Mai Bá Kiếm
24-10-2024
Đại Đoàn Kết, Báo Mới, Pháp Luật, Tuần Tin Tức, Đại Biểu Nhân Dân… cùng đặt tựa bài trùng ý nhau “Ông Vương Tấn Việt thừa nhận sử dụng bằng cấp 3 BTVH không hợp pháp và tự nguyện nộp lại các bằng không hợp pháp“.
Mai Bá Kiếm
24-10-2024
Đại Đoàn Kết, Báo Mới, Pháp Luật, Tuần Tin Tức, Đại Biểu Nhân Dân… cùng đặt tựa bài trùng ý nhau “Ông Vương Tấn Việt thừa nhận sử dụng bằng cấp 3 BTVH không hợp pháp và tự nguyện nộp lại các bằng không hợp pháp“.
Võ Xuân Sơn
24-10-2024
Câu chuyện ông Vương Tấn Việt (Thích Chân Quang) lấy bằng tiến sĩ khi bằng tốt nghiệp cấp III là giả, làm cho nhiều người đặt vấn đề về quy trình đào tạo tiến sĩ của Đại học Luật Hà Nội. Thế nhưng, tôi biết chắc, rằng Vương Tấn Việt không phải người đầu tiên có cái bằng như vậy.
Trân Văn
23-10-2024
Hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam đồng thanh quy trách cho…. “thể chế” sau khi ông Tô Lâm – Tổng bí thư đương nhiệm tuyên bố: Thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn. Ở ngày đầu tiên trong Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa này, ông Tô Lâm nhận diện ba “điểm nghẽn” đang kiềm chế Việt Nam là “thể chế, hạ tầng và nhân lực”, trong đó “thể chế” là “điểm nghẽn” lớn nhất, nan giải nhất [1].
Tuyên bố của ông Tô Lâm không những không mới mà còn khiến thiên hạ cảm thấy rất… tệ! Tô Lâm chỉ lặp lại điều mà hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam ra rả suốt từ 2011 đến giờ. Tháng 1/2011, tại Đại hội lần thứ 11 của Đảng CSVN, các đại biểu tham dự đại hội này đã xác định “thể chế, nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng là ba khâu đột phá chiến lược” [2].
Hãy bỏ ra vài phút dùng “thể chế” như từ khóa kèm với những “Nguyễn Phú Trọng”, “Nguyễn Xuân Phúc”, “Vương Đình Huệ”, “Võ Văn Thưởng”,… để tìm kiếm trên Google ắt sẽ thấy, “thể chế” chẳng khác gì một loại… quái thú vừa làm cho người Việt khốn khổ, vừa giúp tổ chức chính trị giành giữ quyền lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối tại Việt Nam không những vô can mà còn có cơ hội sắm vai… “hiệp sĩ” xả thân chống… quái thú!
Xin nhìn qua một số kết quả từ Google: Tháng 1/2011, ông Nguyễn Phú Trọng xác định “phải xem đột phá về thể chế, cải cách các chế độ và thủ tục hành chính, chống phiền hà, sách nhiễu là khâu trọng yếu, bảo đảm phát huy đầy đủ, đúng đắn cơ chế thị trường, tạo xung lực mới cho phát triển nhanh và bền vững”. Năm năm sau (2016) khi BCH TƯ đảng khóa 11 mãn nhiệm, tới lượt BCH TƯ đảng khóa 12 (2016 – 2021), rồi BCH TƯ đảng khóa này (2021 – 2026) nhận nhiệm vụ, đến giờ, “phát triển nhanh và bền vững” vẫn chỉ là… mục tiêu chưa biết lúc nào có thể chạm tới, bởi “hoàn thiện thể chế” vẫn là nhiệm vụ lâu dài. Khởi xướng “đột phá về thể chế” lúc 67 tuổi, ra đi ở tuổi 80 nhưng ông Nguyễn Phú Trọng vẫn thúc thủ trước “thể chế”, thành ra đồng đảng chỉ có thể ca ngợi “dấu ấn” của ông trong “công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế” [3].
