Cô đơn trên chính quê hương mình

Đỗ Cao Cường

21-9-2019

Tôi nhận được rất nhiều lời mời tham gia phe nhóm, đánh đấm, nếu chỉ cần ngồi một chỗ viết bài tôi có thể an toàn, giàu có, nổi tiếng hơn rất nhiều vì những thông tin do các thế lực lớn cung cấp, họ sẽ bảo kê cho tôi.

Thực ra, ai mới là phản động?

Đoàn Bảo Châu

12-9-2019

Đại tá nhà báo Nguyễn Văn Minh, thầy giáo Vũ Khắc Ngọc với phát ngôn: “Các thanh niên của Hồng Kông đang tự phá hủy nồi cơm của chính mình, dưới sự kích động từ bên ngoài” cùng với đội ngũ DLV đang ở đâu trong trong nhận thức khi xu thế tất yếu của nhân loại là hướng tới những giá trị phổ quát như tự do, dân chủ, nhân quyền?

Đừng viết bằng đờm

Tâm Chánh

12-9-2019

Thái độ với cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ của người dân Hongkong sẽ đóng vai trò như thế nào trong việc củng cố mối liên hệ, giao thương, tương trợ lâu đời giữa nhân dân hai nước?

Tuổi Trẻ “giết” đối tác như thế nào?

Trương Châu Hữu Danh

10-9-2019

Ngày 21/6, báo Tuổi Trẻ đăng tải loạt bài viết đánh Asanzo. Sau đó vài ngày, trên Tuổi Trẻ và rất nhiều tờ báo đăng tải thông tin “Phóng viên Tuổi Trẻ bị đe doạ sau loạt bài về Asanzo”. Thực ra thì, Asanzo là đối tác của Tuổi Trẻ. Đã có nhiều bài viết PR Asanzo trên báo Tuổi Trẻ. Dĩ nhiên, Asanzo phải chi tiền!

Chống fake news phải bằng true news, chống ngôn luận xấu bằng ngôn luận tốt

Lê Nguyễn Duy Hậu

29-8-2019

Cho dù với bất kỳ niềm tin hay động cơ tốt đẹp đến đâu thì việc lan truyền fake news, đặc biệt liên quan đến trẻ em, đều là hành vi đáng lên án. Và ai cũng phẫn nộ khi thấy những người xung quanh rơi vào cái bẫy đó.

Có đúng là “nửa triệu người Đức vô gia cư sống lang thang trên các đường phố” như TTX Việt Nam đưa tin?

Hiếu Bá Linh

29-8-2019

Những người không có nơi trú ẩn ngủ dưới gầm cầu tại Berlin. Photo Courtesy

Mới đây ngày 25/8/2019 có một video clip của Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tường thuật về chuyện “nửa triệu người Đức vô gia cư sống lang thang trên các đường phố” ở nước Đức, hằng ngày phải “ngủ trên các ghế đá ở công viên và vỉa hè”. Mời xem clip:

Sự thật như thế nào? Có phải là nước Đức có tới nửa triệu người “không cửa không nhà” phải sống lang thang và “ngủ bờ ngủ bụi” ngoài đường phố hay không?

Từ trước đến nay, không có một thống kê nào về con số người vô gia cư (không có nhà ở) trên nước Đức. Tuy nhiên theo ước lượng của tổ chức thiện nguyện BAGW chuyên giúp đỡ những người không có nhà ở, năm 2018 nước Đức có khoảng hơn nửa triệu người vô gia cư.

Nhưng không phải người vô gia cư nào cũng phải sống lang thang ngoài đường phố và ngủ trong cảnh “màn trời chiếu đất”, chỉ có khoảng 10% (tức là độ 50 nghìn người) như thế mà thôi:

Con số ước lượng người vô gia cư năm 2018: Nước Đức có khoảng 536 nghìn người vô gia cư, trong đó chỉ độ một phần mười là sống lang thang, “ngủ bờ ngủ bụi” ngoài đường phố.

