Trang chủ Bài Trên Mạng

Bài Trên Mạng

Thiên hạ nói và nghĩ

Có nước tương và nước mắm truyền thống

FB Mai Bá Kiếm

11-3-2019

Hỗm rày bận làm đám tang má tôi, nên bây giờ mới bàn muộn về chuyện PGS TS Trần Đáng đã nói câu: “Anh dựa vào đâu mà phân biệt nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp?”

Trần Đáng có học hàm học vị cao, nhưng kiến thức đầy chất bẩn, nên tôi phải “gạn đục khơi trong” não trạng của Trần Đáng:

Để Quốc Hội không là ‘Cuốc Hội’

Blog VOA

Trân Văn

17-11-2017

Quốc hội biểu quyết thông qua một dự luật. Ảnh: Hương Giang/ Thanh Tra

Kỳ họp thứ tư (từ 23 tháng 10 đến 24 tháng 11) của Quốc hội khóa 14 sắp kết thúc và nhiều đại biểu của dân ở Quốc hội khóa này cho thấy họ không khác gì lắm so với nhiều đại biểu của dân ở Quốc hội các khóa trước!

***

Theo tường thuật của báo chí Việt Nam, khi cùng các đồng viện thảo luận về dự luật cải sửa Luật Thể dục – Thể thao hiện hành, ông Nguyễn Bắc Việt – Phó Đoàn Đại biểu của tỉnh Ninh Thuận tại Quốc hội, đòi luật mới phải minh định “rèn luyện thân thể” là nhân quyền, không phân biệt đối xử giữa công dân lẫn cán bộ. Ông Việt tỏ ra hết sức bất bình khi dân có thể tham gia thể dục, thể thao nhưng “cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt mà tham gia thể dục, thể thao thì sẽ có ý kiến tại sao không lo làm việc”. Ông Việt yêu cầu nội dung luật mới về thể dục – thể thao phải giúp “cán bộ lãnh đạo yên tâm khi chơi golf, chơi tennis vì đó là ‘quyền’ của họ”.

Nếu dân ta đến nay vẫn dùng chữ Hán hay chữ Nôm?

Chu Mộng Long

28-11-2019

Đoàn học giả Việt Nam tại lễ dựng bia trên mộ Alexandre de Rhodes ở Iran cuối năm 2018 và ý kiến của ông Lê Cung và Nguyễn Đắc Xuân – Ảnh: NGUYỄN ĐÌNH TOÁN/Tuổi Trẻ.

Một số người có chút trình độ Hán học cho đến nay vẫn nuối tiếc chữ Hán hay chữ Nôm. Rằng chữ Hán hay chữ Nôm là loại chữ tượng hình, vừa trực quan vừa thâm sâu. Đó là cái lý luận kiểu Nguyễn Đắc Xuân ở phần hậu thư phản đối đặt tên đường mang danh Alexandre de Rhodes và Francisco De Pina:

Trung Quốc trở về với sự cai trị độc tài

Viet-studies

Tác giả: Bùi Mẫn Hân

Dịch giả: Huỳnh Hoa

1-11-2017

Ý nghĩa việc thâu tóm quyền lực của Tập Cận Bình

Ảnh minh họa. Nguồn: PeterSchrank

Một kỷ nguyên mới đã bắt đầu trong chính trị Trung Quốc. Vào ngày 24 tháng 10, khi đại hội toàn quốc lần thứ 19 của đảng Cộng sản Trung Quốc hạ màn, các đại biểu của đảng đã sửa đổi điều lệ của tổ chức này để thiêng hóa một nguyên tắc ý thức hệ có vai trò dẫn dắt mới: “Tư tưởng Tập Cận Bình” (Xi Jinping). Ít có nhà quan sát nào biết chính xác học thuyết này dẫn tới cái gì – đó là một tập hợp vô hình vô ảnh những ý tưởng về duy trì nhà nước độc đảng của Trung Quốc và chuyển hóa đất nước thành một cường quốc toàn cầu – nhưng đa số đều lập tức nắm được cái biểu trưng chính trị trong sự ra đời học thuyết này. Đảng Cộng sản đã đề cao những đóng góp về ý thức hệ của nhà lãnh đạo Trung Quốc lên ngang tầm với những đóng góp của Mao Trạch Đông (Mao Zedong) và Đặng Tiểu Bình (Deng Xiaoping), hai lãnh tụ đảng Cộng sản Trung Quốc duy nhất có ý tưởng được thánh hóa như vậy.

