Dĩ hòa vi quý hay di hại?

Blog RFA

CanhCo

6-3-2019

Chưa bao giờ con em chúng ta chịu áp lực nặng nề khi tới trường như hôm nay. Bên cạnh việc học hành quá sức chịu đựng của chúng một ám ảnh khác đang đè nặng lên đôi vai vốn đã chịu nhiều sức ép đó là bạo lực học đường.

Cần một làn sóng phẫn nộ của dư luận

FB Đỗ Nam Trung

7-3-2019

Kính thưa toàn thể cộng đồng mạng. Kính gửi anh em tài xế khắp mọi miền và người dân cả nước. Đặc biệt kính gửi bà con cô bác hiện đang sinh sống và làm việc tại tỉnh Bắc Ninh.

Như chúng ta đã biết, Hà Văn Nam – một chiến binh đã từng phản đối rất nhiều trạm BOT bẩn trên cả nước và góp phần dỡ bỏ trạm BOT Tân Đệ, Mỹ Lộc, Bắc Thăng Long – Nội Bài. Việc làm của Nam đã giúp cho nhân dân tiết kiệm cả trăm tỷ, góp phần vào việc thúc đẩy xã hội phát triển, làm cho đất nước vững mạnh.

Khu tự trị Bắc Ninh

Thiểm Nguyễn

7-3-2019

Hà Văn Nam đã lên tiếng về BOT bẩn, trong đó có Bắc Ninh, Nam chỉ chỉ ra các điểm sai, riêng BOT Bắc Ninh Nam chỉ yêu cầu minh bạch, giảm phí cho nhân dân quanh trạm.

Vòng quay chết chóc

FB Mai Quốc Ấn

7-3-2019

Nhiễm độc kim loại là một vòng quay chết chóc. Biên độ ảnh hưởng của nó rất lớn, rất khó đề phòng. Và hậu quả của nhiễm độc kim loại cũng rất đau đớn, rất dai dẳng.

Cho một ví dụ nhỏ là thứ rau muống tưới bằng nhớt thải chắc chắn nhiễm độc kim loại. Nếu ăn rau này, người ăn sẽ bị nhiễm độc kim loại bởi cơ thể không thể đào thải. Heo ăn rau muống nhiễm độc kim loại cũng sẽ nhiễm độc kim loại và người ăn thịt heo cũng sẽ tiếp tục nhiễm độc.

Tàu chở dầu đến Bắc Triều Tiên vi phạm lệnh cấm của Liên Hợp Quốc bị xử phạt ra sao?

FB Phạm Lê Vương Các

7-3-2019

Khi Ủy ban Trừng phạt Bắc Triều Tiên (thuộc Hội đồng Bảo an LHQ) nhận được thông tin có cơ sở hợp lý để tin rằng các tàu có hoạt động vi phạm lệnh cấm của Liên Hợp Quốc, như vận chuyển dầu đến Bắc Triều Tiên, có thể bị trừng phạt theo bất kỳ hoặc tất cả các biện pháp sau đây:

Đằng sau Trump – Kim Summit tại Hà Nội

Viet-Studies

Nguyễn Quang Dy

6-3-2019

Trump đã hạ mình khi bắt tay Kim Jong Un? Ảnh: Internet

“Hà Nội không vội được đâu”

Khi vở diễn Trump-Kim đã hạ màn, khách khứa đã về nhà mình, và 2600 nhà báo đã xong việc, thì bụi đường Hà Nội cũng tạm lắng xuống. Việc đánh giá thất bại hay không chỉ là quan niệm tương đối, vì “Hà Nội không vội được đâu”. Bên cạnh quan hệ Mỹ-Triều, các mối quan hệ khác có liên quan vẫn nổi cộm trong đầu chủ nhà. Đó là quan hệ Mỹ-Trung và Mỹ-Việt trong tam giác Mỹ-Trung-Việt, với tầm nhìn “Indo-Pacific tự do và rộng mở”.  Xét cho cùng, cuộc gặp Trump-Tập sắp tới còn quan trọng hơn, và liên quan mật thiết với nhau.

Băng nhóm tội phạm bắt cóc, đánh đập Hà Văn Nam là ai?

