Trang chủ Bài Trên Mạng

Bài Trên Mạng

Thiên hạ nói và nghĩ

Bộ trưởng Trần Hồng Hà

FB Mai Quốc Ấn

6-6-2018

(Nhân Ngày Môi trường Thế giới 5/6/2018)

Tôi bắt đầu quan sát Bộ trưởng Trần Hồng Hà của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) từ khi ông ấy vừa lên chức. Đến hôm nay, tổng thể về ông Trần Hồng Hà thực sự vẫn là một nỗi thất vọng.

Đặc khu kinh tế Boten ở Lào và bài học nhãn tiền

LTS: Quốc hội Việt Nam đang thảo luận, chuẩn bị thông qua dự luật đặc khu kinh tế, cho phép người nước ngoài thuê tới 99 năm, ở ba khu vực: Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc.

Người dân Việt Nam lo sợ nguy cơ Trung Quốc tìm cách xâm lăng Việt Nam qua con đường thuê lãnh hải, lãnh thổ ở ba vị trí đắc địa kia, bởi họ hiểu tâm địa của những người anh em láng giềng “16 chữ vàng, 4 tốt” của lãnh đạo CSVN, cũng như những gì đã và đang diễn ra ở các đặc khu trên các nước khác như Lào, Sri Lanka… đã làm cho người Việt Nam khiếp sợ.

Dự luật an ninh mạng xâm phạm quyền riêng tư, cá nhân

FB Nguyễn Tiêu Quốc Đạt

5-6-2018

Năm 2013, Việt Nam có Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp sử dụng dịch vụ internet, thông tin trên mạng. Đầy là năm chứng kiến fb, wordpress và blogspot làm thay đổi môi trường thông tin của VN, đưa hơn 700 tờ báo quốc doanh về đúng vị trí và trở thành nền tảng cho các hoạt động dân sự trong đời thực như: Tuần hành phản đối đường lưỡi bò, phản đối huỷ hoại môi trường, tưởng niệm liệt sỹ Hoàng Sa, Gạc Ma.

Triều cống của nước nhược tiểu dưới cái tên hoa mỹ “đặc khu kinh tế”

FB Phạm Thanh Giao

5-6-2018

Từ ngàn xưa, các quốc gia nhỏ bé khi phải đương dầu trước mối họa xâm lăng từ những quốc gia to lớn hùng mạnh hơn mình, thì họ chỉ có một giải pháp duy nhất để tránh chiến tranh, để tránh tàn phá, để tránh sự giết chóc đến dân lành sau khi thua trận dưới tay quân xâm lược, đó là giải pháp đem sứ giả sang xin được triều cống hàng năm.

Đặc khu kinh tế và Đại biểu Quốc hội

FB Bạch Hoàn

5-6-2018

Tôi đã đọc về cái mà người ta gọi nôm na là dự thảo Luật Đặc khu. Tôi nghiền ngẫm về nó trong nhiều ngày qua. Tôi đã tham khảo góc nhìn của các luật gia, kinh tế gia và cả chính trị gia. Tôi đã dõi theo diễn biến dư luận, đã đứng sang một bên để quan sát phản ứng của người dân, đã thấy hết những âu lo, những sợ hãi, những phẫn nộ đến sục sôi vì quá yêu đất nước mình, quá thương dân tộc mình…

Đừng đem tiền đồn đổi lấy đặc khu

FB Nguyễn Hồng Lam

5-6-2018

Đền thờ Trần Khánh Dư trên đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: FB Nguyễn Hồng Lam

Nếu Dự luật cho thuê đất đặc khu 99 năm chỉ nêu mỗi một cái tên Phú Quốc, sự phản đối, chắc chắn sẽ có, nhưng cũng không đến mức trở thành một “làn sóng kinh khủng” với gần như tuyệt đại đa số nhân dân phản đối, như chính Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhận xét. Rất đơn giản, vì Phú Quốc ở về phía cực Nam vùng biển Tổ Quốc. Trong khi đó, từ hàng ngàn năm nay, mối đe dọa lớn nhất đối với sự tồn vong của quốc gia dân tộc Việt đều đến từ phương Bắc, từ “láng giềng” Trung Quốc. Điều này, thôi xin không tranh luận.

