Chuyện cho Trung Quốc nhưng ‘Đảng ta’ nên học

Blog VOA

Trân Văn

23-10-2019

Đại sứ Terry Branstad (trái), tại Bắc Kinh, 2018. Ảnh: AP

Nhiều cơ quan ngôn luận trong hệ thống truyền thông của “đảng ta” vừa dịch – giới thiệu rộng rãi câu chuyện mà ông Terry Branstad – Đại sứ Mỹ ở Trung Quốc kể với AP (1)…

Từ Vinaconex đến Viwasupco: Hết cơn bỉ cực đến hồi “thới lai”

Mai Bá Kiếm

22-10-2019

Ngày 24/4/2004, Dự án nước sạch Sông Đà – Hà Nội được khởi công, là một dự án nhóm A do Thủ tướng phê duyệt, nhằm cung cấp nước sạch cho TP Hà Nội và các đô thị Sơn Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai, Miếu Môn… được ổn định, thường xuyên.

TQ không bỏ Tư Chính mà Chủ tịch Trọng chưa thể đi Mỹ

BBC

22-10-2019

Tàu ngầm Trung Quốc xuất hiện cạnh tàu cá Việt Nam giữa tháng Chín 2019. Ảnh do ngư dân Quảng Ngãi cung cấp/ FB Nguyễn Thế Bình

Căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam liên quan đến Bãi Tư Chính và hoạt động của tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 vẫn đang gia tăng, việc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng không thể đi Mỹ sớm, và Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ sẽ sớm đến Việt Nam. Tất cả cho thấy điều gì về ‘bàn cờ’ chiến lược biển Đông?

Y tế thương mại! Danh đấy! Bộ trưởng Kim Tiến ơi!

Trần Tuấn

22-10-2019

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến vừa trả lời báo chí bên hành lang quốc hội họp, đánh giá thành tựu ngành y tế dưới thời bà lãnh đạo! Bà tỏ ra rất “ tâm tư”, trước nghỉ hưu “phải có danh gì với núi sông”!

Nhất quyết phải có giải pháp khác để bảo vệ chủ quyền biển đảo

Nguyễn Ngọc Chu

22-10-2019

Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch phát biểu tại Diễn đàn Hương Sơn, Bắc Kinh, hôm 21/10/2019. Ảnh: VOV

Biết rõ âm mưu của Trung Quốc là một nhẽ, chọn giải pháp đối phó với Trung Quốc mới là điều quan trọng.

Biển Đông, nghị trường và ngư dân

Trần Tuấn

22-10-2019

Những bức ảnh và video clip mà ngư dân Quảng Ngãi vừa ghi được cảnh chiếc tàu ngầm hạt nhân đen trũi khổng lồ treo cờ Trung Quốc đang “kè sát” chiếc tàu cá loại giã cào nhỏ bé của của mình ở Hoàng Sa, mới đây đã xuất hiện trên truyền thông thế giới. Báo chí nước ngoài đang đặt dấu hỏi về động cơ nào khiến tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc “trồi lên” giữa tàu cá Việt Nam ở Biển Đông?

Nhân Quốc hội bàn về Biển Đông: Hoàn cảnh – Tâm thế – Tầm nhìn – Di sản

“Cần phải nhận thức rõ ràng rằng, lãnh đạo Trung Quốc bao đời vẫn xem thiên hạ là chư hầu của họ, tất cả các học thuyết phát triển của họ dù vay mượn từ bên ngoài cũng đều phục vụ cho việc làm bá chủ thiên hạ mà trước hết là thôn tính các nước lân bang hèn kém. Nếu các nước nhỏ lệ thuộc vào ý thức hệ của họ, xem đây là tầm nhìn chung, sẽ dẫn đến lệ thuộc, mất tính độc lập trong tư duy. Do không có một tầm nhìn độc lập và chủ động thì cuối cùng sẽ bị rơi vào bẫy, phục tùng thiên hạ quan của họ”.

