Ăn cơm nước ta, thổi tù và nước lạ

FB Nguyễn Tiến Tường

6-6-2018

Ảnh: Báo VN Finance

Thật không thể tin được, khi cảm xúc của nhân dân đang bị cưỡng đoạt, bị đè nén đến tột cùng thì một đương kim bộ trưởng bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng “nện” thêm một câu đầy chát chúa: “Làm gì có Trung Quốc, chỉ có người cố tình hiểu theo hướng đó và đẩy vấn đề lên, chia rẽ quan hệ ta với TQ”.

Ngoài nhân dân, cuối cùng cũng có ai đó thốt lên một chữ Trung Quốc đầy dõng dạc thay vì “tàu lạ” hoặc “họ”. Tiếc thay, lại là sự dõng dạc đầy xun xuê nịnh bợ. Hệt giới trẻ nhắc về sao Hàn. Như thể, thấy TQ là có thai luôn tại chỗ.

Thư ngỏ gửi ông Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch Quốc hội VN, về Dự thảo Luật Đặc khu kinh tế

FB Hoàng Ngọc Giao

6-6-2018

Hà Nội ngày 06/6/2018.

Kính gửi anh Lưu,

Tôi, Hoàng Ngọc Giao, với tư cách là một người bạn quen biết anh, cùng lớp nghiên cứu sinh Luật tại Liên xô cũ (1984 -1987), tôi gửi bức tâm thư này tới anh và các vị ĐBQH như một kiến nghị không thông qua dự thảo này của Luật ĐKKT. Mặc dù sẽ gửi thư này tới anh qua đường bưu điện, nhưng vì là thư ngỏ nên tôi cũng muốn chia sẻ quan điểm của tôi với bạn bè qua Facebook, nên bức thư này được đưa trên trang Facebook của tôi.

Chung quanh chúng ta là Trung Quốc và bóng tối

FB Trần Đình Thu

6-6-2018

Ảnh: internet

Có thể nói chưa bao giờ người Việt Nam cảm thấy bi quan chán nản như lúc này. Giả sử bây giờ có một vùng đất mới nào đó mà cho phép di dân đến đó để làm lại cuộc đời, kiểu như người Anh năm xưa di cư đến Châu Mỹ, chắc mười người Việt Nam thì di cư hết chín. Giấc mơ về một vùng đất nào đó để cùng nhau lập làng lập nước mới, cùng nhau bầu bán lên những đại biểu đúng nghĩa của nhân dân để đưa dân tộc phát triển có lẽ là ước mơ lớn nhất của tôi lúc này.

Bao năm qua, giới lãnh đạo Việt Nam với nhân dân sống trong tình trạng đồng sàng dị mộng. Cùng một tổ quốc một đất nước nhưng nhân dân không hề mơ cùng một giấc mơ, nghĩ cùng nghĩ một suy nghĩ với giới lãnh đạo. Tình trạng đó ngày càng nghiêm trọng và cho đến lúc này là đỉnh điểm. Nếu ngày mai ngày kia những người gọi là đại biểu nhân dân kia mà bấm nút thông qua luật 3 đặc khu thì coi như hết.

Luật an ninh mạng hay Luật theo dõi quần chúng?

Luật Khoa

Quốc Anh

6-6-2018

Ảnh: internet

Dự thảo Luật An ninh mạng được dự kiến thông qua vào ngày 12/6 sắp đến, nếu không có gì thay đổi. Đây có lẽ là dự thảo Luật có nhiều “quyết tâm chính trị” nhất, còn hơn cả dự thảo Luật Đặc khu đang gây sốt hiện nay. Có hai chỉ dấu cho điều này.

Thứ nhất, khác với các thảo luận về Luật Đặc khu đang xuất hiện khá dầy đặc trên báo chí, những tiếng nói phản biện dự thảo Luật An ninh mạng ít xuất hiện hơn (có thể do dư luận không hiểu được nhiều về tính kĩ thuật của dự luật?). Thậm chí có những phản biện như của các chuyên gia đầu ngành ICT (có người từng là Bộ trưởng) chỉ xuất hiện trên báo chính thống được vài giờ, trước khi những thông tin này biến mất.

