Sáu lý do giúp chế độ CS tồn tại

FB Trần Trung Đạo

3-1-2019

Hôm đó là ngày 11 tháng 9, 1987 và Mikhail Gorbachev đang nghỉ ngơi trong một biệt thự ở Hắc Hải. Một phụ tá trình lên ông lá thư từ chức Ủy viên Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Liên Xô của Boris Yeltsin.

Gorbachev đọc lá thư mà không tin đó là sự thật. Trong lịch sử đảng CSLX đây là lần đầu một lãnh tụ CS cấp trung ương từ chức. Việc tự ý rời nhiệm sở là việc chưa từng có và cũng không được phép.

Đinh Lầu

FB Huy Đức

2-1-2019

Từ trên tầng 49, toà nhà Bitexco, Đinh Lầu nhìn dòng xe cộ chui xuống đường hầm Thủ Thiêm, hỏi, “Sao họ rúc xuống đáy sông mà không ướt”. Đưa Đinh Lầu qua đường hầm, Đinh Lầu xuýt xoa, “Tài hè”. Đinh Lầu là Chủ tịch UBND xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình, xã của 460 nhân khẩu người A Rem. Đây là lần đầu tiên Đinh Lầu vào Sài Gòn, lần đầu tiên Đinh Lầu đi máy bay. Đinh Lầu nói, “Mình thích rồi”.

Chung tay chống bụi nano cho trẻ em vùng ô nhiễm

FB Mai Quốc Ấn

2-1-2019

Bụi PM2.5, bụi PM1.0 (hay bụi nano) rất mịn, chỉ bằng 1/28-1/40 đường kính sợi tóc nên các loại khẩu trang thường bị chúng “vô hiệu”. Độ mịn ấy sẽ đi đến tận đáy phổi, ngấm vào các mao mạch máu và tích tụ để chờ phát thành bệnh khi đủ lượng.

Chùm thơ của nhà thơ Thái Bá Tân về luật An Ninh mạng và internet

FB Thái Bá Tân

2-1-2019

CHÀO NĂM MỚI 2019

Không có gì chua xót
Bằng chúng ta, ngươi dân,
Nuôi công an, quân đội
Để chúng đàn áp dân.

Nói thêm về COC

FB Trần Đức Anh Sơn

1-1-2019

Tháng 9.2017, sau khi nhận được bài báo “The Code of Conduct of the Parties in the South China Sea: A Tremendous Mistake” của Tướng Daniel Schaeffer, nguyên Tùy viên quân sự của Pháp tại Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc, học giả cao cấp về tranh chấp trên Biển Đông của tổ chức tư vấn Asie21 (Pháp), gửi cho tôi, viết về quá trình đàm phán COC giữa ASEAN và Trung Quốc và cảnh báo những nguy cơ có thể xảy đến nếu ASEAN vội vàng trong việc ký kết với Trung Quốc về COC.

Những đỉnh cao muôn trượng

FB Lão Tạ

2-1-2019

Chào Sáu mốt đỉnh cao muôn trượng!

Cả một thời tuổi trẻ, chúng tôi luôn tin vào điều này, mà không hề biết cái đỉnh cao muôn trượng mà Tố Hữu nói đến là thứ gì? Giờ đây bất cứ ai dành mối quan tâm thích đáng cũng có thể thấy rõ những năm đầu thập kỉ sáu muơi ấy chúng ta đứng ở đâu? Hóa ra nó chỉ là “Vui gì hơn (được) làm người lính đi đầu”. Người lính đi đầu chỉ là loại tốt gỉn, đầu sai cuối hạng, có thể thí bao nhiêu cũng được.

Trung Quốc thao túng truyền thông thế giới như thế nào? (Bài 2)

FB Mạnh Kim

2-1-2019

Tiếp theo Bài 1

Không rõ nhóm nhà báo VN sang Trung Quốc năm ngoái, và khi về nhà đã tung ra loạt bài ca ngợi đặc khu Thâm Quyến, có nhận tiền của Trung Quốc hay không nhưng việc Trung Quốc mua chuộc phóng viên nước ngoài là một chiến lược công khai của họ…

Bài 2: “Cổ vy kim dụng, dương vy Trung dụng”

Năm 2013, tại hội nghị quốc gia về công tác tuyên truyền, Tập Cận Bình nhắc lại câu nói nổi tiếng của Mao Trạch Đông từ thập niên 1930: “Bắt quá khứ phục vụ hiện tại, bắt nước ngoài phụng sự Trung Quốc” (“Cổ vy kim dụng, dương vy Trung dụng”). Dưới thời Tập Cận Bình, chiến lược này đã được thực hiện ráo riết với những bài bản cực kỳ tinh vi…

Viết đúng sự thật, việc gì phải sợ ai!