Tuyệt đại đa số còn lại (khoảng hơn 450 ngàn người), tuy không có nhà ở, nhưng họ trú ngụ tạm thời ở nhà người thân, người quen, bạn bè hoặc ở các nơi tạm trú của các tổ chức từ thiện v.v… Đó là thành phần thứ nhất.

 

Thành phần thứ hai là những người cư ngụ trong các trại tạm trú khẩn cấp của nhà nước Đức. Những người này, mặc dù họ có chỗ cư ngụ, nhưng cũng được xem là người vô gia cư.

Thành phần thứ ba là người xin tị nạn. Họ là người nước ngoài đến Đức nộp đơn xin tị nạn và được nhà nước Đức lo cho họ cư ngụ trong các trại tị nạn. Hàng trăm ngàn người xin tỵ nạn này, mặc dù đã có chỗ cư ngụ trong trại tị nạn, nhưng cũng được xem là người vô gia cư. Họ chiếm con số rất lớn:

Con số ước lượng người vô gia cư năm 2017: Đức có khoảng 650 ngàn người vô gia cư, trong đó có 375 nghìn người xin tị nạn (họ không phải là người Đức).

Nói tóm lại, con số “nửa triệu người Đức vô gia cư sống lang thang trên các đường phố” ở nước Đức, hằng ngày phải “ngủ trên các ghế đá ở công viên và vỉa hè” mà Thông Tấn xã VN đưa tin là con số hoàn toàn sai sự thật, đã được phóng đại ít nhất gấp 10 lần.

Điểm đặc biệt, ông Bodo Bürger (nhân vật chính trong clip phóng sự của TTXVN) là người “vô gia cư sống lang thang ngoài đường phố” nhận được trợ cấp của nhà nước Đức khoảng 1.000 Đô-la Mỹ (890 Euro) mỗi tháng, thậm chí trợ cấp hàng tháng này đã kéo dài “suốt 15 năm qua“:

Ảnh chụp màn hình bài phóng sự của TTXVN

Đặc biệt nhất là vì ai đang sinh sống ở Đức đều biết rõ, chỉ cần có hơn phân nửa số tiền trợ cấp này (khoảng 500 – 600 Euro) là thừa sức thuê được căn hộ một phòng thông thường, kể cả ở các thành phố lớn. Đây chính là một điều vô cùng phi lý khi nói rằng “số tiền này (890 Euro) không đủ để thuê một căn hộ tại Berlin”.

Ngoài ra, nếu chú ý đến góc trái của clip tường thuật của TTXVN, sẽ thấy logo “TRT WORLD”, đó là logo của đài tin tức Thổ Nhĩ Kỳ (nước Turkey) nói tiếng Anh. Đây là kênh tuyên truyền đối ngoại của Tổng thống Erdoğan (nhà độc tài Thổ Nhĩ Kỳ) và chính phủ thuộc đảng AKP – tương tự như đài RT của Putin.

 

Wikipedia tiếng Đức viết về đài TRT World

Như vậy, TTXVN đã lấy clip của đài TRT WORLD và dịch sang tiếng Việt. Như đã nêu trên, TRT WORLD là kênh tuyên truyền đối ngoại của Tổng thống Erdoğan. Quan hệ giữa Đức và Thổ Nhĩ Kỳ từ vài năm qua trở nên căng thẳng. Nhà độc tài Erdogan từng cáo buộc Thủ tướng Đức Angela Merkel “có cách hành xử kiểu Đức quốc xã” (ám chỉ Hitler).

Hàng loạt các mâu thuẫn liên quan đến căn cứ không quân tại Thổ Nhĩ Kỳ, việc bắt giữ công dân Đức… tiếp tục đẩy mối quan hệ hai nước Đức – Thổ vào những căng thẳng, đe dọa thỏa thuận di cư đạt được giữa Liên minh châu Âu (EU) và Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như khiến con đường gia nhập EU của Thổ Nhĩ Kỳ khó khăn hơn.