Bệnh nhân 91-Covid-19: Mối lương duyên tiền định!

Nguyen Dinh Nguyen

21-5-2020

Một bệnh nhân Covid-19 cũng chỉ là một trong hơn 5 triệu ca mắc trên toàn thế giới tính tới thời điểm hiện tại, và cũng có thể tìm ở đâu đó một bệnh nhân như thế trên 213 quốc gia và lãnh thổ hiện nay đang có dịch Covid-19 hoành hành.

Cái khó để thoát cảnh “cái bang”

FB Phạm Việt Thắng

6-12-2018

Hôm qua, tại kỳ họp HĐND thành phố Hồ Chí Minh, phó trưởng đoàn ĐBQH thành phố mang tên Bác, ví Sài Gòn như con bò sữa. Ý là cả nước đừng vắt kiệt sức Sài Gòn, khi mà thành phố này bình quân mỗi ngày thu ngân sách được hơn 1000 tỷ đồng, trong lúc đó, thành phố làm ra 100 đồng thì chỉ được tiêu có 18 đồng, số còn lại phải nộp về trung ương, để phân bổ cho một số tỉnh khác.

Sự kiêu ngạo cộng sản

FB Nguyễn Thông

11-9-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Những chữ trên không phải do tôi nghĩ ra, cũng không phải do thế lực thù địch nào vu cáo, mà là chữ dùng của ông Phan Diễn. Ông Diễn người Quảng Nam, con cụ Phan Thanh – một nhân vật nổi tiếng thời Mặt trận Dân chủ 1936-1939.

Ông Diễn từng là Ủy viên Bộ Chính trị, đóng đến chức Thường trực Ban Bí thư (tức nhân vật số 2 của đảng, chỉ sau Tổng bí thư). Họ hàng ông Diễn còn có những người là yếu nhân của chế độ, chẳng hạn ông Phan Bôi (tức Hoàng Hữu Nam), em ông Phan Thanh, là Thứ trưởng Bộ Nội vụ của chính quyền sau cách mạng tháng 8, Chánh văn phòng chính phủ, người được cụ Hồ hết sức tin cậy…

1001 cách kiếm ăn thuở Liên Xô tan vỡ

Viet-studies

Nam Nguyễn

11-6-2021

Trích “Đông Âu Anh Hùng Truyện”

Nam Nguyễn và Đông Âu Anh Hùng Truyện

Chính quyền chính là vấn đề

FB Luân Lê

30-3-2018

Bàn về câu nói thứ nhất của ông Thủ tướng đương nhiệm. Rõ ràng là những người dân mơ hồ nhất cũng sẽ phải hiểu một thực tế khi nhìn vào là bản thân đã phải gánh nợ và là con nợ đích thực của những món nợ công do Chính phủ tạo ra. Người dân thì không thể tiêu pha hay có thể đụng chạm tới được một đồng của ngân sách, nên những món nợ của nhà nước do chính họ tạo ra do tham nhũng, chi tiêu vượt mức, đầu tư thua lỗ. Nhưng chính những người dân dù ở dưới đáy xã hội vẫn có trách nhiệm với những hành vi này của chính quyền. Chính quyền sử dụng tiền của dân và tạo ra nợ, nhưng người dân lại là người gánh vác chúng. Do vậy, chính phủ có thể sung sướng, nhưng các sự đau khổ thì người dân luôn hưởng đầu tiên.

Về bộ sách Lịch sử Việt Nam: Vẫn là lịch sử do đảng viết ra

Cuối cùng, ta thấy đây chỉ là một hình thức PR để khơi gợi sự chú ý, đánh vào tâm lý mong muốn có sự đổi mới trong xã hội, mong ước sự thật lich sử được làm rõ của nhiều người dân để… bán sách“.

