Bỗng nhiên

Nguyễn Chí Tuyến

7-2-2020

Bỗng nhiên người dân Trung Quốc nhận ra đất nước của họ không hùng mạnh như lời đảng cộng sản nói mà liêu xiêu, lao đao trước một con siêu vi khuẩn nhỏ bé có tên corona.

Không có tự do để nói lên sự thật, không có tự do để chết đi

Đặng Sơn Duân

7-2-2020

Trái tim của bác sỹ Lý Văn Lượng, một trong 8 bác sĩ đầu tiên cảnh báo về bệnh viêm phổi do virus corona gây ra ở Vũ Hán và bị cảnh cáo về việc này, đã ngừng đập vào lúc 21 giờ 30 phút ngày 6.2.

Khẩu trang: Dân túy và hậu quả không lường trước

Nguyễn Quang A

7-2-2020

NCoV đã gây ra nhiều cuộc khủng hoảng. Khủng hoảng khẩu trang chỉ xảy ra ở Việt Nam trong 1 tuần nhưng đáng rút ra bài học về chính sách công. Xét về khía cạnh dân tuý và hậu quả không lường trước thì khủng hoảng khẩu trang có thể là thí dụ điển hình.

1. a)- Ngày 30-1-2020 ông Thủ tướng nói có thể (thảo luận về) “toàn dân phải đeo khẩu trang” để chống nCoV; b) Sáng 1-2-2020 phó Thủ tướng phụ trách Bộ Y tế tuyên bố “Từ giờ phút này trở đi, người dân có bằng chứng, hình ảnh bất kỳ nhà thuốc nào tăng giá bán, không cần thanh tra xuống làm việc, Bộ Y tế rút giấy phép ngay lập tức cửa hiệu đó”.

2. Tính dân tuý: Cả 1.a) lẫn 1.b) rõ ràng mang nặng tính dân tuý vì chúng không được tính toán kỹ lưỡng, phát ngôn mang tính ngẫu hứng có vẻ rất được lòng dân và tỏ ra mạnh mẽ, kiên quyết,… Nhưng,

3. Có bao hậu quả mà các chính sách hay thậm chí phát ngôn (chứ chưa thành chính sách) của các vị tai to mặt lớn không lường trước (trong trường hợp này nếu họ nghĩ 2 lần trước khi nói thì có thể tránh được ngay):

Có thể thấy 1.a) đẩy cầu khẩu trang lên cả ngàn lần và làm trầm trọng thêm tình hình; 1.b) không chỉ có thể vi phạm quy định pháp luật hiện hành mà cũng gây rối hệ thống cung như thế cũng làm tăng sự khan hiếm và làm trầm trọng thêm tình hình; còn quan trọng hơn nó gây lo lắng quá đáng trong dân cư và góp phần đẩy cầu, động cơ tích trữ,… lên thêm nữa và LÀM TRẦM TRỌNG THÊM VẤN ĐỀ (chưa nói đến lãng phí tiền của mà không có kết quả).

4. May thay cuộc khủng hoảng khẩu trang giống cơn bão trong tách trà, các chuyên gia, rồi đến Bộ Y Tế cũng lên tiếng KHÔNG PHẢI AI AI cũng cần đeo khẩu trang (chỉ những người cần mới nên đeo khẩu trang, đeo khi nào, ở đâu, đeo sao cho đúng cách,… được làm rõ).

Các vị tai to mặt lớn hãy cẩn trọng khi phát ngôn và báo chí nhà nước cũng không nên nịnh cấp trên bằng cách đưa bừa các phát ngôn của họ mà không có phê phán (ông Thủ tướng chỉ yêu cầu thảo luận có nên hay không nhưng cách đưa tin thiếu phê phán của báo chí khiến mọi người nghĩ đấy là quyết định của ông).

90 năm tuổi – “Đảng tự mình ngày càng xứng đáng trở thành dân tộc”?

Trần Gia Ninh

6-2-2020

Thiên hạ dù đang phát sốt lên vì Coronavirus, thế mà vẫn phản ứng dữ dội với bài viết “nổi tiếng” của TS Nhị Lê, một cây lý luận chủ chốt của đảng, đến mức ông TS này lại phải lên tiếng thanh minh, cãi lại “quần chúng”.

Hoàng yến dưới hầm đã chết thật rồi!

Đặng Sơn Duân

7-2-2020

Trong bài viết “Vũ Hán: Câu chuyện về thất bại của hệ thống miễn dịch và sức mạnh xã hội” mà tôi dịch cách đây vài ngày, tác giả Mã Thiên Kiệt đã mượn hình ảnh những con chim hoàng yến trong mỏ than để viết về chuyện các bác sỹ bị khiển trách vì lên tiếng báo động về bệnh dịch trước hơn ai hết.

Một trong 8 bác sĩ đầu tiên cảnh báo virus corona ở Vũ Hán đã qua đời vì corona

LTS: Hoàn Cầu Thời báo vừa đưa tin, bác sĩ Wenliang đã qua đời hôm nay. BS Wenliang là một trong tám người đưa tin đầu tiên về sự bùng phát của virus chết người này hôm 30/12/2019, nhưng 4 ngày sau, ông và bảy người khác đã bị cảnh sát Vũ Hán câu lưu và chất vấn, với cáo buộc loan tin “thất thiệt”.