Tôi bị cướp: Chúng xưng chúng là công an, không cần giấu giếm!

FB Nguyễn Tường Thụy

6-6-2-2018

Vết thương chân trái của cháu gái ông Nguyễn Tường Thụy, 18 tháng tuổi. Ảnh: internet

Vào lúc 4h30′ chiều nay, 6/6/2018, nhân viên ngân hàng đến chuyển cho tôi một khoản tiền khá lớn của nhà hảo tâm gửi cho tù nhân lương tâm.

Tôi theo dõi thấy không có ai vào theo nên tôi bảo cậu nhân viên vào nhà. Nhận tiền xong, tôi vừa lên phòng ở tầng 2 thì khoảng trên dưới 10 tên, tất cả mặc thường phục ập vào nhà. Lúc này vợ tôi bế đứa cháu gái 18 tháng tuổi ngồi cửa nói chuyện với 1 người khác.

Luật an ninh mạng & Đặc khu – Những kẻ ngớ ngẩn giữa thời đại

FB Nguyễn Tuấn Anh

6-6-2018

Ảnh: internet

Mất một phần đất, chúng ta có thể nương tựa vào nhau nhưng mất tự do ngay trên đất mình, quê hương mình, ta coi như mất tất cả.

Tự do là giá trị cao nhất của con người. Họ có thể đánh đổi bằng cả tù đầy và mạng sống. Một người lính Bắc Hàn chấp nhận những phát súng của chính đồng đội bắn vào mình để chạy sang một nơi tự do. Không những chỉ có vậy, lịch sử của dân tộc ta cũng là một minh chứng thuyết phục cho sự khát khao tự do này…

Đề án đặc khu của Việt Nam: Ảo tưởng thành công

FB Nguyễn Anh Tuấn

6-6-2018

Ảnh: Báo VnE

Mô tả vẻ hào nhoáng của Thâm Quyến để bảo vệ đề án đặc khu của Việt Nam thật không thỏa đáng, bởi lẽ không lý giải được vì sao trong hơn 4300 đặc khu trên toàn thế giới tính đến thời điểm này, mà rất nhiều trong số đó được truyền cảm hứng từ thành công của Thâm Quyến, trường hợp thành công không phải chiếm đa số, trong khi con số đặc khu phải vật lột trong tình trạng “bỏ thì thương, vương thì tội” (white elephants/voi trắng) gây lãng phí nguồn lực quốc gia thì không hề nhỏ.

Chuyện bán 3 thửa đất ở Lý Sơn hơn 200 năm trước – Và 3 cái đặc khu nay

FB Nguyễn Đăng Vũ

5-6-2018

Vào ngày 12 tháng 3 năm Gia Long thứ 15 (1816), các hương chức, bô lão và bà con các tộc họ làng/xã An Vĩnh (Cù Lao Ré -Lý Sơn) đồng thuận bán 3 thửa đất trong cùng một đám gò mà họ chung tay khai phá, cho 3 người ở làng An Hải để lấy tiền cho đội Hoàng Sa làm lộ phí đến kinh thành Huế nhận lệnh của vua Gia Long đi đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ, cắm mốc khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa. Số tiền bán 3 thửa đất cũng còn dành để đóng góp cho các thủy quân vừa tuyển chọn của triều đình, để thủy quân phối hợp cùng đội Hoàng Sa đi thực thi nhiệm vụ thiêng liêng trên vùng biển Đông của Tổ quốc. Việc bán đất được toàn xã ký tên, hoặc điểm chỉ.

Những tài liệu này hiện vẫn còn lưu giữ tại các dòng họ ở đất đảo Lý Sơn.

