Trang chủ Bài Trên Mạng

Bài Trên Mạng

Thiên hạ nói và nghĩ

Truyện ngắn: Trong bóng tối

Tạ Duy Anh

18-1-2024

Khu nhà ấy vốn là nhà nuôi trẻ. Một thời nó được coi là “thiên đường nhỏ” của các tiểu thiên thần. Bốn bề đều có hoa, lá vây bọc. Giữa mảnh sân phơi vuông vức có cây bàng già từng bị sét đánh cụt ngọn, nhưng không chết. Cây bàng do lão Nhì trồng, để kỷ niệm đứa con chết trẻ. Nhà lão Nhì vô phúc nên vào năm bốn mươi tuổi lão mắc bệnh lao rồi chết nốt, hoàn toàn tuyệt tự. Người ta bảo cả nhà lão Nhì tụ về cây bàng, mỗi người bám một cành.

Tâm sự của ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng với cư dân mạng

FB Lưu Bình Nhưỡng

3-11-2018

ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng. Ảnh trên mạng

Thưa các bạn,

Tôi là Lưu Bình Nhưỡng, tiến sỹ luật học, ĐBQH Khoá 14, đơn vị tỉnh Bến Tre, hiện là Phó trưởng ban Dân nguyện thuộc Uỷ ban thường vụ Quốc hội, thành viên Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội.

Chạy theo con số và hệ quả

Đỗ Ngà

31-7-2022

Ở trong nông nghiệp, người ta có hệ thống tưới thông minh theo công nghệ Israel rất hiệu quả. Đó là “tưới nhỏ giọt”. Cách tưới này tiêu tốn ít nước mà lại cho cây phát triển tối ưu. Tất nhiên để đưa ra cách tưới như vậy, con người phải có nghiên cứu kỹ. Ngược lại, ở Việt Nam, có những nông dân thiếu hiểu biết, tưới thật nhiều nước làm cho cây ngập úng và chết nhiều, sinh ra năng suất thấp. Đó là hình mẫu về sự điều tiết nguồn sống cho một vườn cây.

Cụ Kình nói gì về phát biểu của Phó giám đốc Công an Hà Nội

FB Nguyễn Anh Tuấn

7-11-2017

Cụ Kình và bà con Đồng Tâm. Ảnh: FB Nguyễn Anh Tuấn

Sáng nay, trước Quốc Hội, Đại tá Đào Thanh Hải, Phó Giám đốc Công an Hà Nội cho biết đoàn thanh tra Bộ Công an (do một Thứ trưởng dẫn đầu) đã kết luận toàn bộ quá trình chấp pháp của Công an Hà Nội trong việc bắt giữ cụ Kình ngày 15/4 là hoàn toàn đúng. Theo ông Hải, việc cụ Kình bị gãy chân là do gia đình giằng co với lực lượng thi hành nhiệm vụ, chứ không phải lỗi của công an Hà Nội.

Một mình sân hận, “trừng trị” cả thế giới?

Vũ Kim Hạnh

4-3-2021

Mở đầu tháng 3, chưa quá 3 ngày, một mình, sân hận khắp nơi, Trung Quốc tung đòn, giở đủ ngón đe dọa và trừng trị cả thế giới…

Vụ án Hồ Duy Hải, Viện Kiểm sát NDTC đã kháng nghị huỷ án

Trương Châu Hữu Danh

30-11-2019

Mẹ của Hồ Duy Hải kêu oan cho con ròng rã gần 12 năm. Ảnh: internet

Vụ án này, luật sư Trần Hồng Phong và nhiều luật sư đã theo đuổi hơn 10 năm nay. Đây là lá đơn mà anh Phong soạn – với những thông tin chấn động:

ĐƠN KÊU OAN CHO TỬ TÙ HỒ DUY HẢI

(V/v: Đề nghị giám đốc thẩm; tố giác đối tượng Nguyễn Văn Nghị có dấu hiệu là hung thủ; tố cáo CQĐT làm sai lệch hồ sơ vụ án).