Đối với nguy cơ xâm lăng từ biển, với việc bảo vệ an ninh biển đảo của đất nước, Vân Đồn trên biển phía Bắc hay Vân Phong án ngữ giữa đồng bằng hẹp miền Trung Việt Nam đều có vị trí phòng thủ tối quan trọng của một tiền đồn. Đổi sang vị trí đặc khu kinh tế, dường như Dự luật đang bị sức ép tăng trưởng kinh tế mà xem nhẹ, thậm chí phớt lờ vị trí an ninh quốc phòng của hai vùng đất.

Nội dung quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung vụ án bác sỹ Hoàng Công Lương

FB LS Trần Hồng Phúc

5-6-2018

Bác sĩ Hoàng Công Lương sau phiên tòa. Ảnh: Báo NLĐ

Sau 12 ngày xét xử công khai và sau khi nghị án, thay mặt HĐXX, ông Nghiêm Hoài Anh – Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa công bố quyết định của TAND thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đối với vụ án:

TP. Hòa Bình ngày 05/6/2018

Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Từ ngày 15/5/2018 đến ngày 05/6/2018, tại trụ sở TAND Hòa Bình tỉnh Hòa Bình mở phiên tòa công khai xét xử sơ thẩm vụ án hình sự thụ lý số 09 ngày 27/2/2018 đối với các bị cáo:

Tiếng dân

FB Phạm Việt Thắng

5-6-2018

Ảnh: internet

1. Những ngày qua, ngập tràn facebook là ý kiến của nhiều tầng lớp nhân dân về dự án luật Đặc khu.

Có người phản đối, có người ủng hộ. Nhưng, tỷ lệ số phản đối dự luật, mà nói đúng hơn là phản đối điều luật về thời hạn cho thuê đất lên đến 99 năm, xem ra nhiều hơn.

Phận làm lính công an, các bạn làm gì khi có biến?

FB Đỗ Ngà

5-6-2018

Cảnh sát Ukraine quỳ gối xin lỗi người biểu tình. Ảnh: Reuters

“Tôi cầu xin các bạn hãy tha thứ cho chúng tôi. Tôi xin quỳ gối”. Đó là câu xin lỗi của lực lượng cảnh sát Ukraine trước nhân dân của mình. Trước đó, tức trước ngày 24/02/2014, những con người này đã theo lệnh tổng thống độc tài Viktor Yanukovych đã xả súng vào dân biểu tình.

Khi những cảnh sát sát nhân quỳ gối xin tha thứ thì Viktor Yanukovych đã mang hàng tỷ đô la tham nhũng cao chạy xa bay. Và kết quả thì sao? Khi xin lỗi, dân chẳng thể nào xử tử những con người xả súng vào mình. Đấy là hình ảnh chung cho nhân mọi đất nước. Dân luôn bao dung, còn những kẻ cầm quyền cố giữ quyền lực luôn độc ác.

Sự độc hại của đám trí thức máng lợn

FB Đỗ Ngà

5-6-2018

Nói đến cái máng người ta muốn nói đến nhiều điều quanh cái máng lợn. Thứ nhất, đó là nói đến đó là nơi con heo tìm thức ăn cho no bụng. Thứ nhì nó nói đến tình trạng bị nhốt cho ăn để bị thịt của con heo, vì chỉ có chuồng trại mới có cái máng. Thức ăn trong cái máng từ đâu mà ra? Xin nói thẳng, thức ăn trong máng là từ nguồn tiền bán thịt của những con heo lứa trước mà ra. Nghĩa là nó chẳng khác nào lấy thịt heo làm thức ăn cho heo cả.

5 đối thoại về Dự luật Đặc khu

Luật Khoa

Nguyễn Quốc Tấn Trung

5-6-2018

Vân Đồn – Quảng Ninh là nơi rất gần Trung Quốc. Ảnh: internet

Trong một bài viết đăng trên Luật Khoa, tác giả đã liên tưởng Luật Đặc khu với hình ảnh của tô giới – một sản phẩm khét tiếng của chủ nghĩa thực dân. Và hiện nay, mô hình này dường như đang bị Trung Quốc – một kẻ tân thực dân – áp dụng lên rất nhiều quốc gia yếu thế khác. Đây không hẳn là ý tưởng mới, vì nó đã được rất nhiều chuyên gia quan hệ quốc tế và báo giới quốc tế cảnh báo.

Nếu phải làm lại…

FB Trịnh Hữu Long

5-6-2018

Facebooker Trịnh Hữu Long (cầm loa). Ảnh của tác giả

…tôi vẫn sẽ xuống đường biểu tình chống bá quyền Trung Quốc đúng ngày này 7 năm trước đây, 5/6/2011.