_____

FB Nguyễn Thị Bích Ngà

25-8-2017

Ảnh chụp bộ sách Lịch sử Việt Nam.

Trong tuần vừa qua, sau bài phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ với PGS. TS Trần Đức Cường, có nhiều luồng ý kiến xoay quanh bài trả lời phỏng vấn này khi ông Cường đưa ra thông tin bộ sách có những điểm mới.

Ông nói, “Chính quyền Việt Nam Cộng hoà là một thực thể ở miền Nam Việt Nam. Nó tồn tại trong gần 21 năm. Năm 1954 còn có một thể chế nữa gọi là Quốc gia Việt Nam. Sau đó đến 1955 thì Ngô Đình Diệm mới phế Bảo Đại để làm quốc trưởng, sau đó trưng cầu dân ý, bầu tổng thống… Trước đây, khi nhắc đến chính quyền Việt Nam cộng hoà, mọi người vẫn hay gọi là nguỵ quân, nguỵ quyền. Nhưng chúng tôi từ bỏ không gọi theo cách đó mà gọi là chính quyền Sài Gòn, quân đội Sài Gòn.”

Ukraine mười bốn tháng chiến tranh: Thêm một bước đến diệt vong của Putin

Phúc Lai

24-4-2023

Rất nhiều bác nhắn tin riêng trên mạng xã hội hỏi tôi: Tại sao ngay cả những lúc cuộc kháng chiến của người Ukraine ở giai đoạn khó khăn nhất, mà anh có thể lạc quan đến vậy? Trong suốt hơn một năm qua, câu trả lời của tôi luôn là: “Đó không phải chủ nghĩa lạc quan tếu, mà sự lạc quan đó là có căn cứ”.

Lại đề xuất để mục tiêu 50 ĐBQH là người ngoài Đảng trở thành hiện thực

Nguyễn Ngọc Chu

28-2-2021

Sắp hết hạn nộp hồ sơ ứng cử ĐBQH khoá 15 vào ngày 14/3/20221 nhưng tương lai 50 ghế ĐBQH dành cho người ngoài đảng vẫn chưa rõ ràng.

Tố tụng là nhân quyền

Đặng Đình Mạnh

16-6-2020

Cách nói “Có sai sót về tố tụng nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án” là một bẫy rập nguy hiểm, nó làm méo mó, thậm chí, đến mức triệt tiêu đi một trong những nguyên tắc cơ bản của luật pháp hình sự là “Luật hình thức (thủ tục) quyết định luật nội dung”. Vì lẽ, cách nói đó không chỉ sai nội hàm mà còn tự tiện lập tạo ra khoảng dung sai co giãn cho điều không được phép co giãn.

Có hay không chuyện động trời này trong giáo dục?

Thái Hạo

19-4-2022

Một phụ huynh mới chuyển cho tôi cuộc nói chuyện của nhóm cha mẹ có con đang học ở Hà Nội, với nội dung không thể tin vào mắt mình: nhà trường yêu cầu những học sinh đang học lớp 9 có học lực không thật tốt phải chuyển trường (về các trường tư) hoặc làm cam kết không thi vào lớp 10!

Mua sắm phương tiện quốc phòng, bao giờ… ‘chọn chính nghĩa’? (Bài 1)

Blog VOA

Trân Văn

23-5-2022

Việt Nam trở thành khách hàng mua vũ khí lớn nhất của Nga trong năm 2009, với các hợp đồng mua sáu tàu ngầm Project 636 hạng Kilo trị giá tới 4 tỷ đôla cũng như tám máy bay chiến đấu Su-30 trị giá 400 triệu đôla. Ảnh minh họa. Nguồn: AFP

Mao và “Mặt trận giải phóng Miền Nam”

FB Trần Trung Đạo

6-4-2018

Ảnh: internet

Trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam, quan điểm chính trị và quân sự của Mao Trạch Đông thay đổi nhiều lần. Từ một Mao chủ hòa sau hiệp định Geneva trở thành một Mao chủ chiến trong giai đoạn đầu của cuộc chiến vào thập niên 1960 và lần nữa trở về với Mao chủ hòa sau Thông Cáo Chung Thượng Hải ngày 27 tháng Hai 1972.

