Chẳng có gì phải sợ hãi

FB Mạnh Kim

12-6-2018

Viết vội vài hàng trước việc Quốc hội bù nhìn bị công an còng tay nhấn vào nút bấm để “thông qua” Luật an ninh mạng. Chẳng có gì phải sợ hãi. Việc cần làm trước mắt là:

– Chúng ta vẫn tiếp tục chia sẻ những thông tin như lâu nay, thậm chí cần chia sẻ mạnh hơn so với trước đây

– Chuyển tất cả dữ liệu cá nhân lên cloud (Dropbox, Drive, Box…) trước khi xóa hết khỏi thiết bị của mình

– Sync (đồng bộ hóa) dữ liệu với cloud để khi công an yêu cầu xóa dữ liệu trong thiết bị thì bạn vẫn còn trên cloud.

Tôi coi khinh Luật an ninh mạng

FB Phạm Đoan Trang

12-6-2018

Ảnh: internet

Hôm nay (12/6/2018), sau khi cái quốc hội bù nhìn của đám đại biểu đảng cử, đảng quán triệt bầu kia thông qua luật An ninh mạng, liệu những tiếng nói phản biện hoặc chỉ đơn giản là những lời oán thán, thở than về cuộc sống ở xứ độc tài này còn tồn tại không?

CÒN CHỨ. Đơn giản bởi vì quyền được viết, được nói, được chia sẻ quan điểm, cảm xúc là quyền gắn bó với từng cá nhân mỗi người từ khi chúng ta ra đời đến lúc chúng ta chết đi. Không thế lực nào có thể làm chúng ta câm miệng được, thần thánh cũng như ma quỷ. Huống chi trong trường hợp này, không phải thần thánh hay ma quỷ gì mà chỉ là một lũ người tăm tối, ngu muội, đang phè phỡn trong thứ quyền lực mà chúng cướp được của nhân dân, và đang vẫy vùng trong quyền lực ấy vào những năm tháng giãy chết của chúng.

Vắn tắt về bạo lực

FB Nguyễn Tiêu Quốc Đạt

11-6-2018

Mình biết, rất nhiều người phản đối bạo lực và đã thể hiện chính kiến của mình. Tuy nhiên cũng phải nhắc lại để chúng ta cùng hiểu về căn nguyên bạo lực:

– Về lịch sử, nước VN hiện đại sinh ra từ cái được gọi là “bạo lực cách mạng” để dành được độc lập. Con đường này được coi là con đường duy nhất, nhưng thực ra, có nhiều quốc gia đã dành được độc lập ít máu và bạo lực hơn.

Hàng ngày, khi bài quốc ca của Văn Cao được vang lên, cũng là những ca từ tôn sung bạo lực. Là cờ các bạn thấy cũng có màu kích thích hành động bằng vũ lực.

Một nền báo chí đang “chết lâm sàng”?

FB Lê Huỳnh Long Ân

11-6-2018

Một cuộc biểu tình lớn nhất lịch sử VN kể từ sau năm 1975, nhưng 845 cơ quan báo chí với 18.000 phóng viên không hề có một dòng tin nào, ngoài tờ VnExpress với bài: Nhiều người quá khích đập phá trụ sở UBND tỉnh Bình Thuận!?

Nguồn gốc của sự xa cách và thù địch

FB Nguyễn Đắc Kiên

12-6-2018

Có một điều mà đến giờ có lẽ chúng ta cần phải nói thẳng với nhau rằng, sự xa cách (đôi khi là thù địch) giữa chính quyền và người dân hiện nay là hợp lôgic với sự vận hành của hệ thống chúng ta đang có.

Nhìn vào hệ thống hiện hành, chúng ta có thể thấy ngay một sự thật là các vị lãnh đạo (gồm cả các vị được gọi là đại biểu nhân dân) từ cấp trung ương đến cấp cơ sở được lựa chọn không phải bởi thành tích hay khả năng làm hài lòng người dân nơi các vị đó được bổ nhiệm hay lựa chọn.

Bộ Chính Trị bắt đầu biết sợ nhân dân?

Blog VOA

Bùi Tín

11-6-2018

Nhóm đi đầu trong cuộc biểu tình lúc sáng Chủ Nhật, 10 tháng Sáu, tại Đà Nẵng. Ảnh: VOA

Dự luật Đặc khu và dự luật an ninh mạng dù được quảng cáo, gò ép, áp đặt đã vấp phải sự chống đối mạnh mẽ, rộng khắp, quyết liệt cả trong và ngòai nước.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc buộc phải công nhận là « làn sóng phản đối khủng khiếp ».

