Những câu hỏi hồn nhiên…

Vũ Kim Hạnh

26-8-2020

Ông bạn cũ, nhà báo của hãng tin B., trước đây thường alo hỏi tôi chuyện nghề bằng một câu vắn tắt kèm tiếng cười ha hả “Any sexy news today?”.

Vừa cướp chén cơm, vừa đá văng chén cháo, vừa miệt thị người ta, thì chỉ có thể là CS!

Đỗ Ngà

17-8-2020

Trong một phóng sự sáng ngày 17/8/2020, VTV đã gọi người bán hàng rong nghèo khó là “ký sinh trùng”, một cách dùng từ đầy miệt thị đối với tầng lớp nghèo khổ của đất nước. Sau khi mạng xã hội phản ứng dữ dội thì xướng ngôn viên Anh Quang của đài này đã lên facebook xin lỗi với tư cách cá nhân.

Thẩm định ‘xấu, độc’ theo Bộ tiêu chuẩn ‘3 trong 1’

Blog VOA

Trân Văn

13-8-2020

Ảnh chụp màn hình báo Nhân Dân

Tờ Quân đội nhân dân vừa có thêm một bài chỉ trích những thông tin, ý kiến cảnh báo về tình trạng hệ thống công quyền Việt Nam gia tăng đàn áp những cá nhân từng lên tiếng phản đối cả bất công lẫn bất cập ở Việt Nam (1).

Hồng Kông: Tự do báo chí là vô giá hay phản ứng sau vụ bắt giữ Jimmy Lai

Đỗ Hùng

11-8-2020

Vào buổi sáng thứ Ba, một ngày sau khi tỉ phú Jimmy Lai (Lê Trí Anh) bị nhà chức trách Hong Kong bắt theo luật An ninh Quốc gia, nhóm hoạt động Thiên Thủy Liên Tuyến (天水連線) bèn mua 1.000 tờ Apple Daily đem ra ga Thiên Thủy Vi phát cho bà con.

Ông trùm nhà người ta (Phần 2)

Ben Ngô

11-8-2020

Tiếp theo Phần 1

Vì sao biết trước kết cục không hay chắc chắn sẽ xảy đến với mình mà nhà tài phiệt Jimmy Lai (Lê Trí Anh) không “cao chạy xa bay”?

Ông trùm nhà người ta – Phần 1

Ben Ngô

10-8-2020

Nhiều bạn trẻ yêu thời trang ở Việt Nam có thể biết đến thương hiệu Giordano, nhưng không biết đến “ông trùm” đứng sau chuỗi cửa hàng bán lẻ quần áo là nhà tài phiệt Jimmy Lai (Lê Trí Anh), 71 tuổi.

Dịch thuật và lựa chọn

Phạm Thị Hoài

6-8-2020

Hai ngày sau bài phát biểu kịch liệt chống Trung Quốc của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 23/7/2020 tại Thư viện Tổng thống Richard Nixon, VnExpress rồi nhiều trang báo đầu đàn khác ở trong nước, như VTC, đồng loạt đăng cùng một bản dịch tiếng Việt, nhưng một ngày sau lại đồng loạt rút xuống[1].

Thủ tướng bận tới mức nào?

Thái Hạo

2-8-2020

Tôi tin rằng một Thủ tướng thì không “bận” bằng một giáo viên phổ thông.

Tuyên giáo khai hóa văn minh

Dương Quốc Chính

2-8-2020

Bài báo của TS Vũ Ngọc Hoàng mấy hôm nay bị lên sóng chỉ trích nặng nề vì mỗi cái tít! Công nhận là đọc tít thấy đúng là giật gân, chướng mắt thật. Nhưng nội dung một bài báo đâu chỉ có mỗi cái tít.

Lỗi “hệ thống”!

Mạc Văn Trang

1-8-2020

Tại hội nghị Kỷ niệm 90 năm ngày ra đời ngành tuyên giáo, sáng 31/7 năm 2020, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đọc một bài diễn văn quan trọng trước hàng trăm đại biểu ưu tú nhất của giới khoa học, văn nghệ sĩ của Đảng CS.

Thủ tướng phải có lời xin lỗi

Lưu Trọng Văn

1-8-2020

Nhân 90 năm thành lập ngành Tuyên giáo, Thủ tướng có bài phát biểu chào mừng tại buổi gặp mặt văn nghệ sĩ có đoạn như sau:

Mùa Covid-19, đột nhiên nhiều người bị ngã xuống chiến trường!