_______

Một Thế Giới

Lê Vĩnh Triển

22-10-2019

Tác giả cho rằng các bước đi hiện tại của lãnh đạo quốc gia nên được đặt trong một tầm nhìn dài hạn, chủ động hướng đến một di sản gồm một ý thức dân tộc độc lập, một non sông phát triển vững bền, một Việt Nam cường thịnh đủ sức răn đe đối với bất cứ thế lực bành trướng nào, đặc biệt từ Trung Quốc.

Đánh giá các tranh luận, trao đổi thời gian gần đây trên các phương tiện truyền thông, qua mạng xã hội và một phần qua báo chí chính thống về sự ngang ngược của Trung Quốc đối với các nước nhỏ hơn trong khu vực – đặc biệt với Việt Nam, Trung Quốc đã tỏ ra không chút kiêng dè, ngang nhiên xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam – người viết cảm nhận mối quan hệ giữa quá khứ, hiện tại và tương lai của đất nước, và nhận thấy có ảnh hưởng nhân quả của hoàn cảnh đất nước đến tâm thế, đến tầm nhìn của trí thức, doanh giới và chính quyền, từ đó hình thành nên di sản của họ cho tương lai đất nước (tác giả nhấn mạnh hai thành phần trí thức và chính quyền như đại diện cho dân một nước).

Tác giả cho rằng các bước đi hiện tại của lãnh đạo quốc gia nên được đặt trong một tầm nhìn dài hạn, chủ động hướng đến một di sản gồm một ý thức dân tộc độc lập, một non sông phát triển vững bền, một Việt Nam cường thịnh đủ sức răn đe đối với bất cứ thế lực bành trướng nào, đặc biệt từ Trung Quốc.

Hoàn cảnh, tâm thế và tầm nhìn

Cha ông ta hay nói cái khó bó cái khôn; nghèo sinh hèn. Đây là đúc kết phổ biến ở góc độ cá nhân, gia đình. Nói “phổ biến” vì một mặt không hẳn sẽ đúng với mọi cá nhân, gia đình gặp khó, và mặt khác có người không gặp khó vẫn không khôn hay giàu nhưng vẫn hèn.

Có những cá nhân, gia đình tuy nghèo nhưng tâm thế không hèn, quyết chí vươn lên, vượt qua số phận vì bản thân (nếu là cá nhân) và bố mẹ (nếu là gia đình) có được tầm nhìn – nhận thấy được cơ hội và kỳ vọng vào thay đổi trong tương lai, giữ vững cơ nghiệp, bí quyết gia truyền… hay đơn giản là tập trung vào sự học, tránh những cám dỗ tiền bạc nhất thời chẳng hạn, thì cá nhân, gia đình đó sẽ tuy nghèo mà không hèn, thoát khỏi cảnh nghèo, có được sự kính trọng từ bên ngoài, nhờ vào quyết tâm và tầm nhìn của mình. Có tầm nhìn sẽ giúp họ có quyết tâm vì đã rõ con đường.

Đó là góc nhìn cá nhân, gia đình. Ở phương diện quốc gia, một quốc gia là tổng thể các gia đình, lãnh đạo quốc gia không được cho phép mình hèn kém vì nếu thế sẽ làm quốc gia hèn kém. Lãnh đạo quốc gia không được thiếu tầm nhìn, vì nếu thế sẽ làm bại hoại cả một dân tộc. Không thể như cá nhân hay gia đình bị cái khó bó cái khôn, nghèo hèn, quốc gia có thể có những lúc nghèo nhưng không thể hèn, trí thức (nghĩa rộng – dân) và chính quyền của quốc gia đó không được hèn kém (tâm thế kém cỏi) mới mong có một tầm nhìn dài hạn, đi trước và chủ động trước các thay đổi của thế giới và khu vực, không đợi đến khi thay đổi diễn ra rồi thụ động đối phó và lệ thuộc.

Trí thức và lãnh đạo quốc gia phải cảnh giác với tâm thế nhu nhược do bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh khó khăn của đất nước – không để tâm lý cái khó bó cái khôn, nghèo nên hèn giống như những cá nhân, gia đình thiếu trí tuệ và viễn kiến trong nuôi dạy con cái mình. Quốc gia có thể nghèo (GDP thấp chẳng hạn) nhưng trí thức và lãnh đạo quốc gia không được hèn thì mới có thể có một tầm nhìn xa rộng đưa đất nước thoát nghèo mà vươn lên.

