“Viết thuê” và “biểu tình thuê”

TMCNN

Điền Phương Thảo

16-6-2018

“Chi 300.000 đồng kích động người dân đi biểu tình thuê” là cách giải thích của giới truyền thông lề phải về động cơ tham gia biểu tình của người dân trong ngày 10-06 vừa qua.

Khi thành phố chực… nổ!

FB Phan Thị Châu

16-6-2018

Sáng thứ bảy 16/6/2018, tôi lại chuẩn bị hành trang đi biểu tình. Ngoài cái mũ che nắng, cái mũ bảo hiểm (để đi đường và để hạn chế sự tổn thương nếu dùi cui quật xuống đầu), trong túi vải nhỏ choàng tréo qua vai là bọc khăn giấy ướt; bịch chanh đã cắt sẵn (phòng cho mình và bà con đối phó với lựu đạn cay) và chai dầu tràm nhỏ (phòng xức khi bị đánh và để chống muỗi nếu bị bắt giam vài hôm).

Lại Nói Về Vấn Đề “Đối Thoại”

Viet-Studies

Nguyễn Trọng Bình

16-6-2018

(Nhân chuyện Thủ Thiêm và biểu tình của người dân về Dự luật Đặc khu những ngày qua).

1. “Đối thoại” kiểu… Ban tuyên giáo

Còn nhớ, cách đây khoảng một năm, ông Võ Văn Thưởng – Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương – có phát biểu và đặt vấn đề về sự “đối thoại” giữa Đảng, Chính quyền và dân chúng nói chung (đặc biệt là với những người bất đồng chính kiến) như sau:

Thế lực thứ ba

FB Đỗ Duy Ngọc

16-6-2018

Thông thường, trong mọi cuôc đối đầu, chỉ có hai thế lực đối chọi nhau. Các cuộc đấu tranh, biểu tình chống đối cũng chỉ là lực lượng tham gia biểu tình và các bộ phận an ninh, trật tự của nhà nước đối nghịch nhau. Nhưng khi các cuộc biểu tình xảy ra ngày 10.6 và những ngày sau đó ở Phan Rí, Bình Thuận, theo tin tức và chính từ những người dân Bình Thuận cho biết, có một nhóm thứ ba, và chính nhóm này châm ngòi nổ cho các cuộc bạo loạn, ném đá, đốt trụ sở và thiêu cháy xe công vụ.

An Ninh Mạng hiểu theo phổ quát

Hiệu Minh

16-6-2018

QH Việt Nam vừa thông qua dự luật An Ninh Mạng (ANM) và sẽ có hiệu lực 6 tháng nữa vào ngày 1-1-2019.

Một số tổ chức quốc tế và đại diện ngoại giao đã lên tiếng bày tỏ sự quan ngại cũng như thất vọng về bước đi thụt lùi này.

Văn phòng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc chuyên trách Đông Nam Á mới đây tuyên bố họ “quan ngại” về việc quốc hội Việt Nam hôm 12/6 thông qua Luật ANM gây tranh cãi.

Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói: “Chúng tôi thất vọng về việc thông qua Luật ANM mới của Việt Nam, trong đó càng thu hẹp tự do biểu đạt trên không gian mạng và áp đặt những hạn chế gây phiền toái đối với các doanh nghiệp Hoa Kỳ và các doanh nghiệp nước ngoài khác.

Khước từ những người cấp tiến

FB Luân Lê

16-6-2018

Trong vụ án Nguyễn Văn Đài, từ kết luận điều tra của cơ quan điều tra, cáo trạng của viện kiểm sát cho đến bản án của toà án đều có những đoạn: các đối tượng này tìm cách liên minh với các “thủ lĩnh dân oan” và lực lượng “cấp tiến trong đảng” để thực hiện tiến trình “dân chủ hoá” đất nước.

Tôi thấy cực kỳ bất ngờ và lạ lùng với một vấn đề pháp lý được đánh giá và phân tích với luận điểm như vậy. Vì rằng, người ta coi việc liên hệ với những người cấp tiến trong đảng là một mặt khách quan của hành vi để cấu thành tội phạm, thì chẳng phải những người còn lại trong đảng toàn là những kẻ bảo thủ và lạc hậu và người cấp tiến là một đối tượng có yếu tố tội phạm. Nhưng những khái niệm này hoàn toàn không được định nghĩa. Và tại sao dân chủ hoá lại có tội, và nó khẳng định đất nước chưa đạt được dân chủ đúng nghĩa của nó?