FB Hoàng Hải Vân

2-1-2019

Đúng 30 năm trước, khi còn là một người làm báo nghiệp dư đang sinh sống và làm việc ở Đà Nẵng, tôi đã viết ký sự “Rừng vẫn chưa xanh lá” nói về bản kỷ luật thất đức mà Tỉnh ủy Quảng Nam-Đà Nẵng dành cho ông “thần rừng” Hoàng Đình Bá.

Dân tộc … lưu vong

FB Ngọc Vinh

2-1-2019

1- Trong lịch sử nhân loại, có hai dân tộc chịu số phận bi thảm hơn các dân tộc khác. Rất không may, một trong hai lại là dân tộc Việt chúng ta. Một trong hai còn lại là Do Thái.

Cái “lỗi” của dân tộc Do Thái là sinh ra Chúa rồi hành hình Chúa trên thập giá. Họ đã bị kỳ thị, xua đuổi, bị truy bức giết hại và lưu vong khắp nơi. Năm 1947, cái dân tộc rã rời nát vụn đó đã cùng nhau gom góp từng đồng tiền, từng mãnh đất để gầy dựng lại quốc gia của mình. Định mệnh bi thảm của dân tộc đã khiến họ gắn kết với nhau thành một khối, nhờ đó quốc gia Israel đã phát triển không ngừng. Một mình họ đã đánh bại quân đội của liên minh các nước Ả rập để bảo vệ sự tồn vong của đất nước. Và giờ, họ đã có bom nguyên tử…

Khác với dân tộc Do Thái lưu vong hơn ngàn năm trước, dân Việt chỉ bắt đầu lưu vong đại trà từ sau 30-4-1975. Dân tộc này không hành hình Chúa nhưng vẫn phải chịu một định mệnh bi thảm không kém. Cuộc chiến tranh giữa hai miền anh em với vũ khí bom đạn của ngoại bang kết thúc, đất nước được gom về một mối, những tưởng sẽ bắt đầu một thời đại vàng son, nhưng không ngờ, thời đại đó biến thành một cuộc phân ly bi thảm.

Vượt qua cả dân tộc Do Thái, người Việt ” vươn lên” dẫn đầu lịch sử lưu vong của nhân loại bằng cuộc di cư chính trị quy mô nhất về mặt số lượng từ trước đến nay. Hàng triệu người đã lao ra biển trên những chiếc tàu đánh cá các loại để thoát khỏi đất mẹ của mình, chấp nhận cả cái chết để… lưu vong. Một phần của dân tộc đã làm mồi cho cướp biển cho cá mập và bị nhốt trong những trại tị nạn nghẹt thở ở các nước Đông Nam Á đồng liêu.

Cuộc di cư khốc liệt của người Việt đã đưa họ đến khắp nơi trên thế giới, kể cả châu Phi, điều mà trước 1975, cả hai miền Nam Bắc đều không hề có. Tâm thức lưu vong kể từ mốc thời gian đó, đã phục kích trong các tầng lớp dân Việt, đóng đinh trong đầu họ cho đến tận ngày nay, không ngơi nghỉ và không có cơ hội để chấm dứt…

2. Sau 30-4-1975, ở Phan Thiết quê tôi, người vượt biên bằng đường biển rất nhiều do thành phố này sống bằng kinh tế biển với rất nhiều tàu đánh cá. Người Phan Thiết không chỉ giúp “đồng bọn” quê mình vượt biển mà còn giúp cả dân Sài gòn, với giá vài ba cây vàng, có khi chủ tàu chỉ thu đủ sở hụi để mua dầu, thực phẩm và đút lót cho bộ đội biên phòng. Có nguyên một làng chài hay cả xóm đạo vượt biên sạch.