7 năm trôi qua, xã hội đã thay đổi ngoài sức tưởng tượng của tôi.

Biểu tình không còn là “phản động” nữa. Chống bá quyền Trung Quốc không còn là “phản quốc” nữa. Nó đã được bình thường hoá ở khắp nơi.

Một chương trong sử

FB Mai Quốc Ấn

5-6-2018

Hội nghị Diên Hồng. Ảnh: báo Tổ Quốc

Năm 2018 có thể sẽ có một chương riêng trong lịch sử hiện đại Việt Nam. Chưa bao giờ tuyệt đại đa số nhân dân lại quan tâm chung nhiều đến một đạo luật có thể được ban hành đến vậy. Đạo luật ấy chạm vào “cảm xúc thâm căn” của nhân dân như lời nhà báo Huy Đức.

“Nước mất thì nhà tan” là một tổng kết lịch sử của dân tộc Việt Nam có lịch sử hơn 2.000 năm bị đô hộ, bị xâm lược, bị đòi triều cống. Nỗi lo phương Bắc và xương máu đòi độc lập, chủ quyền đã khắc sâu vào lịch sử Việt Nam. Đó là một thực tế không thể phủ nhận!

Được công an “mời đối thoại” về đặc khu

FB Phạm Đoan Trang

5-6-2018

Ảnh: internet

Nửa đêm mùng 1, rạng sáng 2/6, tôi đi xe khách từ Sài Gòn về tới Hà Nội, chỉ vừa xuống bến xe được chừng nửa tiếng và đang loay hoay tìm đường về nhà một người bạn, thì đã bị “lực lượng chức năng phát hiện” (nói theo ngôn ngữ công an) và đưa lên xe, mang về nhà.

Họ yêu cầu tôi ngày hôm sau lên “làm việc”. Ngay sau đó, họ bắc ghế ngồi canh cửa rồi ngủ luôn trước hành lang nhà tôi. Sáng hôm sau, ô-tô đến đưa tôi “đi làm việc” từ sớm. Không giấy mời, không giấy triệu tập. Tôi cũng không có ý kiến gì bởi đã quá quen với việc đó: Mặc dù phải thường xuyên làm việc với cơ quan an ninh từ năm 2009, nhưng tôi chưa bao giờ nhận được giấy mời hay giấy triệu tập nào. Về cơ bản, anh em an ninh làm việc với tôi theo phong cách hễ cần gặp thì chặn bắt ở đâu đó mang về đồn; hỏi thì phải trả lời và làm việc xong thì phải có kết quả gì đó để họ báo cáo lãnh đạo. Họ coi đấy là làm việc trong tinh thần tôn trọng và hợp tác.

Nhà báo Đoàn Bảo Châu phỏng vấn kinh tế gia Phạm Chi Lan về Dự luật Đặc khu

LTS: Dự luật đơn vị Hành chính – Kinh tế Đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc (gọi tắt là Luật Đặc khu), hiện đang được mang ra bàn thảo tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 14 . Dự luật này cho phép người nước ngoài thuê đất dài hạn, lên tới 99 năm, có khả năng sẽ được Quốc hội thông qua trong tuần tới.

Thư ngỏ gửi 496 Đại biểu Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (Khóa XIV, nhiệm kỳ 2016-2020)

FB Trần Đức Anh Sơn

5-6-2018

Danh sách các ĐBQH khóa XIV. Ảnh: Báo VnE

Thưa quý vị đại biểu Quốc hội!

Hôm nay là ngày 5/6/2018, còn đúng 10 ngày nữa, quý vị bấm nút thông qua dự luật có tên Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (gọi nôm na là “dự luật đặc khu”), để dự luật này trở thành luật và có hiệu lực thực thi ở 3 “đặc khu”: Vân Đồn (Quảng Ninh), Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang).

Ông Nguyễn Văn Thể, nếu còn tự trọng mong ông từ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải!

FB Ngô Nguyệt Hữu

5-6-2018

Ông Nguyễn Văn Thể. Ảnh: internet

Có 3 ý trong phiên chất vấn tại Quốc hội mà cá nhân tôi nghĩ rằng nếu còn chút tự trọng ít ỏi sót lại, ông Nguyễn Văn Thể nên từ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.