Các bộ chính sử như “Đại Nam thực lục”(chính biên), “Quốc triều chính biên toát yếu” của Quốc sử quán Triều Nguyễn, và nhiều trang ghi chép của các sử gia Việt Nam khác đều có ghi sự kiện về việc vua Gia Long cử Cai đội Phạm Quang Ảnh- người làng An Vĩnh – chỉ huy đội Hoàng Sa đi làm nhiệm vụ thiêng liêng này vào năm 1815, 1816. Và chính Giám mục Jean Louis Taberd cũng đã khẳng định điều đó trong cuốn sách của ông xuất bản năm 1933: “Có một điều chúng tôi biết chắc rằng, Hoàng đế Gia Long đã chủ tâm thêm cái đóa hoa kỳ lạ đó (tức quần đảo Hoàng Sa) vào vương miện của ông, vì vậy mà ông xét thấy đúng lúc phải thân chinh vượt biển để tiếp thâu quần đảo Hoàng Sa, và chính là vào năm 1816 Ngài đã long trọng treo tại đó lá cờ của xứ Đàng Trong”.

Việc toàn dân xã An Vĩnh đồng thuận bán 3 thửa đất đó để cho đội Hoàng Sa, Thủy quân Hoàng Sa cách đây hơn 200 năm trước quả thật vô cùng lớn lao đối với lịch sử chủ quyền của quốc gia, dân tộc. Nhưng việc bán đất đó cũng chỉ bán cho bà con làng An Hải, là những người dân của đất đảo Lý Sơn này, chứ không phải bán cho người ở nơi khác.

Hơn hai trăm năm qua, hàng nghìn người con trên đảo Lý Sơn cũng như nhiều vùng đất trên đất nước ta lại tiếp tục lên đường bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của mình trên vùng biển Đông thân yêu, và đã có quá nhiều người một đi không trở lại. Mà có lẽ, để có sự khẳng định chủ quyền lãnh thổ đó, có một phần đóng góp của người dân Lý Sơn trong việc bán 3 thửa đất hơn 200 năm trước đây.

Vậy hà cớ chi, giờ đây con cháu lại định giao 3 khu đất hàng trăm nghìn hecta nằm dọc biển Việt Nam cho kẻ khác trong vòng 99 năm, là 3 khu đất đầy nhạy cảm trong việc gìn giữ chủ quyền Tổ quốc? (và biết đâu, không phải 99 năm, mà còn kéo dài không biết đến bao giờ).

3 thửa đất ở Lý Sơn quá nhỏ, nhưng giờ đây, nhìn lại, lại có ý nghĩa thật quá lớn lao. Vì thế, xin hãy cân nhắc, đừng để con cháu chúng ta nhìn vào 3 cái đặc khu (đang được dự định giao đất trong 99 năm, và những nơi khác nữa), lại có ý nghĩa ngược lại.

Làm thế nào để ngăn cản một dự luật?

Luật Khoa

Trịnh Hữu Long

6-6-2018

Ảnh: internet

Việc chính của các đại biểu Quốc hội là làm luật phục vụ cho quyền lợi của cử tri. Vậy nếu cử tri không hài lòng với một dự luật, họ có thể làm gì để ngăn cản nó?

Về lý thuyết, Quốc hội Việt Nam hiện nay là do người dân bầu ra thông qua cuộc bầu cử tháng 5/2016. Có tất cả 496 người được bầu trở thành đại biểu Quốc hội. Mỗi đại biểu đại diện cho khu vực cử tri của mình ở địa phương và đồng thời đại diện cho nhân dân cả nước.

Đặc khu kinh tế – Luật mới, người cũ, liệu có thể đảm đương?

FB Nguyễn Tuấn Anh

6-6-2018

ĐBQH Trương Trọng Nghĩa cho rằng, chủ trương lập đặc khu “không nên vội vã và gấp gáp”. Ảnh: Báo PLTP

Trong bài viết lần trước, về vấn đề tại sao ta không tiếp cận được máy móc công nghệ cao dẫn tới mục tiêu công nghiệp hoá thất bại thì lần này, chúng ta tới với một câu chuyện thú vị khác rất đáng suy nghĩ.