Gần đây, có một số trí thức cho rằng nước ta nghèo nên phải nhịn nhục, đồng thời diễn dịch lịch sử Việt Nam theo hướng này. Rằng Việt Nam nên học theo cha ông ta đã nhịn Trung Quốc như từ bao đời phong kiến. Họ dẫn chứng về việc xin phong vương của các vua Việt Nam và việc triều cống của các triều đình Việt Nam với các triều đình Trung Quốc.

Họ còn cho rằng Việt Nam là nước nhỏ và yếu hơn Trung Quốc nên phải nhịn nhục, chấp nhận thân phận nhược tiểu. Với những lý lẽ này, họ biện minh cho mọi cách thức nhường nhịn và bằng mọi giá tránh gây phiền phức cho Trung Quốc vì Trung Quốc giờ là một đại cường còn Việt Nam là nước nhỏ đang lệ thuộc Trung Quốc mọi mặt.

Thật đáng buồn cho tâm thế hèn kém xuất phát từ sự đánh giá tình trạng đất nước như thế này. Có thể thấy những trí thức với tâm thế như vậy sẽ không trình bày được một tầm nhìn nào cho tương lai và triển vọng của đất nước, có thể nói họ lo sợ sự trả đũa của Trung Quốc đến tê liệt và không đưa ra được một giải pháp nào để đối phó. Có thể cho rằng nếu đất nước có giàu hơn sẽ vẫn tồn tại những thành phần với tâm thế này. Vì họ, dù có nghèo hay giàu, vẫn hèn như phân tích ở trên về góc độ cá nhân, gia đình.

Thế tại sao có thể nói sự diễn dịch lịch sử của họ là ngụy biện. Thứ nhất, ông cha ta có thể đã chấp nhận là nước nhỏ, cần giữ hòa khí (cấp thuyền, ngựa cho tàn quân của giặc ra về sau các cuộc chiến; xin sắc phong vương rất hình thức) chứ ông cha ta không hèn.

Mong muốn hòa bình nhưng không bao giờ nhân nhượng khi một tấc đất cương thổ bị xâm hại. Ông cha ta chấp nhận là nước nhỏ (tiểu), cần giữ hòa khí để phát triển chứ không hề yếu (nhược). Nguyễn Trãi đã rất dõng dạc “Dẫu cường nhược có lúc khác nhau/Song hào kiệt đời nào cũng có”. Rất rõ ràng, ông cha ta còn xác định cường – nhược hai bên có lúc này lúc khác chứ không phải lúc nào ta cũng yếu kém và phương Bắc lúc nào cũng hùng mạnh. Ngay trong hoàn cảnh các triều đại Trung Hoa hùng mạnh, thậm chí hung tợn, hừng hực khí thế, tràn sang xâm chiếm nước ta thì cũng thường bị đánh tơi bời…

Một vài ví dụ:

– Lê Đại Hành/Lý Thường Kiệt phá Tống bình Chiêm, đặc biệt thời Lý Thường Kiệt nhà Tống của Vương An Thạch là cực kỳ hưng thịnh.

– Trần Hưng Đạo ba lần đại phá Nguyên Mông khi đế quốc Mông Cổ hùng mạnh nhất lịch sử (Việc Mông Cổ và Mãn Thanh cai trị Trung Quốc sau này cũng là cái tát nặng nề vào cái thiên hạ quan tự huyễn hoặc của chính Trung Quốc).

– Lê Lợi/Nguyễn Trãi chống nhà Minh hùng mạnh, xây dựng nhà Lê có những giai đoạn trong lịch sử phát triển rực rỡ không thua kém gì các lân bang.