Sự thiếu kiên nhẫn với bị cáo kêu oan của Hội đồng Xét xử

Ngô Anh Tuấn

23-1-2024

Rất nhiều vụ án liên quan tới các tội phạm chức vụ mới được đưa ra xét xử trong thời gian vừa qua, HĐXX rất ưu ái đối với những bị cáo được xem là thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, họ dành cho các bị cáo rất nhiều thời gian để trình bày về hoàn cảnh, về sức khoẻ, về sự ăn năn… Còn phía ngược lại, bị cáo nào có ý định kêu oan thì y như rằng bị hành cho ra bã, lời khai bị hạn chế và liên tục bị nhắc nhở, bị cắt lời. Rất khó cho bất kỳ ai có cơ hội được minh oan tại toà án khi mà lời khai không được làm rõ, nhân chứng không được đối chất, tài liệu không được chứng minh một cách khoa học.

Những tiếng cười khả ố tát vào lòng yêu nước

FB Nguyễn Văn Miếng

9-11-2018

Hôm nay ngày 9/11/2018, Tòa án nhân dân Đồng Nai đã xử y án 15 thanh niên xuống đường phản đối Dự Luật Đặc Khu hôm 10/6/2018, với mức án từ 8 đến 18 tháng tù.

Trò chơi hạ màn

Đỗ Ngà

7-8-2022

Chuyến đi của bà Nancy Pelosi đến 5 nước gồm: Singapore, Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản. Trong đó việc đến Singapore và Malaysia không phải là mục đích chính, mà mục đích chính là ba quốc gia còn lại. Trong chuyến đi này có hai điếm nóng mà bà Pelosi đã đến, đó là Đài Loan và khu phi quân sự giữa biên giới Triều Tiên và Hàn Quốc.

Người châu Á phản đối Trump muốn nói điều gì?

BBC

13-11-2017

Tổng thống Donald Trump “cố nối vòng tay” châu Á nhưng chỉ với các lãnh đạo? Ảnh: JIM WATSON

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đến Philippines, là chặng dừng cuối của chuyến công du châu Á dài 12 ngày, đưa ông tới Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam.

Vài phương tiện phòng ngự Biển Đông từ góc nhìn cuộc chiến Nagorno-Karabakh 2020

Nguyễn Ngọc Chu

9-3-2021

I. CUỘC CHIẾN NAGORNO-KARABAKH

1. Chiến tranh Nagorno-Karabakh lần thứ nhất

Ảnh: internet

Thời kỳ Xô Viết Nagorno-Karabakh là một khu tự trị thuộc Cộng hoà Azerbaijan, có chung biên giới với Cộng hoà Armenia và khoảng 77-78% dân số Nagorno-Karabakh là người Armenia. Ngày 20/2/1988 quốc hội khu tự trị Nagorno-Karabakh thông qua nghị quyết yêu cầu chuyển giao sang Armenia nhưng Azerbaijan kiên quyết từ chối. Từ đó Nagorno-Karabakh bất ổn với bạo lực gia tăng biến thành một cuộc chiến tranh sắc tộc.

Ngày 10/12/1991 một cuộc trưng cầu dân ý ly khai được tổ chức tại Nagorno-Karabakh. 22,8% dân số là người Azerbaijan tẩy chay. 99,8% người Armenia bỏ phiếu cho ly khai. 25/12/1991 Liên Xô sụp đổ. Nagorno-Karabakh chìm trong cuộc chến tranh lần thứ nhất.

Chiến tranh Nagorno-Karabakh lần thứ nhất kết thúc với chiến thắng thuộc về Armenia bằng nghị định Bishkek 1994. Nagorno-Karabakh trở thành quốc gia độc lập tự xưng là Cộng hoà Artsakh. Ngoài vùng Nagorno-Karabakh thì Artsakh còn chiếm được 7 quận xung quanh thuộc Azerbaijan. Hội đồng Bảo an LHQ thông qua 4 nghị quyết (1993) và Đại hội đồng năm 2008 yêu cầu trao trả 7 quận cho Azerbaijan nhưng Arsakh-Aemenia không đồng ý.

2. Chiến tranh Nagorno-Karabakh lần thứ hai

Chiến tranh Nagorno-Karabakh lần thứ hai 27/9/2020-9/11/2020 chấm dứt với chiến thắng thuộc về Azerbaijan. Sau hơn một tháng giao tranh khốc liệt Arsakh-Armenia bị mất hầu hết diện tích ở 7 quận đã chiếm đóng trong cuộc chiến tranh thứ nhất. tệ hại hơn, quân đội Azerbaijan tiên sâu vào vùng Nagorno-Karabakh, chiếm thành phố lớn thứ 2 là Shusha cách thủ phủ Stepanakert của Nagorno-Karabakh chỉ khoảng 10 km. Arsakh-Armenia đối diện với nguy cơ bị mất toàn bộ vùng Nagorno-Karabakh nên buộc phải ký kết hiệp định ngừng bắn.