Lê Dũng Vova

6-3-2019

Đến tận bây giờ là 6.3.2019 kể từ 27.12.2018, ngày mà Hà Văn Nam bị bắt cóc giữa phố ngay gần nhà và khủng bố đến trọng thương, đến nay các cơ quan điều tra Hà Nội vẫn chưa truy bắt được băng nhóm tội phạm đã gây án.

Bài 1: Thế nào là gây rối trật tự công cộng?

FB Luật sư Hữu Pháp

6-3-2019

Tài xế Hà Văn Nam – người đang đấu tranh với những BOT “bẩn”, kết quả đã khiến nhiều BOT bẩn phải tháo dỡ, di chuyển đến đúng vị trí của nó. Chính vì những hành vi đấu tranh, Hà Văn Nam đã bị những đối tượng xấu bắt, giữ và tra tấn dã man, cũng như nhiều tin nhắn đe doạ giết cả nhà cậu ấy. Cho đến nay, những đối tượng xấu này vẫn chưa được điều tra làm rõ, khởi tố, bắt tạm giam, truy tố, xét xử, TẠI SAO? Đối với việc Hà Văn Nam bị bắt, khởi tố về hành vi gây rối trật tự công cộng tại BOT Phả Lại có nhiều dấu hiệu oan sai, mang tính suy diễn.

Sự bế tắc của pháp luật

FB Lê Nguyễn Duy Hậu

6-3-2019

Có lẽ công an tỉnh Bắc Giang đã dựa vào quan điểm của cựu thẩm phán TAND Tối cao Đinh Văn Quế trong bình luận khoa học của ông đối với Bộ luật hình sự năm 2005. Trong bình luận của mình, ông Quế định nghĩa “Hành vi dâm ô được thể hiện đa dạng như: sờ mó, hôn hít bộ phận sinh dục của nạn nhân; dùng bộ phận sinh dục của mình chà xát với bộ phận sinh dục của nạn nhân hoặc bắt nạn nhân sờ mó, hôn hít bộ phận sinh dục của mình nhằm thoả mãn dục vọng, nhưng không có ý định giao cấu với nạn nhân.” Nếu xét theo định nghĩa có phần hẹp này thì thầy giáo ở Bắc Giang rõ ràng không có hành vi dâm ô. Cách giải thích này được cơ quan chấp pháp áp dụng khá đồng nhất trong nhiều vụ án liên quan đến hành vi dâm ô từ đó đến nay.

Tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm ở Hoàng Sa

LTS: Dường như đây là phép thử của Trung Quốc sau những tuyên bố của Mỹ về Biển Đông, nhất là sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều ở Hà Nội, trưa nay, Trung Quốc đã cho đâm chìm tàu đánh cá của ngư dân Quảng Ngãi, Việt Nam.

Bọn ngăn chặn buổi gặp mặt thân hữu Văn Việt ở Sài Gòn chính là bọn “Cẩu lư hương”?

Văn Việt

Hoàng Hưng

6-3-2019

Theo đề nghị của một số bạn, tôi xin kể những chuyện có thật mà tôi là người biết đích xác, liên quan buổi gặp mặt mừng xuân của thân hữu Văn Việt ngày 4/3/2019 vừa qua.

Lược sử tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa giữa Việt Nam và Trung quốc

FB Trương Nhân Tuấn

6-3-2019

1/ Tranh chấp chủ quyền

Trung Quốc bắt đầu lên tiếng tranh dành quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ năm 1909 vì lý do đế quốc Nhật chiếm đóng đảo Pratas (tức quần đảo Đông sa), cận đảo Hải Nam. (Tức là, nếu không có vụ Nhật dòm ngó Đông Sa, đe dọa đảo Hải Nam, thì TQ sẽ không bao giờ lên tiếng tranh giành quần đảo Hoàng Sa).

Tầm quan trọng của Sandy Cay đối với Thị Tứ và Đá Xu Bi

FB Đặng Duân

6-3-2019

Thời gian qua, Trung Quốc bị cho là có những nỗ lực hòng kiểm soát các bãi cát nằm gần đảo Thị Tứ mà Philippines đang chiếm giữ ở quần đảo Trường Sa.