Sau đó, khi đất nước đói meo, thì những người vượt biên bắt đầu góp phần gầy dựng quê nhà bằng … những thùng hàng gởi về từ nước ngoài. Dân quê tôi gọi đó là hàng thùng. Một người vượt biên thoát được qua nước ngoài thì cả gia đình được nhờ, cả gia đình cùng thoát thì dòng họ được nhờ. Dân sống bằng hàng thùng chả cần làm gì vẫn phong lưu vì nhận hàng thùng đều đặn gởi về.

Gia đình nào sống bằng hàng thùng thì con trai rất dễ lấy vợ và con gái, dù xấu, cũng rất dễ lấy chồng. Tâm thế chờ đợi hàng Mỹ, hàng Tây đã ăn sâu từ đó vào ký ức của cộng đồng. Không chỉ chờ đợi hàng thùng và đô la từ nước ngoài, người thân trong nước của các Việt kiều thường xuyên sống trong tâm trạng chờ đợi được bảo lãnh. Gặp nhau là họ hỏi thăm nhau bằng một câu cửa miệng: “Bao giờ đi?”. Đi ở đây chính là lưu vong, là thoát khỏi nơi họ chôn nhao cắt rún!

3- Năm 2017, tôi đi du lịch Mỹ để thăm thú bạn bè định cư ở đất nước này. Ngày tôi đi cũng là ngày một nhà báo đồng nghiệp rất thân với tôi tại Đài phát thanh TPHCM xách va ly qua Mỹ để… lưu vong. Anh đã nghỉ hưu và được gia đình bảo lãnh. Rất nhiều nhà báo mà tôi quen biết khi về hưu đã sang Mỹ định cư, coi việc lưu vong là điều hết sức bình thường. Ai thắc mắc tuổi già còn sang Mỹ để làm gì, cứ hỏi họ đi rồi sẽ nhận được câu trả lời.

Tại Mỹ, tôi ghé San Jose thăm L. Hoàng, bạn học thời trung học của tôi ở Phan Thiết. Hoàng qua Mỹ năm 1978 và tiếp tục học hành để lấy bằng kỹ sư, giờ cậu là trưởng một bộ phận trong một công ty có 5000 căn hộ cho thuê. Cậu ở trong khu da trắng, với một ngôi nhà trị giá 800.000 đô la và lái chiếc Mẹc 7 chỗ.

17 tuổi, Hoàng đã là nhà tổ chức vượt biên và từng vô tù ngồi 6 tháng. Sau khi tổ chức nhiều chuyến tàu vượt biển thành công, cậu cùng 5 anh chị em của mình quyết định ra đi. Giờ họ cùng nhau sinh sống trên đất Mỹ. Hoàng bảo tôi khi gặp lại, rằng gia đình cậu lúc đó nghèo quá và thấy đất nước cũng nghèo quá nên vượt biên là con đường duy nhất mà cậu buộc phải lựa chọn. Cậu bảo, “tao đâu muốn sống lưu vong, nhưng không vượt biên làm sao có tương lai. Nước Mỹ lúc đó là miền đất hứa và họ đã cưu mang tao nên cuối cùng tao cũng quen với cuộc sống bên này”.

Đã có 3 thế hệ người Việt sống lưu vong trên đất Mỹ, thế hệ thứ nhất là những người bỏ chạy khỏi nước khi quân đội miền Bắc tràn vào Sài gòn và những người vượt biển. Thế hệ 2 là các sĩ quan VNCH và gia đình họ qua đây theo diện HO cùng với những người được thế hệ thứ nhất bảo lãnh. Thế hệ thứ 3 là con em người Việt sang du học, tìm kiếm việc làm, định cư và bảo lãnh cha mẹ.

Trong số cha mẹ này có rất nhiều cán bộ nhà nước, họ đầu tư tiền bạc cho con cái ăn học, mua nhà cửa, gởi tiền vào tài khoản ngân hàng và chờ đợi thời cơ để… lưu vong. Tiền họ có được, dĩ nhiên đến từ túi của nhân dân, vì lương của thủ tướng VN chưa tới 20 triệu đồng (khoảng 850 đô Mỹ) thì họ lấy gì để nuôi con du học?