Hiệp đình đình chiến nggày 9/11/2020, được ký kết bởi Tổng thống Azerbaijan Aliyev, Thủ tướng Armenia Pashinyan, và Tổng thống Nga Putin. Hiệp ước cho phép giữ nguyên hiện trạng chiếm đóng của 2 phía, và trao lại cho Azerbaijan toàn bộ 7 quận đã mất trong cuộc chiến tranh thứ nhất, đồng thời được thiết lập hành lang đi qua lãnh thổ Armenia nối với vùng đất bị chia cắt của Azerbaijan là Nakhchivan giáp với Thổ Nhĩ Kỳ và Iran.

Azerbaijan tuyên bố chiến thắng và ăn mừng rầm rộ trên cả nước với lễ duyệt binh chiến thắng tại Baku ngày 10/12/2020.

Ở chiều ngược lại là nhiều nơi trên lãnh thổ Armenia đã nổ ra các cuộc biểu tình dữ dội phản đối chính phủ đã để mất đất trong hiệp định đình chiến.

3. Nguyên nhân thắng lợi của Azerbaijan trong Chiến tranh Nagorno-Karabakh lần thứ hai

Không bàn về tác chiến quân sự cũng như nhiều nguyên nhân khác, dưới đây dẫn ra 3 yếu tố quan trọng đã đưa đến thắng lợi quyết định của Azerbaijan mà Việt Nam có thể tham khảo.

1/.Không ngừng mua sắm vũ khí mới và nâng cấp quân đội

Sau thất bại ở cuộc chiến tranh Nagorno-Karabakh, Azerbaijan đã rút ra bài học, và đã không ngừng mua sắm vũ khí hiện đại, không chỉ từ Nga. Song song với đó là thao luyện quân đội với vũ khí mới, làm cho quân đội hiện đại và tinh nhuệ hơn.

Trong khi đó, sau thất bại các quan chức quốc phòng Armenia đã đổ lỗi cho việc quân đội:

– Không được mua sắm các loại vũ khí hiện đại cần thiết,

– Lại còn bị mua vũ khí lỗi thời,

– Lại còn bị bớt xén.

Kết quả là sự lui quân và thất bại trong chiến trận với Azerbaijan.

2/.Sự giúp đỡ của Thổ Nhĩ Kỳ

Trong lễ duyệt binh ăn mừng chiến thắng của Azerbaijan ngày 10/12/2020 có sự tham dự của binh lính sĩ quan và cả tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan với một cuộc viếng thăm quốc gia tới Baku. Thiết bị quân sự và kinh nghiệm chiến tranh của Thổ Nhĩ Kỳ cùng với sự chống lưng của Thổ nhĩ Kỳ đã góp phần không nhỏ của Azerbaijan trong cuộc chiến tranh Nagorno-Karabakh 2020.

3/.Vũ khí của Israel

Khi biết Israel bán vũ khí cho Azerbaijan, Armenia đã triệu hồi đại sứ tại Isael. Trong chiến tranh Nagorno-Karabakh 2020, Azerbaijan dùng nhiều máy bay không người lái có khả năng tàng hình IAI Hadrop của Israel (và cả Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ). Chính các máy bay không người lái của Israel đã tiêu diệt nhiều trạm phóng tên lửa và xe tăng của Armenia, đưa đến cho Armenia những tổn thất nặng nề về hoả lực và nhân lực, làm giảm mạnh khả năng kháng cự của quân đội Armenia.

Cùng sử dụng chủng loại vũ khí Liên Xô, Armenia đã thắng Azerbaijan trong chiến tranh Nagorno-Karabakh 1994. Nhưng ngoài vũ khí Nga mà 2 bên cùng có, thì trong chiến tranh Nagorno-Karabakh 2020 Azerbaijan có thêm vũ khí của Israel và sự trợ giúp của Thổ Nhĩ Kỳ nên đã dành thắng lợi, trả được món nợ năm 1994.