Mao và lý luận “chiến tranh giải phóng dân tộc”.

Nhân ngày 20 tháng 11, tự ngẫm về người thầy tri ân nhất

Nguyễn Danh Lam

21-11-2019

Một phần những “ông thầy” của tác giả còn gửi lại ở VN. Ảnh: FB tác giả

Ngày 20/11, tự nhiên ngẫm nghĩ, người Thầy nào mình biết ơn nhất, để lại ấn tượng lớn nhất?

Xin các thầy cô cũ tha thứ cho thằng học trò… vô ơn này, khi nó suy nghĩ theo một hướng khác. Tút này không hề có ý hạ thấp nghề giáo, bản thân cha mẹ người viết bài này cũng theo nghề giáo… nhưng.

Bạn nghĩ coi, trên đời có (những) người thầy nào như vậy không:

Khởi tố, điều tra vụ Đồng Tâm phải như thế nào?

VNTB

Nguyễn Đình Ấm

24-10-2017

Đúng 14 giờ 30 phút ngày 22/4, tại nhà văn hoá thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, toàn bộ 19 CSCĐ bị giữ ở đây đã được thả (Trong ảnh là 1 CSCĐ chào cảm tạ bà con nhân dân). Ảnh: Dân Việt

Một xã hội có kỷ cương, một nhà cầm quyền có trách nhiệm thì việc khởi tố, điều tra làm rõ nguyên nhân dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật, chà đạp quyền con người nghiêm trọng này để không tái diễn là cần thiết.

Khởi tố điều tra là cần thiết

Thời gian qua xã Đồng Tâm (huyễn Mỹ Đức Hà Nội) đã xẩy ra những sự việc nghiêm trọng: 208 ha đất canh tác của dân bị bỏ hoang, sử dụng sai mục đích trong hơn 36 năm, nhà cầm quyền huy động lực lượng vũ trang để tranh chấp dân sự với dân, dùng truyền thông công cộng vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm cụ Kình và dân địa phương, cán bộ quân đội, công an lừa đánh cụ già tàn phế, bắt cóc công dân tra hỏi, đánh đập dẫn đến dân cầm giữ 38 cán bộ, chiến sĩ CSCĐ làm con tin đòi công lý… gây nên tình trạng mất an ninh trật tự, bất ổn xã hội và hủy hoại uy tín nhà cầm quyền (nếu có).

Vụ án Đồng Tâm: Diễn biến tiếp theo là gì?

Luật Khoa

Trần Hà Linh

14-9-2020

Ảnh: TTXVN. Đồ họa: Luật Khoa

Như vậy, Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội đã tuyên án trong vụ Đồng Tâm. Các diễn biến tiếp theo có thể là gì?

Tình trạng tùy tiện áp dụng rừng luật trong chống dịch ở Việt Nam…

Nguyễn Anh Tuấn

6-9-2021

1. Cấm – phạt người dân ra đường “không cần thiết”, rào chặn đường phố. Lệnh “miệng” thì là theo các Chỉ thị, nhưng Chỉ thị lại không phải là văn bản Luật, nên:

– Phạt theo Nghị định 117, đẫn đến, vi phạm Quyền Tự Do Đi Lại – Hiến Pháp 2013.

2. Xông vào nhà, tóm người bị cho là F0, F1, đem đi nhốt tập trung vào nơi tồi tàn, trái với nguyện vọng của người ta:

– Áp dụng nghị định 101, đẫn đến, Xâm phạm nghiêm trọng Quyền Bất Khả Xâm Phạm Về Thân Thể và Quyền Bất Khả Xâm Phạm Về Nơi Ở của công dân – Hiến Pháp 2013.