Những thông tin về việc Trung Quốc dòm ngó các bãi cát này đã châm ngòi cho nhiều tin đồn, tin giả về việc “Trung Quốc nổ súng chiếm đảo Thị Tứ”. Để góp phần gạn lọc thông tin và ngõ hầu có thể dựa vào đó dự báo các bước đi của Trung Quốc ở Trường Sa, xin phép được phân tích về ý nghĩa pháp lý của các bãi cát này, mà nổi bật nhất trong đó là Sandy Cay.

Siêu BOT chùa trả tiền lại cho Nhà nước đi!

FB Hoàng Hải Vân

6-3-2019

“Trong Khu du lịch Tràng An – Bái Đính có 5 hạng mục hạ tầng gồm các công trình đường sá, cầu cống được đầu tư bằng vốn ngân sách Nhà nước. Các hạng mục còn lại đều do Xuân Trường bỏ vốn đầu tư.”

“Với phương thức đầu tư “đan xen” vốn Nhà nước, doanh nghiệp Xuân Trường cùng một lúc đảm nhận “hai vai”. Trước hết, Xuân Trường trực tiếp là bên B chịu trách nhiệm thi công các hạng mục công trình từ nguồn vốn ngân sách để xây dựng cơ sở hạ tầng. Còn bên A là Ban Quản lý quần thể danh thắng Tràng An thừa ủy quyền của UBND tỉnh Ninh Bình ký hợp đồng với doanh nghiệp. Mặt khác, Xuân Trường cũng là đơn vị tham gia vào lĩnh vực kinh doanh hoạt động du lịch khi bỏ vốn xây dựng khu chùa Bái Đính từ chân lên tới đỉnh núi Đính thuộc xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn và đầu tư một phần vốn vào Khu du lịch sinh thái Tràng An.

Một cựu thiếu tá quân đội VN bị Cuba bắt, chờ trục xuất về nước

VOA

6-3-2019

Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng Việt Nam ra lệnh truy nã ông Lê Quang Hiếu Hùng, người hiện được cho là bị Cuba tạm giam. Photo CAND.

Một người cựu quân nhân Việt Nam bị chính quyền Cuba tạm giam chờ trục xuất về nước, nói với VOA qua điện thoại rằng ông bị bắt oan và gia đình ông tại Mỹ “đang bị mật vụ Việt Nam đe dọa.”

Bài báo đã bị gỡ: Trung Quốc đưa “dân quân” vây đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa

LTS: Bài báo: Trung Quốc đưa “dân quân” vây đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa, đăng trên trang Infonet khoảng năm tiếng trước, hiện đã bị gỡ khỏi các trang mạng. Chúng tôi xin được đăng lại tại đây để phục vụ quý độc giả chưa kịp đọc.

____

Thứ ba, 05/03/2019, 17:30 (GMT+7)

Bắc Kinh đã cho điều động lực lượng “dân quân” bao vây đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng đang bị Phlippines chiếm đóng trái phép.

Ngày 5/3, tờ News.com.au (Australia) dẫn nguồn tin từ hãng tin AFP cho biết, Trung Quốc còn ngăn chặn ngư dân Philippines tiến lại gần đảo Thị Tứ để đánh bắt.

Theo ngư dân Philippines, họ đã bị các tàu Trung Quốc ngăn không cho tiến lại những ngư trường truyền thống.

Ghi chú của Infonet: “Binh sĩ Philippines hiện diện trái phép trên đảo Thị Tứ hồi năm 2015.”

Hôm 4/3, theo Benar News, các nhà hoạt động đã tiến hành biểu tình bên ngoại đại sứ quán Trung Quốc để phản đối việc nhiều nguồn tin cho hay Trung Quốc ngăn chặn ngư dân Philippines tiến lại gần các ngư trường đánh bắt ở quanh đảo Thị Tứ.

Cuộc biểu tình này diễn ra sau 3 ngày Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ra tuyên bố bảo vệ Philippines do có thông tin Trung Quốc được cho đã triển khai khoảng 95 tàu tới đảo Thị Tứ ở Biển Đông, để ngăn các hoạt động xây dựng của Philippines.

Trả lời trước truyền thông tại thủ đô Manila (Philippines), Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo và hoạt động quân sự của Trung Quốc trên biển Đông đang đe dọa “chủ quyền, an ninh và hoạt động kinh tế” của Philippines cũng như của Mỹ.