Lê Thiếu Nhơn

31-7-2020

Cả nước đang dồn sức chống dịch, không phải lúc tranh cãi hay phản biện. Thế nhưng, có những thông tin cần phải “nói lại cho rõ” ngay.

Tự do ngôn luận có khác ngôn luận tự do?

Thái Hạo

31-7-2020

Thấy nhiều bạn chia sẻ cái title bài này trên VietNamNet với nhiều băn khoăn, mình mạnh dạn nói những gì mình biết, nếu có thiếu sót gì mong anh em bổ cứu cho.

Bước trượt dài của báo chí

Trương Châu Hữu Danh

30-7-2020

Từ một học sinh giỏi cấp tỉnh, từng đạt giải Nhì, Ba trong các kỳ thi học sinh giỏi của tỉnh Thái Bình; đỗ thủ khoa Đại học Bách Khoa và Đại học Nông nghiệp 1 với số điểm tuyệt đối 30/30 điểm, Hà Văn Nam đã trượt dốc trở thành tội phạm với mức án 30 tháng tù giam. Ân hận về những gì đã làm, Hà Văn Nam cố gắng cải tạo tốt để sớm được trở về.” Đó là mở đầu bài báo.

Tin giả, tin thật

Đỗ Duy Ngọc

29-7-2020

Theo tin báo đăng, Sở Thông tin – Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế hôm 28-7-2020 quyết định xử phạt chị VTTH (chủ tài khoản Facebook Vương Huyền Túi) 7.5 triệu đồng vì có hành vi bị cho là chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

Làm sao ứng xử với Tổng Biên tập quyết giữ ghế?

Lê Thiếu Nhơn

19-7-2020

Sau khi Thời báo Kinh tế Việt Nam tuyên bố kết thúc hoạt động, lập tức xuất hiện đơn kêu cứu của 200 cán bộ, nhân viên công tác tại đơn vị này. Một lời kêu cứu khẩn thiết và nhức nhối, nhưng chắc chắn không có kết quả gì. Vì sao?

Giới hạn của những bức ảnh báo chí

Huy Đức

18-7-2020

Ảnh: VNExpress

Theo dõi ca mổ tách rời cặp Song Nhi, một chuyên gia truyền thông hỏi tôi, báo chí đặc tả như vậy thì có xâm phạm quyền riêng tư quá không, có tôn trọng bệnh nhân không. Tôi không thể trả lời ngay được. Cuộc đời của hai cháu Trúc Nhi và Diệu Nhi sẽ còn ở lại trong y văn của loài người. Y học sẽ có một “case-study” vô giá. Bằng sự cống hiến cho y học thân phận của mình, hai cháu cũng sẽ được thụ hưởng những tiến bộ trong ngành y mà loài người đang có.

Thư “Tổng biên tập” Nguyễn Tiến Tường gửi nhân dân Trung Quốc

Nguyễn Tiến Tường

17-7-2020

Thưa nhân dân Trung Quốc kính mến! Vừa qua, nhân kỷ niệm quan hệ Việt-Mỹ, ngài TBT Hoàn Cầu Thời Báo có gửi tâm thư cùng nhân dân Việt Nam. Nay tôi vì sự yêu mến, xin đáp từ nhân dân Trung Quốc mấy lời như sau:

Xin lỗi vì những suy nghĩ đi ngược đám đông

Võ Xuân Sơn

17-7-2020

Đang trong lúc mọi người vui mà nói cái gì ngược lại, thì có thể bị coi là kẻ phá thối. Tôi không muốn bị coi là kẻ phá thối trong vụ mổ tách hai cháu bé dính nhau vừa qua. Hi vọng là hôm nay, sự vui sướng đã hạ nhiệt chút ít.

Sự hăng say giả hiệu

Trung Bảo

15-7-2020

Hình ảnh trẻ nít là thứ cực kỳ nhạy cảm đối với biên tập viên khi chọn lựa cho lên trang. Hình ảnh trẻ nít không quần áo càng phải tránh dùng trên mặt báo. Hình ảnh trẻ nít bị tai nạn, dị tật… lại càng cấm kỵ vì khơi gợi sự bất nhẫn nơi người xem, lẫn vi phạm quyền riêng tư của con trẻ.