II. BÀI HỌC TRỰC DIỆN TỪ CUỘC CHIẾN NAGORNO-KARABAKH 2020

Thiết nghĩ các nhà quân sự Việt nam đã để ý đến cuộc chiến tranh Nagorno-Karabakh 2020 và đã có những quyết định tương xứng. Nhưng xin lưu ý lại, vẫn không thừa mấy nhận xét dưới đây.

1. Lãnh đạo quân đội Armenia không nêu lên tất cả các lý do đưa đến thất bại mà mới chỉ lưu ý 3 điều về mua sắm vũ khí:

– Không được mua sắm các loại vũ khí hiện đại cần thiết;

– Lại còn bị mua vũ khí lỗi thời;

– Lại còn bị bớt xén.

Đây là căn bệnh chung của các nước nghèo. Ngân sách quốc phòng ít, nên buộc phải mua loại lạc hậu, lại bị bớt xén do tham nhũng, nên vũ khí không dùng được khi chiến trận xẩy ra.

Mua vũ khí lạc hậu và ăn bớt trong mua sắm vũ khí là cực kỳ nguy hại cho phòng vệ quốc gia. Bài học là thà mua ít, nhưng hiện đại, và khộng bớt xén.

2. Nhưng điều người Armenia biết mà không nhắc đến, đó là vũ khí khắc tinh của Israel và Thổ Nhĩ Kỳ. Vũ khí khắc tinh là một quân bài cực kỳ quan trọng làm cho đối phương bất ngờ và phải gánh chịu thất bại.

3. Máy bay không người lái UAV là một QUÂN CHỦNG vô cùng nguy hiểm trong chiến tranh hiện đại.

4. Không có đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ, Azerbaijan đã không có được chiến thắng trong cuộc chiến Nagorno-Karabakh 2020 ở mức độ như vậy.

III. HƯỚNG MẠNH ĐẾN TỰ SẢN XUẤT

Sự khác biệt của các nước có nền công nghiệp hiện đại là mua sắm và tự học theo chế tạo và tự sản xuất. Đó là điều Trung Quốc, Thổ Nhĩ kỳ và Bắc Triều Tiên và nhiều nước khác làm được.

Việt Nam cần đẩy mạnh xu hướng tự sản xuất, dẫu là theo paten của nước khác hay nhờ chuyển giao công nghệ. Từ đó mới có bậc thang để tiến lên tự sang chế.

Việc xếp hạng năng lực quốc phòng mà các tạp chí đang tiến hành chỉ dựa trên số lượng khí tà đang có. Như là số lượng: máy bay, tàu chiến, tàu ngầm, xe tăng, quân số thường trực… Trong bảng xếp hạng như vậy, một cường quốc đích thực như Đức, không được xếp hạng cao.

Chẳng hạn:

– Xếp hạng theo máy bay Đức có 712 chiếc xếp thứ 17 sau Saudi Arabia có 879 chiếc thứ 12;

– Xếp hạng tầu ngầm Đức có 6 chiếc sau Algeria 8 chiếc;

– Xếp hạng xe tăng Đức có 245 chiếc thứ 53 sau campuchia 263 chiếc thứ 49;

– Xếp hạng pháo phản lực Đức có 38 bệ xếp thứ 55 sau Lào có 64 bệ thứ 48…

Nhưng những chỉ số vừa nêu không nói lên năng lực thực về quốc phòng của nước Đức. Khi chiến sự xẩy ra thì Đức hoàn toàn có khả năng tự sản xuất các chủng loại khí tài vừa nêu với số lượng vượt trội và rất hiện đại. Để thấy được sự khác biệt giữa phải mua sắm với khả năng tự chế tạo và tự sản xuất. Đó là sự khác biệt của các cường quốc.

Việt Nam đã lãng quên nền công nghiệp tự cường hơn 30 năm nay, từ khi lao vào nền kinh tế dịch vụ. Đã đến lúc bừng tỉnh để quay về nền công nhiệp tự sản xuất. Đó là nhân tố quốc phòng cực kỳ quan trọng. Mua không xuể. Xin viện trợ càng không xuể. Phải cậy nhờ đến tự sản xuất.