Chẳng riêng ông Trọng, ông Nguyễn Xuân Phúc cũng vật lộn với “thể chế” từ lúc còn là Thủ tướng cho tới khi trở thành Chủ tịch Nhà nước (CTNN). Năm 2016 – năm năm sau khi BCH TƯ đảng khóa 11 xác định “thể chế” là một trong “ba đột phá chiến lược” – Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu: Kiểm điểm xem Chính phủ còn nợ gì về thể chế [4]! Người đứng đầu bộ máy hành pháp tại Việt Nam, sau đó là người đứng đầu Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam liên tục sáng tạo ra đủ loại “thể chế” để thúc giục “đột phá”, yêu cầu “đổi mới”, đòi hỏi “hoàn thiện”, kể cả “thể chế về rác thải nhựa” [5]! Năm 2018, khi tham dự đối thoại về chính sách do Diễn đàn Kinh tế Việt Nam tổ chức, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giới thiệu quan điểm của Daron Acemoglu và James A. Robinson trong “Tại sao các quốc gia thất bại” và nhấn mạnh, đó là vì “thể chế, thể chế và thể chế” [6].
Dường như “thể chế” dễ tạo “dấu ấn”, dễ giương danh nên ông Phúc cũng tâm đắc với “thể chế” chẳng thua gì ông Trọng. Đầu năm 2020, ông Phúc nhận định: Nút thắt lớn nhất hạn chế sự phát triển là thể chế, nút thắt về tư duy [7], đến cuối năm ông chỉ đạo: Muốn hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân, phát huy dân chủ XHCN, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân phải tập trung xây dựng thể chế pháp luật [8]. Những Vương Đình Huệ, Võ Văn Thưởng,… tất nhiên không thể đứng ngoài cuộc chiến công kích “thể chế” để vươn lên dẫn đầu công cuộc “đổi mới” và “hoàn thiện”. Có thể tìm thấy trên Internet vô số những tuyên bố rổn ràng về “thể chế” của họ. Chẳng hạn: Thể chế, chính sách, nguồn lực là điểm nghẽn lớn trong phát triển văn hoá [9]. Hay: Sẽ hoàn thiện thể chế để cán bộ không thể tham nhũng [10]…
***
Về ngữ nghĩa, thể chế là hệ thống văn bản lập pháp và lập quy của một quốc gia, xác định phương thức tạo dựng, duy trì, điều chỉnh quan hệ giữa các tập thể bao gồm cả chính quyền với cá nhân. Thể chế ấn định cả quyền lợi lẫn nghĩa vụ cho tất cả các bên và tất nhiên không thể thiếu cách thức chế tài. Một trong những cách thức phổ biến để dân chúng chế tài chính quyền là sử dụng lá phiếu để bày tỏ ý chí, nguyện vọng của họ.
Tại sao ở Việt Nam, thể chế lại chẳng khác gì quái thú bất trị mà những cá nhân hữu trách không thể xác định từ đâu ra, vì lẽ gì mà có thể tác oai, tác quái và lợi hại đến như vậy? “Chiến lược” của đảng CSVN thế nào, năng lực của đảng CSVN ra sao mà sắp tròn 14 năm, “ba khâu đột phá” cùng trở thành ba… “điểm nghẽn”, thậm chí “thể chế” – khâu “đột phá” đầu tiên – còn trở thành “điểm nghẽn của điểm nghẽn”? Khi dõng dạc bảo rằng “thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn” ông Tô Lâm hoặc vô tình, hoặc cố ý đã phủ nhận toàn bộ cả “dấu ấn” lẫn “công trạng” của những người tiền nhiệm. Giống như các nhân vật tiền nhiệm, ông Tô Lâm chỉ tiếp tục thừa nhận sự tồn tại của quái thú, đổ sự bế tắc của quốc gia, sự lầm than của dân chúng lên đầu quái thú chứ không đề ra cách thức giải trừ!
Chú thích
[2] https://xaydungdang.org.vn/co-
[5] https://cebid.vn/thu-tuong-
[6] https://tuoitre.vn/tai-sao-
[8] https://baophapluat.vn/the-
22-10-2024
Đợt bầu Chủ tịch nước vừa rồi có mấy điểm đáng lưu ý. Thứ nhất là mình tìm kiếm suốt ngày hôm qua đến giờ mà vẫn không biết tại sao chú Tô Lâm mình lại bị bay chức Chủ tịch nước?
21-10-2024
Tối hôm qua (20.10), tôi vừa ăm cơm vừa coi tivi, mà lại tivi mậu dịch (chắc nghiện khó cai). Tôi nghe người đứng đầu bộ máy cầm quyền xứ này đọc diễn văn, liên tục nhắc đi nhắc lại cụm từ “đấu tranh, phản bác những quan điểm sai trái, thù địch”. Cứ tưởng cuộc sống hòa bình, yên ổn làm ăn, sống để yêu thương, ai dè không như mình nghĩ.