Thời báo Hoàn Cầu là một “tờ báo” như thế nào

Luật Khoa

Y Chan

15-7-2020

Tổng biên tập Hồ Tích Tiến của Thời báo Hoàn Cầu tại trụ sở của cơ quan này ở Bắc Kinh. Ảnh: New York Times

Trong vài ngày qua, Thời báo Hoàn Cầu bỗng nhiên trở thành một cái tên quen thuộc với nhiều người Việt, khi vị Tổng biên tập của tờ báo này đăng đàn gửi “vài lời thật lòng với người Việt Nam” nhân dịp kỷ niệm 25 năm bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ.

Nói vài lời thật lòng với lão Hồ

Đặng Sơn Duân

13-7-2020

Hồ tiên sinh vốn là dị nhân lừng lẫy đất thần châu, bút pháp múa gậy vườn hoang, hô phong hoán vũ đã đạt lô hỏa thuần thanh, người người kính ngưỡng. Kẻ thất phu ở nơi xa xôi này trước nay kính nhi viễn chi tuyệt nhiên không dám qua lại.

Tổ chức Văn Bút Hoa Kỳ PEN America kiện Tổng thống Donald Trump (*)

Thục Quyên

10-7-2020

Ngày 25.3.2020, toà án liên bang tại New York đã ra phán quyết vụ Tổ chức Văn Bút Hoa Kỳ PEN America kiện Tổng thống Donald Trump được phép tiến hành.

Cơ quan phát thanh truyền hình Hoa Kỳ sẽ không gia hạn visa cho các nhà báo nước ngoài

BTV Tiếng Dân

10-7-2020

Hàng chục công dân nước ngoài làm phóng viên ở Mỹ cho Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, là đài phát thanh và truyền hình quốc tế của chính phủ liên bang, sẽ không được gia hạn visa khi hết hạn, Đài Phát thanh Quốc gia (NPR) dẫn nguồn tin từ ba người có kiến ​​thức về quyết định này, cho biết như trên.

Báo Công an Nhân dân đang nhục mạ ai?

Ngàn Hương

7-7-2020

Vụ án Bưu điện Cầu Voi xảy ra từ ngày 13/1/2008, gây ra án mạng cho hai cô nhân viên tai đây, sau gần 13 năm, đến nay vẫn đang đi vào ngõ cụt, chưa tìm ra lối thoát.

Tự do báo chí – Bài học từ Trung Quốc (Phần 4)

Đỗ Hùng

5-7-2020

Tiếp theo Phần 1Phần 2: Minh báo của Kim Dung và cuộc tập kích của Lưu Tiến Đồ. Phần 3: Đấm vỡ mồm báo chí. Phần 4: Sức mạnh đồng tiền

Một ngày mùa thu năm 1990, một người đàn ông được mời đến gặp Đặng Tiểu Bình. Họ Đặng lúc bấy giờ đã rời khỏi tất cả các chức vụ trong đảng và chính quyền, nhưng quyền lực và tầm ảnh hưởng của ông vẫn bao trùm mọi ngõ ngách.

Càng ngày càng giả dối vì chủ nghĩa bằng cấp!

Nguyễn Như Phong

4-7-2020

Không tốt nghiệp cấp 3 vẫn có thể làm ứng viên Phó chủ tịch Tài chính VFF” – Đây là dòng tít trên một tờ báo điện tử có uy tín.

Tôi xin không bình luận gì về thông tin ở bài báo này, bởi lẽ từ nhiều năm nay, tôi là thằng chưa bao giờ coi trọng bằng cấp. Và tôi không tin là những người có “lắm bằng cấp” lại là người thực tài.

Xin kể lại câu chuyện cũ. Năm 1998, anh Hữu Ước, giao cho tôi tuyển 3 phóng viên về báo An ninh Thế giới. Tôi cho đăng quảng cáo tuyển dụng. Cũng ghi rõ phải tốt nghiệp Đại học, phải biết tiếng Anh bằng B…

Có 70 người xin đăng ký dự tuyển. Đọc hồ sơ, thấy ai cũng “tài cao, học rộng”, có người còn trên cả Đại học, có người 2 bằng đại học.

Anh Ước thì bảo: “Mày tổ chức thi tuyển thế nào, kệ mày. Sau này nó không biết viết, tao kỷ luật mày…”

Tôi nghĩ ra trò thi tuyển không giống ai. Hôm đầu tiên, tôi phát cho mối người 2 tờ giấy A4 và bảo: “Mỗi người viết một đơn xin việc ở báo ANTG”. Kết quả là: 40 người không biết viết đơn. Họ còn không biết gọi cho đúng chức danh một lãnh đạo cơ quan báo chí. Tổng biên tập báo thì gọi là “Kinh gửi ông Giám đốc báo An ninh thế giới”.