Mấy hiểu sai liên quan Luật An Ninh Mạng (ANM)

FB Trần Vũ Hải

16-6-2018

Ảnh: internet

1/ Việt nam có nhiều luật, nhưng không có hiệu lực thực tế, ví dụ như Luật phòng chống tác hại của thuốc lá. Luật ANM sẽ rơi vào tình trạng tương tự thôi.

Sai. Vì khác nhiều luật khác, Luật ANM quy định lực lượng chuyên trách bảo vệ ANM (thuộc Bộ Công An), và lực lượng này sẽ được ưu tiên cấp đủ nguồn lực và nhân sự để thực thi Luật ANM, cho dù Ngân sách tốn phí thế nào.

2/ Luật này chỉ tác động, hạn chế, ngăn chặn, xử lý những người có tư tưởng “chống nhà nươc”.

Ninh Bình ký sự, nơi được gọi là chùa Bái Đính – Trò hỗn láo tiền nhân

FB Đỗ Ngà

16-6-2018

Năm 938, dân tộc chúng ta có thoát khỏi ngàn năm Bắc thuộc bởi công lao Ngô Quyền. Đến 968 Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 xứ quân lên làm vua lấy niên hiệu là Đinh Tiên Hoàng. Ông cho dời đô từ Cổ Loa ( Đông Anh – Hà Nội) về Hoa Lư thuộc Ninh Bình ngày nay.

Lo biểu tình, cưỡng bức công dân rời khỏi thủ đô

FB Phạm Lê Vương Các

16-6-2018

Hôm nay, tôi cực lực lên án việc Cơ quan An ninh Bộ Công an đã cưỡng bức tôi rời khỏi Hà Nội với một lý do mơ hồ nhằm bảo vệ an ninh cho thủ đô trong những ngày tới.

Vũng Áng 2 ở Bình Thuận

FB Võ Trường Giang

16-6-2018

Một vùng đất hiền lành, chỉ có trộm cướp và bảo kê, sao lại xảy ra bạo loạn như Bình Thuận. Không hiểu được nguồn cơn, sẽ còn lặp lại.

Nhiều năm trước, vụ án Hai Chi trinh sát đã phải mất nhiều tháng nằm vùng.

Nói với công an, cảnh sát

FB Từ Thức

16-6-2018

Xin các anh đừng nổ súng, đừng đánh đập tàn nhẫn người dân biểu tình. Họ chẳng bị ai xúi cả. Họ chẳng có tham vọng, âm mưu gì cả.

Luật An Ninh mạng có khiến internet trật tự hơn không?

Khải Đơn

15-6-2018

Có rất nhiều bạn comment rằng nếu không có luật an ninh mạng thì ai quản lý những hành vi như nói xấu, xúc phạm hay phỉ báng người khác? Ai sẽ quản lý những người gây ra tổn thương danh dự bằng thông tin trên mạng? – Và với những câu hỏi đó, họ cho rằng luật an ninh mạng là đúng, là cần thiết để duy trì trật tự và sự trong sạch của mạng internet. Các bạn ấy còn nói rằng ở Mỹ, ở Canada, ở Châu Âu, xúc phạm người khác trên mạng hay trên báo đều bị kiện như chơi, đền bù thiệt hại cả triệu đô…

Nhân vật trong tuần: Tướng Võ Trọng Việt

Blog VOA

Trân Văn

16-6-2018

Biếm họa: Công an giúp kéo đám mây về cho tướng Võ Trọng Việt. Ảnh: Facebook

Tuần này, Thượng tướng Võ Trọng Việt, cựu Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, cựu Thứ trưởng Quốc phòng, hiện đang là thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội khóa 14, đột nhiên tách ra, vượt lên, qua mặt tất cả các cá nhân và các sự kiện đáng chú ý nhất cả tại Việt Nam lẫn trên thế giới để đứng ngất ngưởng trên đỉnh dư luận.

Vài lời với Tổng Biên tập báo Phụ nữ TP.HCM

FB Bạch Hoàn

15-6-2018

Bà Lê Huyền Ái Mỹ (giữa) – Tổng biên tập Báo Phụ Nữ TP.HCM. Ảnh: Thoibao.today

Hôm qua, tôi có đọc bài báo “Tổn thương dân tộc”, bàn về cuộc biểu tình mấy ngày trước. Bài này được viết ra bởi Lê Huyền Ái Mỹ, Tổng Biên tập báo phụ nữ TP.HCM.

Thật sự phải rất cố gắng mới có thể đọc hết. Bởi vì tôi có cảm giác bài báo ấy sực lên mùi máu…

Đọc xong, tôi muốn được nói rằng: Lê Huyền Ai Mỹ, chị hãy câm miệng lại!