18-10-2024
Mao Trạch Đông từng được coi là vị “Bạo chúa đỏ”. Ông ta chỉ dùng chủ nghĩa Marx-Lenin như một bức bình phong để bảo vệ quyền lực. Ông ta chẳng có hiểu biết gì về chủ nghĩa Marx và cũng chẳng hề muốn áp dụng nó ở Trung Quốc. Ông ta chỉ biết và chỉ muốn cai trị xứ sở như các hoàng đế tiền bối. Ngay cả Stalin phải coi Mao là “củ cải đỏ” (đỏ vỏ trắng lòng).
17-10-2024
Hồi xưa ở miền Bắc, báo Văn nghệ có mục “Dọn vườn”, ví nơi chữ nghĩa như mảnh vườn, lúc này lúc khác bị cỏ dại, lá khô, rác rưởi… thì dọn dẹp cho nó sạch sẽ. Nhưng cũng chỉ chủ yếu dọn vườn văn nghệ văn gừng, chứ không mấy khi dám thò liềm ra vườn ngoài (báo Nhân Dân chả hạn).
16-10-2024
Buổi thăm gặp em trai tôi, Trịnh Bá Tư, sau 19 ngày tuyệt thực ở Trại 6, Nghệ An, để đòi chấm dứt chế độ chuồng cọp và thả tù nhân chính trị.
Võ Xuân Sơn
16-10-2024
Hôm qua, tình cờ xem thấy một clip trên Youtube, về một cháu bé 7 tháng tuổi, được mẹ để trong một cái xe đẩy bán hàng, mà ngay phía bên kia vách ngăn, là cái bếp lò đang được dùng để nấu bánh bán.
15-10-2024
Truyền thông cỏ của Vingroup là lực lượng du kích đánh lén mà dân gian quen mồm gọi là “Vin nô”. Đó có thể là cán bộ nhân viên trong tập đoàn Vingroup hay khách hàng, đối tác tin cậy của Vin, cũng có thể là những người “yêu nước” bằng tình cảm cuồng loạn u mê.
Nguyễn Huy Cường
14-10-2024
Con người có tính hướng thiện rất cao nên khi được biết có một bà Phương Hằng ba năm trước “bóc phốt” một số văn nghệ sĩ thâm lạm tiền thiện nguyện của bà con giúp người khó khăn, rất cảm phục, trong đó có tôi.
13-10-2024
Từ trước cuộc chiến, kinh tế của Nga đã không phải là quá mạnh, khi quyết định khởi động một cuộc chiến mới trên lãnh thổ Ukraine, Nga đã làm rung chuyển động lực quân sự, kinh tế và chính trị xã hội của mình.
13-10-2024
Han Kang, người Hàn Quốc đầu tiên giành giải Nobel Văn học, đã từ chối lời đề nghị họp báo sau giải thưởng Nobel Văn chương, mà bà nói là chẳng có lý do gì để vui, khi cuộc sống chung quanh là những thảm kịch, như những cuộc xung đột không ngừng giữa Ukraine-Nga hay Israel-Palestine.
Nguyễn Huy Cường
11-10-2024
Một bài báo lớn về đường sắt cao tốc kéo cái tựa đề làm những người hay đi máy bay thấy … nhột. Đó là dòng chữ lớn: Đường sắt cao tốc Bắc Nam, sức bật cho nền kinh tế Viêt Nam: Đối thủ đáng gờm của hàng không.
9-10-2024
(Từ đây, với những nhân vật chỉ nhắc thoáng qua trong một thời điểm nhất định, tác giả sẽ viết tắt tên thật của họ. Riêng với những nhân vật chính có mặt lâu dài hay xuyên suốt loạt hồi ức, để bạn đọc dễ theo dõi và dễ nhớ, người viết sẽ ghi đầy đủ họ tên đã được thay đổi hoàn toàn).
10-10-2024
Hôm 9/10, trước khi Thái Lan được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2025-2027, giới hoạt động nhân quyền kêu gọi chính quyền nước này không dẫn độ ông Y Quynh Bdap về Việt Nam theo yêu cầu của Hà Nội, còn ngược lại sẽ đánh mất lòng tin tại diễn đàn thế giới.