IV. ĐÔI ĐIỀU VỀ PHÒNG NGỰ BIỂN ĐÔNG TỪ CUỘC CHIẾN NAGORNO-KARABAKH 2020

Hải quân Trung Quốc chưa bao giờ có bước tiến nhảy vọt về chất lượng và số lượng như thập niên vừa qua.

Chưa so sánh về chất lượng với Hải quân Hoa Kỳ và Hải quân Nga, nói về tổng số lượng tàu chiến lớn nhỏ, Trung Quốc có số lượng đông nhất thế giới, bỏ lại phía sau Mỹ và Nga. Về một binh chủng quan trọng như tàu ngầm, thì hiện tại Trung Quốc đã vươn lên vị trí số 1 với 79 chiếc, và còn tăng nhanh nữa trong tương lai gần, vượt số lượng 69 chiếc của Mỹ và 64 chiếc của Nga.

Từ một nước không tiếp cận được hàng không mẫu hạm, nhờ Liên Xô tan rã, Trung Quốc đã chớp thời cơ mua hàng không mẫu hạm Vargna đóng dở ở Odessa rồi nhờ các chuyên gia Ukraina giúp đỡ, tổng thể tốn kém khoảng hai chục triệu đô la, đến năm 2012 Trung Quốc đã hạ thuỷ hàng không mẫu hạm Liêu Ninh. Năm 2017 Trung Quốc có hàng không mẫu hạm Sơn Đông. Năm 2023 sẽ là hàng không mẫu hạm thứ 3 của Trung Quốc. Đến một ngày Trung Quốc sẽ vượt con số 11 hàng không mẫu hạm Mỹ.

Làm thế nào để hạn chế bớt uy lực của Hải quân Trung Quốc?

Cuộc chiến Nagorno-Karabakh 2020 cho nhiều bài học quý. Trong đó cần lưu ý đến vài hướng quan trọng sau đây có thể gợi ý cho phòng ngự ở mặt trận biển Đông.

1. Việt Nam đang xây dựng lực lượng không quân cho hải quân. Trong lực lượng đó cần chú trọng phát triển nhanh BINH CHỦNG KHÔNG QUÂN KHÔNG NGƯỜI LÁI. LẤY CHỦNG LOẠI KHẮC CHẾ làm chủ lực. Sử dụng vài ngàn UAV tàng hình là phương án kinh tế để góp phần đối phó nhanh và hiệu quả trước một đối thủ nhiều trăm tàu chiến.

2. Không thể không nghĩ đến binh chủng TÀU NGẦM MINI CÓ NGƯỜI LÁI VÀ KHÔNG NGƯỜI LÁI. Không thể không nghĩ đến tự sản xuất. Đây cũng là một hướng đi vừa kinh tế vừa kịp thời trong chiến lược bảo vệ biển Đông.

3. Cần sự ủng hộ của bạn bè quốc tế.

Không cạnh tranh rằng các điều nêu trên là đúng. Chỉ là cung cấp thông tin từ một góc nhìn.

Cũng không phải là tất cả các biện pháp được trình bày ở đây, chỉ là vài điều phác hoạ rút ra từ thực tiễn cuộc chiến Nagorno-Karabakh.

Rất hy vọng các bộ óc chiến lược quốc phòng Việt Nam đã nhìn xa hơn những điều trên.

Phải tránh xung đột trong mọi trường hợp. Nhưng bảo bối số 1 để tránh xung đột là có một tiềm lực quốc phòng đủ mạnh.

Nếu nói rằng, không bao giờ ganh đua được về số lượng và chất lượng với một cường quốc mạnh hơn nhiều lần, thì đó là một suy nghĩ sai lầm.

Khi chịu thua, dừng lại, là để cho đối thủ có cơ hội tiến xa hơn và cũng là chịu đầu hàng không điều kiện.

Ở mặt biện chứng khác, sao sáng thì phải lụi tắt, tập đoàn lớn rồi đến ngày thu nhỏ để cho các tập đoàn nhỏ mới xuất hiện trở thành gã khổng lồ, một để chế hùng cường tất đến ngày tiêu vong để đế chế vĩ đại mới xuất hiện. Vũ trụ không độc cực. Đó là quy luật. Đừng bao giờ đầu hàng.

Có khát vọng chưa chắc đã thành công. Nhưng không có khát vọng thì không bao giờ thành công.