Cách đây khoảng hơn 2 năm, dân làm dệt may ở SG đồn nhau rằng có một đơn hàng gia công may mặc rất lớn, trị giá khoảng 2 tỷ USD của quân đội một số quốc gia như Mỹ, Úc đã ngấp nghé đặt chân tới Việt Nam. Nhưng, mẫu mã của nó bị chặn lại tại cửa khẩu bởi rất nhiều lý do, trong đó những rào cản thủ tục và cả sự “nhạy cảm” rất mơ hồ.

Đại biểu Quốc hội và tương lai nước Việt

FB Lê Xuân Thọ

6-6-2018

Quốc hội Việt Nam đang họp. Ảnh: VTV1

Sáng nay đọc báo, thấy cái tin ông Nguyễn Hạnh Phúc – Tổng thư ký Quốc hội lại phải ra công văn “đôn đốc đại biểu Quốc hội tham gia đầy đủ các phiên họp của Quốc hội” vì có những đoàn vắng hơn nửa số đại biểu.

Một số phiên họp tại hội trường có số đại biểu vắng mặt nhiều hơn 20% tổng số đại biểu Quốc hội, trong đó có đoàn vắng trên 50% số đại biểu.

Các bạn công an, quân đội, hãy nhìn toàn cảnh lịch sử nhé

FB Đỗ Ngà

6-6-2018

Thời đại CS nắm quyền là thời đại Bắc Kinh nắm đầu Hà Nội nhiều nhất. Và nếu xét từ ngày CS nắm giữ quyền lực đến nay, ta nhìn rất rõ những bước tiến của Bắc Kinh và bước nhượng bộ của Hà Nội.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà

FB Mai Quốc Ấn

6-6-2018

(Nhân Ngày Môi trường Thế giới 5/6/2018)

Tôi bắt đầu quan sát Bộ trưởng Trần Hồng Hà của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) từ khi ông ấy vừa lên chức. Đến hôm nay, tổng thể về ông Trần Hồng Hà thực sự vẫn là một nỗi thất vọng.

Đặc khu kinh tế Boten ở Lào và bài học nhãn tiền

LTS: Quốc hội Việt Nam đang thảo luận, chuẩn bị thông qua dự luật đặc khu kinh tế, cho phép người nước ngoài thuê tới 99 năm, ở ba khu vực: Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc.

Người dân Việt Nam lo sợ nguy cơ Trung Quốc tìm cách xâm lăng Việt Nam qua con đường thuê lãnh hải, lãnh thổ ở ba vị trí đắc địa kia, bởi họ hiểu tâm địa của những người anh em láng giềng “16 chữ vàng, 4 tốt” của lãnh đạo CSVN, cũng như những gì đã và đang diễn ra ở các đặc khu trên các nước khác như Lào, Sri Lanka… đã làm cho người Việt Nam khiếp sợ.

Dự luật an ninh mạng xâm phạm quyền riêng tư, cá nhân

FB Nguyễn Tiêu Quốc Đạt

5-6-2018

Năm 2013, Việt Nam có Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp sử dụng dịch vụ internet, thông tin trên mạng. Đầy là năm chứng kiến fb, wordpress và blogspot làm thay đổi môi trường thông tin của VN, đưa hơn 700 tờ báo quốc doanh về đúng vị trí và trở thành nền tảng cho các hoạt động dân sự trong đời thực như: Tuần hành phản đối đường lưỡi bò, phản đối huỷ hoại môi trường, tưởng niệm liệt sỹ Hoàng Sa, Gạc Ma.

Triều cống của nước nhược tiểu dưới cái tên hoa mỹ “đặc khu kinh tế”

FB Phạm Thanh Giao

5-6-2018

Từ ngàn xưa, các quốc gia nhỏ bé khi phải đương dầu trước mối họa xâm lăng từ những quốc gia to lớn hùng mạnh hơn mình, thì họ chỉ có một giải pháp duy nhất để tránh chiến tranh, để tránh tàn phá, để tránh sự giết chóc đến dân lành sau khi thua trận dưới tay quân xâm lược, đó là giải pháp đem sứ giả sang xin được triều cống hàng năm.