Clip gốc bằng tiếng Anh của đài TRT WORLD, Thổ Nhĩ Kỳ, mà TTXVN đã lấy dịch ra tiếng Việt:

Không hiểu lý do tại sao trong thời điểm hiện nay, dù đang rất cần các nước EU, trong đó nước Đức giữ vai trò đầu tàu quan trọng, ủng hộ Việt Nam trong vấn đề Biển Đông – Bãi Tư Chính, thì TTXVN lại tiếp tay phát tán một clip tuyên truyền bôi nhọ nước Đức của kênh truyền hình TRT WORLD, Thổ Nhĩ Kỳ?

Mình đọc gì khi mình đọc tờ Hoàn Cầu

Đỗ Hùng

26-8-2019

Mấy năm nay mình không hề xem ti vi, ngoài các trận bóng đá hoặc giả tình cờ đi ngang qua chỗ người ta bật sẵn ti vi.

Cơ mà lúc nằm trong khách sạn và ngủ không được, mình bèn thử bấm remote dò kênh xem đài Trung Quốc chiếu gì. Rà qua mấy chục kênh, toàn là du lịch, giải trí, phim, thể thao, quan chức họp hành và toàn tiếng Trung. Không hề có đài nước ngoài nào.

Chúng tôi lên tiếng vì muốn báo Tuổi Trẻ phải là tờ báo “phụng sự bạn đọc”

Trung Bảo

22-8-2019

Một câu hỏi/quy chụp mà tôi và các bạn làm trang Báo chí sạch cứ gặp mãi đó là: “Tấn công báo Tuổi Trẻ có phải ăn tiền để làm truyền thông cho Asanzo?”

Nếu coi thường lòng dân và sức mạnh của dân, thì rất khó bảo vệ đất nước

Thanh Hằng

20-8-2019

Tháng 5/2014, khi tàu HD 981 đặt giàn khoan ở vùng biển của VN, cả nước sục sôi. Báo chí ầm ầm lên án.

Tuổi Trẻ và đối thủ

Mai Quốc Ấn

20-8-2019

Là tờ báo lớn, nhân sự đông và tồn tại lâu thì Tuổi Trẻ sẽ luôn có những mâu thuẫn mang tính nội tại lẫn “ngoại giao”!

Không kêu cứu, hãy khởi kiện!

Bá Tân

15-8-2019

Báo Đại Đoàn Kết nổi tiếng mất đoàn kết qua nhiều đời tổng biên tập, và “truyền thống” ấy lại được tô đậm qua vụ việc xử lý Trần Thanh Tường, Trưởng ban Kinh tế – Xã hội của báo Đại Đoàn Kết.

Vui thú để đi vào chỗ chết

Hoàng Thủy Ngữ

15-8-2019 

Neil Postman, giáo sư và là nhà nghiên cứu về truyền thông tại đại học New York, đã thu hút rất nhiều sự chú ý khi ông chỉ trích không ngừng vai trò của truyền hình. Ông tin rằng sức mạnh và ảnh hưởng của truyền hình là mối đe dọa lớn cho nền dân chủ.

Nhà báo bị kỷ luật vì phàn nàn vụ Cát Linh – Hà Đông trên Facebook

BTV Tiếng Dân

14-8-2019

Nhà báo Trần Thanh Trường, báo Đại Đoàn Kết. Nguồn: FB nhân vật

Nhà báo Trần Thanh Tường, Trưởng ban Kinh tế – Xã hội của báo Đại Đoàn Kết, bị kỷ luật vì viết bình luận trên Facebook. Hôm 25/3/2019, ông Tường viết trên Facebook, nói về vụ bê bối của dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông, như sau: “Một dự án đầy tai tiếng, được phù phép đội vốn lên thứ hạng khủng khiếp nhất, thi công chầy bửa nhất, gây ra nhiều vụ tai nạn lao động và tai nạn giao thông kinh hoàng nhất … (Còn nhiều cái nhất xin được ‘chán’ đến mức không muốn liệt kê!).