Vụ Hồ Duy Hải: Tỉnh muốn trảm, trung ương lắc đầu

Blog VOA

Nguyễn Hùng

4-12-2019

Sau khi Viện kiểm sát nhân dân tối cao lệnh huỷ án tử hình đối với thanh niên Hồ Duy Hải, trên mạng xã hội xuất hiện video được thu từ một kỳ họp Hội đồng nhân dân Long An cách đây hai năm.

Biết nghe sự thật khó hơn

Lưu Trọng Văn

29-1-2024

Sáng qua, bí thư thành uỷ TP HCM Nguyễn Văn Nên gặp gỡ một số trí thức văn nghệ sĩ theo lời mời của Viện Nghiên cứu Phương Đông.

Trình độ lãnh đạo

FB Võ Xuân Sơn

14-11-2018

Đọc được một thông tin về trung tướng Phan Văn Vĩnh, người đang bị xét xử tại Phú Thọ, vì đã bảo kê cờ bạc, mà hơi bị bất ngờ.

Đó là thông tin, được cho là của nhà báo Nguyễn Như Phong, bạn của trung tướng Phan Văn Vĩnh. Thông tin đó cho rằng: “Phan Văn Vĩnh, điện thoại di động không biết nhắn tin, hoặc cùng lắm là nhắn được dòng chữ OK, không biết sử dụng máy tính…”.

Loa phường, quyền hiểu biết sự thật và nói lên sự thật

Đào Tăng Dực

16-8-2022

Theo báo Tuổi Trẻ Online ngày 26 tháng 7 năm 2022: “Để nâng hiệu quả công tác tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, kinh tế – xã hội, Hà Nội phấn đấu đến năm 2025, 579 xã, phường, thị trấn có hệ thống loa truyền thanh hoạt động đến thôn, tổ dân phố…”.

Bài học đạo lý cho một chế độ cuối mùa

Blog VOA

Bùi Tín

18-11-2017

Từ trái sang: Ông Trịnh Văn Bô, bà Hoàng Thị Minh Hồ, cụ bà Phan Thị Ngọc (mẹ ông Bô), Phạm Văn Đồng và nhà tư sản Nguyễn Hữu Tiệp tại “Tuần lễ vàng”, tháng 9/1945. Ảnh: internet

Cụ bà Trịnh Văn Bô/ Hoàng Thị Minh Hồ, nữ doanh nhân có lòng yêu nước nồng nàn đã từ trần. Cuộc đời của một nữ doanh nhân thành đạt có lòng yêu nước mình, thương dân mình, tiêu biểu cho truyền thống nhân ái của dân tộc – thương người như thể thương thân, là bài học sống động cho mỗi người Việt.

Một nhà giàu, cực giàu, có hàng ngàn lạng vàng, hàng tấn lạng bạc nén, nhà cửa khang trang, nhưng không bị đồng tiền làm cho lóe mắt, càng giàu càng tự nguyện chia sẻ cho người nghèo – cứ lãi 10 phần thì để ra 3 phần làm từ thiện, khi nền độc lập cần đến thì cần bao nhiêu cũng hiến, không hề tính toán.

Ba nhà nước, ba gọng cùm, dân thoát đằng trời!

Đỗ Ngà

15-3-2021

Cơ chế “song trùng” là cụm từ mà xã hội ám chỉ cách tổ chức bộ máy nhà nước của Đảng Cộng sản Việt Nam. Song trùng nói đơn giản là hai nhà nước tồn tại song song. Vậy Đảng Cộng sản tổ chức hai nhà nước như thế nào?

Một cuốn sách độc hại cho ngành du lịch Việt Nam

Lê Vĩnh Trương

8-12-2019

Cuốn sách giới thiệu du lịch Frommer “Vietnam with Angkor Wat” do Sherrise Pham, một phóng viên Bắc Kinh viết.

Chuyện vui cuối tuần: Swing States or Swift States

Thọ Nguyễn

4-2-2024

Nước Mỹ có nhiều điều kỳ lạ và những điều đó thường thay đổi thế giới. Khi FIFA quyết định tổ chức World Cup bóng đá 1994 tại Mỹ, nhiều người hỏi: Mỹ không biết đá bóng mà lại cho đăng cai giải vô địch thế giới ở đó làm gì? Ngoài chuyện dân chúng nước sở tại hờ hững, còn phí một vé vòng chung kết cho một đội bóng cỡ nghiệp dư.