– Tây Sơn đánh tan tác quân nhà Thanh thời Càn Long cực thịnh…

– Thời Gia Long, Minh Mạng, bờ cõi Việt Nam mở rộng chưa từng có. Nhà Thanh giai đoạn đó không chắc hùng mạnh hơn Việt Nam…

Đó là chưa bàn đến khía cạnh ngụy biện về bối cảnh. Thế giới ngày nay là toàn cầu hóa chứ không phải thời quan hệ “cá lớn nuốt cá bé” giữa các nước như thời trung cổ. Các quốc gia ngày nay hành xử với nhau còn phải tuân thủ theo luật pháp quốc tế, các quốc gia lớn ngày nay không thể hành xử bạo ngược như thời phong kiến.

Nếu nước lớn có tâm thế bạo ngược, bất tuân luật pháp quốc tế và các nước nhỏ nếu cứ duy trì tâm thế hèn kém và không tin vào luật pháp quốc tế thì chính bản thân các nước nhỏ đã tự đặt mình vào thế áp đặt của chính các nước lớn, và tự đánh mất sức mạnh của thời đại mà mình đang dự phần. Hay có thể nói, các nước nhỏ nếu có tâm thế như thế đã chấp nhận sự bất tuân luật pháp quốc tế của các nước lớn.

Tâm thế, tầm nhìn và di sản

Có thể nói rằng, khả năng lãnh đạo các nước nhỏ rơi vào tâm thế nhu nhược là lớn hơn lãnh đạo ở các nước lớn, từ đó tầm nhìn hạn hẹp, mơ hồ thiếu tự chủ, tự biến mình thành con cờ của các nước lớn bạo ngược. Muốn không để tình trạng này xảy ra, lãnh đạo các nước nhỏ phải luôn xây dựng cho mình tâm thế mạnh mẽ, trí tuệ và viễn kiến xa rộng, chủ động tham gia vào điều chỉnh các quan hệ quốc tế, từ đó đưa đất nước tiến lên và mục tiêu sau cùng là một quốc gia vững mạnh cản trở các đe dọa từ các nước lớn bạo ngược.

Nếu không có tâm thế và tầm nhìn như vậy, Lý Quang Diệu đã không thể để lại một di sản là một Singapore nhỏ bé mà vững vàng và được tôn trọng. Nếu không có tâm thế và tầm nhìn như vậy, lãnh đạo các quốc gia như Nhật Bản khi canh tân đất nước thế kỷ 19 và sau thế chiến II đã không thể biến nước Nhật thành siêu cường khiến Trung Quốc không thể đe dọa (nếu không nói là ngược lại).

Tương tự như vậy, nếu các lãnh đạo không có tầm nhìn để thấy được yêu cầu dân chủ hóa đất nước trong thập niên 1970, 1980 thì các nước như Đài Loan và Hàn Quốc đã không có được sự tin tưởng ủng hộ từ các nền dân chủ phương Tây, không có được sự bứt phá về kinh tế và ý thức hệ so với Trung Quốc, để đưa đất nước thoát bẫy thu nhập trung bình, tiến lên mạnh mẽ và hạn chế những đe dọa thôn tính từ Trung Quốc.

Cũng như các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và xa Trung Quốc hơn một chút về mặt địa lý là Singapore, Việt Nam là một nước tương đối nhỏ so với Trung Quốc. Định mệnh đã đặt Việt Nam bên cạnh một quốc gia khổng lồ về mọi phương diện. Đối với một quốc gia như Trung Quốc, dễ nhận thấy rằng lãnh đạo của họ một cách tự nhiên thủ đắc một tâm thế bạo ngược và tầm nhìn xa rộng.

Với dân số gần một phần năm dân số thế giới, lãnh đạo của họ không có tầm nhìn, tham vọng chiếm đoạt thiên hạ mới là điều khó hiểu hơn. Nói nôm na, trong cuộc chơi 5 người dễ nhận ra rằng một cá nhân sẽ dễ nảy sinh tham vọng và dễ có cơ hội tranh đoạt làm bá chủ hơn. Nếu so với Việt Nam, dân số một phần bảy mươi của thế giới, một mình Việt Nam sẽ gần như không có tâm thế đoạt thiên hạ, bắt 69 người kia làm chư hầu cho mình.

