Ngọng nghịu nói chuyện dạy người

Tâm Chánh

7-9-2019

Khai trường giờ đã là ngày khai trương một thời vụ làm ăn giáo dục. Mọi thứ cứ như một trường buôn thành thục. Nhà giáo rải thảm đỏ chào đón như nghi thức thị trường chứng khoán gõ khánh mở cửa lại. Nhưng có lẽ vì vậy, cần xem xét lại việc thực thi luật phổ cập giáo dục tiểu học.

Vụ phóng viên Tuổi Trẻ bị đe dọa: Thế là con cá bật được con dao

Trung Bảo

6-9-2019

Chắc các bạn còn nhớ cái stt trứ danh của tôi về việc con cá nằm trên thớt bật lại con dao. Tức ám chỉ vụ hợp đồng sát thủ trị giá 2 tỷ để mua mạng phóng viên Tuổi Trẻ.

Việt Nam sẽ bồi thường cho Repsol để rút lui khỏi dự án Cá Rồng Đỏ?

Chu Vĩnh Hải

6-9-2019

Một nguồn tin cực kỳ khả tín và có trách nhiệm ở Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) vừa cho tôi biết: Vào sáng ngày 06-9-2019, PVN và hãng dầu khí Repsol đã đi đến thỏa thuận cuối cùng là, Repsol sẽ dừng hẳn việc triển khai dự án dầu khí Cá Rồng Đỏ tại lô 136.03 và lô 07.03.

6 chiếc ghế gỗ và 3 triệu USD!

Lê Đức Dục

6-9-2019

6 chiếc ghế gỗ là câu chuyện trong bức ảnh kề bên, có 6 em nhỏ trong lễ khai giảng trên rẻo cao Nam Trà My không có ghế ngồi gây xúc động mạnh cho chúng ta từ trưa qua.

3 triệu $ là của một vị Bộ trưởng đánh quả áp phe trong buổi hoàng hôn nhiệm kỳ.

6 cái ghế cho các em và 3 triệu $ của ông bộ trưởng thì liên quan gì nhau hem?

Có đấy!!!

Cùng với những hình ảnh xúc động của lễ khai giảng năm nay trên rẻo cao, là câu chuyện về những áp phe của các quan chức tha hóa. Là những công bộc đã làm thất thoát hàng chục ngàn tỷ đồng.

Và bất cứ một người có lương tâm nào cũng không thể không liên tưởng rằng với số tiền thất thoát, tham nhũng hối lộ ấy, chúng ta có thể thay bao nhiêu ngôi trường xập xệ bằng trường mới khang trang , thêm bao nhiêu em bé rẻo cao được ăn no mặc ấm, bao nhiêu cuộc đời chốn thâm sơn cùng cốc được chạm vào tương lai tươi sáng hơn.

Hôm qua trong tấm hình chụp từ cảnh khai trường ở “nóc” Tắk Pổ, chúng ta đếm thấy có 6 học sinh chưa có đủ để ghế ngồi dự lễ.

Nhưng cũng hôm qua chúng ta biết rằng có một cựu Bộ trưởng đã đút túi hơn 3 triệu đô la chỉ trong một cú áp phe lúc “hoàng hôn nhiệm kỳ”!

***

Sau đây là nội dung bài viết “6 chiếc ghế gỗ và 3 triệu USD” của nhà báo Lê Đức Dục, đăng trên báo Tuổi Trẻ:

Cô giáo trẻ đọc thư chúc mừng khai giảng của Chủ tịch nước tại điểm trường Tắk Pổ sáng 5-9. Ảnh: Trà Thị Thu/ TT

TTO – Trong tấm hình chụp từ cảnh khai trường ở nóc Tắk Pổ, có sáu học sinh chưa có đủ ghế để ngồi dự lễ nhưng cũng dòng thời sự những ngày qua, có một cựu bộ trưởng khai đã đút túi hơn 3 triệu đôla chỉ trong một cú áp phe lúc ‘hoàng hôn nhiệm kỳ’.

Hôm qua 5-9, chúng ta lại thấy lòng rưng rưng khi nhìn những tấm hình khai giảng gửi về từ rẻo cao.

Sau lễ khai giảng, cô giáo Trà Thị Thu gửi cho Tuổi Trẻ hình ảnh đơn sơ mà đầy cảm xúc của buổi lễ tại điểm trường Tắk Pổ (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam).

