Gia Lâm thì ảnh rẽ ngang đẩy tôi vào nhà nghỉ (đã lấy chìa khóa). Tui cũng ngu nhưng chưa ngu đến thế, quyết không lên phòng. Ảnh quay ra, đẩy tiếp tôi vào cà phê vườn sát đó (hồi đó còn dạng cà phê chia ngăn).

Sau đó mấy năm, nghe tin báo đó có phóng viên bị bắt vì tống tiền doanh nghiệp. Đầu tui ngờ ngợ (vì đã từng nghe ảnh “giảng” nghề), chính là Nguyễn Hùng Sơn – nhân vật đẩy cô sinh viên thực tập trẻ măng là tôi hồi đó vào nhà nghỉ: Nhận 10.000 USD, một phóng viên bị bắt (TT).

Văn hóa nuôi dưỡng quấy rối tình dục

Khải Đơn

19-4-2018

Ảnh: internet

Bảy năm trước, một bạn gái đồng nghiệp của tôi, từ văn phòng báo Tuổi Trẻ Sông Tiền về lại Sài Gòn và bỏ nghề, chuyển sang làm PR. Tôi không bao giờ được biết vì sao bạn đột ngột bỏ việc – từ bắt nguồn là một người yêu công việc đi viết hơn tôi.

Câu chuyện Tuổi Trẻ: Từ thánh đường đến lầu xanh!

FB Ngọc Bảo Châu

20-4-2018

Bê bối của báo Tuổi Trẻ có vẻ như chưa dừng lại. Ảnh: internet

Ngay khi Tuổi Trẻ đăng bản tin tạm đình chỉ công việc nhà báo Đặng Anh Tuấn (Anh Thoa), trưởng phòng Truyền hình báo Tuổi Trẻ để làm rõ những thông tin đang lan truyền trên mạng xã hội liên quan đến nhà báo này thì trên mạng xã hội, một nickname có tên Kim Ngan tự xưng là nữ CTV từng làm việc tại Báo Tuổi Trẻ sau nhiều năm im lặng, đắn đo mãi giờ quyết định lên tiếng về việc từng bị “sếp” Văn phòng Sông Tiền của báo quấy rối tình dục buộc phải nghỉ việc.

Chuyện làng báo chí “cách mạng”

FB Bảo Uyên

19-4-2018

Ảnh: internet

“B ơi, em gọi cho chị đi để chị lấy cớ bận không phải đi cà phê với ông ấy (sếp 1 tờ báo – nơi tôi từng làm việc).”

“B ơi, đâu rồi. Gọi đi. Chị cần ra khỏi chỗ này ngayyy….”

Nhiều phút trôi qua, em tôi vẫn không online, vẫn chưa seen tin nhắn của tôi. Đã nhiều lần như thế. Tôi ở lại và ngồi nghe những lời tán tỉnh của ông ấy.

Một lần khác, ông ấy vuốt tóc, xoa đầu tôi. Văn phòng buổi tối, chỉ còn mình tôi.

Trưởng ban Truyền hình báo Tuổi Trẻ hiếp dâm Cộng tác viên?

LTS: Cư dân mạng đang bàn tán về vụ bê bối xảy ra ở tờ báo lớn nhất nước: Một cộng tác viên bị Trưởng ban Truyền hình báo Tuổi Trẻ hiếp dâm, nạn nhân uất ức tự tử và đã đưa vào bệnh viện cấp cứu sáng sớm hôm nay 19/4.

Một Facebooker cho biết, đây là lần thứ hai cô gái này tự tử. Nạn nhân là nữ sinh viên khoa Báo Chí, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, và là cộng tác viên báo Tuổi Trẻ, làm việc dưới quyền của nghi phạm. Một số Facebooker đưa tin, nghi phạm chính là nhà báo Đặng Anh Tuấn, bút danh Anh Thoa, Trưởng ban Truyền hình báo Tuổi Trẻ.

Tản mạn đầu tuần: Hậu quả của lười tư duy

FB Thái Bá Láp

16-4-2018

Tên mù dẫn đường. Biếm họa trên mạng

Sự hỗn loạn của thông tin trong cuối tuần qua rõ nét nhất khi truyền thông lên tiếng đầy mâu thuẫn về kết quả của vụ tấn công các cơ sở nghiên cứu và kho vũ khí hóa học của Syria. 

Tâm thư chia tay

Trương Minh Ẩn

16-4-2018

Kính thưa quý vị,

Hiện nay phong trào viết tâm thư đang nở rộ như hoa cỏ mùa xuân. Tâm thư thể hiện sự quan tâm, đi sâu đi sát của lãnh đạo trong quần… chúng nhân dân.

Tâm thư được viết ra từ dòng máu nóng hừng hực chảy trong huyết quản, chảy trong toàn cơ thể. Để có được điều này cần hy sinh thân mình, phải uống khá nhiều loại rượu Tây rất mắc tiền, rất cao độ, “rất khó chịu”.