Đặc khu kinh tế và Đại biểu Quốc hội

FB Bạch Hoàn

5-6-2018

Tôi đã đọc về cái mà người ta gọi nôm na là dự thảo Luật Đặc khu. Tôi nghiền ngẫm về nó trong nhiều ngày qua. Tôi đã tham khảo góc nhìn của các luật gia, kinh tế gia và cả chính trị gia. Tôi đã dõi theo diễn biến dư luận, đã đứng sang một bên để quan sát phản ứng của người dân, đã thấy hết những âu lo, những sợ hãi, những phẫn nộ đến sục sôi vì quá yêu đất nước mình, quá thương dân tộc mình…

Đừng đem tiền đồn đổi lấy đặc khu

FB Nguyễn Hồng Lam

5-6-2018

Đền thờ Trần Khánh Dư trên đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: FB Nguyễn Hồng Lam

Nếu Dự luật cho thuê đất đặc khu 99 năm chỉ nêu mỗi một cái tên Phú Quốc, sự phản đối, chắc chắn sẽ có, nhưng cũng không đến mức trở thành một “làn sóng kinh khủng” với gần như tuyệt đại đa số nhân dân phản đối, như chính Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhận xét. Rất đơn giản, vì Phú Quốc ở về phía cực Nam vùng biển Tổ Quốc. Trong khi đó, từ hàng ngàn năm nay, mối đe dọa lớn nhất đối với sự tồn vong của quốc gia dân tộc Việt đều đến từ phương Bắc, từ “láng giềng” Trung Quốc. Điều này, thôi xin không tranh luận.

Đối với nguy cơ xâm lăng từ biển, với việc bảo vệ an ninh biển đảo của đất nước, Vân Đồn trên biển phía Bắc hay Vân Phong án ngữ giữa đồng bằng hẹp miền Trung Việt Nam đều có vị trí phòng thủ tối quan trọng của một tiền đồn. Đổi sang vị trí đặc khu kinh tế, dường như Dự luật đang bị sức ép tăng trưởng kinh tế mà xem nhẹ, thậm chí phớt lờ vị trí an ninh quốc phòng của hai vùng đất.

Nội dung quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung vụ án bác sỹ Hoàng Công Lương

FB LS Trần Hồng Phúc

5-6-2018

Bác sĩ Hoàng Công Lương sau phiên tòa. Ảnh: Báo NLĐ

Sau 12 ngày xét xử công khai và sau khi nghị án, thay mặt HĐXX, ông Nghiêm Hoài Anh – Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa công bố quyết định của TAND thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đối với vụ án:

TP. Hòa Bình ngày 05/6/2018

Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Từ ngày 15/5/2018 đến ngày 05/6/2018, tại trụ sở TAND Hòa Bình tỉnh Hòa Bình mở phiên tòa công khai xét xử sơ thẩm vụ án hình sự thụ lý số 09 ngày 27/2/2018 đối với các bị cáo:

Tiếng dân

FB Phạm Việt Thắng

5-6-2018

Ảnh: internet

1. Những ngày qua, ngập tràn facebook là ý kiến của nhiều tầng lớp nhân dân về dự án luật Đặc khu.

Có người phản đối, có người ủng hộ. Nhưng, tỷ lệ số phản đối dự luật, mà nói đúng hơn là phản đối điều luật về thời hạn cho thuê đất lên đến 99 năm, xem ra nhiều hơn.

Phận làm lính công an, các bạn làm gì khi có biến?