Cái nóc (bản, làng – theo cách gọi của người Ca Dong) ấy chỉ cách trung tâm huyện 10km nhưng muốn lên chỉ có cách lội bộ.

Và chúng tôi nghe thắt nghẹn nơi lồng ngực khi thấy trong tấm ảnh chụp các học trò đang chăm chú nghe cô giáo đọc thư gửi học sinh nhân ngày khai trường của Chủ tịch nước, có sáu em học sinh ngồi xổm trên nền đất, trước ngôi trường lợp tôn, che chắn bằng vách gỗ đơn sơ.

Hình ảnh điểm trường Tắk Pổ trong lễ khai giảng hôm qua khiến chúng tôi liên tưởng ngay đến một ngôi trường nơi cực bắc Hà Giang, đó là điểm trường Lùng Tám Cao ở xã Lùng Tám (huyện Quản Bạ) với tấm ảnh từng gây xúc cảm không kém khi trong hình là các em học sinh ngồi trên nền đất, tấm bảng trong lớp học làm phông được kẻ nắn nót dòng chữ “Lễ khai giảng năm học 2014 – 2015” bằng phấn trắng.

Chỉ ít ngày sau, hai phóng viên Tuổi Trẻ đã đi tìm ra điểm trường gây “bão mạng” trong mùa khai trường năm ấy.

Chưa hết, lễ khai trường năm ngoái, thầy trò ở khu vực Nậm Ngà (xã Tà Tổng, huyện Mường Tè, Lai Châu) đã khai giảng bên bờ suối chỉ vì khu vực đó không có mặt bằng nào khả dĩ để có thể tập trung đông đủ học sinh hơn là bãi cát bên suối…

Chúng tôi may mắn đã đặt chân đến những điểm trường rẻo cao như thế. Và rồi công việc cứ cuốn đi, cho đến khi vào những ngày này, chứng kiến cảnh hàng triệu học sinh cả nước nô nức với ngày tựu trường với bao tâm tư ngổn ngang.

Các em học sinh ở đô thị háo hức với những lễ khai giảng có rực rỡ hoa tươi, có bóng bay ngũ sắc, có thả chim bồ câu bay vào trời xanh mang bao ước vọng…

Chúng tôi lại hướng vọng về những xóm bản vùng biên viễn hay bao làng chài chênh vênh nơi đầu sóng. Ở đó giấc mơ của các em học sinh đôi khi chỉ là một bữa cơm no, một manh áo ấm, một đôi ủng nhựa, một chỗ ngồi học không gió lùa mưa dột…

Theo dòng thời sự, cho dù không muốn so sánh, nhưng những dòng thời sự nhân lễ khai giảng năm nay là câu chuyện về những áp phe của các quan chức tha hóa, là những công bộc đã làm thất thoát hàng chục ngàn tỉ đồng…

Và bất cứ một người có lương tâm nào cũng không thể không liên tưởng rằng với số tiền thất thoát, tham nhũng hối lộ ấy, chúng ta có thể thay bao nhiêu ngôi trường xập xệ bằng trường mới khang trang, thêm bao nhiêu em bé rẻo cao được ăn no mặc ấm, bao nhiêu cuộc đời chốn thâm sơn cùng cốc được chạm vào tương lai tươi sáng hơn.

Hôm qua trong tấm hình chụp từ cảnh khai trường ở nóc Tắk Pổ, chúng ta đếm thấy có sáu học sinh chưa có đủ ghế để ngồi dự lễ.

Nhưng cũng dòng thời sự những ngày qua, chúng ta biết rằng có một cựu bộ trưởng khai đã đút túi hơn 3 triệu đôla chỉ trong một cú áp phe lúc “hoàng hôn nhiệm kỳ”, và có những quan chức khác trên bục nói rất hay ho nhưng thực tế thì bỏ túi số tiền áp phe lớn mà giả sử các trường, các em có thêm ngần ấy tiền, cuộc đời các cô, các em sẽ có trang mới.

Những con số không thể so sánh nhưng cứ ám ảnh chúng ta…

‘Dạy người’ – học viên đầu tiên là Bộ trưởng Giáo dục?

Blog VOA

Trân Văn

6-9-2019

Giống như nhiều quốc gia khác, tuần này, 22 triệu đứa trẻ ở Việt Nam chính thức bước vào niên khóa mới.