Còn lại 30 người… Tôi lại phát cho mỗi người 4 tờ giấy A4 và ngồi viết tại chỗ, nội dung là: “Thích viết gì thì viết. Cứ bịa ra mà viết một bài báo”…

Kết quả: 20 người để giấy trắng, hoặc chuồn luôn…

Và sau khi thi vòng thứ 3 thì lấy được 3 người.

Từ thực tế đó, sau này, khi tuyển dụng phóng viên, không bao giờ tôi hỏi bằng cấp và tôi chỉ quan tâm đến “Viết được hay không”…

Anh Hữu Ước cũng rất hay là không bao giờ hỏi “thằng này tốt nghiệp trường nào”. Và khi tôi đưa hồ sơ tuyển dụng để anh ký duyệt, anh cũng chả thèm xem kỹ. Chỉ hỏi đọc một câu: “Nó viết được không”? “Dạ, được anh ạ…”. “Tao ký, mày chịu nhé. Nó ngu thì mày chết!” Rồi anh ký ngay.

Có những phóng viên loại “CCCCC” (Con cháu các cụ cả), tốt nghiệp trường báo chí, khi đưa về tòa soạn, đều phải dạy lại từ đầu… dạy từng ly, từng tý, thậm chí dạy cả cách chừa lề trang giấy khi viết…

Và tôi nghiệm ra rằng, kiến thức về nghề của các trường báo chí, dạy cho sinh viên chả có giá trị gì … Cơ bản là sinh viên học cho có, học lấy bằng, và hoàn toàn họ không có năng khiếu. Nghề viết báo là nghề đòi hỏi năng khiếu… Không có khiếu thì muôn đời chỉ là loại phóng viên “Có cũng được, mà thiếu chả sao”.

Xã hội chúng ta đang không tìm ra được người tài bởi chính vì chủ nghĩa bằng cấp, và chủ nghĩa lý lịch… Đặc biệt là ở các cơ quan Nhà nước.

Phát hiện và trọng dụng được người Tài, có lẽ chỉ có được ở các doanh nghiệp Tư nhân… Và tôi tin là với Doanh nghiệp tư nhân, họ cần thực chất hơn là cần cái bằng “đểu”.

Và chúng ta cũng đang sống trong một xã hội giả dối vì chủ nghĩa bằng cấp. Chính cái thứ “chủ nghĩa bằng cấp” này làm nảy sinh ra bao nhiêu tiêu cực, và nguy hiểm hơn nữa là nó tạo ra những loại người bất tài, vô dung, nhưng tiến thân nhờ bằng cấp (dù ai cũng biết bằng “đểu”), và dĩ nhiên là nhờ luồn lọt, cơ hội…

Tự do báo chí – Bài học từ Hồng Kông (Phần 3)

Đỗ Hùng

4-7-2020

Tiếp theo Phần 1Phần 2: Minh báo của Kim Dung và cuộc tập kích của Lưu Tiến Đồ. Phần 3: Đấm vỡ mồm báo chí

Lưu Tiến Đồ không phải là trường hợp duy nhất nhà báo hoặc ngành báo chí, xuất bản bị tấn công bằng bạo lực.

Tự do báo chí – Bài học từ Hồng Kông (Phần 2)

Đỗ Hùng

2-7-2020

Tiếp theo Phần 1.

Phần 2: Minh báo của Kim Dung và cuộc tập kích của Lưu Tiến Đồ

Vào lúc 10 giờ sáng 26 tháng 2 năm 2014, nhà báo Lưu Tiến Đồ (Kevin Lau, 劉進圖) như thường lệ lái xe ghé quán quen trên đường Thái Khang (太康街) ở khu Tây Loan Hà (西灣河).

Cậy nhờ vào ngoại lực, là điều có thể tan vỡ đau đớn

Tuấn Khanh

2-7-2020

Giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế Istanbul Photo Awards 2020, vừa công bố danh sách các ảnh đoạt giải. Gíải thưởng năm nay, phản ánh câu chuyện ảm đạm của toàn cầu, đặc biệt cuộc cách mạng đòi tự do của người Hồng Kông nổi bật trong chuỗi ảnh thời sự, như lời nhắc cuối cùng về một khát vọng tự do lẻ loi và có lẽ là đẹp đẽ nhất ở châu Á trong những thập niên đầu thế kỷ 21.