1. BOT đặt sai vị trí là do lịch sử.

—-> Lịch sử này có dấu ấn của ông Nguyễn Văn Thể, khi ông đảm nhiệm vị trí Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải với sản phẩm là hàng loạt BOT sai vị trí tại các tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long mà hệ luỵ lớn nhất là BOT Cai Lậy (Tiền Giang).

Biên bản phiên tòa phúc thẩm xử các thành viên Hội Anh em dân chủ

FB Trịnh Vĩnh Phúc

5-6-2018

Bên trong phiên tòa xử Hội anh em dân chủ. Ảnh: TTXVN

BIÊN BẢN PHIÊN TÒA PHÚC THẨM TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI HÀ NỘI XÉT XỬ VỤ ÁN “HOẠT ĐỘNG NHẰM LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN NHÂN DÂN” THEO ĐIỀU 79 BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 ĐỐI VỚI 4 BỊ CÁO HỘI ANH EM DÂN CHỦ.

Hội đồng xét xử phúc thẩm TANDCC tại Hà Nội:

– Thẩm phán: Nguyễn Văn Sơn – Chủ tọa phiên tòa

Đặc khu là nhượng địa – Nhượng địa từng phần là mất nước

FB Nguyễn Ngọc Chu

5-6-2018

Ảnh: internet

1. ĐẶC KHU LÀ NHƯỢNG ĐỊA

Có bào chữa kiểu gì đi nữa, có tô vẽ kiểu gì đi nữa, có khoác áo mục tiêu gì đi nữa, thì cuối cùng về bản chất, đặc khu là hình thức nhượng chủ quyền lãnh thổ.

Nếu nói về chính sách giảm thuế, giảm tiền thuê đất, ưu tiên thủ tục hành chính, thủ tục hải quan… thì tất cả các điều khoản đó có thể pháp quy cho bất cứ nhà đầu tư nào đáp ứng đủ điều kiện, đầu tư ở bất cứ địa phương nào trên toàn quốc, mà không phải nằm trong một vùng lãnh thổ gọi là đặc khu.

Thức dậy Việt Nam ơi!

FB Trần Mạnh Hảo

3-6-2018

Ngủ mê nước mất nhà tan
À ơi Đại Việt bốn ngàn năm yêu
Bọn Lê Chiêu Thống đương triều
Tham tiền rước giặc vào nhiều đặc khu

Dậy đi đất nước ngàn thu
Ngô Quyền, Hưng Đạo giết thù giờ đâu
Trần Ích Tắc chiếm ngôi đầu
Hàng thần rước giặc quỳ chầu Bắc Kinh

Hoan – Ái còn thập vạn binh (*)
Quang Trung, Lê Lợi làm kinh giặc Tàu
Dậy đi nước Việt thương đau
Vua hèn bán nước nghìn sau rủa nguyền

Ba lần đánh bại giặc Nguyên
Đuổi Minh, bạt Tống, dẹp liền Hán, Thanh
Núi xương sông máu mới thành
Ngồi trên lưng ngựa mà giành non sông

Sôi lên dòng máu Lạc Hồng
Sấm vang trời nước Tiên Rồng ra tay
Vì sao chúng bán đất này
Chín mươi triệu chịu thua bầy vong nô?

Chỉ vì chủ nghĩa mơ hồ
Mà đem nước Việt nhập vô nước Tàu
Việt Nam ơi thức dậy mau
Tuốt gươm cứu nước cờ lau dựng trời…

(*) chú thích : “Hoan Ái do tồn thập vạn binh” ( thơ của vua Trần Nhân Tông).

So sánh nhanh về mô hình đặc khu Thâm Quyến, Chu Hải, Hạ Môn, Hải Nam trong chiến lược duyên hải của Trung Quốc

FB Nguyên Tiêu Quốc Đạt

4-5-2018

Ảnh: internet

Rảnh ngồi search lại các bài viết về Thâm Quyến từ năm 2017 trở lại đây thì đa phần các bài viết đều nhàm chán và không phản ánh được các khía cạnh giúp cho Thâm Quyên trở thành đặc khu thành công nhất trong 6 đặc khu của Trung Quốc nằm trong chiến lược hướng ra duyên hải (Phúc Kiến, Quảng Đông, Hải Nam) thay vì sai lầm khi chỉ chú trọng vào các đô thị đồng bằng trung tâm như Bắc Kinh.