Ngày lịch sử

FB Võ Xuân Sơn

11-6-2018

Hôm nay VTV đã khẳng định, ngày mai, Luật an ninh mạng sẽ được thông qua. Cả hệ thống truyền thông đều diễn trò chơi chữ, họ gọi những cuộc biểu tình là tụ tập đông người. Thì ra, thu giá, tụ nước… chính là bản chất của họ.

Khi tà quyền không còn biết điểm dừng

FB Phạm Đoan Trang

11-6-2018

Trong suốt hai ngày nay (10-11/6/2018), guồng máy đàn áp của nhà nước công an trị như chỉ tập trung hoàn toàn vào nghĩ mưu tính kế để ăn thua đủ với dân.

Bạo lực

FB Huỳnh Ngọc Chênh

11-6-2018

Theo nhà hoạt động Đặng Bích Phượng, đây là Nguyễn Đức Khương, đội phó an ninh quận Đống Đa, kẻ đã đấm liên tiếp vào mặt Nguyễn Thúy Hạnh chiều tối qua. Ảnh: FB Đặng Bích Phượng

Lúc hơn 12 khuya tối qua, khi thấy Nguyễn Thúy Hạnh lảo đảo bước ra khỏi cánh cửa đồn công an phường Trung Tự với khuôn mặt sưng húp, tôi đã bùng lên cơn giận dữ chưa từng có trong cuộc đời.

Clip biểu tình ở Bình Thuận

11-6-2018

Nhà hoạt động Nguyễn Trí Dũng đưa tin: “FB Chang Kho Thuy Chung đã live lúc 9h20 phút tối tại Phan Thiết – Bình Thuận Quay lại toàn cảnh CSCĐ chốt trên cầu bắt đầu bắn hơi cay vào người dân hiếu kỳ và người dân cũng bắt đầu ném đá đáp trả. Video có kèm bình luận của người quay, kết thúc sau 58 phút quay và clip đã bị xóa ngay sau đó. *1 góc quay khác từ quán bên đường cho thấy CSCĐ rất tận tình rượt và đánh bắt người dân chạy vào tận trong quán“.

Publiée par Tri Dung Nguyen sur lundi 11 juin 2018

Publiée par Tri Dung Nguyen sur lundi 11 juin 2018

Tin từ Facebooker Đức Sơn Nguyễn:

phan thiết lai biến nữa

Publiée par Ducson Nguyen sur lundi 11 juin 2018

Facebooker Trung Kupjn, trưa 11-6-2018, cho biết: “Lực lượng vũ trang, CSCĐ… cũng phải cởi quân phục, đầu hàng, leo tường thoát hiểm trước Sự phản nộ của Dân Phan Rí“.

Nhân dân là bệ đỡ

FB Luân Lê

11-6-2018

Người dân làm bệ đỡ cho cảnh sát leo tường ra ngoài. Ảnh: Internet

Nhìn vào việc người dân Bình Thuận làm bệ đỡ cho chiến sỹ cảnh sát này leo tường để ra ngoài mới thấy được điều những người dân nơi đây muốn là đừng dùng dùi cui và hàng rào lá chắn để ngăn họ lên tiếng trước thời cuộc.

496

FB Nguyễn Tiến Tường

11-6-2018

Tôi sẽ nhớ, hoặc lưu lại danh sách 496 đại biểu Quốc Hội khóa XIV lần này bằng thái độ của một người viết trung dung, ghi lại một thời đoạn buồn bã của đất nước, dân tộc.

Chưa bao giờ, người dân lại chứng kiến một khóa QH nặng nề như hiện tại. Thuế khóa, giao thông, giáo dục, y tế… đè nặng lên cuộc sống người dân. Những tư duy áp đặt một chiều đã khiến dân tình bức xúc. Ra đến nghị trường, sự bức xúc ấy không những không được giải tỏa mà còn khuếch đại thêm.

Chê dân

FB Nguyễn Thông

11-6-2018

Ảnh: internet

Tại sao cứ để dân phải phẫn nộ rồi mới giở giọng lên án, chê bai họ quá khích, bạo lực, vi phạm pháp luật, bị lợi dụng…, rằng “lòng yêu nước cũng cần phải tỉnh táo”, “hãy yêu nước một cách sáng suốt”, “đừng rơi vào bẫy của thế lực thù địch”.