FB Đỗ Ngà

5-6-2018

Cảnh sát Ukraine quỳ gối xin lỗi người biểu tình. Ảnh: Reuters

“Tôi cầu xin các bạn hãy tha thứ cho chúng tôi. Tôi xin quỳ gối”. Đó là câu xin lỗi của lực lượng cảnh sát Ukraine trước nhân dân của mình. Trước đó, tức trước ngày 24/02/2014, những con người này đã theo lệnh tổng thống độc tài Viktor Yanukovych đã xả súng vào dân biểu tình.

Khi những cảnh sát sát nhân quỳ gối xin tha thứ thì Viktor Yanukovych đã mang hàng tỷ đô la tham nhũng cao chạy xa bay. Và kết quả thì sao? Khi xin lỗi, dân chẳng thể nào xử tử những con người xả súng vào mình. Đấy là hình ảnh chung cho nhân mọi đất nước. Dân luôn bao dung, còn những kẻ cầm quyền cố giữ quyền lực luôn độc ác.

Sự độc hại của đám trí thức máng lợn

FB Đỗ Ngà

5-6-2018

Nói đến cái máng người ta muốn nói đến nhiều điều quanh cái máng lợn. Thứ nhất, đó là nói đến đó là nơi con heo tìm thức ăn cho no bụng. Thứ nhì nó nói đến tình trạng bị nhốt cho ăn để bị thịt của con heo, vì chỉ có chuồng trại mới có cái máng. Thức ăn trong cái máng từ đâu mà ra? Xin nói thẳng, thức ăn trong máng là từ nguồn tiền bán thịt của những con heo lứa trước mà ra. Nghĩa là nó chẳng khác nào lấy thịt heo làm thức ăn cho heo cả.

5 đối thoại về Dự luật Đặc khu

Luật Khoa

Nguyễn Quốc Tấn Trung

5-6-2018

Vân Đồn – Quảng Ninh là nơi rất gần Trung Quốc. Ảnh: internet

Trong một bài viết đăng trên Luật Khoa, tác giả đã liên tưởng Luật Đặc khu với hình ảnh của tô giới – một sản phẩm khét tiếng của chủ nghĩa thực dân. Và hiện nay, mô hình này dường như đang bị Trung Quốc – một kẻ tân thực dân – áp dụng lên rất nhiều quốc gia yếu thế khác. Đây không hẳn là ý tưởng mới, vì nó đã được rất nhiều chuyên gia quan hệ quốc tế và báo giới quốc tế cảnh báo.

Nếu phải làm lại…

FB Trịnh Hữu Long

5-6-2018

Facebooker Trịnh Hữu Long (cầm loa). Ảnh của tác giả

…tôi vẫn sẽ xuống đường biểu tình chống bá quyền Trung Quốc đúng ngày này 7 năm trước đây, 5/6/2011.

7 năm trôi qua, xã hội đã thay đổi ngoài sức tưởng tượng của tôi.

Biểu tình không còn là “phản động” nữa. Chống bá quyền Trung Quốc không còn là “phản quốc” nữa. Nó đã được bình thường hoá ở khắp nơi.

Một chương trong sử

FB Mai Quốc Ấn

5-6-2018

Hội nghị Diên Hồng. Ảnh: báo Tổ Quốc

Năm 2018 có thể sẽ có một chương riêng trong lịch sử hiện đại Việt Nam. Chưa bao giờ tuyệt đại đa số nhân dân lại quan tâm chung nhiều đến một đạo luật có thể được ban hành đến vậy. Đạo luật ấy chạm vào “cảm xúc thâm căn” của nhân dân như lời nhà báo Huy Đức.

“Nước mất thì nhà tan” là một tổng kết lịch sử của dân tộc Việt Nam có lịch sử hơn 2.000 năm bị đô hộ, bị xâm lược, bị đòi triều cống. Nỗi lo phương Bắc và xương máu đòi độc lập, chủ quyền đã khắc sâu vào lịch sử Việt Nam. Đó là một thực tế không thể phủ nhận!