*

Khoản 2, điều 14, Hiến Pháp 2013 cho phép nhà nước hạn chế Quyền công dân trong trường hợp cần thiết vì sức khoẻ của cộng đồng.

Tuy nhiên, vì không có bất kỳ tiêu chí nào về mức độ lây lan dịch bệnh, để khi căn cứ vào đó Nhà Nước có thể áp dụng Luật “con”, hòng hạn chế Quyền công dân, do đó Hiến Pháp 2013 có điều 70 và 88 quy định về ban bố TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP.

Căn cứ vào đó, nếu chưa có Tuyên bố Tình Trạng Khẩn Cấp đúng theo quy định của Hiến Pháp, thì mọi hành vi vận dụng Luật (con), để hạn chế Quyền công dân trong Luật (mẹ), thì đều là TUỲ TIỆN, là vi phạm Hiến Pháp.

Nếu VN ta có toà án bảo vệ Hiến Pháp, thì các văn bản Luật vi phạm Hiến Pháp này đã không thể được áp dụng tuỳ tiện như vậy.

(Công dân VN đã không bị cấm ra đường, không bị phạt tuỳ tiện, không bị phá cổng-cửa nhà, không bị tóm bắt đi nhốt vào nơi tồi tàn.)

Vì chế độ chính trị ở VN đang chỉ có một đảng độc quyền, đảng này hoạt động ngoài vòng Pháp Luật, ở trên Hiến Pháp, nên chúng lập ra nhà nước không có toà án bảo vệ Hiến Pháp.

Công dân khi đối mặt với việc bị cơ quan tổ chức nhân danh việc chống dịch, tuỳ tiện xâm phạm quyền công dân (như nêu trên), hãy bình tĩnh áp dụng các bước như sau:

1. Ghi hình lại toàn bộ quá trình xảy ra vụ việc có dấu hiệu vi phạm quyền công dân.

2. Hỏi rõ, chụp lại, giữ lại tờ quyết định (xử phạt, cách ly tập trung) và lưu lại tên tuổi chức vụ của các cá nhân tham gia vào việc xâm phạm Quyền công dân (như việc chặn – phạt người dân ra đường, hay xông vào nhà bắt người đem đi cách ly tập trung).

3. Lưu giữ biên bản phạt, biên lai tiền phạt.

4. Khởi kiện, tham gia kiện các cá nhân và cơ quan tổ chức xâm phạm quyền công dân, khi có cơ hội (với các bằng chứng được thu thập và lưu lại) ở trên.

Không chính quyền nào tồn tại mãi mãi, không chế độ nào không thay đổi. Ngay cả bản thân chế độ đảng nhà nước cộng sản này còn thay đổi rất nhiều trong gần 70 năm qua, vô số cái bị cho là sai trong quá khứ, thì sau đó lại đúng (Ví dụ như vụ khoán ruộng ở Vĩnh Phú 1976 bị cho là sai, rồi đến “đổi mới” năm 1986 lại chia ruộng ra).

Do đó cơ hội để mỗi công dân đòi lại công bằng cho mình và người thân, đều rõ ràng tồn tại trong tương lai không xa.

Chưa biết bao giờ sẽ phù hợp để đòi lại công bằng, nhưng ngay bây giờ nếu chúng ta bình tĩnh làm đủ các bước tự bảo vệ mình như vậy, thì chắc chắn bọn chúng sẽ phải chùn tay.

Hãy lan toả nội dung này, để bảo vệ lẫn nhau, bảo vệ quyền của chính mỗi chúng ta.

Nếu không còn những Quyền công dân căn bản này, chúng ta thực sự chỉ đang tồn tại và chấp nhận bị đối xử như những con vật bất cứ lúc nào, chỉ đang trông chờ vào may mắn để “thoát nạn”.

Cần GIÀU để làm gì!

Nguyễn Trung Dân

17-5-2019

Câu Lạc Bộ của Dự án FLC tại Sầm Sơn. Ảnh: internet

Có bài viết khoảng ba năm trước, chưa in ở đâu. Bỗng dưng đọc lại thấy vẫn cứ thời sự. Bèn đưa lên FB cho các bạn xem cho vui vậy. Vì có nói gì thì loại TƯ BẢN THÂN HỮU này vẫn cứ tồn tại như một hình thái phái sinh của chế độ.