Sáng nay tôi đọc được trên báo chí quốc doanh rất nhiều bài lên giọng dạy dỗ nhân dân, chê dân mà tác giả không dám chường mặt ra, chỉ ký những cái tên như kiểu Thiện Tâm, Thiện Văn, Dân Ý, Trung Thành; có cả vài bài trên mấy tờ báo bạo lực thì giở thói đe nẹt, dọa dẫm này nọ…

Tất cả đều nói lên rằng họ vẫn coi dân chả ra gì, mặc dù đã phần nào ngầm biết ngại sức mạnh của dân.

Nếu buộc phải bắn, hãy chĩa súng lên trời!

FB Trương Duy Nhất

11-6-2018

Đó là lời kêu gọi, đang lan truyền rất nhanh trên mạng. Vâng, “nếu buộc phải bắn, hãy chĩa súng lên trời!”.

Trước mặt các anh, là hàng xóm, chú bác, đồng bào, thậm chí có thể là cháu con, cha mẹ, ông bà của chính các anh.

Đừng bắn!

Vâng. Tôi đã thấy những ánh mắt ngập ngừng, cùng những cánh tay chĩa súng lên… trời! Không ít cảnh sát cơ động (CSCĐ) đã trân mình chịu trận, mà không chống trả.

Phan Rí, Bình Thuận. Sau hàng loạt những hình ảnh bạo lực từ cả hai phía. Đá, đạn, kẽm gai, dùi cui, và máu đổ. Tôi dừng lại mãi trước hình ảnh này.

Một chiến sĩ CSCĐ trẻ măng, miệng cười rất tươi. Khi trên ngừoi còn lấm lem bùn đất, và cả những vết tích của trận đòn gạch đá từ phía nhân dân.

Một nụ cười, chưa bao giờ đẹp hơn thế.

Thắng dân làm gì, tại sao phải thắng dân? Có gì mỉa mai, bất nhân, tàn độc hơn khi gọi những cuộc chiến nhắm vào dân là “những trận đánh đẹp”?

Nhường dân đi. Thua ông bà, ba mẹ, chú bác, cháu con, dòng tộc mình. Thua chính đồng bào mình, không đáng để cười sao.

Trận Tiên Lãng năm nào. Đến những con chó nghiệp vụ cũng không chọn cách tấn công, dù luôn được đẩy lên phía trước, nhưng những đồng chí “cảnh sát chó” ấy đã quay đầu, không chọn cách lao vào anh em nhà Đoàn Văn Vươn. Bởi chúng nhận ra, đánh hơi được: đó không phải là kẻ thù.

Dường như, trong nhiều “trận đánh” gần đây, các anh cũng đã dùng chó. Nhưng có khi nào, các anh thấy những “đồng chí chó” của mình lao tới cắn nhân dân chưa?

Đến những “đồng chí bốn chân” của các anh còn thân thiện vậy. Tại sao các anh phải nổ súng. Tại sao phải hầm hừ trấn áp, tấn công nhân dân như kẻ thù?

Quay lưng lại, cho dù có hứng chút nhiều gạch đá, như chàng CSCĐ kia, để có được một nụ cười hạnh phúc thế.

Hoặc nếu vẫn phải nổ súng. Vâng, nếu vẫn phải nổ súng, vẫn buộc phải bắn, thì: Hãy chĩa lên… trời!

Ai cản trở việc ra Luật Biểu tình và Luật thành lập hội?

FB Lưu Trọng Văn

11-6-2018

Gã mấy năm trước cùng các nhân sĩ trí thức và các lão thành cách mạng đi biểu tình chống Trung cộng xâm chiếm biển đảo mà cứ lén lút như ăn trộm. Có lãnh tụ Phong trào HSSV chống Mỹ trước đây như Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu cũng phải dùng mẹo chống cảnh sát VNCH để thoát khỏi nhà đi biểu tình.

Hôm qua 10/6 hàng trăm ngàn người dân khắp nước biểu tình chống Luật Đặc khu và Luật An ninh mạng. Có nơi yên ổn, có nơi biến thành bạo động, máu đổ.

Dù máu của người dân hay máu của các anh an ninh cũng đều là máu của dân mình. Đau. Đau lòng vô cùng.

Hẹn một ngày Việt Nam

FB Nguyễn Anh Tuấn

11-6-2018

Ảnh: internet

Sau một ngày khói lửa ở Bình Thuận mạng xã hội lan truyền bức hình này, của một anh cảnh sát cơ động sau khi làm nhiệm vụ.

Một bức ảnh đẹp.

Hẳn là anh đã có một ngày nhiều vất vả, và có thể hiểm nguy nữa.