Sa Pa

Nguyễn Lân Thắng

6-9-2019

Tôi đến Sapa lần đầu tiên vào năm 1996, trong một chuyến đi chơi. Để lên tới đó ngày ấy quả là kỳ công, bởi từ Hà Nội lên đến Lào Cai phải ngồi tầu hoả mất cả đêm đến trưa hôm sau. Rồi từ Lào Cai lên đến Sapa lại mất chừng một buổi chiều chạy xe khách 40km theo quốc lộ 4D nữa. Hồi đó đường xấu lắm. Tôi nhớ mình xuống tầu lúc khoảng giữa trưa mà đến 7h tối mới tới được Sapa. Cái xe khách cà khổ đưa chúng tôi đi cứ lầm lũi bò men theo từng con dốc dựng đứng, đôi lúc nó cua ngoặt đi theo cung đường giữa lưng chừng núi cao, để lộ ra một khoảng vực sâu hun hút xanh thẳm bên dưới. Sau này khi những trò chơi tàu lượn siêu tốc bắt đầu du nhập vào Việt Nam cũng không thể làm tôi choáng ngợp bằng chuyến xe khách lên Sapa hồi đó…

Một số vấn đề pháp lý của vụ cháy Rạng Đông

Nguyễn Minh Đức

6-9-2019

Vụ cháy Rạng Đông là một sự cố môi trường. Sự kiện pháp lý này sẽ có thể dẫn đến một số hệ quả pháp lý sau:

1. Khắc phục ô nhiễm

HongKong đang chờ xem Merkel sẽ làm gì ở Trung Quốc. Tôi cũng vậy

Nguyễn Thọ

6-9-2019

Hôm qua nay báo Đức đặt các câu hỏi về việc chị Merkel sẽ làm gì ở Trung Quốc để bảo vệ HongKong. Trước chuyên viếng thăm Trung Quôc hôm nay của Merkel, Joshua Wong đã gửi thư, nhắc nhở bà về thân phận Đông Đức trước đây, chớ quên chúng cháu.

Cập nhật lại tình hình khu vực gần lô dầu 06.1 và Bãi Tư Chính

Dự án ĐSK Biển Đông

6-9-2019

Như chúng tôi đã nói trong bản tin trước, rất có thể có những tàu tham gia diễn biến thực địa tắt AIS để lẩn trốn các ứng dụng theo dõi hàng hải.

Và chúng tôi vừa phát hiện được có ít nhất một tàu đã tắt AIS và nhiều khả năng vẫn đang hiện diện ở khu vực gần lô dầu 06.1 và Bãi Tư Chính, thay thế cho tàu hải cảnh 46301 đã rút về Đá Chữ Thập. Đó là tàu mang danh tính China Coast Guard 3308.

Thông tin cần biết về nhiễm độc thủy ngân

Nguyễn Hồng Vũ

6-9-2019

Hôm qua mở Facebook lên tôi thấy tràn ngập tin về cuộc họp báo chiều ngày 4 tháng 9. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường Võ Tuấn Nhân đã công bố kết quả quan trắc các mẫu lấy xung quanh khu vực xảy ra vụ hỏa hoạn, ông khẳng định “Đến giờ phút này có thể xác định, đã có khoảng từ 15,1 kg đến 27,2 kg thủy ngân bị phát tán ra môi trường sau vụ việc”! Nhìn chung, kết quả bước đầu cho thấy đã có nhiều mẫu nhiễm Thủy Ngân vượt mức an toàn: Không khí, nước, bùn trầm tích sông,…

Dân chi phụ mẫu

Đặng Nguyên Triết

6-9-2019

Sáng nay, theo lời mời của Thanh tra công an tỉnh, mình lên đối thoại với anh Nguyễn Thành Công- trưởng phòng an ninh chính trị nội bộ Ninh Thuận, người ban hành quyết định xử phạt hành chính mình và anh Nguyễn Tri Long- phó giám đốc sở TTTT, giám định viên tư pháp, người ban hành công văn 18 về giám định nội dung 3 status của mình.

Còn bao nhiêu Nguyễn Bắc Son?

Nguyễn Ngọc Chu

6-9-2019

Bắt Nguyễn Bắc Son là thành tựu của TBT Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc chống tham nhũng. Nhưng câu hỏi “Còn bao nhiêu Nguyễn Bắc Son?” sẽ cho thấy con đường chống tham nhũng không có hồi kết. Mà câu trả lời buộc mỗi người có hiểu biết phải nghĩ sang giải pháp khác.