Không phải lá cải mà là lá ngón!

“Mình thấy nặng trĩu buồn đến thắt ruột, buồn lặng luôn suốt mấy ngày nay vì thấy người ta tìm mọi cách hủy diệt một thương hiệu mạnh Việt Nam sao ác độc thế? Còn mấy kẻ gọi là làm báo sao mà rẻ rúng thế? Không phải kiểu lá cải mà là lá ngón, và các chuyên gia marketing, pháp lý thì giỏi đến rợn tóc gáy”.

______

FB Vũ Kim Hạnh

30-3-2018

Quá náo loạn, mình muốn yên để làm một núi chuyện mà rồi cũng đành phải nói. Công ty dịch vụ marketing nào chuyên nghiệp lạnh người luôn. Không có tí teo tình cảm thật nào mà chỉ là một chiến dịch, một business, được chuẩn bị kỹ lưỡng bởi một đội ngũ chuyên nghiệp hùng hậu.

Báo chí không cần chỉ đạo

Bá Tân

29-3-2018

Hôm vừa rồi, ông Võ Văn Thưởng – người đứng đầu Ban Tuyên giáo Trung ương, dư luận xã hội còn gọi ông là tổng biên tập của làng báo chí quốc doanh – đến thăm và chỉ đạo VTV. Trước đó không lâu, ông Thưởng đến báo Nhân Dân – Cơ quan ngôn luận của đảng CS Việt Nam – cùng mục đích như vậy.

Lan man nghĩ về nghề báo

FB Trịnh Kim Tiến

24-3-2018

Đau đớn khi người thân tử nạn trong vụ cháy. Ảnh: VNN

Hồi đi học tôi kính nể các anh chị làm báo lắm nhưng chẳng khi nào nghĩ có cơ hội quen biết thậm chí chơi với họ. Cho đến khi gia đình gặp sự cố, chị tôi liên hệ qua đường dây nóng và ngay lập tức họ có mặt. Lúc đó tôi là một đứa trẻ, 20 tuổi nhưng tôi vẫn chỉ là một đứa trẻ trong nhận thức. Tôi không hiểu vì sao anh ấy và chị ấy hơi khép nép, rụt rè khi đến lấy tin. Nhưng sau này rồi tôi mới hiểu, xung quanh chúng tôi là công an dày đặc, anh chị có những e ngại riêng.

Phiếm luận: Trảm phong quân

Võ Thiêm

22-3-2018

Biếm họa trên mạng về lực lượng 47

Kể từ ngày Caubay gia nhập nhóm “Thiên thần mũ đỏ” thì cuộc sống có nhiều niềm vui hơn. Ngoài những lần được mời tham dự đại hội thường niên của binh chủng thiện chiến nhất của quân đội Miền Nam, còn lai rai họp mặt thật vui vẻ cùng các anh cựu chiến binh, không riêng gì bên nhảy dù mà thuộc nhiều binh chủng khác như biệt kích, không quân… Cởi mở, vui vẻ, phong thái rất nhà binh là đặc điểm của các anh, dù nay tuổi xuân không còn nữa.

Ông Trương Minh Tuấn: Anh lính tư tưởng bị khóa miệng!?

VNTB

Ánh Liên

19-3-2018

Ảnh: internet

Điều cay đắng nhất của một chính trị gia là gì? Đó là phải đối diện và bị trừng phạt bởi những nguyên tắc và quan điểm mà mình đặt ra.

Ông Trương Minh Tuấn (Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông – Bộ TT&TT) là một trong những trường hợp điển hình như vậy.

Phác thảo chân dung tâm lý Bộ trưởng 4T

Mạc Văn Trang

18-3-2018

Củi Trương Minh Tuấn. Ảnh: DLB

Gần đây ngành Tâm lý học Việt Nam hay sử dung phương pháp “Phân tích chân dung tâm lý” (có khi gọi là “Nghiên cứu trường hợp” – case study). Phân tích tâm lý, có thể theo cấu trúc nhân cách; có khi theo đường đời. Ở đây chọn cách lấy ra một số việc làm tiêu biểu để khắc họa vài nét chân dung tâm lý/ hay tính cách của ông Trương Minh Tuấn từ ngày lên làm Bộ trưởng Bộ TT-TT, mà mình để ý quan sát. Từ đó, hy vọng cơ bản thấy được ông là NGƯỜI THẾ NÀO?

Đến lượt ông Trương Minh Tuấn và Bộ Truyền thông – Thông tin bị “bịt miệng”

15-3-2018

LTS: Như quý bạn đọc đã biết, hàng loạt bài báo về vụ “Bộ Thông tin truyền – Thông tin phản bác Thanh tra Chính phủ”, đăng vào chiều tối qua, đã bị gỡ khỏi các trang mạng, trong đó các văn bản của Bộ Truyền thông – Thông tin phản bác kết luận của Thanh tranh Chính phủ về việc Mobifone mua AVG, đồng loạt biến mất.