Tuy nhiên, là người địa phương, có lẽ anh hiểu hơn chúng tôi nguồn cơn sự phẫn nộ của người dân, của những khuôn mặt cũng rám đen vì gió biển như anh. Là vì vài trăm ngàn đồng như lời dư luận viên thường đồn thổi? Hay là vì bị xúi giục kích động như bà Chủ tịch QH sáng nay giải thích? Hay là bởi họ đã dồn nén quá nhiều uất ức một thời gian dài vì trên bờ thì nhà máy nhiệt điện TQ gây ô nhiễm, dưới biển thì hải giám TQ triệt đường sống? Tự anh có câu trả lời.

Ai là tác giả của Dự luật An ninh mạng?

Luật Khoa

Hoàng Anh

11-6-2018

Không khó để tìm ra câu trả lời.

Địa chỉ cần tìm đến là Bộ Công an, bởi họ là cơ quan chủ trì xây dựng dự luật này. Tháng 4/2017, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm công bố hai quyết định thành lập Ban soạn thảo và Tổ biên tập dự án Luật An ninh mạng.

Trưởng Ban soạn thảo, không ai khác, chính là Bộ trưởng Tô Lâm. Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương là Phó Trưởng ban.

Tuy nhiên, người nhiều khả năng là nhân vật chính lại không phải là hai người trên. Chúng ta sẽ cần để ý đến Thiếu tướng Hoàng Phước Thuận, Cục trưởng Cục An ninh mạng, người đóng vai trò là Thường trực Ban Soạn thảo, Tổ trưởng Tổ Biên tập.

Về biểu tình!

FB Lê Việt Khánh

11-6-2018

Người dân Bình Thuận ngồi xuống đỡ cho lực lượng CSCĐ thoát ra ngoài trụ sở. Ảnh: internet

(Sau một khoảng thời gian im lặng quan sát, mình muốn bày tỏ một vài ý kiến cá nhân, rất cá nhân về chuỗi sự kiện rất nóng ngày hôm qua. Bài viết sẽ cố gắng tránh tất cả mọi nguy cơ gây war, những gì mình suy nghĩ mình sẽ nói và mình không tranh luận đúng sai để rồi gây tổn hại đến tình cảm anh em ngoài đời thực).

Đầu tiên, mình khẳng định mình tuyệt đối không ủng hộ Bạo Loạn.

Luật Đặc khu, hay luật an ninh mạng – Về bản chất nó không phải là nguyên nhân chính dẫn đến việc dân xuống đường biểu tình! Nó chỉ là cái cớ mà thôi! Giống như Trường Sa – Hoàng Sa hay dàn khoan 981 trước đây, tất cả chỉ là mồi lửa, châm ngòi cho những dồn nén uất ức về tất cả mọi vấn đề bất công trong xã hội tích tụ lại trong một khoảng thời gian dài.

Gửi những nhà trí thức

FB Phan An

11-6-2018

Từ lâu tôi đã không thích khi nghe người ta gọi nhân dân là lừa. Bọn lừa. Giống lừa. Tộc lừa. Xứ Lừa. Theo kiểu nhân dân thì ngu dốt tối tăm, nhân dân xấu xa bẩn thỉu, nhân dân vừa độc ác lại vừa hèn hạ. Kiểu gọi này là của những nhà trí thức, những người có cái may mắn được tiếp cận với tri thức, được sinh ra từ một cái lỗ khác, ngủ dưới một mái nhà khác, ngồi dưới một mái trường khác, đa phần nhờ số phận đẩy đưa chứ không nhờ một cố gắng cá nhân nào đáng kể. Trí thức dạng ấy mỗi ngày một đông, họ xếp thành vòng tròn, bưng bô cho nhau, liếm gót nhau mà phát triển thành phường hội. Bất cứ nơi nào tôi đi qua cũng có một vài trí thức đang ngoạc mồm ra mà gọi: Bọn lừa. Giống lừa. Tộc lừa. Xứ Lừa. Họ gọi Lừa một cách hả hê sung sướng, giống như tất cả những kẻ hả hê sung sướng khi đang chễm chệ cái thân hình lành lặn, cái cổ đầy nọng, cùng cặp mông đít béo tốt trên ghế sô pha khi có một người què cụt đui mùi lết qua.