Tiếng nói cai trị tung hoành ở Quốc hội

VNTB

Nguyễn Đình Ấm

21-11-2018

Đã đành, quốc hội cũng là một tổ chức của đảng CS được hình thành có chức năng hợp pháp hóa ý chí của cấp trên nhằm làm cho dân chúng, quốc tế cảm thấy có sự dân chủ. Thế nhưng, trên nghị trường nhiều “đại biểu” đã không cưỡng nổi một thứ “quán tính tư tưởng” phơi bày bản chất cai trị của nhà cầm quyền, nơi được gọi là “đại diện cho nhân dân”. Họ tỏ ra khó chịu, chận họng, áp chế những tiếng nói lẻ loi phản ánh chút tâm tư của người dân trước thực tại xã hội và bênh vực quan chức, nhà cầm quyền ra mặt.

Bật kênh Phong “bụi” mà nghe đi…

Lê Huyền Ái Mỹ

22-8-2022

Cách đây mấy năm, tôi có coi một bộ phim tài liệu VTV đặc biệt đặc tả về số phận của những lao động Việt Nam ở Đài Bắc, hơn cả sự ám ảnh khi ống kính trần thuật những cuộc trốn chạy của người Việt vào tạm lánh trong rừng mỗi khi hay tin sắp có đợt kiểm tra của nhà chức trách; những bữa ăn với tô mì gói dưới “ngọn đèn” phát ra từ màn hình điện thoại để tránh bị phát hiện; và trong số ấy có cả cuộc tháo chạy để rồi kết cuộc, ngày trở về lại vỏn vẹn trong chiếc ba lô và di ảnh.

Người đi tìm bản đồ về chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông

VNTB

Vũ Quốc Ngữ dịch

27-11-2017

Tiến sĩ Trần Nguyễn Anh Sơn cho hay, Chính phủ Việt Nam không sử dụng những tài liệu mà ông tìm ra để kiện Trung Quốc. “Do vậy, nhiều tài liệu của chúng tôi không được công bố.” Ảnh: The New York Times.

Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn cho hay chính phủ Việt Nam không sử dụng những tài liệu mà ông tìm ra để kiện Trung Quốc. “Do vậy, nhiều tài liệu của chúng tôi không được công bố.”

Đà Nẵng, Việt Nam – 8 năm trước, lãnh đạo Đà Nẵng đã yêu cầu Trần Đức Anh Sơn đi khắp thế giới để tìm kiếm các tài liệu và bản đồ hỗ trợ cho các tuyên bố lãnh thổ của Việt Nam ở Biển Đông.

Ông đã làm như yêu cầu, và ông kết luận rằng Việt Nam nên kiện Trung Quốc về các hoạt động trong vùng nước xung quanh một số hòn đảo đang tranh chấp  ở Biển Đông, như Philippines thành công khi kiện Trung Hoa lên Toà án Trọng tài Quốc tế kết thúc vào năm ngoái. Tuy nhiên, những lãnh đạo của ông đã im lặng.

Nhìn lại vụ Tất Thành Cang: Lại… biểu diễn… nghiêm minh!

Blog VOA

Trân Văn

23-3-2021

Ủy ban Kiểm tra (UBKT) của Ban Chấp hành Trung ương (BCH TƯ) đảng CSVN nhiệm kỳ mới (nhiệm kỳ 13 từ 2021 đến 2026) vừa công bố kết quả Kỳ họp thứ hai của cơ quan này (1). Nếu đem so những kết quả xem xét – thi hành kỷ luật các tổ chức đảng và đảng viên của UBKT BCH TƯ đảng CSVN khóa trước (nhiệm kỳ 12 tử 2016 – đến 2021) thì rõ ràng chuyện xem xét – kỷ luật các tổ chức đảng và đảng viên vẫn tiếp tục khiến công chúng càng ngày càng thêm chán ngán về… sự nghiêm minh của đảng!

David Hutt: ‘Việt Nam sẽ mất đảng CS nhanh hơn nếu liên kết với Trung Quốc’

BBC

Tina Hà Giang

12-12-2019

Theo nhà báo David Hutt căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc khiến Việt Nam ở thế tiến thoái lưỡng nan. Ảnh: internet

Trước tình trạng cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc đang leo thang, Hà Nội ngày càng khó giữ được sự cân bằng trong liên hệ ngoại giao với hai cường quốc đối thủ, tác giả David Hutt bình luận.