Xã hội hóa

Dương Quốc Chính

6-9-2019

Nội dung công văn xin đểu này không có gì là lạ ở chế độ ta, kể từ sau đổi mới. Việc này diễn ra hàng ngày, từ cấp tổ dân phố đến trung ương.

Một suy nghĩ về thủ đô

Mai Quốc Ấn

6-9-2019

Có nhiều lần, trong nhiều câu chuyện cùng một chủ đề, với nhiều người quen ở Hà Nội; tôi nhắc đi nhắc lại nếu có một biến cố môi trường, thì với mật độ dày đặc nhân khẩu của thủ đô, sẽ luôn có hậu quả lớn hơn nơi khác.

Son, Tuấn, Vũ chỉ là… ví dụ!

Blog VOA

Trân Văn

5-9-2019

Có quốc gia nào mà một doanh nghiệp của nhà nước, hoạt động bằng công quỹ như Mobifone dùng công quỹ mua lại một doanh nghiệp tư nhân như AVG và tự nguyện trả hớ 7.000 tỉ đồng, tính ra giá mua gấp 14 lần giá trị thật?

Có quốc gia nào mà cơ quan đặc trách trật tự – trị an như Bộ Công an thản nhiên lấy nhãn “an ninh quốc gia” dán lên những thương vụ như vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG nhằm ngăn chặn lạm bàn về những mờ ám trong mua bán?

Có quốc gia nào mà chỉ vì lớn giọng dạy dỗ mọi người phải tận trung với đảng cầm quyền nên được chọn làm rường cột (Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN), tham gia quyết định vận mệnh quốc gia, số phận dân tộc, như Son, Tuấn?

Có quốc gia nào mà một số doanh nhân vốn dĩ vô danh đột nhiên nổi như cồn vì thành tỉ phú. Nguồn gốc các khối tài sản kếch xù đều bắt đầu từ được hỗ trợ “mua rẻ, bán đắt” đất đai, cả công thổ lẫn ruộng vườn, nhà cửa của nhiều công dân như Vũ?

Có quốc gia nào mà doanh giới liên tục than như bọng vì bị “đè đầu, cưỡi cổ”, bị hệ thống công quyền “vắt” đủ kiểu cho đến khi kiệt sức, phải tuyên bố phá sản hoặc xin tạm ngưng kinh doanh nhưng vẫn có vài doanh nhân càng ngày càng “ăn nên, làm ra”?

Có quốc gia nào mà bên cạnh sự thành đạt của một số doanh nhân, luôn luôn có bóng dáng của các viên chức lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền đủ cấp, đủ ngành, chẳng công khai thì cũng có hơi hướm của sự hỗ trợ bằng chủ trương, chính sách?

Có quốc gia nào dù vợ một đàn, con một đống nhưng vẫn được xưng tụng là “cư sĩ”, vì được xem là mẫu mực của cả “kinh doanh” lẫn “tu tập, nên được chọn làm Phó Ban Truyền thông của một trong những giáo hội đông tín đồ nhất như Phạm Nhật Vũ?

Có quốc gia nào mà thần quyền tự nguyện trở thành trang sức cho thế quyền, thuyết phục thiên hạ tuân phục thế quyền, chỉ hướng tới “thiện lành”, quên đi sự bất toàn, phi nhân của thế quyền đang gieo rắc khổ đau cho tha nhân?

Có quốc gia nào thần quyền gắn bó chặt chẽ với thế quyền, giác ngộ không còn là mục tiêu, tu tập trở thành cơ hội để sống xa hoa, hưởng lạc? Có quốc gia nào mà thế quyền thành công đến thế trong việc tha hóa thần quyền để củng cố vai trò, vị trí của mình?

Có quốc gia nào mà thu nhập rất khiêm tốn nhưng đa số viên chức đều giàu có “nứt đố, đổ vách” và rất tự tin trong việc khoe sang, khoe giàu bất kể hệ thống chính trị, hệ thống công quyền ra rả tuyên bố tham nhũng là “quốc nạn”?