Ấy thế mà, theo chỉ đạo và cam kết của lãnh đạo Bộ GTVT, của UBND TP. Hà Nội, chỉ ít ngày nữa thôi, tuyến đường sắt trên cao này sẽ đưa vào vận hành thương mại. Nhưng ngoài sự ngổn ngang dang dở, là sự xuống cấp tróc lở, hoen gỉ … ngay từ khi chưa vận hành...”

Báo Một Thế Giới đưa tin: Bị kỷ luật vì phàn nàn về đường sắt Cát Linh trên Facebook, nhà báo ‘kêu cứu’. Ông Tường cho biết, ngày 2/4/2019, ông đã bị Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử (PTTH-TTĐT) của Bộ 4T, nhắc nhở miệng về nội dung trên, nhưng sau đó sếp của ông Tường là Đặng Hồng Quang, (tức đại tá Hồng Thanh Quang), TBT báo Đại Đoàn Kết, gửi công văn cho Cục PTTH-TTĐT, đề nghị ra văn bản để xử phạt ông Tường, là lính của ông Quang.

Ông Tường cho biết: “Vì thấy không có cơ sở xem xét, xử lý theo quy định pháp luật nên Cục PTTH – TTĐT không có văn bản trả lời mà đề nghị Ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam trả lời báo. Thế nhưng, văn bản của Ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam cũng không nêu cụ thể vi phạm, chỉ yêu cầu xem xét, nhắc nhở“.

Nhưng TBT Đặng Hồng Quang đã chỉ đạo Thư ký hội ra quyết định xử lý, kỷ luật với mức khiển trách và tổ chức họp chi bộ hai lần vì lần đầu không đủ số phiếu, nhằm tăng nặng hình thức kỷ luật ông Tường lên thành cảnh cáo. Ông Tường đang kêu cứu đến Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, vì có khả năng ông bị cách chức và bị thu thẻ nhà báo.

Facebooker Võ Đức Phúc nói với TBT Hồng Thanh Quang như sau: “Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông bây giờ không biết khi nào hoàn thành, nằm phơi nắng phơi mưa hoen rỉ, quá hết sức lãng phí, ai nhìn cũng xót cho quốc gia chứ có riêng gì tay Mõ nhà báo nhỏ nhắn cấp dưới của anh. Bộ GTVT nói mà các nhà thầu Trung Quốc còn lì ra không thèm đếm xỉa, phải kêu đến chính phủ giải quyết cơ mà.

Thanh Tường có nói mấy câu cũng chỉ là bức xúc nói lên tiếng nói của người dân nước Việt. Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử chỉ nhắc nhở miệng thôi chứng tỏ chuyện không đáng, sao anh lại cố ‘truy cùng giết tận’ lính của mình vậy Hồng Thanh Quang?

Nhà báo Đặng Thị Kim Ngân, phóng viên báo Đại Đoàn Kết, là người đã từng kiện ông Đinh Đức Lập, TBT báo Đại Đoàn Kết thời đó và đã thắng kiện, viết: “Lại một đòn bẩn, vô nguyên tắc, sặc mùi trù dập dội vào đầu phóng viên tại báo Đại Đoàn Kết. Ông Tổng này lại đi vào vết xe đổ của tay nguyên TBT Đinh Đức Lập mất rồi. Đúng là thằng đốc đọa, dở chứng…”

Phải chi anh Quang cũng làm như vậy với vụ Tư Chính và Cát Linh-Hà Đông

Nguyễn Tiến Tường

14-6-2019

Giặc dã quay lại Tư Chính, người Việt ai cũng ức bầm ruột. Càng chống Tàu trên bờ, nó càng hà hiếp ở Biển Đông để dằn mặt. Tụi ngạ quỷ này không đồng tâm hiệp lực thì làm sao mà đuổi đi được. Có chung với nhau một hào khí, một đoàn kết là quý lắm thay.

Phụng sự sự thật – Phụng sự đồng tiền?