Vài giờ trước khi diễn ra cuộc bỏ phiếu bầu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) ở New York, các nhà hoạt động nhân quyền và luật sư bào chữa cho ông Y Quynh Bdap tổ chức họp báo để thảo luận về phán quyết hồi cuối tháng 9 của Tòa án Hình sự Bangkok về việc dẫn độ người tị nạn Việt Nam Y Quynh Bdap đã được Cao ủy LHQ về Người tịn nạn (UNHCR) công nhận.
Ngoài ra, buổi họp báo cũng phân tích ý nghĩa của phán quyết nói trên đối với cam kết của chính phủ Thái Lan trong việc duy trì nghĩa vụ bảo vệ người tị nạn và nhân quyền khi nước này tranh cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ.
Tại cuộc họp báo sáng 9/10 được trang Facebook ALTSEAN-Burma tường thuật trực tiếp, bà Nadthasiri Bergman, luật sư bào chữa cho ông Bdap, nhắc lại rằng ông bị cảnh sát Thái Lan bắt hồi tháng 6 dựa trên tội danh “khủng bố” mà chính quyền Việt Nam xác định trước đó.
“Lập luận của chúng tôi trong vụ dẫn độ là ông ấy không thể bị dẫn độ vì ông ấy là người tị nạn được công nhận và ông đang trải qua quá trình tái định cư”, luật sư Bergman nêu rõ.
“Một ngày trước khi ông bị bắt, UNHCR đã đề nghị ông đến phỏng vấn [để xem] liệu ông có liên quan gì đến vụ việc ở Đắk Lắk hay không. Họ không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy ông có liên quan và quy chế tị nạn của ông chưa bao giờ bị thu hồi nên ông vẫn được công nhận là người tị nạn”, vẫn lời nữ luật sư Thái Lan.
Ông Bdap đang bị giam tại trại tạm giam ở Bangkok để chờ kháng cáo việc bị dẫn độ về Việt Nam, nơi ông phải đối mặt với bản án 10 năm tù về tội “khủng bố”.
Hôm 30/9, Toà án Hình sự Bangkok ra phán quyết rằng nhà hoạt động người dân tộc Ê Đê và cũng là người sáng lập nhóm Người Thượng vì Công lý có thể bị trục xuất về Việt Nam, theo yêu cầu của chính quyền Việt Nam.
Ông bị cảnh sát Thái Lan bắt giữ hồi tháng 6/2024 để xem xét dẫn độ ông cũng như cáo buộc ông lưu trú quá hạn.
Kêu gọi Thái Lan không dẫn độ
Ngoài luật sư Bergman, các diễn giả khác tại cuộc họp báo gồm các đại diện của Qũy Xuyên Văn hóa Thái Lan (CrCF Thailand), tổ chức Quyền Hòa bình (PRF), và tổ chức tư vấn Nhân quyền và Lao động Châu Á (AHRLA).
Ông Phil Robertson, giám đốc nhóm tư vấn Nhân quyền và Lao động Châu Á (AHRLA) có trụ sở tại Bangkok, cho VOA biết qua tin nhắn: “Chính phủ Việt Nam đang gây áp lực tối đa lên Thái Lan để dẫn độ ông Y Quynh Bdap về nước, nhưng Thái Lan cần phải kiên phản đối yêu cầu đó và duy trì các nguyên tắc bảo vệ người tị nạn”.
Ông Robertson kêu gọi Thái Lan nhận thức rằng nếu họ gửi trả lại một người tị nạn UNHCR được công nhận về Việt Nam, điều đó sẽ làm hoen ố nghiêm trọng danh tiếng nhân quyền của họ và gây ra phản ứng dữ dội của quốc tế chỉ trích Bangkok, cho dù Thái Lan được bầu vào Hội đồng Nhân quyền.
Trao đổi với VOA sau cuộc họp báo, ông Robertson đưa ra khuyến nghị: “Hoa Kỳ cũng như EU và các nước thành viên cần khẩn trương gây sức ép để Thái Lan từ chối trả Y Quynh Bdap về nước mà thay vào đó cho phép ông này đến và tái định cư ở một nước thứ ba, nơi ông có thể được bảo vệ khỏi các bàn tay bao vây, đàn áp xuyên quốc gia của Việt Nam”.