Có quốc gia nào đã xác định chống tham nhũng “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” nhưng lại cấm công bố bản kê khai tài sản của các viên chức? Hệ thống tư pháp chưa bao giờ điều tra vì sao viên chức giàu có bất thường mà chỉ tìm xử những kẻ tiết lộ?

Có quốc gia nào thừa nhận tham nhũng là quốc nạn nhưng Quốc hội lại tìm mọi cách để gạt đề nghị xem “giàu có bất minh” (viên chức không thể giải thích hợp lý về nguồn gốc tài sản) là tội phạm, ra khỏi Dự luật sửa Luật Phòng – Chống tham nhũng?

Có quốc gia nào mà trước nay, tỉ lệ thành viên của đảng cầm quyền trong Quốc hội – nơi đại diện cho ý chí, nguyện vọng của toàn dân – luôn luôn vượt mức 90%, thành ra soạn thảo – ban hành – giám sát thực thi luật pháp luôn luôn bị bóp méo?

Có quốc gia nào mà cuộc sống càng ngày càng lầm than, sinh hoạt xã hội càng ngày càng nhiều rủi ro, đầy dẫy bất an nhưng đa số chỉ hoan hỉ khi những cá nhân như Son, Tuấn, Vũ,… ngã ngựa và bỏ qua việc truy nguyên để chặn từ gốc?

Có quốc gia nào mà chỉ những cá nhân như Son, Tuấn mới được lựa chọn – sắp đặt để lãnh đạo quốc gia, dân tộc và sát cánh với những cá nhân như Vũ để gom nhặt, biến mồ hôi, nước mắt đồng bào thành của nổi, của chìm, chia chác với nhau?

Hệ thống đã lựa chọn – sắp đặt những Son, những Tuấn, đã hà hơi, tiếp sức bơm thổi cho những Vũ trở thành tỉ phú đang tiếp tục lựa chọn – sắp đặt nhân sự cho “đại hội 13” lãnh đạo cả đảng, quốc hội, nhà nước, chính phủ và các ngành, các cấp.

Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Phạm Nhật Vũ không phải là mục tiêu. Đó chỉ là những ví dụ. Nếu không nhìn ra bản chất, không xác định được cội rễ dẫn tới thảm trạng thì xứ sở này, dân tộc này sẽ tiếp tục mất đủ thứ rồi trắng tay.

Ba Lan và bài học về ‘người bạn xã hội chủ nghĩa rất lớn’

Blog VOA

Trân Văn

5-9-2019

Kỷ niệm 80 năm Thế Chiến II tại Warsaw, Ba Lan ngày 1/9/2019. Nguồn: AP

Ba Lan đã tiến thêm một bước trong kế hoạch lôi kéo quân đội Mỹ đến xứ sở của mình: Mỹ đã đồng ý mở rộng phạm vi trú đóng của quân đội Mỹ, vào lúc này là sáu khu vực trên lãnh thổ Ba Lan. Hai bên đang tiếp tục thảo luận về việc đưa quân đội Mỹ đến trú đóng tại khu vực thứ bảy. Hai tháng trước, Ba Lan đã thuyết phục Mỹ tăng quân số trú đóng tại Ba Lan từ 4.500 lên 5.500 và thiết lập một bộ chỉ huy cấp sư đoàn đối với lực lượng trú đóng tại Ba Lan (1).

Công trạng ông Nguyễn Bắc Son

Trương Châu Hữu Danh

5-9-2019

Vụ Mobifone, ai cũng bảo nhà nước mất 6.500 tỷ đồng. Nhưng ít ai thấy được “công trạng” của ông Tuấn ông Son cũng như các đồng chí, vì lẽ ra, con số thất thoát phải là… 13.500 tỷ đồng.

Chuyện cổ tích từ một cuộc chiến

Tác giả: Daniel Hautzinger

Dịch giả: Đông Kha

5-9-2019

Câu chuyện cảm động về lời hứa 40 năm của người lính Mỹ với một em bé Hội An

Phil Seymour là trung sĩ của Đại đội C, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn TQLC, Sư đoàn TQLC 1 của Hoa Kỳ, ông đến Việt Nam vào tháng 12 năm 1966 và đã bị thương chỉ 1 tháng sau đó.