“Do Biển Đông là một phần của Thái Bình Dương, bất kỳ hành vi tấn công quân sự nào nhằm vào quân đội, máy bay hoặc các tàu dân sự của Philippines trên Biển Đông sẽ buộc chúng tôi phải tham gia phòng vệ theo Điều 4 của Hiệp ước Phòng thủ chung mà hai nước đã ký kết”, ông Pompeo cảnh báo.

Gần đây, các quan chức thuộc Bộ Quốc phòng Philippines cũng cho hay hàng chục tàu thuyền Trung Quốc đã được triển khai tới neo đậu gần đảo Thị Tứ.

Cũng trong ngày 4/3, phát ngôn viên của Tổng thống Rodrigo Duterte là ông Salvador Panelo tuyên bố chính phủ Philippines cần xác định lại thông tin Trung Quốc đánh chiếm đảo Thị Tứ nhưng cũng khẳng định sẽ bảo vệ quyền lợi của người dân Philippines.

“Ngư dân Philippines đánh bắt ở đây đã lâu. Không ai có quyền đuổi ngư dân của chúng tôi”, ông Panelo nói.

Đảo Thị Tứ là một đảo san hô thuộc cụm Thị Tứ của quần đảo Trường Sa.

Ngày 21 tháng 12 năm 1933, thống đốc Nam Kỳ Jean-Félix Krautheimer ký Nghị định số 4702-CP sáp nhập một số đảo chính và các đảo phụ thuộc trong quần đảo Trường Sa vào địa phận tỉnh Bà Rịa, trong đó có đảo Thị Tứ.

Đầu thập niên 1960, các tàu hải quân của Việt Nam Cộng hòa thường ghé thăm đảo Thị Tứ. Cụ thể năm 1961 là tàu HQ-02 Vạn Kiếp và HQ-06 Vân Đồn còn năm 1963 là ba tàu gồm HQ-404 Hương Giang, HQ-01 Chi Lăng và HQ-09 Kì Hòa (dựng bia trên đảo Thị Tứ vào ngày 22 tháng 5).

Vào thời kỳ 1970-1971, Philippines cho quân bí mật chiếm đóng một số đảo thuộc Trường Sa, trong đó có đảo Thị Tứ.

____

Đây là bài viết của GS Phạm Quang Tuấn ở Úc: Về tin “Trung Cộng chiếm đảo Thị Tứ (Trường Sa)”.

Tin này hầu như không có truyền thông lớn nào để ý, trừ một tờ báo Úc đăng, tờ news.com.au, dựa vào 1 bài trên báo Phi: https://globalnation.inquirer.net/173395/chinese-boats-deny-pinoys-access-to-sandbars

Bài báo Phi này đăng lúc 6:30 sáng ngày 4/3/2019, tức là cách đây đã gần ba ngày. Nó không được coi là tin quan trọng và không có trong danh sách tin (headlines) của tờ báo.

Nội dung bản tin gốc trong tờ Inquirer là 1 video trong đó thị trưởng thành phố Kalayaan (mà Phi đã giao cho quản trị đảo Thị Tứ) than phiền rằng từ mấy tháng nay tàu đánh cá Tàu đã đậu ở 1 trong 3 doi cát (sandbar) chung quanh đảo, ngăn chặn ngư dân Phi, khiến họ chỉ đánh được quanh 2 doi cát còn lại. Video cũng chiếu hình ảnh những chiếc thuyền đó quay từ cuối tháng 1/2019. Bài báo cũng nói rằng một dân biểu Phi đã tố cáo những vụ tương tự từ năm 2017 nhưng chính phủ Phi bảo là không có.

Khi được hỏi là đã báo cáo với cấp trên chưa, thị trưởng Kalayaan bảo là chưa!

3 giờ chiều hôm đó tờ Philstar loan báo chính phủ Phi sẽ kiểm chứng (validate) vụ này: https://www.philstar.com/headlines/2019/03/04/1898583/palace-chinese-blockade-pag-asa-sandbars-validation

Tóm lại theo những gì tôi đã tìm được thì đây là 1 vụ “gậm nhấm” đã có từ lâu chứ không phải là Tàu đột nhiên mới làm, và cũng không có chuyện TC đột nhiên chiếm đảo Thị Tứ. Có lẽ tin vịt này là lỗi của tờ news.com.au, một tờ báo Murdoch thích giật tít giật gân, dùng cái tựa là “China suddenly snatches tiny island” (Tàu đột nhiên cướp lấy một đảo nhỏ) – sau đó tựa này đã sửa lại.