4- Mỗi năm, người Việt trong nước bỏ tiền tỉ đô la để mua nhà ở Mỹ. Ai có khả năng này? Chỉ có cán bộ và doanh nhân. Ở một thành phố của quận Cam, có cả một “ngôi làng” của cán bộ nhà nước. Họ chuyên sống bằng hồn của Trương Ba nhưng da hàng thịt. Họ ở VN, làm việc trong bộ máy của chế độ nhưng tâm hồn thì để trong những ngôi nhà ở Mỹ. Ở đó có con cháu họ chờ sẵn. Giống như Võ Kim Cự Formosa vậy, nếu cần thiết lên đường xuất ngoại là đi thôi. Tiền đã gởi, nhà đã mua, con cháu đã chuẩn bị đón chào.

Tôi biết Tổng biên tập một tờ báo nọ, vẫn đương chức ở Việt Nam nhưng đã có thẻ xanh ở Mỹ. TBT phải là đảng viên, nhưng chuyện này dễ ẹt, một khi lòng người đã muốn… lưu vong thì không có gì là không thể. Có TBT một tờ báo chửi Mỹ không còn nước non gì, thế mà cuối đời xách đít qua Mỹ để sống …lưu vong.

Các nhà báo đàn anh tôi, cùng lứa tuổi tôi hoặc nhỏ hơn ở Sài gòn, bằng cách này cách khác, đều gởi con du học Mỹ hoặc Úc. Đó là tương lai mới không chỉ cho con cái họ mà cho cả họ. Giờ họ là công dân Việt Nam nhưng mai mốt đây họ sẽ là công dân Mỹ Úc, nếu muốn. Cả đất nước đều như vậy.

Nhiều công dân Việt hiện nay đã lên kế hoạch cho cuộc sống tương lai của mình không gắn với Việt Nam. Dân thường, cán bộ viên chức, nhà văn nhà báo, lãnh đạo cấp cao…vân vân. Không từ một tầng lớp nào. Ai dám chắc rằng các lãnh đạo cao cấp không chọn trước cho mình một chỗ để … lưu vong khi cần thiết. Cuộc đời, thời cuộc mà, đâu nói trước được điều gì.

Người thân Mỹ chọn chỗ sẵn ở Mỹ, người thân Tàu chọn chỗ sẵn ở Tàu. Có biến là dzọt thôi. Vậy thì làm sao trách các công dân Việt thu nhập thấp tìm qua Đài Loan hay Nhật Bản để… lưu vong bất hợp pháp. Đã lưu vong thì bình đẳng, giống như sự bình đẳng của con người trong tuyên ngôn nhân quyền vậy, dù người giàu tiền và nghèo tiền thì chọn cách lưu vong khác nhau.

5- Vậy tại sao người Việt lại khát khao…lưu vong như thế? Câu hỏi này quá dễ trả lời bằng câu thành ngữ Việt Nam: đất lành chim đậu. Khi đất mẹ không còn lành thì người dân Việt sẽ tìm cách ra đi như một tất yếu để tìm đến mãnh đất lành hơn. Không ai muốn tương lai gia đình con cái mình sống trong môi trường nhiễm độc, nền giáo dục – y tế thiếu chất lượng, sự bất nhất giữa nói và làm của những người điều hành xã hội, sự giả dối lừa lọc nhau giữa người và người, niềm tin cùn mòn vì mọi thứ đều có thể làm giả, từ học vấn giả, nhân cách giả, đến cả lịch sử cũng bị làm giả, rồi người dân bị cấm đoán nói lên sự thật của đất nước mình… vân vân và vân vân, đó là chưa kể nỗi sợ hãi bị mai phục và thôn tính đến từ anh bạn vàng ròng láng giềng khổng lồ phương bắc…

6- Ở lứa tuổi hiện nay của mình, chưa bao giờ tôi muốn sống lưu vong, nhưng tôi lại muốn con cái mình được đào tạo bởi nền giáo dục Mỹ, Úc và đó cũng là nơi sinh sống thật tuyệt cho chúng nếu chúng muốn… lưu vong. Tâm thức cá nhân được định hình từ tâm thức xã hội, do vậy ngay trong bản thân, tôi đã bị tâm thức lưu vong chế ngự , kể từ khi đứa con của tôi bắt đầu xách cặp tới trường để học tiếng Anh.