Như vậy, Việt Nam đã luôn thường trực đối mặt với sự bạo ngược của Trung Quốc, luôn chịu ảnh hưởng tiêu cực và trực tiếp bởi tầm nhìn của lãnh đạo Trung Quốc. Trong hoàn cảnh như vậy, nếu trí thức và lãnh đạo Việt Nam không cảnh giác với tâm thế nhu nhược vốn dĩ là rào cản cho một tầm nhìn xa rộng; không sở hữu một tầm nhìn xa rộng, đoán định được những thay đổi và cơ hội của thời cuộc mà cứ lay hoay hỏi, bàn và giải quyết hậu quả của các vấn đề trong nước và các biến động địa chính trị một cách bị động, họ sẽ để lại một di sản nhãn tiền là một đất nước “không muốn phát triển”, doanh giới thiếu động cơ vươn lên, một giới trí thức lười suy nghĩ, một chính quyền ngày càng lệ thuộc vào Trung Quốc vốn là nước luôn xuất hiện những lãnh đạo với tâm thế bạo ngược và tầm nhìn thôn tính thiên hạ, thiên hạ là thần dân của Trung Hoa (thiên hạ quan).

Dù biết rằng trong lịch sử, thiên hạ quan của lãnh đạo Trung Hoa có lúc đã bi đánh cho vỡ mặt (Mông Cổ, Mãn Thanh từng cai trị Trung Hoa, cũng như nhà Thanh với tâm thế hèn kém vẫn tự coi mình là trung tâm vũ trụ, đã bị tám nước liên quân đánh cho tơi tả).

Cần phải nhận thức rõ ràng rằng, lãnh đạo Trung Quốc bao đời vẫn xem thiên hạ là chư hầu của họ, tất cả các học thuyết phát triển của họ dù vay mượn từ bên ngoài cũng đều phục vụ cho việc làm bá chủ thiên hạ mà trước hết là thôn tính các nước lân bang hèn kém. Nếu các nước nhỏ lệ thuộc vào ý thức hệ của họ, xem đây là tầm nhìn chung, sẽ dẫn đến lệ thuộc, mất tính độc lập trong tư duy. Do không có một tầm nhìn độc lập và chủ động thì cuối cùng sẽ bị rơi vào bẫy, phục tùng thiên hạ quan của họ.

Việc Trung Quốc leo thang các hoạt động quấy phá ở Biển Đông, đặc biệt sự kiện bãi Tư Chính, đã bộc lộ rõ tham vọng của chính quyền Trung Quốc trong việc độc chiếm Biển Đông. Việt Nam cần thể hiện rằng các vấn đề về biên giới lãnh thổ là không thể bị ràng buộc bởi bất cứ rào cản ý thức hệ nào, dù có ngụy trang bằng “tầm nhìn chung”, nhằm trói tay Việt Nam trong việc lên tiếng bảo vệ lãnh thổ của mình. Việt Nam cần cẩn trọng đối với cái gọi là “tầm nhìn chung” mang màu sắc ý thức hệ này, nó có thể khiến chúng ta mất đi sự ủng hộ mạnh mẽ của các quốc gia khác.

Cuối cùng, việc học hỏi trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội có thể là cần thiết. Tuy nhiên, nếu quá rập khuôn sẽ dễ dẫn đến sự lệ thuộc và tâm lý ngày càng ỷ lại vào mô hình Trung Quốc. Từ đó dễ dẫn đến sự triệt tiêu sức sáng tạo và tầm nhìn độc lập. Nếu lãnh đạo và giới trí thức trong nước không còn tham vọng tìm ra hướng đi riêng, trang bị một tầm nhìn xa rộng, chủ động cho mình thì sẽ không thể dẫn dắt đất nước đến phồn vinh, mạnh mẽ – là di sản cho con cháu đời sau gìn giữ và phát triển.

Bài học các nước Đông Á nêu ở trên trải qua hai thế kỷ đã chỉ rõ: độc lập tư duy, độc lập về tầm nhìn riêng của dân tộc là khởi đầu của tự cường và thịnh vượng!