Hãy bảo vệ người chống BOT bẩn

FB Bạch Cúc

5-3-2019

Hà Văn Nam – Một tài xế dũng cảm thường xuyên tham gia các hoạt động phản đối BOT bẩn như: BOT Tân Đệ, BOT Bắc Thanh Long – Nội Bài, BOT An Sương sáng nay đã chính thức bị bắt và bị chụp tội “Gây rối trật tự công cộng”.

Nước mắt của biển

FB Đỗ Cao Cường

4-3-2019

Đây là những tấm hình tôi chụp được ở Cần Thạnh – Cần Giờ. Hồi còn ở Sài Gòn, tôi chỉ thích sống quanh quẩn khu quận 7, Nhà Bè, cứ chiều chiều một mình lại lang thang dọc những con sông cạnh Tân Quy Đông, Phú Mỹ Hưng,… rồi thi thoảng phóng xe ra đảo Cần Giờ ngắm biển, nhưng chỉ ngắm thôi chứ không tắm, vì nó quá bẩn. Có khi gọi một lon bia, làm một con mực nướng chấm tương ớt, ngắm trọn hoàng hôn rồi về.

Một quốc gia không có đường đi!

Trần Mã Thượng

4-3-2019

Việt Nam có thể là quốc gia duy nhất không có đường đi cho quốc dân đồng bào mình, theo một cái nghĩa nào đó vì lẽ đơn giản là muốn đi, người dân phải bỏ tiền ra mua đường, nếu không thì họ không bao giờ đi đâu được. Ai cho họ qua trạm BOT?

EU: Hãy gây sức ép với Việt Nam về hồ sơ nhân quyền

HRW

4-3-2019

25 tù chính trị VN hiện đang bị giam giữ vì thực thi các quyền cơ bản. Ảnh: © 2018 Private

Đàn áp có tính hệ thống gia tăng ngay trước kỳ đối thoại

(Brussels) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng Liên minh châu Âu (EU) cần gây sức ép với chính quyền Việt Nam về các vấn đề nhân quyền, trước khi diễn ra Cuộc Đối thoại Nhân quyền EU-Việt Nam lần thứ tám dự kiến sẽ tổ chức vào ngày mồng 4 tháng Ba năm 2019 tại Brussels.

Thông cáo số 04 của nhóm luật sư Lộc Hưng

FB Trần Vũ Hải

4-3-2019

Việt Nam ngày 4/3/2019

Nhóm luật sư Lộc Hưng (LSLH), gồm những luật sư trợ giúp pháp lý cho các hộ dân Vườn Rau Lộc Hưng (VRLH), Phường 6, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh thông tin đến các cơ quan báo chí, truyền thông trong, ngoài nước và cộng đồng như sau:

Những điều chưa thấy

FB Mai Quốc Ấn

4-3-2019

Các hội viên phụ nữ xã Nghi Thạch, huyện Nghi Lộc tích cực tham gia mô hình “Biến rác thải thành thẻ BHYT”. Một diểm sáng đáng ghi nhận dù những điểm sáng như thế còn quá ít tại Việt Nam. Ảnh: Phụ nữ Việt Nam

Người Việt nặng cảm tính, ít trọng khái niệm nên các thông số môi trường khô khan ít khi lấy động được đám đông. Nhưng nếu xâu chuỗi lại các tác động của ô nhiễm thì có lẽ là một câu chuyện khác mà ở đó, không chỉ đám đông mà các chính trị gia cũng phải quan tâm và thay đổi.

Nghiên cứu mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chỉ ra tại Việt Nam có đến 98% dân số đang bị phơi nhiễm với nồng độ bụi PM2.5 (bụi mịn) cao hơn mức khuyến cáo của WHO. Những bệnh như tim mạch và đột quỵ là những nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tử vong sớm có liên quan đến ô nhiễm không khí. Nó chiếm tới 80% số ca tử vong sớm liên quan đến bệnh này tại Việt Nam. Tiếp theo đó là các bệnh về phổi và ung thư phổi.