Một quốc gia sao có thể hùng cường khi người dân của quốc gia ấy cứ nhấp nhổm… lưu vong và không coi trọng đất nước của mình? Khó có thể gắn kết những con người nhấp nhổm ấy lại với nhau bằng tình cảm quốc gia để đoàn kết như dân Do Thái. Ai cũng biết rằng, kẻ lưu vong là kẻ bị nhổ bật gốc rễ khỏi quê hương, như bụi lúa bị nhổ bật khỏi ruộng nước.

Đó là một nỗi đau từng là điều không chịu nổi đối với người tha hương xa xứ, vậy mà giờ đây, nó đang biến thành một món ăn tâm lý hạng nhất của người Việt chúng ta. Vì đâu nên nỗi cuộc này, hả người?

Bìa sách “Người Tị Nạn” của tác giả Việt Thanh Nguyễn

Trung Quốc thao túng truyền thông thế giới như thế nào?

FB Mạnh Kim

1-1-2019

An ninh mạng nói riêng hay an ninh quốc gia nói chung nên nhìn ở góc độ nào? An ninh quốc gia có được đảm bảo hay không là phải hiểu rõ kẻ thù hoặc đối thủ của mình mà kẻ thù/đối thủ lớn nhất và nguy hiểm nhất của Việt Nam vẫn là Trung Quốc. Phải biết họ đang làm gì và làm như thế nào để đối phó mới là trọng điểm của vấn đề an ninh mà Việt Nam cần làm, chứ không phải nhắm vào việc bịt mồm bịt miệng người dân trong khi truyền thông Trung Quốc lại được thiết kế để đánh toàn diện trên mọi mặt trận truyền thông thế giới. Hồ sơ dưới đây cho thấy phần nào điều đó.

Nhớ Ba Sàm (phần 2)

FB Nguyễn Thông

1-1-2019

Tiếp theo phần 1

Có một dạo, suốt thời gian khá dài, biết bao người xứ này, không chỉ dân chúng mà cả cán bộ đảng viên, bắt đầu ngày mới bằng việc mở internet để vào Ba Sàm “xem hôm nay có gì mới không”. Khi hàng trăm tờ báo giấy và trang thông tin điện tử vất vả lắm mới có thêm người đọc thì ở “Ba Sàm” cứ tự nhiên nhi nhiên, người ta chen vai thích cánh ùa vào chẳng khác gì đi hội.

Luật an ninh mạng: Nhiều điều vô nghĩa

FB Nguyễn Quang A

1-1-2019

Nhiều bài viết và góp ý cho dự thảo Luật An Ninh Mạng (LANM) đã phân tích một số điều vi hiến, vi phạm nhân quyền, vi phạm những cam kết quốc tế của Việt Nam,… vân vân. Stt này chỉ nêu sự vô nghĩa của một vài điều của LANM.

Thí dụ, khoản 1 Điều 16 của LANM quy định phải ngăn chặn, xử lý “Thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam…”.

Không viết được những lời vui

FB Đỗ Duy Ngọc

31-12-2018

Chỉ còn mấy giờ đồng hồ nữa là hết năm 2018, tờ lịch cuối cùng rơi xuống để đón một năm mới đến. Năm 2018 bản thân và gia đình có nhiều chuyện buồn. Đầu năm mất anh trai ruột, cuối năm mất người vợ chung sống hơn bốn mươi năm. Vốn biết có đến có đi, có sinh có diệt, đời vốn vô thường nhưng cũng không giấu được nỗi buồn riêng. Năm mới tới, cũng muốn gác cái buồn riêng ấy để viết cái gì đấy vui một tý để đón những ngày mới, mong có một năm mới vui tươi hơn.

10 sự kiện nổi bật về tự do ngôn luận năm 2018

FB Nguyễn Vi Yên

31-12-2018

Tại Việt Nam, mạng xã hội đã trở thành kênh thông tin, kênh vận động và phanh phui nhiều sai phạm liên quan đến môi trường, tham nhũng, và bất công. Cộng đồng Facebook tại Việt Nam sẽ phản ứng như thế nào khi luật An ninh mạng sắp có hiệu lực trong vài giờ tới? Năm 2019 dự báo sẽ là một năm đầy hứa hẹn với tiềm năng sáng tạo của cư dân mạng để lên tiếng trước những bất công xã hội.