Nhiều nước quan ngại
Nhiều chính phủ, thông qua đại sứ quán của họ ở Bangkok, đã bày tỏ lo ngại cho sự an toàn của Y Quynh Bdap, đồng thời kêu gọi chính phủ Thái Lan cho phép ông tái định cư ở nước thứ ba, nhưng Việt Nam đã cử quan chức từ Hà Nội qua Bangkok để “gây áp lực buộc Thái Lan phải trả ông về cho họ”, tổ chức ALTSEAN-Burma, tổ chức nhân quyền ở Bangkok, viết trong bài đăng hôm 9/10.
Tổ chức này cho rằng hành động của Việt Nam gây ra “một cuộc kéo co ngoại giao và những lo ngại ngày càng tăng về tầm ảnh hưởng của Việt Nam và sự đàn áp xuyên quốc gia”.
Tại cuộc họp báo, trả lời câu hỏi của đại diện Đại sứ quán Hà Lan tại Bangkok rằng liệu tòa án ở Việt Nam có đưa ra bằng chứng chứng minh rằng ông Bdap có “tham gia” vụ tấn công “khủng bố” hay không, luật sư Bergman trình bày rằng phía Việt Nam không trưng ra bằng chứng nào khác, ngoài việc có ba người làm chứng tại tòa cáo buộc rằng ông Bdap “tham gia chỉ đạo” từ xa cuộc khủng bố và hai tấm hình, một của chính ông và của nạn nhân.
VOA đã liên lạc với Bộ Ngoại giao Thái Lan và Bộ Ngoại giao Việt Nam, đề nghị họ đưa ra bình luận về các phát biểu và lời kêu gọi trên, nhưng chưa được phản hồi.
Truyền thông Việt Nam nói gì?
Báo chí nhà nước gần đây lên tiếng phản bác các lời kêu gọi của quốc tế về việc ngưng dẫn độ ông Bdap, nói rằng những lời kêu gọi đó là hành động “cổ xúy, tán dương đối tượng khủng bố của các thế lực thù địch, phản động”.
Báo Công an Nhân dân (CAND) của Bộ Công an Việt Nam hôm 7/10 viết: “Trong bối cảnh an ninh toàn cầu ngày càng trở nên phức tạp, việc ra sức tô vẽ và đánh bóng cho các đối tượng khủng bố như Y Quynh Bdap không chỉ đi ngược lại lợi ích của Việt Nam mà còn đe dọa an ninh toàn cầu”.
Trang này nói rằng vào năm 2018, ông Y Quynh Bdap vượt biên trái phép sang Thái Lan, rồi cùng với một số đối tượng có tư tưởng “chống phá” Việt Nam thành lập “Nhóm người Thượng vì Công lý”.
Với lời lẽ chỉ trích như thường lệ, trang báo nhà nước của chính quyền cộng sản cho rằng nhóm này là tổ chức “phản động” nhằm tập hợp nhóm người dân tộc thiểu số tại Thái Lan có tư tưởng chống phá nhà nước Việt Nam.
Liên quan đến vụ tấn công khủng bố vào chính quyền ở Đắk Lắk hồi tháng 6/2023, trang CAND dẫn lời khai của một bị cáo tên là Y Ba Bya cho rằng “Y Quynh Bdap chỉ đạo việc chọn những trụ sở cơ quan Nhà nước có ít người để dễ thực hiện việc tấn công, đồng thời bắt phải quay video diễn biến cuộc tấn công khủng bố, phá hoại, giết cán bộ gửi cho Y Quynh Bdap để tuyên truyền cho cộng đồng quốc tế”.
Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn VOA sau phiên tòa xử vắng mặt hồi tháng 1/2024, ông Bdap bác bỏ các cáo cuộc của chính quyền Việt Nam, cho rằng ông và nhóm nhân quyền của ông chỉ đấu tranh ôn hòa cho quyền của người Thượng ở Tây Nguyên.
10-10-2024
Hôm nay, ngày 10 tháng 10, cái ngày được nhà nước hiện thời và giới truyền thông của họ gọi là “ngày giải phóng thủ đô”. Ngày 10.10 xưa cũ ấy, cách nay đã 70 năm, 10.10.1954, bộ đội vào tiếp quản thủ đô, sau cuộc kháng chiến 9 năm chống quân đội và bộ máy cai trị của Pháp.
Nguyễn Thông
8-10-2024
Giáo dục xứ này lúc nào cũng có “chuyện”, kể cả khi nó yên bình nhất. Không bị ồn ào, sao có thể là nền giáo dục An Nam.