Donald Trump có thật sự chống XHCN?

Võ Ngọc Ánh

2-3-2019

Rất nhiều người Việt trong và ngoài nước thích, ủng hộ và bảo vệ Tổng thống Donald Trump với niềm tin, ông sẽ dẹp cộng sản và chủ nghĩa xã hội (CNXH) trên thế giới.

Nhà nước P6QTB sẽ áp dụng “chiến thuật da beo”?

LS Nguyễn Văn Miếng

3-3-2019

Bà con Vườn Rau Lộc Hưng nhận được tin cấp báo: Ngày mai những người đã nhận tiền hỗ trợ 50% sẽ phải ra bàn giao đất cho chính quyền!

Hiểu thế nào cho đúng về Bắc Triều Tiên?

FB Dương Quốc Chính

3-3-2019

Kể từ hôm “lãnh tụ vĩ đại sang thăm 1 quốc gia xa xôi” (theo như 1 số người dân Bắc Triều Tiên trả lời phỏng vấn báo chí) thì ở chính quốc gia xa xôi đó người dân lại rộ lên việc “xét lại” hình ảnh đất nước Bắc Triều Tiên.

Hậu gặp gỡ thượng đỉnh Mỹ – Triều: Lễ hội cướp hoa

FB Chu Mộng Long

3-3-2019

Cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ – Triều kết thúc chóng vánh. Trump về nước, Un cũng về nước. Riêng Harris và nhiều phóng viên còn ở lại. Sáng nay Harris cafe trên tầng 15 ngắm phố. Harris nhìn ra bầu trời, thấy lạ, bèn hỏi một người Việt:

Ai thắng ai thua sau cuộc họp thượng đỉnh Mỹ – Bắc Hàn?

FB Trần Trung Đạo

3-3-2019

TT Trump cám ơn Tập Cận Bình “giúp đỡ” trong việc dẫn đến phiên họp giữa ông và Kim Jong Un. Lời cám ơn của TT Trump lần nữa xác định vai trò quan trọng của Tập trong việc giải quyết xung đột nguyên tử Bắc Hàn không chỉ trong các cuộc họp thượng đỉnh đã qua mà cả những lần tới nếu có.

Sùng bái lãnh tụ

FB Hoàng Hải Vân

2-3-2019

Người dân Triều Tiên (không phải tất cả, nhưng là đa số) yêu lãnh tụ, khóc lãnh tụ, mới đây lãnh tụ đi xa mấy ngày họ còn “nhớ lãnh tụ không ngủ được”. Đương nhiên báo chí Triều Tiên có nói vống lên, nhưng không quá xa sự thật. Đừng nghĩ họ giả vờ, đừng nghĩ họ bị bắt ép phải như vậy. Họ yêu, họ khóc, họ nhớ thật đấy.

Chuyện Nam Cao chưa viết: Đôi lứa xứng đôi (Phần 4)

FB Chu Mộng Long

1-3-2019

Tiếp theo phần 1, 2, 3

Chí Phèo cùng đám lâu la vừa chạy ngang qua nhà đội Tảo thì đã được đội Tảo ra đón. Chí đưa trả con dao:

– Cảm ơn thanh bảo kiếm. Thằng Kiến mới nhìn thấy con dao đã hoảng hốt. Bây giờ thì đã xong nhiệm vụ, trả lại cho ông.

Trump thể hiện là người không biết đàm phán

FB Trương Nhân Tuấn

2-3-2019

Qua hai lần “đàm phán” với Kim jong Un, Trump thể hiện là người không biết đàm phán, trái ngược với những gì mà ông tự quảng cáo bấy lâu nay. Giỏi đàm phán trong thương trường không đồng nghĩa với việc giỏi đàm phán trong các vấn đề “quốc tế”. Ông Trump có thể có nhiều “kinh nghiệm cá nhân” mà điều này không khẳng định được khả năng quản trị ở tầm mức quốc gia. Có tầm nhìn ở chốn “thương trường”, co khả năng phân tích một cơ hội kinh doanh nhưng chưa chắc có “tầm nhìn chiến lược”, có thông hiểu về “địa chính trị”, biết phân tích “lợi ích chiến lược”, nhằm lấy ra một quyết định có lợi cho quốc gia.