Phải, thưa các anh, nhân dân thì tăm tối và ngu dốt. Nhân dân thì bẩn thỉu, độc ác và hèn hạ. Cái này tôi không cãi, vì sự thể nó rành rành ra đấy. Ngoài Bắc, sau mấy lần bành trướng diện tích vì những lí do hiểm hóc mà mắt thường không nhìn thấy được, Hà Nội đã vọt lên dẫn đầu cả nước về số lượng người mù chữ. Một số người thủ đô không biết gốc hay không, có lẽ vì sự căm phẫn, đã có thói quen gọi người dân những tỉnh bị sát nhập là bọn Hà Nhì, ví dụ “chúng ló nà cái bọn Hà Nhì” “ô cái bọn Hà Nhì khốn lạn.” Ví dụ trong Nam, hồi xưa chỗ tôi chạy bàn có một ông hành nghề đánh giày, sáng nào trước khi làm việc ổng cũng ngồi dưới gốc cây cột điện mà đọc báo. Cho đến một ngày kia người ta phát hiện ra ổng cầm tờ báo ngược, thì ổng chuyển sang nghe đài BBC. Ngược ra Trung, Quảng Nam quê tôi và các xứ, lân cận là Quảng Ngãi, xa xa hơn tí là Quảng Trị Quảng Bình, thì thuần nổi tiếng vì tệ nạn ông già hiếp dâm con nít, hoặc đốt người ăn trộm chó, hoặc chết vì vướng dây điện rào ruộng dưa, không năm nào là không có. Như thế, nếu bảo rằng nhân dân tăm tối bẩn thỉu hèn hạ, quả tình cũng không oan.

Thế nhưng, cơm các anh ăn cũng là từ lúa gạo do nhân dân trồng mà ra. Tiếng các anh nói, câu chữ các anh viết, những tục ngữ thành ngữ các anh dùng để lên mặt với nhân dân, để tỏ cái vị thế đứng trên đầu nhân dân nhìn xuống, cũng đều từ nhân dân. Các anh lấy tư cách gì để chửi nhân dân?

Ai đã làm cho nhân dân tăm tối, ngu dốt, bẩn thỉu, độc ác và hèn hạ? Các anh không góp phần trong cái tội ác ấy ư? Các anh có chắc tay mình không dính máu không? Những người già khú đế trong các anh thì dựng nên cái chế độ này rồi cái xã hội này, bằng cách này hay cách khác, không bằng khẩu súng thì bằng lời nói, không bằng lưỡi dao thì bằng ngòi bút, để đến cuối đời, khi chân đã lập cập, tay đã run rẩy, miệng đã móm mỏ đã nhô, da đã trổ đồi mồi, tóc đã bạc và lông đã rụng, chim thấy gái ở truồng đã không còn ngỏng, đầu gối lấy dao lam cắt đã thôi ra máu, thì đột nhiên lại tỏ cái điều tuyết sạch giá trong, bắt đầu viết vô số các thể loại hồi kí và tự kiểm, quay ngoắt lại phỉ nhổ vào cái sản phẩm quái thai do chính mình tạo ra một cách sốt sắng và chân thành. Những người trẻ hơn trong các anh thì, bằng cách này hay cách khác, vun đắp cho nó: quăng một câu chửi ở một quán cà phê vỉa hè, đắc chí cười ha hả, xong trả tiền rồi quay lại ngồi ngáp ruồi móc cứt mũi ở cơ quan, giữa đường vượt đèn đỏ thì vừa cười xuề xòa vừa đút tiền vào túi cảnh sát giao thông, quay lưng đi thì lầm bầm chửi rủa. Bọn sồn sồn trong cách anh, ăn cơm thừa canh cặn của chế độ, thì đi khắp nơi phun những điều dối trá đĩ điếm che mắt dân chúng với danh nghĩa nhà báo nhà văn, ra cái điều tỉnh táo, sáng suốt và thông tuệ.