“Dẫu cường nhược có lúc khác nhau/Song hào kiệt đời nào cũng có”… Nguyễn Trãi từng nói.

Vì sao GS Chu Hảo và tướng Lê Mã Lương bị đấu tố?

Dương Quốc Chính

21-10-2019

Ngày hôm qua, VTV có đưa lên hẳn chương trình thời sự lúc 19h một đoạn clip, phê phán hai ông Chu Hảo và Lê Mã Lương khá nặng nề, với cái tít là Bệnh công thần. Trước đó một ngày, báo QĐND cũng có một bài có nội dung gần giống, nhằm đánh ông Lê Mã Lương. Đồng thời, một số anh em bò đỏ, chắc được chỉ đạo, cùng đấu tố ông Lương với lý do tương tự.

Khi nào thì 20 tháng 10 thành ngày… tưởng niệm nữ quyền?

Blog VOA

Trân Văn

21-10-2019

So với trước, năm nay, số phụ nữ chia sẻ thông tin, hình ảnh về hoa, quà mà họ được tặng nhân ngày 20 tháng 10 trên mạng xã hội đã giảm đáng kể và số người dùng mạng xã hội như một phương tiện để khuyến khích mọi người, đặc biệt là nữ giới, “nhận thức lại” về ý nghĩa ngày 20 tháng 10 càng ngày càng đông.

Trao đổi tiếp về chuyện Biển Đông

Viet-studies

Vũ Ngọc Hoàng

21-10-2019

Sau bài viết “Trao đổi nhanh về chuyện Biển Đông” đầu tháng 9 vừa qua, tôi đã nhận được nhiều ý kiến bình luận, phản biện. Trước hết, tôi rất cảm ơn quý anh chị và bạn đọc. Nhân đây, xin được trao đổi tiếp về chuyện Biển Đông xung quanh các ý kiến phản biện đó.

Xin hỏi các nhà lãnh đạo Việt Nam

Nguyễn Đình Ấm

21-10-2019

Lâu nay nhất là hôm nay (21/10) khai mạc quốc hội, các ông bà Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân đều tuyên bố (đại ý): “Kiên quyết bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ (ông Nguyễn Phú Trọng)… Không bao giờ nhân nhượng về chủ quyền (ông Nguyễn Xuân Phúc)…Kiên quyết bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ (Bà Nguyễn Thị Kim Ngân)… nhưng “giữ môi trường hòa bình để phát triển kinh tế”.

“Đám đông đà điểu”

Mai Quốc Ấn

21-10-2019

Ở Huế vừa qua, công dân Lê Viết Tuấn tự tử vì quẫn bách của sự nghèo. Trước đó 6 năm, công dân Lê Thị Mỹ Nhân ở Cà Mau cũng tự tử với lý do tương tự. Giữa thời gian hai sự kiện trên, năm 2016, công dân Lò Thị Phanh chết vì lao phổi và được bó chiếu, chở thây vắt ngang xe máy.

Về Đặng Việt Hoa, cựu Phó Tổng Biên Tập báo Thanh Niên

Trung Bảo

21-10-2019

Ông Đặng Ngọc Hoa, cựu Phó Tổng Biên tập Báo Thanh Niên. Photo Courtesy

Những ngày này facebook nhắc lại những bài viết của tôi hồi 3 năm trước về vụ báo Thanh Niên cấu kết với Masan để “đánh” mắm truyền thống. Toàn bộ kế hoạch truyền thông được công ty Oglivy TA đạo diễn, nơi “thạc sĩ” Nguyễn Thanh Sơn đóng vai trò cố vấn.

Trung Quốc không đáng sợ bằng Việt gian

Đỗ Cao Cường

20-10-2019

Tôi mới tới hai huyện Hoài Đức và Quốc Oai thuộc thành phố Hà Nội. Để đến được hai huyện này tôi phải đi qua nhiều tuyến đường mù mịt, ổ gà ổ voi, đụng độ với nhiều xe quá tải được bảo kê cho tới đàn chó dữ màu đen, vàng.