Viết tiếp về CPTPP: Hai câu hỏi khó về công đoàn độc lập và An ninh mạng

FB Vũ Kim Hạnh

31-12-2018

Các câu hỏi không dễ trả lời. Vậy mà sau stt hôm qua về CPTPP, đã có nhiều bạn inbox hỏi mình. Hỏi để biết cũng có, mà hỏi “cắc cớ” cho bí cũng có. Còn 13 ngày nữa CPTPP có hiệu lực rồi. Nhân ngày hôm nay là ngày cuối trước 1/1/2019, mình nói mấy điều tóm lược thông tin, cũng chỉ là từ tìm đọc các tài liệu và cố sàng lọc các thông tin khách quan, ngắn gọn. Thế này…

Việt Nam làm gì trước cuộc so găng Trung – Mỹ (phương Tây)?

FB Nguyễn Anh Tuấn

31-12-2018

BẢN CHẤT CUỘC SO GĂNG

Không giống như sự nổi lên của Nhật Bản thập niên 70s-80s biến nước này thành một hội viên được đón chào của câu lạc bộ phương Tây, sự trỗi dậy của Trung Quốc mang dáng dấp của Nga Sô sau Thế Chiến II ở chỗ đều thách thức trật tự quốc tế hiện hành do phương Tây kiểm soát với sự tự tin rằng họ đang vận hành một mô hình phát triển ưu việt hơn.

Hãy cho nhân dân một “cơ hội”

FB Han Phan

29-12-2018

Hôm nay là ngày thứ 7 cuối cùng của năm 2018. Những ngày cuối năm ngoài dư âm của cúp vô địch bóng đá tầm cỡ ao làng ra, đất nước này không còn có gì vui.

Biến số

FB Mai Quốc Ấn

31-12-2018

Mai là 1/1/2019. Có người sẽ lo về việc Luật An ninh mạng được áp dụng tại Việt Nam. Tôi lại nhìn thấy mấy thứ đáng lo hơn nhiều.

Giá trị của tự do!

FB Nguyễn Đình Bổn

31-12-2018

Ngày 31.12 là ngày đặc biệt của mọi công dân toàn cầu theo dương lịch, với công dân mạng xã hội VN, năm nay nó còn đặc biệt hơn vì chỉ ngày mai, 1.1.2019 Luật An ninh mạng còn nhiều bàn cãi, vốn không được trưng cầu dân ý đã có hiệu lực.

Nhớ Ba Sàm

FB Nguyễn Thông

31-12-2018

Ngày mai 1.1.2019, nhà cai trị chính thức áp dụng luật an ninh mạng. Rồi sẽ diễn ra những cuộc đe dọa, trấn áp, hoạnh họe, đấu tố, bắt bớ; rồi sẽ là cả một không khí ngột ngạt kiểu “cách mạng văn hóa” bên Tàu hồi những năm 1960 mà nay nhà cai trị An Nam (Trung Quốc) đang bắt chước, làm theo. Càng sát thời điểm “đấu tố” ấy, trên mạng xã hội càng thấy nhiều băn khoăn lo lắng sợ sệt, nhưng cũng có không ít thái độ bất khuất hiên ngang “bay thẳng cánh muôn trùng tiêu hán/Phá vòng vây bạn với kim ô”. Cuộc đời là vậy, mạng xã hội là thế.

Vân Đồn – Đến Vân Đồn để làm gì?

FB Đào Tuấn

30-12-2018

Chắc không phải chỉ 1 người đặt ra câu hỏi ấy và cũng chắc không phải chỉ 1 người không thể trả lởi được câu hỏi ấy. (Lưu ý Sân bay Vân Đồn nằm giữa 1 hòn đảo không hề có tên trên bản đồ du lịch). Một cái sân bay không và chưa và bao giờ là yếu tố để phát triển CN không khói. Huống chi – hãy tự hỏi mình – chả có lý do gì để bạn đến Vân Đồn ngay cả khi có sân bay, trừ phi bạn có tiền và đ*o biết dùng làm gì.

Cuba: Lột trần một huyền thoại

Phan Ba

30-12-2018

Sau hơn 2 năm bí mật đổ bộ lên Cuba và tiến hành cuộc chiến tranh du kích, vào ngày 29 tháng 12 năm 1958, các chiến binh dưới quyền chỉ huy của Che Guevara tấn công và chiếm được thành phố Santa Clara. Sáng sớm ngày 1 tháng 1 năm 1959, tổng thống Fulgencio Batista bỏ chạy sang nước Cộng hòa Dominica. Chiều tối ngày 1 tháng 1 năm 1959, tại  Santiago de Cuba, Fidel Castro tuyên bố chiến thắng. Những chiến binh đầu tiên của Castro tiến quân vào Havanna ngày hôm sau, đánh dấu một thời ký mới cho nước Cuba.