Báo Chí Sạch

Kiên Giang

12-8-2019

Được tin Soha gỡ bài về Hà Văn Nam (*), admin lên Facebook giải thích, tương tác, tôi rất vui. Nhưng buồn, là dấu ấn đẹp đẽ Soha gầy dựng bao năm có nguy cơ sập đổ trong chốc lát.

Làm báo không dễ

Báo chí sạch

Trung Bảo

11-8-2019

Không phải dễ mà làm báo, trở thành nhà báo và để thành danh trong nghề thì càng trần ai lai khổ. Nhiều người cứ hay bĩu môi cười khẩy khi nói về nghề báo và nhà báo, nhưng thật ra những thứ họ thường và thích đọc đâu có phải là báo chí. Cũng chẳng phải lỗi tại người đọc, lỗi ở chỗ chúng ta hoàn toàn không có một nền báo chí đúng nghĩa. Độc lập – Trung lập – Tự lập.

Bút nô sợ gì?

Trương Châu Hữu Danh

10-8-2019

Hôm qua, bài viết của tôi về Hà Văn Nam tồn tại được 36 phút, với hơn 1k like và 879 lượt chia sẻ. Khi tốc độ share đang chóng mặt thì bài viết biến mất do bị report.

Quả chanh Vân Trường

Trương Châu Hữu Danh

9-8-2019

Ở ĐBSCL, anh Vân Trường là nhà báo nổi tiếng khi tôi còn chưa bước chân vào nghề. Bỏ qua những thứ ngoài mặt báo, thì anh Vân Trường là nhà báo có chuyên môn cao. Tính anh Vân Trường chảnh, có chút tự cao, vì thương hiệu cá nhân cũng như thương hiệu Tuổi Trẻ – anh cũng không chơi với lứa đàn em như tôi, nhưng không vì thế mà phủ nhận những cái mạnh của anh Vân Trường, cũng như những thứ mà anh đem lại cho Tuổi Trẻ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cần phải chấn chỉnh báo chí quốc doanh

LTS: Bài viết của nhà báo Bá Tân đưa ra những ý kiến cần thiết cho thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Tuy nhiên, ý kiến cho rằng TT Nguyễn Xuân Phúc “cần phải chấn chỉnh báo chí quốc doanh khi trích dẫn phát biểu, phải chọn lọc những ý kiến ‘để đời’, mang tầm chiến lược” của Thủ tướng để trích dẫn, e rằng không thích hợp, bởi làm như vậy, chẳng khác nào bảo thủ Tướng làm thêm công tác kiểm duyệt báo chí đối với các phát biểu của mình.

Cuộc xâm lăng trên biển và nước mắt nhà báo

Tâm Chánh

7-8-2019

“Chúng ta đang đối mặt với một cuộc xâm lược trên biển lớn nhất trong lịch sử nhân loại”. Cựu đại sứ Nguyễn Trường Giang, một nhà ngoại giao được cho có trên 10 năm nghiên cứu về vấn đề biển đảo, đã nhận định như vậy trên Vietnamnet.

Cộng đồng Facebook đã kịp chia sẻ bài viết này của ông, trong khi bản chính trên Vietnamnet không còn truy cập được.

Phụng sự là phụng sự ai?

Trung Bảo

2-8-2019

Cho tới tận bây giờ báo Tuổi Trẻ vẫn chưa có bất kỳ bài viết nào thể hiện thái độ của người tiêu dùng đối với các sản phẩm Asanzo. Chưa có ai bỏ tiền ra mua và sử dụng các sản phẩm của công ty này được nói ra trải nghiệm sử dụng của mình trên mặt báo. Đánh một doanh nghiệp tan tành, tự kết án, nhưng không cho ai lên tiếng ngược lại. Liệu như vậy có đảm bảo tính công chính của báo chí?