Thật ra các anh chẳng sáng suốt, thông tuệ, lương thiện và cao cả hơn nhân dân ở chỗ nào sất cả. Các anh ăn tục nói phét, ăn khoai lang xắt lát nói chuyện Các Mác Lê Nin, các anh nghe hơi nồi chõ, cả cái đời hèn hạ nếu không may nhờ tiền thuế chính phủ thì cũng chẳng có dịp nào lê nổi cái xác giá áo túi cơm ra khỏi làng. Các anh vét chỗ này một chút chỗ kia một tí, thêm thắt ít dân chủ Mỹ và chuyện cười Nga Xô, rồi ngồi phán như lãnh tụ về tình hình an ninh thế giới, về Donald Trump và cách mạng Hoa Lài. Các anh bàn về tam nguyên đa đảng và tự do ngôn luận, các anh xưa học cao đẳng rớt lên rớt xuống môn kết cấu công trình, nay ngoạc mồm cãi nhau về tầm bắn của tên lửa Bastion. Các anh cuối tuần đi Đồ Sơn hai trăm ngàn một cuốc, rồi về cười đứa con gái xấu xí quyết giữ màng trinh đến mãn đời. Các anh đọc sách rồi khoe khoang “đây mười cuốn sách đã làm thay đổi cuộc đời tôi, đã làm tôi cảm thấu nỗi khổ đau đơn độc của con người” xong đăng hình chụp bữa tối với li rượu, hoặc hình tự chụp mình trong thang máy, hoặc hình gồng tay tập tạ, hoặc hình cây xương rồng bên cửa sổ, hoặc hình chiếc xe hơi các anh vẫn thèm thuồng từ lâu mà không có tiền mua. Các anh thường xuyên lên mặt dạy đời “hãy sống thế này, đừng sống thế kia, phỏng ạ” nhưng lại nổi ba máu sáu cơn khi người khác cũng bảo mình một câu y chang như thế. Các anh loe ngoe dăm ba chữ nước ngoài cũng tập toẹ độn cơm ghế sắn, nhưng thằng Tây nó đứng chỗ nhà thờ Đức Bà nó hỏi đường đến dinh Độc Lập các anh dụng động từ tu quơ chỉ một hồi nó lại mua vé vào sở thú Nguyễn Bỉnh Khiêm. Các anh học lỏm đâu đó mớ thuyết về nguỵ biện mà các anh giắt kè kè bên người như chó thiến bị giắt mảnh chai vào dái, và cũng như chó thiến bị giắt mảnh chai vào dái, các anh động chút gì cũng nhảy xồ xồ lên lôi mớ thuyết nguỵ biện ra, mặc dù chẳng ai buồn biện luận gì với các anh. Như câu nói “Trên mạng không ai biết mày là con chó,” các anh trong cơn điên cuồng cố tạo hình tượng bản thân đã quên tiệt mất mình là ai – hoặc chẳng là ai – và đã làm được gì cho đời – hoặc đếu làm được cái ôn vật gì cho đời. Các anh quên mất mình cũng có thói ăn cắp vặt, quên tật quay tay ngày ba bữa, quên cả chuyện ngày xưa đi học dốt như bò và vẫn hay bị bạn bè gọi ngay trước mặt là “thằng nùi ngu hơn con chó,” các anh trong cơn cuồng loạn sùi mép đã quên sạch hết.

Thôi cứ cho là trí nhớ các anh tồi, những chuyện đáng xấu hổ tôi vừa nêu quên đi cũng được. Chỉ có điều, có điều này các anh nên nhận ra, và sau khi đã nhận ra thì vui lòng nhớ cho thật kĩ: Các anh chửi nhân dân ngu si dốt nát, nhưng hơn ai hết, các anh đang sống vui sống khoẻ sống vô ích nhờ sự ngu dốt ấy. Các anh luôn mồm than vãn về dân trí, nhưng nếu một ngày dân trí lên cao thật, chính các anh sẽ là những kẻ chết trước tiên. Các anh sẽ chết vì tức tối, vì không ai còn sùng bái mình nữa, chết vì nhục nhã, vì những mánh khoé hèn mọn của mình bị vạch mặt, chết vì khí tồn tại não, vì những thơ ca nhạc hoạ loè đời của bọn điếm các anh không còn lỗ nào để chui ra đời đặng nhìn chút hào quang. Đến lúc đó thì sự lưu manh sẽ không cứu nổi các anh, tính bố đời không cứu nổi các anh, mấy con chữ lập lòe tráo trở không cứu nổi các anh, miệng mồm hỗn láo và mất dạy không cứu nổi các anh.

Nhân dân không phải là những con lừa. Chính các anh mới là những con lừa. Những ngày này người đã đứng lên, bàn tay đã nắm lại, máu đã đổ ra. Ngày ấy sẽ đến, cái ngày mà các anh sẽ chết như những con chó chết, à không, như những con lừa chết vậy.

Cuối cùng, xin miễn cho cái suy nghĩ “Chắc nó nói ai chứ không phải nói mình, tại mình giỏi, mình có đủ tư cách chửi nhân dân.” Đâu có, tôi nói anh chớ ai, tôi chửi anh chớ ai. Tư cách chó gì anh, giỏi giang chó gì anh, ếch ngồi đáy giếng chỉ quen thói nói xàm.