Đến bây giờ, ba năm sau, Dự án này chắc đã an bài. Người làm dự án chắc đã thu tiền, còn dân cư có lẽ đã thất tán nhiều nơi! Nói cũng chẳng làm gì được, đành chọn “mua vui cũng được một vài trống canh“.

—–

Vì sao nhiều người Mỹ giờ này vẫn quyết ủng hộ Trump ‘lật kèo’?

Thien Dao

24-12-2020

Lý do nhiều nghị sĩ Cộng hòa vẫn ra mặt ủng hộ Trump dù Biden đã thắng thật ra rất dễ hiểu.

Đã hơn một tháng nay, nước Mỹ ồn ào vì những vụ kiện của ông Trump và những cuộc biểu tình của người ủng hộ ông. Trong khi đó các thành viên của đảng Cộng hòa cũng thay nhau đứng về phía Trump. Thậm chí còn nộp đơn lên tòa án tối cao và đưa ra những ý định về việc “lật kèo” vào ngày Quốc hội thông qua kết quả bầu của đại cử tri.

Vì sao người ủng hộ ông Trump lại “lì” như vậy? Thật ra thì trong cuộc bầu cử nào cũng vậy, phe thua cuộc đều rất ấm ức và trong nhiều trường hợp không chấp nhận kết quả.

Năm 2016 chẳng hạn, bà Clinton thua đau, thậm chí là bà thắng cả phiếu phổ thông, nhưng vẫn thua phiếu đại cử tri, hàng triệu người cũng tổ chức biểu tình, hô to khẩu hiệu “Không phải tổng thống của tôi” để phản đối ông Trump.

Để giữ hòa khí, từ trước đến giờ các ứng viên thua cuộc đều nhanh chóng nhận thua và kêu gọi người ủng hộ họ chấp nhận kết quả. Bà Clinton đã nói rằng, ông Trump sẽ là tổng thống của tất cả chúng ta, chúng ta phải để cho ông ấy có cơ hội để lãnh đạo đất nước. Đó là cách mà các ứng cử viên thua cuộc bảo vệ nền dân chủ và giữ cho đất nước được trật tự, yên ổn.

Việc kiện cáo và đưa ra những cáo buộc vô căn cứ trên truyền thông trong khi không đưa ra được bằng chứng nào trước các tòa án khác nhau là chưa có tiền lệ. Những người ủng hộ tất nhiên tin tưởng ứng cử viên của họ nên không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiều cử tri vẫn tin rằng ông Trump thắng hay, quả quyết là có gian lận. Tất nhiên họ chả đưa ra được bằng chứng nào cả, bởi nếu có thì họ đã tới đưa bằng chứng cho các luật sư của Trump, chứ đâu có tụ tập hô hào inh ỏi mà không làm gì thiết thực.

Đáng nói hơn là vì sao các quan chức trong phe Cộng hòa lại hùa theo ông Trump, từ việc trì hoãn chúc mừng ông Biden tới việc kiện cáo, như là thống đốc bang Texas đi kiện bốn bang chiến trường khác mà ông Biden đã thắng. Chỉ cần để ý một chút là ai cũng thấy rằng các quan chức này đều giữ chức vụ do người dân bầu ra.

Nói cách khác, họ đều phải trông chờ vào sự ủng hộ của cử tri đảng Cộng hòa để giữ ghế trong lần tranh cử tiếp theo. Các hạ nghị sĩ cứ hai năm phải tranh cử một lần trong khi thượng nghị sĩ là sáu năm. Nếu làm các cử tri phe mình nổi giận thì họ mất ghế.