Tham nhũng và chống tham nhũng

Dương Quốc Chính

1-8-2019

Tối qua xem chương trình Đối diện của VTV, đại khái nó là chương trình tuyên truyền để phản bác lại truyền thông tự do là mạng xã hội. Chương trình có phỏng vấn 1 số Facebooker lề phải, hay còn gọi là DLV, như thượng tá Minh bên báo QĐND. Các anh đấu tố 1 số KOLs “phản động” như Hiếu gió, Lê Trung Khoa, Thái Văn Đường và Phạm Chí Dũng (không hiểu sao đưa anh này vào chung nhóm với mấy anh em hải ngoại kia?).

Báo chí và tiền bạc

Khải Đơn

31-7-2019

Năm 2017, tôi đi cùng một đám bạn nhà báo tới gặp Bloomberg News, dành một buổi trò chuyện để họ giải thích về cách họ làm tin tức.

Giày xéo trên nỗi đau người khác để… lập danh!

Bá Tân

27-7-2019

Chọn dịp 27/7/2019, VTV đưa lên màn hình tập phim tài liệu “Đường về”, của đạo diễn Tạ Quỳnh Tư.  Phim này nằm trong chương trình VTV đặc biệt (họ tự phong như vậy) do Tạ Thị Bích Loan cầm chịch. Hai người họ Tạ trở thành đồng tác giả.

Dân chủ hóa để hóa giải thù trong giặc ngoài

Trung Nguyễn

22-7-2019

Tổ Quốc lâm nguy

Ngày 19/7/2019, lần đầu tiên Bộ Ngoại giao Việt Nam thừa nhận, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở biển Đông. Trước đó, ngày 16/7/2019, người phát ngôn Bộ Ngoại giao chỉ dám nói chung chung là các hoạt động của “nước ngoài” trên vùng biển Việt Nam, nếu không được sự đồng ý của Việt Nam là vô giá trị.

Đôi điều muốn nói với anh Hoàng Hải Vân

Đoàn Bảo Châu

20-7-2019

Lý do duy nhất tôi đối thoại với một cá nhân như anh bởi tôi muốn công luận nhìn rõ chân dung của anh.

Case Bãi Tư Chính

Mai Quốc Ấn

19-7-2019

Hoàn toàn là một case study có thể đưa vào giáo trình báo chí!

Có KOLs, có các nhà báo nổi tiếng tham gia trên mạng xã hội. Ai nói gì trước khi sự việc ngã ngũ tôi… kệ moẹ! Cái đáng quan tâm là trung tâm sự kiện bãi Tư Chính có xảy ra xung đột Việt – Trung hay không. Cho tới bản tin tối 19/7/2019, khi Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam thì mọi thứ mới ngả ngũ.

6 nguồn tin đáng chú ý về Biển Đông

Luật Khoa

Phùng Anh Khương

19-7-2019

Biển Đông lại dậy sóng. Và cộng đồng người Việt Nam trên các trang mạng xã hội những ngày qua cũng dậy sóng vì các tranh luận có liên quan.

Hoàng Hải Vân và báo chí

Trịnh Hữu Long

15-7-2019

Hoàng Hải Vân nói báo chí không đưa tin vụ bãi Tư Chính đại khái vì ba lý do: “chuyện quân sự”, “vì những thứ không thể viết lên báo được” và đây chỉ là chuyện “vạch quần đuổi đám cóc nhái”, không đáng đưa. Tôi có ý kiến tham luận như sau:

Báo chí cúi đầu trước cường tiền?

Nguyễn Đắc Kiên

10-7-2019

Vụ xe Vinfast Fadil đi 79km đã bốc khói, chảy nhớt xôn xao trên mạng xã hội hai ngày qua nhưng đến nay vẫn tuyệt không thấy một dòng nào trên các tờ báo lớn.

Sự im lặng của các tờ báo lớn ở vụ việc này cũng như nhiều vụ việc khác trước đây liên quan đến các sự cố xảy ra với Vingroup khiến chúng ta không thể không đặt câu hỏi: phải chăng các tờ báo này đã ngấm ngầm chấp nhận cúi đầu trước cường tiền?