Ở nhà Chủ Nhật: Phỏng vấn năng lực

FB Chu Mộng Long

30-12-2018

– Năm nay bạn bao nhiêu tuổi?

– Dạ trên 70.

– Thường tuổi cao thì hết năng lực.

– Dạ không. Bảy mươi tuổi vẫn còn xuân chán.

Đừng… ngưng nói nghe Bảy

Blog RFA

Đồng Phụng Việt

30-12-2018

Hình minh hoạ. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại văn phòng chính phủ ở Hà Nội hôm 9/11/2018. Ảnh: AFP

Bảy nè,

Dân lại chửi ông, tui không liên quan mà còn thấy rát mặt nên viết vài dòng, gọi là chia sẻ với ông.

Mạng xã hội của ai thưa ngài Võ Văn Thưởng?

FB Lưu Trọng Văn

30-12-2018

Ngài trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng phát biểu tại Hội nghị Báo chí toàn quốc vừa diễn ra khi năm 2018 khép lại:

Cùng máu đỏ da vàng, nỡ nào buông lời cay nghiệt

FB Chất Lượng Sống

30-12-2018

152 đồng bào bỏ tổ quốc ly hương, đúng sai ai cũng đều biết cả. Luật pháp đương nhiên phải tuân thủ, nhưng thấy tội, thấy thương hơn là đáng trách. Năm cùng tháng tận, ai chẳng muốn sum vầy!!!

36% chống đảng, chống dân?

LS Nguyễn Duy Bình

29-12-2018

Nghe tin có 36% đảng viên BCHTWĐ không đồng ý cách chức Tất Thành Cang tôi cũng thấy rất lạ và chưa biết có chính xác hay không. Tuy nhiên, như chúng ta đã biết sai phạm của Tất Thành Cang rất kinh khủng, từ đảng viên đến toàn thể nhân dân ai cũng biết, cũng rõ. Thế nhưng, có một điều rất lạ là kể từ hội nghị lấy ý kiến về kỷ luật Nguyễn Tấn Dũng đến nay chưa có lần nào số phiếu không đồng ý cách chức lại cao đến như vậy. Vậy thì nguyên do nào đã dẫn đến hiện tượng này?

Quốc thể cho ai?

FB Nguyễn Tiến Tường

29-12-2018

1. Thi thoảng nhìn tấm khăn len trên vai người con gái Việt ở miền Nga giá buốt, nghe một điệu hát quê hương bên ánh lửa xứ Lào, lòng tôi rức lên một cảm xúc hỗn mang.

Chúng tôi Đại Đoàn Kết

FB Thận Nhiên

29-12-2018

Không dưng nhớ lại chuyện này vui, phải ghi lại, kể lại kẻo quên. Ba tôi là nhà giáo bị cho nghỉ việc sau 75. Ông sẵn sàng làm đủ nghề để phụ mẹ tôi, bà cũng nhà giáo, để nuôi bầy con đông.

Thủ tướng mê… vòng!

Blog VOA

Trân Văn

29-12-2018

Ông Nguyễn Xuân Phúc tiếp ông Hunsen tại Hà Nội, tháng 12, 2018. Ảnh: Reuters

Thập niên 1990, lúc “sinh đẻ có kế hoạch” còn là quốc kế, triệt sản trên cả nam giới (thắt ống dẫn tinh) lẫn nữ giới (thắt ống dẫn trứng) và đặt vòng còn là một thứ chỉ tiêu mà hệ thống chính trị, hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương phải phấn đấu để đạt hoặc vượt, tại nhiều nơi, đặc biệt là các bàn nhậu, rất nhiều người nghêu ngao “Bài ca đặt vòng” với lời thế này: Rủ nhau ta đi đặt vòng. Rủ nhau ta đi đặt vòng. Vòng… số 8 hay vòng… số 9, vòng nào… vừa thì… ta đặt! A… á… a… anh chị em ơi, tổ quốc ơi, từ nay… tự do, thoải mái!