Cùng ở Quảng Đông gần Mao Cao, thành lập sau Thâm Quyến 1 năm, nhưng đặc khu Chu Hải vẫn không thể sánh bằng. Một trong những lợi thế của Thâm Quyến chính là Hong Kong khi hưởng lợi từ làn gió tài chính lành mạnh mà Hong Kong có được từ thế chế dân chủ Anh Quốc để lại. Cảng nước sâu có lợi cho shipping, đầu tư hạ tầng đường xá nối mạch từ duyên hải vào đất liền tạo nên lợi thế về logicstic và phát triển công nghiệp nhẹ (ban đầu chỉ là những sản phẩm nhôm nhựa rẻ tiền) nhưng sau đó các công ty TRung Quốc được hậu thuẫn khổng lồ từ chính phủ để trở thành nhà thầu phụ cho các cty của Nhật, Mỹ, copy nhanh và tập trung vào công nghệ. Từ nền tảng này, Thâm Quyến có Tencent, Hoa Vĩ, hai tập đoàn nổi tiếng về gián điệp và các sản phẩm phần cứng rẻ có sức cạnh tranh với các cty Mỹ, Nhật, Châu Âu. Các ưu đãi về thuế, đặc biệt là thuế thu nhập tạo nên thị trường màu mỡ cho star up. Nhân công Thâm Quyến những năm 90 được đánh giá là raw – rẻ tiền và dồi dào. Một cty sản xuất đồ chơi của TQ nhận các đơn hàng của Hello Kitty, Disney land đã khoảng 10 ngàn người, bằng 1/4 dân số của các đảo quanh Vân Đồn gộp lại.

“Nén lò xo”

FB Mai Quốc Ấn

4-6-2018

Ảnh: Báo NLĐ

Dự đoán dự luật Đặc khu sẽ không thông qua thời hạn cho thuê đất 99 năm (mức mà Thủ tướng phải chỉ đạo). Nghĩa là thời gian cho thuê đất 70 năm (mức mà Chủ tịch Quốc hội đồng ý) giàu khả năng sẽ được chấp thuận. Nghĩa là thứ cần quan tâm là nội dung dự luật Đặc khu mới là thứ đáng quan tâm.

Cơ sở dự đoán là phát ngôn của Thủ tướng: “Chúng ta làm là chậm. Giờ làm theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương Đảng khoá XII, ý kiến của ban ngành Trung ương và QH. Vấn đề thời gian cho thuê đất không phải vấn đề quyết định quá lớn nhưng Chính phủ sẽ lắng nghe”.

Quốc hội sai căn bản về quy trình pháp lý, vì vấn đề 3 đặc khu không thể làm thành luật

FB Trần Đình Thu

4-6-2018

Bìa sách của NXB Quân đội nhân dân. Ảnh: internet

Vấn đề 3 đặc khu hiện nay thực ra không phải là đối tượng của pháp luật mà là đối tượng của chính sách. Vì nói đến luật là nói đến những quy tắc xử sự chung cho mọi người, mọi cơ quan tổ chức, chỉ phân biệt lĩnh vực, đối tượng chứ không thể phân biệt vùng miền. Chỉ có chính sách mới có thể phân biệt vùng miền.

Thí dụ chúng ta có chính sách ưu tiên cho một số vùng cụ thể bị thiên tai nhiều trong những năm vừa qua. Hoặc chúng ta có chính sách miễn giảm thuế cho một địa phương nào đó vì mất mùa quá nặng nề… Với 3 vùng mà chính phủ muốn làm đặc khu, thì cũng như vậy. Dù là quan trọng nhưng nó lại mang tính chất vùng miền, nó không phải là vấn đề chung cho mọi vùng miền nên nó vẫn là đối tượng của chính sách mà thôi.

Thư ngỏ gửi các bạn ở Bộ Ngoại giao

FB Đặng Xương Hùng

4-6-2018

Ảnh: internet

Tôi là Đặng Xương Hùng, cựu quan chức Bộ Ngoại giao, đã từ bỏ đảng.

Tôi viết thư ngỏ gửi đến các bạn về câu chuyện đặc khu kinh tế mà thực chất là lãnh đạo Việt Nam muốn bán đất cho Trung Quốc 99 năm.

Trong sự việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, có thể các bạn còn được coi là bị động dính lứu liên lụy. Nhưng nếu sự vụ bán đất cho Trung Quốc 99 năm thành hiện thực thì các bạn phải nhận trách nhiệm đồng lõa lớn nhất.