Hôm nay, mồng 5 Tết…

Lê Huyền Ái Mỹ

14-2-2024

Hôm nay mồng 5 Tết Giáp Thìn, 14-2, kỷ niệm 235 chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa đã đánh đuổi 29 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi nước ta. Năm ngày tới, 17-2 (ngày 21 tháng Giêng năm Kỷ Mùi, 1979), tròn 45 năm cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Trung Quốc, bảo vệ các tỉnh biên giới phía Bắc. Trước đó, cũng những ngày cận Tết, 27 tháng Chạp năm Quý Sửu, tức 19-1-1974, Trung Quốc đã đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam…

Hết sức quan ngại và cực lực phản đối

FB Võ Xuân Sơn

26-11-2018

“Ai qua Nông cống tỉnh Thanh, Dừng chân nhớ Triệu Thị Trinh anh hùng”. Đó là những câu thơ tôi được học về người nữ anh hùng ở Thanh hóa. Và cách đây vài hôm, tôi được chứng kiến một hậu duệ của Bà Triệu, giữa một đám đàn ông bạc nhược, ở ngay Thanh hóa.

Giải tán Hội tướng lĩnh Đức Thọ và tiền lệ xấu cho Xã hội dân sự

Dương Quốc Chính

29-8-2022

Lãnh đạo huyện Đức Thọ tặng hoa chúc mừng Ban chấp hành Hội nhiệm kỳ 2022-2027. ẢNh: Báo Hà Tĩnh

Việc UBND huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh phải thu hồi quyết định thành lập hội tướng lĩnh có thể khiến nhiều người hỉ hả. Vì nói gì nói, việc thành lập hội này nó khá là phản cảm, có vẻ cục bộ địa phương và hãnh tiến đúng kiểu anh em miền giữa. Điều này khiến cho dư luận cả mấy lề đều không đồng tình. Lý do chính là: Ghét cái thái độ của anh em tướng lĩnh quê Đức Thọ!

Vấn đề của chính thể nhìn từ BOT Cai Lậy

FB Mai Quốc Ấn

2-12-2017

BOT Cai Lậy đã gây ra một sự xáo trộn rất lớn đối với tuyến giao thông miền Tây. Hàng hóa nông sản từ miền Tây đi khắp nơi và hàng hóa các nơi đổ về miền Tây bị “bóp cổ” ngay tại Cai Lậy. Trong chuyện này chính quyền chính quyền tỉnh Tiền Giang không thể vô can.

Hoạt động tham vấn cộng đồng trước khi triển khai một dự án nào đó là hết sức quan trọng. Việc cử những đại diện chính quyền địa phương các cấp, Mặt trận Tổ quốc hay các đoàn hội khác không thể hiện được hết chính kiến của nhân dân trước một dự án ảnh hưởng tới họ. Giả sử bây giờ, tuy đã muộn, hãy hỏi ý kiến nhân dân một cách nghiêm túc Xem nhân dân có muốn đặt trạm BOT Cai Lậy trên quốc lộ thay vì đưa nó về tuyến tránh?

Dọn mình trước khi chết!

Tạ Duy Anh

31-3-2021

Khi đặt bút viết những dòng “Tự bạch”, văn hào Nga Lép Tôn-xtôi đã có gần trọn vẹn những thành tựu khiến tên tuổi của ông bất tử. Nghĩa là ông không cần phải làm bất cứ điều gì cũng đủ để trở thành một tấm gương về mọi phương diện.

Thấy gì qua diễn tập chống khủng bố ở TP. HCM?

Nguyễn Ngọc Chu

16-12-2019

TP. HCM diễn tập chống khủng bố. Ảnh: internet

1. “Sáng 15.12, Chính quyền TP HCM tổ chức diễn tập xử lý tình huống an ninh trật tự trên địa bàn thành phố với sự tham gia của nhiều đơn vị như Công an TP.HCM, Bộ tư lệnh TP.HCM, UBND TP.HCM, Cảng quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất.

Đại tá Nguyễn Sỹ Quang, Phó giám đốc Công an TP.HCM, cho biết cuộc diễn tập sẽ xử lý 4 tình huống giả định.