Dừng lại đi, đừng gây đổ máu

FB Nguyễn Hồng Lam

11-6-2018

Một CSCĐ Bình Thuận sau cuộc biểu tình đêm 10/6. Ảnh: internet

Xung đột quyền lợi, nếu lặp đi lặp lại sẽ trở thành bất đồng chính kiến. Tình trạng này kéo dài sẽ thành bất mãn chính trị. Bất mãn chính trị dễ tạo ra nhầm lẫn, dẫn đến coi thường và bất tuân luật pháp. Thái độ này cộng với sự manh động khi bị kích hoạt cảm xúc giận dữ sẽ dẫn tới hành vì đập phá, chống lại luật pháp. Nếu đi kèm với hội chứng đám đông trong tình trạng vô tổ chức, nó sẽ dễ dẫn đến tình trạng vô chính phủ. Đó chính là mầm bạo loạn xã hội. Nếu có mục đích, có tổ chức chặt chẽ, có lãnh đạo, tập hợp đủ lực lượng và diễn ra rộng khắp, bạo loạn xã hội sẽ thành Cách mạng xã hội.

Làm gì để khắc chế nó?

Biểu tình ngày 10/6: Bước ngoặc mới

FB Huỳnh Ngọc Chênh

11-6-2018

Kể từ năm 2000 đến nay đã có hàng ngàn cuộc biểu tình hoặc bất tuân dân sự nổ ra ở khắp nơi trên đất nước, cao trào là các cuộc biểu tình yêu nước lớn bùng lên khi xảy ra các sự kiện Tàu cộng gây hấn trên Biển Đông vào các năm từ 2007 đến 2014. Và tiếp theo là các cuộc biểu tình cây xanh ở Hà Nội năm 2015, biểu tình cá trong năm 2016 chống Formosa xả thải ra biển gây hủy diệt hải sản hàng loạt.

Đừng quá sợ dân

FB Huy Đức

10-6-2018

Người biểu tình sáng 10/6 nhìn từ Dinh Độc lập. Ảnh: Mạnh Kim

Chiều nay, đừng ngạc nhiên khi trên truyền thông hay trong các phòng kín có ai đó thổi phồng vai trò của “các thế lực thù địch” đứng sau các cuộc biểu tình [tuy có thể cũng có những kẻ tát nước theo mưa]. Và cũng đừng ngạc nhiên khi mạng xã hội (MXH) cũng bị cho là thủ phạm [để thuyết phục các nhà lãnh đạo ủng hộ các biện pháp cứng rắn hơn].

Anh hùng miễn tội

FB Khải Đơn

10-6-2018

Có rất nhiều bài viết tôi đọc đã mổ xẻ mọi góc độ của Luật An Ninh Mạng, một luật có thể đẩy tự do internet của Việt Nam vào còng.

Bài viết của chị Phương Mai ở đây vạch ra từng ví dụ rõ ràng cho các điều cơ bản nhất mà bạn có thể thấy nó ảnh hưởng đến mình.

Tôi chỉ viết bình luận nhỏ về một khía cạnh tôi quan tâm. Cụ thể hơn, đây là khía cạnh được sử dụng tương tự ở rất nhiều các quốc gia láng giềng khi muốn bỏ tù những người đang tạo nội dung trên internet.

Biểu tình

FB Tâm Chánh

10-6-2018

Người dân biểu tình tại Sài Gòn sáng 10/6 chống dự luật đặc khu. Ảnh: internet

Chưa bao giờ hai chữ biểu tình lại bộc lộ đầy đủ sắc thái ngữ nghĩa của nó như vào sáng chủ nhật hôm nay, 10.06.2018.

Đông đảo người dân đã xuống đường cùng nhau bày tỏ tình cảm trước mối lo tự do của mình, của dân tộc mình trước nguy cơ bị xâm hại.

Dự luật về an ninh mạng và dự luật về đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt vấp phải làn sóng phản đối của nhiều tầng lớp dân chúng trong nhiều ngày qua.

Vài lời cảm nhận ngày biểu tình

FB Đỗ Ngà

10-6-2018

Người biểu tình chống dự luật đặc khu tại Sài Gòn sáng 10/6. Ảnh: internet

Hòn tuyết lăn, là một hình ảnh của sự cộng dồn. Từ một nắm tuyết tròn, cho nó lăn từ trên đỉnh núi tuyết, thì đến chân núi, hòn tuyết này có thể lớn bằng khối cầu đường kính cả mét. Nghĩa là trên đường lăn của nó, nó sẽ cuốn tuyết trên đường đi nên hòn tuyết ngày càng phình to.

Để có hòn tuyết lăn, ta phải có đặc điểm sau. Ngọn đồi phủ đầy tuyết và cục tuyết tròn nhỏ ban đầu. Khi đủ rồi, người ta nặn cục tuyết tròn và cho nó lăn thì dưới chân đồi sẽ được đón nhận hòn tuyết khổng lồ.