Mặt khác, việc tham gia vào những vụ kiện giúp ông Trump chỉ là việc “màu mè”, có tác dụng làm vừa lòng cử tri trong khi chẳng thay đổi được kết quả. Như vụ kiện của bang Texas chẳng hạn, ai có chút kiến thức về luật pháp cũng biết rằng tiểu bang này đi kiện tiểu bang kia vì những việc nội bộ là thua ngay từ đầu. Ví dụ như một gia đình vợ chồng ly dị, hàng xóm nộp đơn kiện nói là vụ ly dị kia không đúng pháp luật thì tòa nào mà nhận đơn, bởi người đi kiện không có dính dáng gì tới việc bị đưa ra tòa.

Các kế hoạch “lật kèo” cũng thua chắc. Để có cơ hội chiến thắng thì đơn khiếu nại của các nghị sĩ Cộng hòa phải được lưỡng viện Quốc hội thông qua. Đảng Dân Chủ đang nắm hạ viện, làm sao mà họ thông qua được.

Nói tóm lại là các động thái liên quan tới việc bênh vực ông Trump của các quan chức Cộng hòa chỉ là đòn gió nhằm làm vừa lòng các cử tri đang thất vọng. Chính những người này cũng biết rõ là họ sẽ thua nên họ càng yên tâm. Một mặt họ được lòng cử tri, mặt khác họ không thay đổi kết quả bầu cử và cũng không vi phạm hiến pháp hay tạo ra tiền lệ nguy hiểm.

Các cử tri Cộng hòa đang bực tức thật ra đang bị “xỏ mũi” bởi cả ông Trump lẫn các quan chức. Những ai thuộc đảng Cộng hòa nhưng không cần sự ủng hộ của cử tri, hay quan tâm tới luật pháp hơn là làm vừa lòng cử tri, đều không làm như vậy.

Ông William Barr, bộ trưởng Tư pháp chẳng hạn, đã thẳng thừng tuyên bố là không có gian lận bầu cử. Ghế của ông không do dân bầu ra, mà ông cũng chả sợ bị mất chức. Vào lúc này ông Barr cùng lắm là bị sa thải. Ông Biden sẽ nhậm chức vào ngày 20/1 và ông Barr cũng mất ghế sau ngày này, có bị sa thải sớm ít bữa cũng chả sao (*). Ông Barr vì vậy chả sợ ai và đã tuyên bố như trên.

Kết cục chỉ có nước Mỹ là trở thành “trò cười” của nhiều người trên khắp thế giới.

Nhưng người Mỹ bầu cử trong hòa bình và rồi ai thua thì cũng đều nhanh chóng chấp nhận ý dân và luật pháp, ngay cả khi họ thua tức tưởi như bà Clinton.

_____

(*) Ghi chú của Tiếng Dân: Thật ra, ngày 14/12, Bộ trưởng Tư pháp William Barr đã có thư từ chức, ngày làm việc cuối cùng của Barr là 23/12, tức hôm qua.

Đại dịch và nhân quyền – nên tường trình với thiên hạ!

Blog VOA

Trân Văn

28-9-2021

Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng LHQ Khóa 76 tại New York, Hoa Kỳ, ngày 22-9-2021, theo giờ Hoa Kỳ. Photo chụp từ UN Web TV.

Việt Nam sẽ bị kiểm soát bởi bao nhiêu đại gia?

Huy Đức

4-6-2019

Tôi không nghĩ là nên cấm tiệt người uống rượu bia lái xe, nhưng một người “trong máu hoặc khí thở có nồng độ cồn vượt mức quy định của pháp luật” mà chỉ có 44,21% đại biểu QH đòi cấm lái xe thì rất là khó hiểu.

Những ánh đèn nhấp nháy

FB Luân Lê

3-2-2018

Có ba vấn đề khá lớn mà mỗi chúng ta cần phải chú ý trong tình cảnh hiện tại.

Thứ nhất là, ngân sách đang ngày càng cạn kiệt, mà nợ công ngày càng cao, trong khi mỗi ngày phải trả nợ cho các khoản vay của chính phủ là khoảng gần 800 tỷ đồng, mỗi năm là khoảng 23.00 tỷ đồng. Riêng dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, mặc dù đã thấy rõ sự thất bại của dự án trọng điểm quốc gia mà số vốn lên tới gần 1 tỷ USD, nhưng tính ra, mỗi năm, Việt Nam phải trả cho phía (nhà thầu) Trung Quốc khoảng 30 triệu đô-la, tương đương khoảng hơn 650 tỷ đồng.