Không ai có thể hiểu thấu câu nói của cựu Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch “thời kỳ bắc thuộc lần thứ hai đã bắt đầu”, bằng các bạn.

Đặc khu, dân trí và dân chủ

FB Trịnh Hữu Long

4-6-2018

Ảnh: internet

Đọc thấy nhiều người lo ngại “dân trí thấp”, “dân tuý”, “tương lai dân chủ xa vời” của Việt Nam khi quan sát dư luận phản ứng với dự luật đặc khu, tôi thấy khá trớ trêu.

Trước hết, tôi đồng ý rằng dự luật đặc khu không nói sẽ giao đất cho Trung Quốc, thời hạn 99 năm cũng không phải là mặc nhiên. Tôi cũng đồng ý rằng sẽ có người cố ý thổi phồng yếu tố Trung Quốc vì lý do riêng của họ và việc tung tin đồn nhảm gắn với Trung Quốc là không thể chấp nhận.

Luận bàn về Dự thảo Luật Đặc khu

Ngô Tuấn

3-6-2018

Ảnh: internet

Việc tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư, mở rộng các cơ hội hợp tác quốc tế là điều cần thiết, nên làm nhưng cùng một lúc thiết lập nên 3 đặc khu tại 3 địa điểm vô cùng nhạy cảm cùng một lúc là điều cần phải cân nhắc kỹ lưỡng. Về phương diện cá nhân, tôi có một vài ý kiến dưới đây:

1. Trái quy định của Luật Đất đai 2013

Theo Điều 126 của Luật Đất đai 2013 thì thời hạn cho thuê đất đối với cá nhân, doanh nghiệp tối đa là 50 năm.

Mô hình đơn vị Hành chính – Kinh tế đặc biệt

FB Vũ Thành Tự Anh

4-6-2018

Tình thế tiến thoái lưỡng nan trong chính sách đặc khu nói riêng và cải cách kinh tế của Việt Nam nói chung là nếu không có những chính sách đột phá thì sẽ lại “lỗi cũ ta về”, song chính sách đột phá mà triển khai trong môi trường kém minh bạch, thiếu trách nhiệm giải trình, năng lực kém và tham nhũng như hiện nay thì lại hết sức rủi ro.

Nhạc sĩ Trương Minh Phương

FB Nguyễn Thông

4-6-2018

Bài tôi viết dưới đây từ năm 2016 khi ông Trương Minh Tuấn trên đỉnh cao quyền lực về thông tin truyền thông. Và cũng vì lý do đó mà tôi phải nghỉ việc bởi cơ quan bị sức ép quá nặng. Tôi không trách ai, trách gì cả bởi mình dám viết dám chịu. Chỉ có điều không biết lúc này những ông GS Hoàng Chương, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, siêu nhà báo Hữu Ước, Nguyễn Thế Kỷ… có còn nức nở khen tụng như hồi ấy không.

Chúng tôi bị bắt về Công an phường Ô Chợ Dừa, trưa ngày 2/6/2018

FB Trương Dũng

4-6-2018

Các nhà hoạt động căng Băng-rôn trước phiên xử các thành viên Hội AEDC. Ảnh: FB Nguyễn Thúy Hạnh

Khi bọn chúng đưa tôi và Phùng thế Dũng và cháu Trịnh Bá Phương về Công an phường, bọn chúng tách mỗi người một phòng, tôi và cháu Phương cùng phòng nhưng có dãy tủ ngăn làm 2 phòng nói chuyện nghe rất rõ.

Khoảng 4 giờ chiều có một tên mặc thường phục vào làm việc với tôi. Tự giới thiệu ĐTV công an quận, hắn đặt camera về phía tôi.

Hắn hỏi: Hôm nay các anh đi mấy người và cầm băng rôn với mục đích gì?

99 năm Vân Đồn – Bắc Vân Phong – Phú Quốc, một tầm nhìn về tương lai dân tộc

LTS: Tác giả bài viết dưới đây là cựu quân nhân QĐND Việt Nam, đã may mắn sống sót trong trận thảm sát Gạc Ma năm 1988. Còn người trong hình cũng là một chiến sĩ QĐND Việt Nam, anh còn trẻ nhưng đã dũng cảm bày tỏ quan điểm trước nguy cơ “mất nước”, nếu Quốc hội VN thông qua Luật Đặc khu, trong đó có việc cho người nước ngoài thuê đất lên tới 99 năm.