Tội thân ông Tuấn, ông Son…

Nguyễn Tiến Tường

20-10-2019

Hai cựu Bộ trưởng 4T Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn. Photo Courtesy

Tôi thấy tội nghiệp ông Tuấn, một tay ông ký theo lệnh ông Son, chấp nhận rủi ro, bút sa gà chết. Để cuối cùng, ông Son “ẵm” 3,2 triệu USD, ông chỉ được nhận bằng số lẻ.

Trung tướng Trần Văn Vệ – đích nhắm quá chuẩn của tôi!

Nguyễn Hoài Nam

20-10-2019

Kính gửi anh Vệ, ngày hôm qua TAND TP. Hà Nội đã tuyên án vụ “Quỹ đen”, gọi đúng pháp luật nó là “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, xảy ra ở cục Đường thủy Việt Nam. Kẻ chủ mưu vụ tham nhũng ngân sách này đã thoát tội ngoạn mục, đây là kịch bản của anh – một trung tướng phó thủ trưởng thường trực cơ quan CSĐT Bộ Công an.

Quy trình tự diễn biến

Dương Quốc Chính

20-10-2019

Về tâm lý chung của con người thì thường phải bị ảnh hưởng đến quyền lợi cá nhân mình, thì người ta mới phản ứng. Quyền lợi bị ảnh hưởng càng nhiều thì phản ứng càng mạnh mẽ.

Làm… quá

Blog VOA

Trân Văn

19-10-2019

Cảnh trong phim “Everest – Người tuyết bé nhỏ”. Nguồn: DreamWorks

So với Việt Nam, những người đảm nhận vai trò duyệt phim ở Malaysia dường như… thái quá khi yêu cầu phải cắt những cảnh xác định, gần như toàn bộ biển Đông thuộc về Trung Quốc trong “Abominable” nếu muốn phát hành “Abominable” tại Malaysia (1).

Không Hối Tiếc

Đỗ Cao Cường

19-10-2019

Trong tất cả tài xế tham gia phản đối BOT bẩn mà tôi tiếp xúc, tôi cảm nhận Bùi Tiến (nick facebook Không Hối Tiếc) là người thật thà, chân chất hơn cả. Hình ảnh Bùi Tiến tham gia phản đối BOT bẩn cũng giống một gã nông dân quê mùa dắt trâu ra thăm đồng, với đôi dép tổ ong cũ kỹ, mái đầu lô nhô sợi dài sợi ngắn, nụ cười giòn tan không thấy có sự giả tạo.

Cần nghiêm trị hành vi “treo thưởng” của Đàm Vĩnh Hưng

Báo Sạch

Thanh Nhã

19-10-2019

Pháp luật có mặt ở đời sống xã hội nhằm đảm bảo sự bình đẳng của mọi cá nhân, tổ chức. Ở góc độ cá nhân, pháp luật tạo hành lang bất khả xâm phạm với chỗ ở hợp pháp, quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm!

Không khó để kết luận nguyên nhân tử vong của Thứ trưởng Lê Hải An!

Trần Đình Triển

19-10-2019

Mấy ngày qua, dư luận đặc biệt quan tâm tìm hiểu nguyên nhân tử vong của Thứ trưởng Lê Hải An (Bộ Giáo dục & ĐT). Nhiều ý kiến bàn luận và đưa ra những giả thiết khác nhau; tôi tin rằng: Sẽ có sự phối hợp, chỉ đạo của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Quận Hai Bà Trưng, Công an Hà Nội, Bộ Công an, với sự tham gia của Viện kiểm sát; đang tiến hành điều tra, thu thập chứng cứ khách quan toàn diên; chắc chắn sẽ có kết luận.

Bản tin về một cái chết cấp cao

Tâm Chánh

19-10-2019

Rất nhanh chóng, Bộ Giáo dục phát đi thông tin về cái chết của thứ trưởng Lê Hải An. Cũng gần như ngay lập tức cơ chế truyền tin của xã hội lan truyền thông tin về nguyên nhân của cái chết ấy.