Tội thân ông Tuấn, ông Son…

Nguyễn Tiến Tường

20-10-2019

Hai cựu Bộ trưởng 4T Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn. Photo Courtesy

Tôi thấy tội nghiệp ông Tuấn, một tay ông ký theo lệnh ông Son, chấp nhận rủi ro, bút sa gà chết. Để cuối cùng, ông Son “ẵm” 3,2 triệu USD, ông chỉ được nhận bằng số lẻ.

40 năm nhìn lại Chiến Tranh Biên Giới tháng hai… Đâu là bài học?

FB Trương Nhân Tuấn

14-2-2019

Cuộc chiến Việt-Trung 1979, mở đầu từ ngày 17 tháng 2 năm 1979 và chấm dứt ngày 5 tháng 3 năm 1979, giới hạn trên địa bàn các tỉnh biên giới phía Bắc của VN. Học giả nước ngoài gọi cuộc chiến này qua nhiều tên khác nhau. Một số gọi là “chiến tranh biên giới – la guerre des frontières”. Điều này không sai vì địa bàn cuộc chiến chỉ giới hạn ở các vùng biên giới. Tên này cũng được đặt cho cuộc chiến Campuchia tháng 12 năm 1978. Nguyên nhân cuộc chiến VN-Campuchia bắt nguồn từ các tranh chấp về biên giới, lãnh thổ. Một cuộc chiến tranh vì vậy cũng có thể mang tên “mục tiêu” của các bên tham gia cuộc chiến.

Rào chắn, giấy đi đường và nhân phẩm

Huy Đức

7-9-2021

Khi hai hộ trong một chung cư ở Long Biên có người dương tính với Covid, Ban quản lý (BQL) “cắt” thang máy lên hai tầng, cử người “phục vụ hậu cần” cho hai hộ có F0 và hàng xóm của họ tới tận cửa. Thông tin được cập nhật. Hàng trăm hộ ở các tầng khác vẫn có thể xuống sảnh lấy đồ mà shippers mang tới, ai đi làm vẫn đi làm, ai đi chợ vẫn đi chợ… Khi về nhà thì được khuyến cáo luôn ở trong nhà, không ra hành lang, không xuống sảnh ngồi chơi hoặc… “tám”.

Đại biểu Quốc hội Việt Nam thực chất là cán bộ hành pháp, không đại diện cho dân theo nghĩa nghị sĩ

FB Trần Đình Thu

11-11-2018

Vụ lùm xùm đại biểu Lưu Bình Nhưỡng tôi không đứng về phía ông Nhưỡng cũng như phía bên kia. Cũng như mọi vụ tương tự tôi không coi một đại biểu quốc hội đang nói tiếng nói của nhân dân theo nghĩa một nghị sĩ. Tôi coi họ là cán bộ hành pháp.

Quốc hội Việt Nam thật ra bản chất là một cơ quan thuộc hành pháp, là một “chính phủ mở rộng”. Việt Nam không có cơ quan lập pháp đúng nghĩa. Các văn bản luật được soạn thảo bởi các bộ ngành liên quan, bộ nào biên soạn của bộ đó, thí dụ Bộ lao động thương binh xã hội biên soạn Luật phòng chống mại dâm, Bộ công an biên soạn Luật an ninh mạng… Sau đó trình ra quốc hội thì cũng chính những cán bộ đang nằm trong hành pháp kiêm nhiệm đại biểu thảo luận và bấm nút.

Cẩn thận với tiêu chuẩn kép!

Phạm Ngọc Hưng

13-6-2020

Tôi không muốn tham gia vào cuộc đấu khẩu pro-Trump vs anti-Trump, tuy nhiên chứng kiến một số bạn trong nước đang chiến đấu với phần tinh thần trội hơn tri thức, tôi xin nhắc vài chuyện nhỏ: