Sự nhầm lẫn của một giáo sư

Trần Đình Sử

3-1-2020

Cải Cách Tiếng Việt 1 của GS Hồ Ngọc Đại với cách đọc Vuông Tròn. Ảnh trên mạng

(Bàn về cuốn tiếng Việt 1 của GS Hồ Ngọc Đại)

Tôi với GS Đại có chút đồng hương, đã từng học ở trại Thiếu sinh Quảng Trị. Tôi không có mâu thuẫn gì với anh Đại. Tôi cũng tán thành quan niệm mỗi ngày đến trường là một niềm vui, giáo dục học sinh để nó phải trở thành chính nó, “lấy HS làm trung tâm”… Nhưng đó là nói ở của miệng cho hay thôi, chứ hiểu cho đúng các mệnh đề ấy không dễ, và thể hiện trong chương trình với SGK thế nào mới thật là khó.

Sao chưa bỏ quốc hiệu?

Ngô Trường An

3-1-2020

Từ khi ông Hồ đọc tuyên ngôn độc lập đến nay đã tròn 75 năm. Đây là khoảng thời gian rất dài, bằng cả một đời người. Và, chính mốc thời gian này đã khẳng định, đảng CSVN hoàn toàn thất bại trong công cuộc xây dựng CNXH ở VN.

Tại sao Kinh tế thị trường không thể định hướng Xã hội chủ nghĩa?

Viet-Studies

Nguyễn Hữu Đổng

3-1-2020

Kinh tế, thị trường, xã hội là các khái niệm thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Các khái niệm này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hình thành nên khái niệm kinh tế thị trường xã hội. Phát triển kinh tế thị trường phụ thuộc vào thể chế kinh tế thị trường đúng đắn. Xã hội không thể phát triển nếu thiếu thể chế kinh tế thị trường. Khái niệm “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” đã được ghi nhận tại Điều 51 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 và một số văn bản chính sách, pháp luật khác. Vậy tại sao kinh tế thị trường lại không thể định hướng xã hội chủ nghĩa? Để trả lời câu hỏi này, trước hết, cần phải lý giải khái niệm “xã hội chủ nghĩa” và “kinh tế thị trường” là gì?

“Đầu tàu” chạy bằng… hơi nước?

Lê Hồng Hiệp

3-1-2020

Ảnh: internet

Năm 2019, TPHCM tiếp tục thu ngân sách lớn nhất nước, đạt gần 410 nghìn tỉ đồng, trong khi thành phố đứng thứ 2 là Hà Nội chỉ đạt 249 nghìn tỉ đồng. Tuy nhiên TPHCM chỉ được giữ lại 18% ngân sách, mà theo lời của Chủ tịch TP Nguyễn Thành Phong là “thấp nhất thế giới“. Ông Phong dẫn chứng từ khảo sát các nước trên thế giới cho thấy tỉ lệ phân chia ngân sách trên thế giới mà một TP thuộc loại siêu đô thị như TP.HCM được giữ lại thấp nhất là 30% (một thành phố của Nhật Bản), cao nhất là 60% (một thành phố của Na Uy).

Có ý kiến cho rằng việc TPHCM chỉ được giữ lại 18% như vậy là bình thường vì chẳng qua TP “thu hộ” cả nước, vì TP là nơi tập trung nhiều nhà máy, doanh nghiệp, bến cảng… so với các tỉnh thành khác, nên dù thu ngân sách cao nhưng phải điều chuyển phần lớn về trung ương là chuyện dĩ nhiên.

Một gợi ý để nhân dân và cán bộ xích lại gần nhau hơn

Báo Sạch

3-1-2020

Có hai thứ quan trọng mà bất cứ cá nhân nào ở bất cứ xã hội nào cũng được pháp luật dân sự bảo vệ, đó là: Danh dự – nhân phẩm và Tài sản.

Ăn trái cây, không được lái xe?!

Nguyễn Tiến Tường

3-1-2020

Ảnh: internet

Truyền hình Quân đội vừa tổ chức cuộc thực nghiệm cho tài xế ăn hoa quả, uống thuốc viêm phổi sau đó thổi vào máy nồng độ cồn. Kết quả, ai cũng “dính chấu” và chắc chắn sẽ bị xử phạt dù không uống rượu bia. Vì theo Nghị định 100, cứ có cồn là phạt.

Vụ phó Vụ ATGT, Bộ GTVT Hoàng Thế Tùng chính là người tham mưu cho Nghị định 100 nói rằng hình phạt là cần thiết, cho dù ăn hoa quả thức ăn thì nồng độ cồn vẫn là nồng độ cồn. Ông khuyên người dân nên tìm hiểu các loại thức ăn nào có nồng độ cồn để tự điều chỉnh.

Bạo chúa

Trương Nhân Tuấn

3-1-2020

Bạo chúa (tyran) không phải chỉ là sản phẩm của các chế độ “chuyên chế – tyranie”, kiểu công sản như Mao Trạch Đông, Staline, Hồ Chí Minh… hay Hitler của Quốc xã (Nazisme). Bạo chúa còn có thể sinh ra từ sự chuyên chế của số đông (tyrannie de la majorité), điển hình qua ông Trump.

Ba thách thức trong thập niên mới

Nguyễn Đắc Kiên

3-1-2020

Thay vì nhìn lại, chúng ta thử nhìn tới xem, trong thập niên thứ ba của thế kỷ 21 này, đâu sẽ là những thách thức lớn nhất mà Việt Nam chúng ta sẽ phải đối mặt.

Thuận lợi và thách thức 2020: Bài toán nhân sự ĐH Đảng XIII và tiếng nói của xã hội dân sự!

Trần Tuấn

2-1-2020

Năm 2019 và thập niên thứ hai của thế kỷ 21 lùi vào dĩ vãng!

Một thập niên mới, thập niên thứ ba bắt đầu với mốc 2020!

Một chuyến đi Harvard

Dương Ngọc Thái

2-1-2020

Vài lời phi lộ

Mỗi năm (nhưng có vài năm bị gián đoạn vì… thiếu kinh phí), trường Harvard Kennedy mời một vị lãnh đạo cấp cao của Việt Nam và bộ sậu của họ đến nghe giáo sư, chuyên gia Harvard, Fulbright giảng dạy, thảo luận về chính sách quản trị quốc gia. Khách mời năm 2019 là ông Nguyễn Văn Bình và chủ đề là “Đổi mới sáng tạo, Mở cửa và An ninh số”.

Ai hưởng lợi khi tăng nặng hình thức xử phạt?

Dương Quốc Chính

2-1-2020

Việc xử phạt nặng thêm trong luật giao thông (ở đây là nghị định) thực ra là 1 động tác dân túy rất hiệu quả. Không ai dám phản đối việc tăng nặng này, vì sẽ bị chụp cho cái mũ là muốn dung túng cho hành vi sai phạm, hiện đang tràn lan.

Sạch ngữ âm

Phạm Thị Hoài

2-1-2020

Nếu bạn ngọng lờ-nờ và làm nghề đầu bếp, ra chợ hỏi mua cá nóc, cuối cùng vẫn xách cá lóc về nhà, thì không có gì thật sự đáng báo động. Song nếu bạn kiêm cả bồi bàn tiếp khách thì câu chuyện đã khác. Trừ khi bạn trưng biển “Ở đây có nói ngọng” mà quán vẫn đông thì xin chúc mừng, có khi bạn còn được lên CNN và trở thành một địa chỉ du lịch như bún mắng cháo chửi; đóng góp của Việt Nam cho thế giới là những ngóc ngách độc đáo như vậy. Còn lại, nếu khách nhất định cá lóc và bạn khăng khăng cá nóc, rồi lời qua tiếng lại, mày định đầu độc bố mày hử, rồi nước bọt văng tới đâu dao văng tới đấy, rồi báo chí giật tít “Án mạng vì món cá nhầm tên” – chậm nhất đến đây, là một cái thây, bạn sẽ muốn kiếp khác đầu thai thành loài gì cũng chấp nhận, miễn lờ-nờ không lẫn lộn.

Trịnh Hữu Long: “Muốn dân chủ hóa thì phải có dòng chảy thông tin và tri thức”

NXB Tự Do

2-1-2020

Ông Trịnh Hữu Long – Nhà báo, TBT “Luật khoa Tạp chí”. Ảnh: internet

HỎI: Là một người viết, một nhà báo, một vị Tổng biên tập, anh có thể cho biết đánh giá của anh về không gian tự do ngôn luận ở Việt Nam hiện nay, so với các thập niên trước và so với khu vực/thế giới?

THL: Về mức độ tự do ngôn luận ở nước ta thì rõ là ai cũng biết là rất thấp, cho dù có khá hơn so với trước đây. So với thế giới thì ta cũng hơn được vài nước nhược tiểu như Bắc Hàn hoặc mấy nước châu Phi thì quả thực không nói tới làm gì. Tôi không muốn nói nhiều đến chính quyền, vì có lẽ ta đều biết rõ họ là tác nhân chính kìm kẹp tự do.

Năm 2020: Vì sao Việt Nam thành nước “Sạt nghiệp”?

Mai Bá Kiếm

2-1-2020

Hổm rày, nhiều Facebooker trích phát biểu của Nông Đức Mạnh hồi năm 2006 đã nói rằng: “Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng mở ra một giai đoạn phát triển mới… để đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại” với hàm ý rằng, ông Mạnh cho dân ăn cái “bánh vẽ – công nghiệp hiện đại”.

Vĩnh biệt cụ Nguyễn Trọng Vĩnh

Đặng Bích Phượng

2-1-2020

Ảnh: FB tác giả

Thật hiếm có một tang lễ của quan chức Cộng sản nào, mà được nhiều tổ chức, cá nhân trong xã hội đến viếng như cụ Nguyễn Trọng Vĩnh. Từ Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư, đến người dân cũng đều có vòng hoa viếng cụ.

Ông Đặng Hùng Võ nên trả lời bà con Vườn Rau Lộc Hưng

Đoàn Bảo Châu

2-1-2020

Ông Đặng Hùng Võ. Ảnh: internet

1. Luật đất đai mới năm 1993 tại Điều 99 và Điều 100 quy định Nhà nước cấp sổ đỏ (Giấy CNQSDĐ) cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, có giấy tờ về nguồn gốc sử dụng đất, được UBND cấp xã xác nhận đã sử dụng trước ngày 15/10/1993.

Mảnh đất VRLH chẳng những thoả mãn điều kiện trên mà còn có nguồn gốc từ năm 1954, đã nộp thuế liên tục 17 năm từ năm 1982 tới năm 1999.

Mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp

Bạch Hoàn

2-1-2020

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã trở thành một khẩu hiệu kinh tế nhan nhản trong các bài phát biểu của lãnh đạo chính quyền, từ Trung ương xuống địa phương. Khẩu hiệu này cũng xuất hiện trong Nghị quyết của Đảng từ khoảng hơn 20 năm trước và được nhắc lại trong nhiều năm qua.

Chính quyền phường 22, quận Bình Thạnh, TPHCM đã xâm phạm danh dự tôi

Nguyễn Thị Thúy Hồng

1-1-2020

Ảnh: FB tác giả

Tôi sang Úc từ cuối tháng 10/2019 mục đích thăm viếng thân nhân trong ba tháng, vì cả hai anh chị họ tôi bị ung thư, tôi đã giao nhà cho các cháu tôi trông coi giúp. Đến 6/11 các cháu báo tin là có tổ trưởng dân phố yêu cầu đóng ba triệu đồng để nâng sửa con hẻm trước nhà, mà không có thư gửi vận động đóng góp, hay quyết định của cấp chính quyền có trách nhiệm thông báo việc sửa sang nâng hẻm.

“Nổ”

Trần Trung Đạo

1-1-2020

Ảnh: internet

Việt Nam không đốt pháo vào dịp Tết Dương Lịch nhưng pháo miệng vẫn nổ tưng bừng. “Nổ” lớn nhất là từ miệng Nguyễn Phú Trọng.

“Nổ” không hẳn là một căn bịnh nhưng chắc là một thói xấu trong những người thích khoe khoang, thích được tôn vinh trọng vọng nhưng lại không có khả năng, tư cách và đạo đức để xứng đáng được tôn vinh, kính trọng. Người đó chỉ “nổ” để thỏa lòng thèm khát.

Chúc mừng năm mới 2020!

Trương Nhân Tuấn

1-1-2020

Tình hình Việt Nam, “mặt trời le lói chiếu” trong khi mây mù che phủ địa cầu. Cụ tổng vui miệng “nổ” chơi, vì thấy vậy mà không phải vậy.

Bánh vẽ

Ngô Trường An

1-1-2020

Cựu TBT đảng CSVN Nông Đức Mạnh. Ảnh: internet

Hôm nay ngày 01.01.2020, ngày chính thức nói lên sự thất bại của đảng csVn trong kế hoạch đưa đất nước trở thành quốc gia công nghiệp hiện đại.

Cách đây 14 năm (28.4.2006). Ông Nông Đức Mạnh khẳng định đến năm 2020 VN là một quốc gia công nghiệp? Như vậy, đây là chiêu trò cho dân ăn bánh vẽ của lãnh đạo nhà nước hay kế hoạch xây dựng quốc gia công nghiệp bị thất bại?

Mây đen phải “né” Việt Nam đang tỏa sáng?

Vũ Kim Hạnh

1-1-2020

Mây đen bao phủ toàn cầu, may thay, ông trời “độ” Việt Nam (không “độ” toàn cầu), nên ổng đục thủng một lỗ trên bầu trời, rồi chiếu sáng thẳng xuống VN? (Vì sao ổng chỉ “độ” mình Việt Nam, đó là một bí mật siêu nhiên chưa được giải thích).

10 vấn đề kinh tế – chính trị trong năm 2019

Dương Quốc Chính

1-1-2020

Báo chí Cách mạng và anh em Facebooker chém nát chuyện này ra rồi. Nhưng mình lại đánh giá các sự kiện kinh tế, chính trị dưới góc nhìn khác. Đầu năm nói chuyện vui thôi. Dưới đây là bình chọn của mình theo tiêu chí… buồn cười. Thứ tự cao thấp do mọi người tự đánh giá ở comment.

Chính trị duy ý chí

Mai Quốc Ấn

1-1-2020

Ảnh: Báo Tuổi Trẻ

Báo Một Thế Giới đã tổng kết về mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 của Việt Nam bằng một câu chính xác: Kết thúc một ước mơ duy ý chí.

Đây không phải lần đầu những mục tiêu chính trị mang màu sắc duy ý chí gặp thất bại. Có những thất bại thậm chí trả giá rất lớn trên bình diện lợi ích dân tộc và hình ảnh đất nước.

Đọc tài liệu thật sâu và thấy thật khó hiểu khi những người chép sử dùng từ “đổi mới” (giữa thập kỷ 80) hay “cải cách ruộng đất” (giữa thập kỷ 50). Đổi mới ở chỗ nào khi tự đóng cửa và làm một quốc gia nông nghiệp trù phú phải chịu đói. Hết chịu nổi, phải mở cửa và gọi là “đổi mới”. Cải cách ở chỗ nào khi nhiều tinh hoa về kinh tế và văn hoá được đem đi đấu tố bởi thứ tội lỗi họ không hề có. Những trường hợp thực sự có công với “cách mạng” cũng bị tịch thu tài sản, thậm chí “tịch thu” sinh mệnh.

Câu chuyện đầu năm: Nguy cơ khủng hoảng môi trường

Viet-Studies

Nguyễn Quang Dy

1-1-2020

Các nhà máy nhiệt điện than được cho là nguyên nhân gây ô nhiễm bụi mịn ở Hà Nội. Ảnh: internet

Trước thềm năm mới 2020, Việt Nam đứng trước các cơ hội và thách thức khó lường. Muốn “biến nguy thành cơ”, Việt Nam phải đổi mới thể chế và điều chỉnh tư duy chiến lược để tìm cách hoát hiểm. Đối đầu Việt-Trung trên Biển Đông đe dọa chủ quyền quốc gia, và các đập thủy điện trên sông Mekong đe dọa sự sống còn của đồng bằng sông Cửu Long. Trong khi đó, nguy cơ khủng hoảng môi trường sống đang đe dọa tương lai Viêt Nam.

Phần nổi của tảng băng chìm       

“Rạng Đông chưa qua, Sông Đà đã tới” là một câu vè mới của người Hà Nội năm 2019, sau sự cố cháy nhà máy Rạng Đông (28/8/2019) và vụ nước bẩn Sông Đà (10/2019). Vụ cháy nhà máy Rạng Đông đã phát tán ra môi trường 27,2 kg thủy ngân, gây ô nhiễm một góc thành phố. Tuy chưa thể đánh giá chính xác thiệt hại về lâu dài, nhưng vụ cháy này chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”, vì nguy cơ xảy ra sự cố như Rạng Đông còn khá nhiều.

Thành viên Báo Sạch bị đe dọa

Báo Sạch

1-1-2020

Nhà báo Trương Châu Hữu Danh (thứ 2 từ trái qua) và một số thành viên Báo Sạch. Ảnh: FB Trung Bảo

Từ chiều 31/12/2019 đến rạng sáng 1/1/2020, ông H.Đ.C – nguyên cán bộ Thanh tra Chính phủ đã liên tục gọi điện thoại cho anh Hữu Danh – thành viên Báo Sạch để… dọa giết. Trước đó, ông C gọi nhiều cuộc với lý do cần gặp vì có việc quan trọng. Đến nửa đêm, thì ông bắt đầu gọi thóa mạ và đòi mỗi người một dao để lụi nhau…

Theo hồ sơ, ông C nhận hàng trăm triệu đồng của gia đình mẹ liệt sỹ Lê Thị Tích (SN 1928, trú tại xã Phước Thuận, Xuyên Mộc, Bà Rịa – Vũng Tàu) để xử lý một vụ việc liên quan đến đất đai. Ông nhận 15.000 đô la, 80 triệu đồng tiền mặt, tổng giá trị quy đổi khoảng 435 triệu đồng (chưa kể các món quà khác).

AVG: Ai đứng sau bản án nhạo báng công lý?

Blog RFA

Nguyễn Anh Tuấn

31-12-2019

Vậy là Phạm Nhật Vũ đã bị tuyên mức án 3 năm tù giam sau khi ‘trộm’ không thành 8,900 tỷ đồng của công trong phi vụ AVG.

Quốc Hội Mỹ kiên quyết vạch mặt Trung Quốc trên vấn đề Tân Cương

RFI

Mai Vân

31-12-2019

Ảnh minh họa : Biểu tình đòi Trung Quốc trả tự do cho người Duy Ngô Nhĩ bị giam cầm. Ảnh chụp ở Vancouver, Canada, ngày 08/05/2019. REUTERS/Lindsey Wasson/File Photo

Sau khi đã thành công trong việc “thúc ép” tổng thống Mỹ Donald Trump ký luật mà họ đã thông qua, cho phép trừng phạt các quan chức Trung Quốc và Hồng Kông chịu trách nhiệm về những vụ vi phạm nhân quyền ở Hồng Kông, Quốc Hội Mỹ đang chuẩn bị một ngón đòn thứ hai đánh vào Bắc Kinh, lần này trên vấn đề Tân Cương.

Tổng bí chủ Nguyễn Phú Trọng bị ‘ném đá’ oan?

Blog VOA

Nguyễn Hùng

31-12-2019

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nghe ý kiến của cử tri. Ảnh: Ngọc Thắng chụp từ màn hình Zing News

Thiên hạ vừa được phen cười ngả nghiêng với câu nói đại ý ‘mây đen phủ bóng toàn cầu, mặt trời vẫn sáng trên đầu Việt Nam’ được báo quốc doanh giật tít cứ như là lời phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

‘Mây đen, mặt trời’ và nguyên thủ

Blog VOA

Trân Văn

31-12-2019

Lãnh đạo cao nhất Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng, tại hội nghị với chính phủ hôm 30/12/2019. Nguồn: Báo NLĐ

Ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng Bí thư đảng CSVN kiêm Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam – lại khuấy động dư luận khi phát biểu tại một hội nghị giữa lãnh đạo chính phủ và chính quyền các địa phương, diễn ra hôm 30 tháng 12.