Hôm nay tôi tham gia biểu tình và quan sát. Có 2 ý mà tôi muốn nói, thứ nhất là biểu tình xảy ra tuy rộng nhưng mỏng. Khi nói chuyện, tôi biết dân đã biết rất nhiều. Dân biểu tình được cô lập theo từng nhóm cho công an, dân phòng và trật tự đô thị canh giữ. Mục đích là chia nhỏ để diệt. Đó là chiến thuật thấy rõ của công an cộng sản.

Dân!

FB Ngô Nguyệt Hữu

10-6-2018

Thăm thẳm dặm dài lịch sử, nâng thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân.

Trải qua nghìn năm Đinh, Lê, Lý, Trần… không can qua nào lại không khởi nguồn từ những đôi tay quen với cánh đồng, những bàn chân quyến luyến với thênh thang bụi đỏ, những khuôn mặt kết bạn với nắng mưa.

Hôm minh quân mất thuở xa xưa, hôm lãnh đạo tốt mất hôm nay, dân vẫn khói hương bài vị, vẫn nước mắt khóc thương, vẫn chân thành hoài vọng, có bao giờ dân quên.

Mất tự do là mất hết

FB Nguyễn Phương Mai

10-6-2018

Facebook, Google rồi có thể cũng phải bỏ ta ra đi.

Vietnam is considering a cyber-security law that forces companies to provide the police all private data from customers if requested. The law also gives police wide discretion to determine when expression must be censored as “illegal”. It “protects the communist party’s monopoly on power as much as to protect network security” – said Brad Adams, Asia director at Human Rights Watch.

—–

Khoảng gần hai tuần nay, ngày nào email của tôi cũng có thư của các công ty và nhà dịch vụ thông báo rằng họ đã điều chỉnh các chế độ bảo mật cá nhân cho khách hàng (tôi). Hàng triệu người ở châu Âu nhận những email như vậy sau ngảy 25 tháng 5 khi châu Âu thông qua luật mới, chuyển giao quyền lực nhiều hơn về tay người tiêu dùng, hạn chế việc dữ liệu cá nhân bị thu thập không có sự đồng ý của người dân.

Nếu cần mang một lá cờ ngày mai…

FB Nguyễn Anh Tuấn

9-6-2018

Cờ ngũ sắc. Ảnh: internet

Tôi sẽ mang lá cờ ngũ sắc.

Lá cờ tương truyền đã cùng Hai Bà Trưng ra trận hai nghìn năm trước, lần đầu tiên khẳng định khát vọng độc lập của người Việt.

Lá cờ đi cùng người Việt qua những thăng trầm của lịch sử, gắn liền với tiếng cười lẫn nước mắt, hạnh phúc lẫn khổ đau, vinh quanh lẫn nhục nhằn của người Việt nghìn năm qua.

Tấn công vào an ninh tiền tệ Việt Nam, tỷ số 1-0?

FB Vũ Kim Hạnh

9-6-2018

Báo Bưu Điện Hoa Nam ngày 7/6/2018 có bài của Bennett Murray: “Người Việt Nam xem ‘đặc khu kinh tế’ như một cuộc tấn công từ Trung Quốc”. Đó là nhận định chủ quan của một nhà báo quốc tế. Nhưng chúng ta biết, thực tế đang có một cuộc tấn công khác, nhắm trực diện vào An ninh tiền tệ Việt Nam. Thủ phạm? Còn ai trồng khoai đất này? Và đau thay, hiện nay, ta chưa tìm được cách chống trả. Tỉ số tạm thời đang là 1-0.

Cần phải “nhốt quyền lực đảng vô cái lồng định chế”

FB Trương Nhân Tuấn

9-6-2018

Không thể để “đảng” tự tung tự tác, muốn làm gì thì làm, không chịu trách nhiệm về bất cứ cái gì như vậy được.

Ngày xưa còn ông Hồ, đảng làm sai vụ “cải cách ruộng đất”. Ít ra ông Hồ cũng dám “đứng mũi chịu sào”, dám nhìn nhận đảng sai lầm rồi bắt ông Trường Chinh lãnh trách nhiệm. Xét lại vụ này ta thấy rõ ràng ông Hồ đóng kịch để mị dân. Nhưng ít ra ông Hồ và đảng CSVN cũng còn sỉ diện, còn biết nể nang nhân dân, công khai nhìn nhận sai lầm và xin lỗi nhân dân.
Bây giờ thì từ Tổng Bí thư cho đến cả Bộ Chính trị, cá nhân không ai có sỉ diện. Trong khi tập thể thì hèn hạ, không dám nhận trách nhiệm thất bại của mình trước nhân dân.