Một người vừa qua đời

Dương Tiêu

19-10-2019

Việc một người từ giã cõi đời thường do 3 nguyên nhân chính: Bị giết/ ám sát/ sát hại/ thủ tiêu (do một chủ thể khác tác động); tự tử (do chủ quan) và tai nạn (do khách quan). Tất nhiên cũng có lý do khác như thằng bồ cũ con hàng xóm thằng bạn chơi game với em dâu sếp tôi bị TNGT rồi tuần sau chết vì K vú. Cái này không nói. Tạm bàn về 3 khả năng trên trong vụ việc anh gì đó tre trẻ, giỏi giang, giữ chức vụ to to vừa qua đời.

Cái chết của An là bài học cho những ai đang ngụp lặn chốn quan trường

Lưu Trọng Văn

19-10-2019

Thứ trưởng Lê Hải An vừa qua đời ngày 17/10/2019. Photo Courtesy

Gã cần có một khoanh nghỉ để ngẫm. Nghỉ ở đâu? Một làng dừa ven Hội An. Ngẫm sách nào? Quốc gia Khởi nghiệp nói về Israel.

Chạy chức chạy quyền bằng máu

Huỳnh Ngọc Chênh

19-10-2019

Không phải ngẫu nhiên mà ông Trọng, bà Ngân rồi ông Nhân nói đến vấn nạn chạy chức chạy quyền ở đại hội sắp tới. Cả ba đều khẳng định đại hội sắp tới không có chuyện chạy chức chạy quyền.

Xót thương trước sự ra đi của TS Thứ trưởng Lê Hải An! Một trí thức lãnh đạo vì dân, vì nước!

Trần Tuấn

18-10-2019

Không thể ngồi yên khi nghe tin dữ với Ông! Xin tỏ lòng tiếc thương vô hạn cho một trí thúc tài năng đức độ vì dân vì nước đã dừng sự nghiệp giữa chừng!

Viwasupco có thể bị chơi khăm. Thì sao?

Dương Tiêu

18-10-2019

Biếm họa của DAD/ TTC

Tin báo cho hay, Công an tỉnh Hòa Bình đã ngay lập tức bớ được 2 chú đổ dầu thải làm 250 nghìn hộ tại Thủ đô lao đao. Tại cơ quan điều tra, 2 thanh niên (quê Bắc Ninh và Lạng Sơn) khai, ngày 6/10 được Lý Đình Vũ thuê lái xe ôtô tải đi từ Bắc Ninh đến Công ty gạch, gốm sứ Thanh Hà tại Phú Thọ lấy chất thải, bơm vào 10 thùng chứa, tổng dung tích khoảng 10 m3.

Một Thứ trưởng lại có thể vô ý để tự rơi?

Blog VOA

CanhCo

18-10-2019

Câu chuyện ông Thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Lê Hải An rơi từ tầng 8 xuống đất tử vong đang là đề tài bàn luận sôi nổi của cư dân mạng. Hầu như người chú ý tai nạn này đều nhắc tới ông như một người tài năng trong ngành giáo dục, ông được học hành bài bản, có kinh nghiệm giảng dạy và từng đoạt giải toán học quốc tế. Ông còn trẻ và được tiếng thẳng thắn, bộc trực, có tâm huyết và có thể tiến gần hơn tới cái ghế Bộ trưởng vốn khá nhiểu tai tiếng khi ông Phùng Xuân Nhạ còn tại vị.

Scandal nước sạch: Giọt cuối làm tràn ly… ‘ổn định’?

Blog VOA

Trân Văn

18-10-2019

Ảnh minh họa. Nguồn: Báo TT

Scandal về nước sạch ở Hà Nội chưa kết thúc và tiếp tục góp thêm một ví dụ minh họa cho não trạng, lối hành xử của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam.

Từ biệt một người biết liêm sỉ

Tuấn Khanh

18-10-2019

Ông Hà Văn Thịnh, giảng viên đại học ở Huế. Photo Courtesy

Từ biệt ông Hà Văn Thịnh, giảng viên đại học ở Huế. Ông vừa mới qua đời ngày 17/10, vào lúc được 64 tuổi.