Diễn biến mới ở khu vực gần lô dầu 06.1 và Bãi Tư Chính

Dự án ĐSK Biển Đông

5-9-2019

Như chúng ta đã biết, lô dầu 06.1 của liên doanh Việt Nam – Nga – Ấn Độ là nơi đang diễn ra hoạt động giàn khoan Hakuryu-5. Lô 06.1 nằm ở phía tây bắc Bãi Tư Chính trong khu vực thềm lục địa của Việt Nam. Đây là một trong hai điểm nóng trong suốt gần ba tháng vừa qua, với một chiến dịch xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam của tàu thăm dò Hải Dương Địa Chất 8 cùng các tàu cảnh sát biển được trang bị vũ khí hạng nặng và tàu dân binh Trung Quốc.

Rupert Neudeck – Người không chịu hèn

Nguyễn Thọ

4-9-2019

Rupert Neudeck, người tỵ nạn vĩ đại. Ảnh: internet

Nhân dịp bạn Trần Văn Thái từ Việt Nam sang, tuần qua tôi đã cùng mấy bạn học ở Königs Wusterhausen (Berlin) từ thời trai trẻ tổ chức một cuộc gặp gỡ với các thầy cô giáo ở đó. Tôi luôn áy náy vì cứ mỗi lần quay về trường cũ là lại thiếu vắng thêm một vài thầy cô. Tôi sẽ kể trong bài sau về cuộc gặp gỡ này.

Tham nhũng và tính minh bạch dưới chế độ Cộng sản

Trần Trung Đạo

5-9-2019

Tham nhũng chẳng những không thể xóa bỏ và thậm chí không thể ngăn chặn dưới các chế độ độc tài toàn trị như chế độ CS. Nếu tham nhũng có thể ngăn chặn được thì Liên Sô đã không sụp đổ.

Lưu ý và cảnh báo lại vụ cháy Rạng Đông

Mai Quốc Ấn

4-9-2019

1- Cuộc lấy mẫu (ảnh 1,2,3) DIỄN RA SAU CƠN MƯA ngày 29/8/2019. Trong thời gian cháy từ chiều 28/8/2019 cho tới trước cơn mưa thì những ai bị ảnh hưởng trực tiếp mà cảm nhận được bằng mùi đều có khả năng gặp nguy hiểm. Nhất là phụ nữ mang thai và trẻ em.

Lại phải hỏi ông Tô Lâm: Công an để làm gì?

Blog VOA

Trân Văn

4-9-2019

Bộ Trưởng Tô Lâm. Nguồn: Reuters

Đã có bốn người là nạn nhân vụ thảm sát xảy ra ngày 1 tháng 9 tại thôn Bồng Lai, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội thiệt mạng. Nạn nhân cuối cùng chưa chết nhưng đang trong tình trạng nguy kịch (1).

Các đồng chí ạ

Đào Tuấn

4-9-2019

Mưa lớn đã khiến đường dẫn lên cây cầu tại xã Ba Nang, huyện Đak rông, Quảng Trị bị sạt lở nặng. Ảnh: Báo Thanh Niên

Hai cựu chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, đồng chí Trần Văn Minh và đồng chí Văn Hữu Chiến đã tạo điều kiện để đồng chí Vũ nhôm mua rẻ hàng chục bất động sản. Số tiền mà các đồng chí gây thất thoát cho các đồng chí và đồng bào là gần 20.000 tỉ đồng- Dòng tin sáng nay, chưa đầy 24h sau chuyện đồng chí “bố Son” ẵm nhẹ 3 triệu và 3 triệu ở đây là 3 triệu đồng chí Đỗ Năm Trăm.

Nhớ đồng chí PCT nước Nguyễn Thị Doan từng kêu “Người ta đang ăn của dân không từ một thứ gì các đồng chí ạ”.

Tầu cẩu của Trung Quốc vào vùng biển Việt Nam, chuẩn bị đặt giàn khoan?

Vũ Kim Hạnh

4-9-2019

Hiện nay, tàu cẩu lớn nhất thế giới của Trung Quốc, tàu Lam Kình, đang di chuyển trong khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam, các nguồn tin về Biển Đông trích dẫn dữ liệu theo dõi tàu cho biết hôm 3/9. Hãy nhìn bản đồ, “nó” là lằn vạch ngang – đỏ đã vào gần tỉnh Quảng Ngãi đến thế đó. Lực lượng cảnh sát biển của Việt Nam đang theo dõi động thái của con tàu này (theo VOA).