Dòng máu Lạc Hồng

FB Nguyễn Lân Thắng

15-6-2018

Will Nguyễn bị lực lượng công lực đánh chảy máu và bắt đi. Ảnh: internet

Cuộc biểu tình ngày 10/6/2018 chống luật đặc khu và luật an ninh mạng đã diễn ra trên nhiều nơi trong cả nước. Theo thông báo của công an tp HCM có 310 người bị tạm giữ để xử lý hành chính hành vi gây rối trật tự công cộng, 7 người bị tạm giam để khởi tố hình sự về hành vi kích động biểu tình và để mở rộng điều tra, 1 người bị đưa vào trại tâm thần… Theo nhận định của một số người hoạt động am hiểu tình hình thì đây không phải là con số phản ảnh thực tế. Ở tp HCM con số những người bị bắt, bị đánh, bị áp giải về địa phương còn cao hơn nhiều. Ở Bình Thuận thì cho đến nay hoàn toàn không có thống kê vì toàn tỉnh bị cắt điện, bị cô lập thông tin triệt để.

Nhà báo Thu Uyên (VTV) vs Một người dân Phan Rí (Nadal Nguyen)

FB Nguyễn Anh Tuấn

15-6-2018

Ảnh: internet

Nhà báo Thu Uyên, dựa trên thông tin thứ cấp, như chị thừa nhận, đã viết bài về sự kiện diễn ra ở Phan Rí, đưa ra cáo buộc rằng bạo động ở đây là (1) có tổ chức, (2) thực hiện bởi ‘con nghiện cần tiền’ (vì trong post trước đó chị bảo dân Phan Rí khá giả, có người hỏi vậy sao cần nhận 300K để đi biểu tình). Xem ở đây.

Nadal Nguyen là dân địa phương, người quay livestream hôm xảy ra đụng độ, đã viết post phản biện nhà báo Thu Uyên. Xem ở đây.

VÀI ĐIỂM LƯU Ý:

Bênh thượng tướng Võ Trọng Việt

FB Nguyễn Minh Thuyết

14-6-2018

Mấy hôm nay, dân mạng cười nghiêng ngả về sáng kiến của Thượng tướng, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, cơ quan thẩm tra dự thảo Luật An ninh mạng, đổi tên “facebook” thành “phê-tê-bốc” và buộc Gu-gồ cùng Phê-tê-bốc “kéo đám mây điện tử từ nước ngoài về Việt Nam”.

Tôi xin làm chuyện tưởng như ngược đời là bênh vực Tướng Việt một chút cho công bằng. Có thể Tướng Việt chưa từng sử dụng Interrnet hoặc ít nhất mắt ông cũng chưa từng ngó đến facebook bao giờ. Nhưng lỗi của ông chỉ là phát âm facebook thành phê-tê-bốc thôi.

Thời đại lạ lùng

FB Mai Quốc Ấn

15-6-2018

Một Đại biểu Quốc hội vì dân, một trí thức thực sự như luật sư Trương Trọng Nghĩa được gọi là “kẻ kích động nghị trường” (ảnh 1). Cái tựa bài viết ấy trên trang ngonco.net có sever ở nước ngoài và có slogan rất kêu “Vì Tổ Quốc, Vì Nhân dân”.

Tôi là một cử tri và tôi nhìn thấy ở ông Trương Trọng Nghĩa đầy đủ tố chất của một người đại biểu của NHÂN DÂN. Ông ấy là một trong 15 người không tán thành Luật An ninh mạng. Và cả quá trình chất vấn gai góc của ĐBQH Trương Trọng Nghĩa từ khi tham gia nghị trường đều trên cơ sở trách nhiệm với TỔ QUỐC, với NHÂN DÂN.

Cập nhật kết quả công khai phiếu bầu Luật an ninh mạng

FB Đinh Thảo

14-6-2018

Với nỗ lực của các cử tri và báo chí, đến nay chúng ta tạm thời có thể xác nhận được 8 trên 15 ĐBQH không tán thành, 1 trên 28 ĐBQH không biểu quyết luật An ninh mạng, bao gồm:

KHÔNG TÁN THÀNH:

1. Ông Dương Trung Quốc (Đoàn đại biểu Đồng Nai)

Trả lời báo chí, ông nhận là một trong 15 ĐBQH ấn nút không tán thành luật An ninh mạng trong phiên họp Quốc hội ngày 12/6. Ông cho biết thêm: “Với bất cứ nội dung gì dù nhạy cảm hay không, nếu báo chí và cử tri hỏi, tôi luôn sẵn sàng công khai quyết định của mình trên nghị trường.”

Nghĩ mãi không ra: Chi 300.000 đồng/ người có thể xúi giục được bạo loạn, lật đổ chính quyền?

FB Chu Mộng Long

14-6-2018

Xem các clip bạo động ở Phan Rí, thấy có già trẻ, gái trai với một lực lượng rất đông tấn công cảnh sát cơ động. Cảnh sát cơ động không biết trước đó ứng xử thế nào, chỉ thấy khi bị đám đông tấn công mãnh liệt đã hoàn toàn bất lực và kết cục là giải giáp.

Những việc mình luôn luôn ghi nhớ khi ở đồn CA

FB Bùi Thanh Thảo

14-6-2018

Nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng cùng các anh em tại một buổi làm việc với công an. Ảnh trên mạng.

1. Chữ ký của bạn là quan trọng nhất, chứng cứ đứng thứ 2. Không ký là không ký chứ không phải viết “Tôi không đồng ý” rồi ký kế bên. Kẻ xấu có thể xoá chữ “Tôi không đồng ý” rồi photo sau đó đóng dấu “Sao y bản chính”. Tờ giấy có chữ ký gốc của bạn sẽ mất không rõ lý do (giống như bản đồ Thủ Thiêm).

Vì sao FLC đẩy mạnh thâu tóm đất ở nhiều nơi?

FB Lê Xuân Thọ

14-6-2018

Ảnh: Báo TT

Ngày 18.4, sau khi ông Trần Ngọc Căng – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo văn phòng của mình làm công văn hỏa tốc để “huy động cả hệ thống chính trị” nhằm “phục vụ dự án” của Tập đoàn FLC. Dự án có tên rất mỹ miều: Dự án Quần thể Du lịch nghỉ dưỡng và đô thị FLC Bình Châu – Lý Sơn.

Ngay lập tức, cái công văn trời ơi ấy nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều của dư luận. FLC im lặng. Vì lẽ ấy, việc khởi công đã không xảy ra theo dự kiến vào ngày 19.5 được. Trong lúc dư luận đang theo dõi FLC và tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục làm gì, thì xảy ra vụ Thủ Thiêm, vụ bác sỹ Lương, rồi liên tiếp là những thứ liên quan đến kỳ họp Quốc hội… như vô tình cứu 1 bàn thua của anh Quyết – Chủ tịch FLC.

Nhận viện trợ vũ khí Tuyên giáo

FB Hoàng Dũng

14-6-2018

Ảnh: internet

Đừng tưởng chỉ có tàu ngầm, bom nguyên tử mới là vũ khí đáng sợ. Ta xài những thứ rẻ tiền hơn rất nhiều: “tâm công” (đánh vào lòng người). Nói như Nguyễn Trãi trong Bình Ngô đại cáo: “Ngã mưu phạt nhi tâm công, bất chiến tự khuất” (Chẳng đánh mà người chịu khuất/Ta đây mưu phạt tâm công – Ngô Tất Tố dịch).

Xưa đánh Pháp, đánh Mỹ, mạng người nhỏ xíu thì đâu có thiếu, nhưng khốn nỗi, là một nước nông nghiệp lạc hậu, chẳng lẽ dùng tay không mà mong “trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi”? Đành xin Tàu viện trợ đạn to súng lớn vậy.

Sắp khóc

FB Mai Quốc Ấn

14-6-2018

Ảnh: internet

Tôi sắp khóc!

Nhìn chứng khoán đỏ sàn tôi lại rùng mình! Chỉ tự an ủi là giờ đổ đầy bình xăng 4,5 lít là 100.000VND. Nếu xăng lên 125.000/bình thì giai đoạn khốn khổ 2008-2013 lặp lại. Nếu xăng lên 140.000/bình tôi lại ra ngã tư ngắm biểu tình. Và xăng lên 150.000/bình thì chính tôi… làm ký giả ăn mày.

Và điều đáng khóc là tuyệt đại đa số nhân dân còn chưa hiểu khi giá vàng, giá đô lên cao ngất ngưỡng thì có nghĩa đồng bạc ông Hồ đang mất giá.

423 ĐBQH và cả “tướng Pha tê búc” chắc chẳng hiểu gì về ảnh hưởng chính trị đến nền kinh tế. Cứ nghĩ thông qua Luật An ninh mạng rồi điều chỉnh là xong. Quên đi! 2% GDP của cả nền kinh tế dự đoán bị tổn thất và dân chúng sẽ gánh chịu điều đó đầu tiên!

Tự trào cùng thế sự

FB Nguyễn Tiến Tường

14-6-2018

Ảnh: internet

Khi tôi gọi những người biểu tình là dân, vài người chửi “thằng phản động”, tôi mỉm cười. Khi tôi có đôi lời với sự leo thang ở Bình Thuận, nhiều người khác chửi thằng “bút nô”, tôi cũng cười.

“Anh đã mất đi sự khách quan, thật đáng tiếc”, một người bạn nhắn tôi trên FB. Tôi không biết bạn nghĩ là tôi hiện tại như thế nào? “Bút nô”, hoặc “phản động”. Tôi cười nói, khi em đọc bằng cảm xúc của mình, mọi giải thích là vô nghĩa.

Có người hỏi, anh Tửng dạo này viết mềm quá, không thấy chửi thề nữa. Tôi thưa, với một vấn đề tương lai đất nước, tôi mong muốn góp một tiếng nói bé nhỏ của mình, bằng thái độ nghiêm túc và xây dựng.

Đó là nỗi nhục

FB Luân Lê

14-6-2018

Một khi cần phải cáo buộc những người dân đi biểu tình như là một quyền năng tối cao mà được hiến định bằng việc đưa ra con số 300.000 đồng để làm xấu đi hình ảnh của họ, thì ngược lại, việc này không chỉ làm cho những kẻ có tư duy, nhận thức và cố tình ném bùn vào người dân trở nên tồi tệ hơn, mà chúng thực sự đã không còn lý do nào để ngăn cản được lòng yêu nước của đông đảo người dân trên cả nước trước những sự kiện trọng đại của quốc gia nữa.

Về luật an ninh mạng, gửi bạn Hồng Quang, đang làm Trainee tại VTV – trực thuộc ban Tuyên giáo

FB Dưa Leo

14-6-2018

Ảnh đại diện của Facebooker Hồng Quang.

Qua nay nhiều bạn bè mình share bài của bạn mà không kiểm chứng nguồn tin, không biết rằng những lập luận ngô nghê mà bạn chia sẻ mới là không chính xác và sai lệch, cố tình lái qua hướng ru ngủ khiến nhiều người quên đi sự nguy hiểm của Luật ANM.

Sau khi đã đọc hết một lần toàn bộ Luật ANM (sẽ còn phải đọc lại nhiều lần nữa) cũng như tham khảo từ nhiều nguồn, mình xin phép phản biện lại từng luận điểm của bạn như bên dưới nhé.

Mình post trên trang cá nhân vì bạn đóng Facebook không cho người lạ vào bình luận. Mình cũng nghĩ tới việc nhắn tin riêng cho bạn nhưng mình thấy có vẻ bạn không hoan nghênh ý kiến trái chiều (hãy xem câu đầu tiên trong bài viết của bạn). Nên mục đích bài phản biện này của mình là để cho những người bạn của mình đang bị lẫn trong mớ bòng bong thông tin không bị dắt mũi.

Phận người hữu hạn

FB Mai Quốc Ấn

14-6-2018

Phận người hữu hạn như cái chớp mi của thời gian. Biến cố cuộc đời chẳng qua như cái hắt hơi của vụ trụ. Nhân loại cứ “đi” trong vòng xoáy tuần hoàn khách quan của tự nhiên bằng cách “mò mẫm” ngày một thông minh hơn.

Các thuật toán ngày nay phát triển đến mức đoán được tương lai bằng logic, một ví dụ về “mò mẫm”. Bạn cầm trên tay chiếc điện thoại số 7 thì nhà sản xuất đã có chiếc số 10. Tương tự, không có Luật An ninh mạng thì các quốc gia (lẫn tập đoàn) cũng cơ bản có và tiếp tục khai thác database khách hàng để phục vụ mục đích của họ.

Đất nước bao giờ khổ thế này chưa

FB Nguyễn Tuấn Anh

14-6-2018

423 bộ não với suy nghĩ của thế kỷ trước nhấn nút thông qua 1 điều luật về công nghệ của thế kỷ sau. Kỳ thực, không thể dùng được câu nào khác để mô tả cho sự việc này.

423 viên đá đã được ném vào những thành tựu văn minh của nhân loại và lợi ích của người dân như một hành động trung cổ man rợ.

“Phê-kê-bốc, dịch chuyển đám mây dữ liệu về Việt Nam,…” là phát biểu của tướng Võ Trọng Việt thể hiện rõ sự hoang sơ trong kiến thức. Thì ra là họ chưa bao giờ văn minh và tiến bộ chứ không phải họ từ chối điều đó. Cho nên, sự ném đá vào khoa học là điều dễ hiểu.