Được công an “mời đối thoại” về đặc khu

FB Phạm Đoan Trang

5-6-2018

Ảnh: internet

Nửa đêm mùng 1, rạng sáng 2/6, tôi đi xe khách từ Sài Gòn về tới Hà Nội, chỉ vừa xuống bến xe được chừng nửa tiếng và đang loay hoay tìm đường về nhà một người bạn, thì đã bị “lực lượng chức năng phát hiện” (nói theo ngôn ngữ công an) và đưa lên xe, mang về nhà.

Họ yêu cầu tôi ngày hôm sau lên “làm việc”. Ngay sau đó, họ bắc ghế ngồi canh cửa rồi ngủ luôn trước hành lang nhà tôi. Sáng hôm sau, ô-tô đến đưa tôi “đi làm việc” từ sớm. Không giấy mời, không giấy triệu tập. Tôi cũng không có ý kiến gì bởi đã quá quen với việc đó: Mặc dù phải thường xuyên làm việc với cơ quan an ninh từ năm 2009, nhưng tôi chưa bao giờ nhận được giấy mời hay giấy triệu tập nào. Về cơ bản, anh em an ninh làm việc với tôi theo phong cách hễ cần gặp thì chặn bắt ở đâu đó mang về đồn; hỏi thì phải trả lời và làm việc xong thì phải có kết quả gì đó để họ báo cáo lãnh đạo. Họ coi đấy là làm việc trong tinh thần tôn trọng và hợp tác.

Nhà báo Đoàn Bảo Châu phỏng vấn kinh tế gia Phạm Chi Lan về Dự luật Đặc khu

LTS: Dự luật đơn vị Hành chính – Kinh tế Đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc (gọi tắt là Luật Đặc khu), hiện đang được mang ra bàn thảo tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 14 . Dự luật này cho phép người nước ngoài thuê đất dài hạn, lên tới 99 năm, có khả năng sẽ được Quốc hội thông qua trong tuần tới.

Thư ngỏ gửi 496 Đại biểu Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (Khóa XIV, nhiệm kỳ 2016-2020)

FB Trần Đức Anh Sơn

5-6-2018

Danh sách các ĐBQH khóa XIV. Ảnh: Báo VnE

Thưa quý vị đại biểu Quốc hội!

Hôm nay là ngày 5/6/2018, còn đúng 10 ngày nữa, quý vị bấm nút thông qua dự luật có tên Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (gọi nôm na là “dự luật đặc khu”), để dự luật này trở thành luật và có hiệu lực thực thi ở 3 “đặc khu”: Vân Đồn (Quảng Ninh), Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang).

Ông Nguyễn Văn Thể, nếu còn tự trọng mong ông từ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải!

FB Ngô Nguyệt Hữu

5-6-2018

Ông Nguyễn Văn Thể. Ảnh: internet

Có 3 ý trong phiên chất vấn tại Quốc hội mà cá nhân tôi nghĩ rằng nếu còn chút tự trọng ít ỏi sót lại, ông Nguyễn Văn Thể nên từ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.

1. BOT đặt sai vị trí là do lịch sử.

—-> Lịch sử này có dấu ấn của ông Nguyễn Văn Thể, khi ông đảm nhiệm vị trí Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải với sản phẩm là hàng loạt BOT sai vị trí tại các tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long mà hệ luỵ lớn nhất là BOT Cai Lậy (Tiền Giang).

Biên bản phiên tòa phúc thẩm xử các thành viên Hội Anh em dân chủ

FB Trịnh Vĩnh Phúc

5-6-2018

Bên trong phiên tòa xử Hội anh em dân chủ. Ảnh: TTXVN

BIÊN BẢN PHIÊN TÒA PHÚC THẨM TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI HÀ NỘI XÉT XỬ VỤ ÁN “HOẠT ĐỘNG NHẰM LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN NHÂN DÂN” THEO ĐIỀU 79 BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 ĐỐI VỚI 4 BỊ CÁO HỘI ANH EM DÂN CHỦ.

Hội đồng xét xử phúc thẩm TANDCC tại Hà Nội:

– Thẩm phán: Nguyễn Văn Sơn – Chủ tọa phiên tòa