Giờ đền tội của bọn vô lại

Bùi Chí Vinh

3-9-2019

Hai cựu bộ trưởng Nguyễn Bắc Son (trái) và Trương Minh Tuấn, nhận hàng triệu đô la tiền hối lộ. Photo Courtesy

Hai thằng chó chết gặm hàng triệu đô la
Cũng hai thằng đó từng nhát ma nhân dân liên tục
Chúng dọa đảng viên “tự diễn biến, tự chuyển hóa” là tiền đồ chết chắc
Chúng đòi đưa mạng xã hội vào xà lim vì truyền bá nhân quyền

Xin mỗi chúng ta cùng nhau chia sẻ mối lo: Tổ quốc đang bị thách thức nghiêm trọng!

Viet-Studies

Nguyễn Trung

3-9-2019

Từ ngày 03-07-2019 đến nay (30-08-2019) tầu khảo sát địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc với sự hộ tống của các tầu chiến cỡ lớn của lực lượng cảnh sát biển và lực lượng hải quân Trung Quốc ngang nhiên vào hoạt động phi pháp vùng đặc quyền kinh tế trên thềm lục địa tại vùng Bãi Tư Chính thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam (200 hải lý tính từ bờ biển, ước khoảng 370 km). Có lúc Trung Quốc đã huy động cả máy bay ném bom và máy bay chiến đấu để hỗ trợ cho hoạt động của tầu khảo sát địa chất Hải Dương 8 và những tầu chiến khác của họ[1], và đồng thời uy hiếp những hoạt động ngăn cản tại chỗ của lực lượng hải cảnh và lực lượng hải quân Việt Nam. Bất chấp sự phản đối quyết liệt của phía Việt Nam bằng con đường ngoại giao cũng như bằng những hoạt động ngăn cản, xua đuổi tại chỗ của các tầu chiến thuộc lực lượng hải cảnh và lực lược hải quân Việt Nam, cho đến nay Trung Quốc vẫn chưa chấm dứt những hoạt động phi pháp này của mình. Thậm chí đã có lúc tầu Hải Dương 8 còn tiến sâu vào bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cụ thể là chỉ cách đảo Phú Quý 102 km và cách Phan Thiết 182 km[2].

Tội nghiệp ông Tuấn, ông Son…

Nguyễn Tiến Tường

3-9-2019

Hai cựu Bộ trưởng 4T Nguyễn Bắc Son (trái) và Trương Minh Tuấn nhận hối lộ hàng triệu đô la. Photo Courtesy

Tôi thấy tội nghiệp ông Tuấn, một tay ông ký theo lệnh ông Son, chấp nhận rủi ro, bút sa gà chết. Để cuối cùng, ông Son “ẵm” 3 triệu USD, ông chỉ được chút đỉnh mưa móc.

Chuyến tàu đêm: Số phận của 70 viên chức chế độ cũ ở Côn Đảo ra sao?

Lâm Nguyễn

3-9-2019

Nhà báo Ngọc Vinh: Dưới đây là câu chuyện của một nữ nhà báo có nick là Lâm Nguyễn kể về một sự kiện bi thảm tại Côn Đảo sau ngày 30-4-1975. Cô ấy tâm sự với tôi, cô luôn day dứt về nó vì chưa dám kể ra trước đây do sợ bị làm khó dễ khi viết ra sự thật giống như trường hợp của tôi. Vì vậy, tôi xin chia sẻ với mọi người câu chuyện của Lâm mà cô mới vừa post lên phây sau nhiều lần đắn đo cân nhắc. Xin cầu nguyện cho những người đã chết một cách oan khốc vì thời cuộc và mong hương hồn họ sớm siêu thoát!

Tàu cẩu Lam Kình (Lanjing) của Tập đoàn Dầu khí Trung Quốc đang ở trong lãnh hải Việt Nam

Dự án ĐSK Biển Đông

3-9-2019

Lam Kình là chiếc tàu cẩu lớn nhất thế giới và hoạt động được ở khu vực nước sâu. Sở hữu bởi Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc, tàu Lam Kình có năng lực nâng hạ các thiết bị đặc biệt nặng và các giàn khoan dầu. Lam Kình đã tham gia vào nhiều dự án, trong đó bao gồm các dự án lắp đặt một số giàn khoan dầu lớn nhất thế giới, đặt đường dẫn dầu cũng như lắp đặt các cấu trúc ngoài khơi.