Không có ‘vùng cấm’ và ‘bí mật an ninh, quốc phòng’

Blog VOA

Trân Văn

6-2-2020

Tuần trước, Airbus cam kết sẽ trả 3,9 tỉ Mỹ kim tiền phạt cho Anh, Pháp và Mỹ để đóng hồ sơ vụ đưa hối lộ nhằm được chọn làm nhà thầu cung cấp phi cơ của Airbus cho 20 quốc gia trên thế giới trong giai đoạn từ 2008 đến 2015 (1). Hệ thống chính trị, hệ thống công quyền và hệ thống truyền thông chính thức ở Việt Nam cùng ngậm tăm trước thông tin trong 20 quốc gia ấy có Việt Nam. Airbus nhờ “môi giới” để bán cho Việt Nam ba vận tải cơ quân sự loại C-295 trong giai đoạn từ 2009 đến 2014.

Thư kêu cứu của cụ bà Dư Thị Thành

Trịnh Bá Phương

6-2-2020

Ông Trịnh Bá Phương và bà Michelle Roulbet trưởng bộ phận nội chính phòng chính trị của ĐSQ Hoa Kỳ. Photo Courtesy

Hôm nay ngày 6/2/2020 tôi nhận được lời mời gặp của Lãnh sự quán Hoa Kỳ. Ba viên chức ĐSQ Hoa Kỳ gặp tôi, đại diện là bà Michele Roulbet trưởng bộ phận nội chính phòng chính trị của ĐSQ Hoa Kỳ.

“Công an Việt Nam thuộc top giỏi nhất thế giới?”

Vũ Hữu Sự

6-2-2020

“Công an Việt Nam thuộc tốp giỏi nhất thế giới”. Nếu gõ câu đó vào GOOGLE, chỉ trong 0,51 giây, sẽ có khoảng 49 triệu kết quả. Trong số những người nhận xét như thế, có rất nhiều chính khách.

Đảng ta và virus Corona

Viet-Studies

Quách Hạo Nhiên

5-2-2020

“Với những thành tựu to lớn đã đạt được, chúng ta có cơ sở để khẳng định rằng, đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay… Ở Việt Nam, không có lực lượng chính trị nào khác ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam có đủ bản lĩnh, trí tuệ, kinh nghiệm, uy tín và khả năng lãnh đạo đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đưa sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác” [1].

Trung cộng: Sống nhờ tin đồn và chết vì tin đồn

Trần Trung Đạo

6-2-2020

Tin đồn tồn tại trong mọi xã hội nhưng mức tác hại tỉ lệ nghịch với dân trí và niềm tin nơi chính phủ. Trong các xã hội độc tài có trình độ dân trí thấp, tin đồn tác hại mạnh và ngược lại trong các xã hội dân chủ có trình độ dân trí cao tin đồn không gây nhiều tác hại.

Chờ ông Tô Lâm

Blog VOA

Trân Văn

5-2-2020

Bộ trưởng Công an Tô Lâm tại quốc hội Việt Nam, 4/11/2019. Nguồn: Báo TQ

Càng ngày càng nhiều scandal liên quan đến vai trò, trách nhiệm của ông Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an Việt Nam, nhưng ông vẫn làm ngơ…

Thư khiếu nại

Đặng Bích Phượng

5-2-2020

Chiều nay tôi ra ngân hàng gửi thư khiếu nại (đòi tiền viếng cụ Kình). Ban đầu người của ngân hàng không nhận thư khiếu nại, bấy giờ tôi mới rút điện thoại ra quay, để chứng minh ngân hàng từ chối nhận đơn khiếu nại của khách hàng. Người của ngân hàng bảo không được quay, tôi bảo ở đây không có biển cấm quay. Lúc đó họ mới bảo đi xin ý kiến lãnh đạo. Sau chừng 20 phút vêu mỏ ngồi chờ trong phòng khách, họ quay lại bảo sẽ nhận đơn, nhưng yêu cầu xóa đoạn clip tôi đã quay, bảo tôi quay khi chưa được sự đồng ý của họ, vi phạm quyền riêng tư, nếu không họ sẽ không nhận đơn.

Găm khẩu trang y tế: Lựa chọn lợi nhuận hay nhân bản?

Vũ Thành Tự Anh

5-2-2020

Mấy ngày qua, có nhiều thị phi về tình trạng tăng giá và găm khẩu trang y tế trong bối cảnh đại dịch nCoV ngày một lan rộng. Những người tôn thờ chủ nghĩa thị trường tự do cho rằng việc xử phạt hành vi găm khẩu trang là vi phạm trắng trợn quyền tự do kinh doanh, trong khi nhiều người khác cho rằng đó là hành động cần thiết của chính quyền để trừng phạt hành vi phi đạo đức.

Chống virus Corona: Rửa tay và làm vệ sinh bề mặt

Võ Xuân Sơn

5-1-2020

Mặc dù có sự không thống nhất giữa các bác sĩ về việc mang khẩu trang, nhưng các bác sĩ lại rất thống nhất với nhau trong việc rửa tay phòng chống sự lây lan của bệnh dịch Wuhan coronavirus. Thực vậy, việc rửa tay có tầm quan trọng rất lớn trong việc phòng chống sự lây lan của Wuhan coronavirus, cũng như rất nhiều yếu tố lây bệnh khác.

Văn minh ơi! Bao giờ cho đến… ngày xưa?

Trần Quốc Quân

5-2-2020

Tôi vừa đọc xong bài phóng sự của cộng tác viên Amy Qin đăng trên tạp chí lừng danh The New York Times viết về “Khủng hoảng khám và chữa trị coronavirus trong thành phố Vũ Hán.”

Hoang mang cực độ

Chu Mộng Long

5-2-2020

Hoang mang cực độ là tình trạng tâm lý của quan chức, không phải của dân.

Bằng chứng là từ khi có tin dịch Vũ Hán nhập khẩu vào Việt Nam, quan chức từ cao đến thấp, từ trưởng đến phó, từ thư ký đánh văn bản đến người cầm bút phê đều hoàng hốt, miệng mồm đánh bò cạp, tay bắt chuồn chuồn.

Nếu không thì sao chính quan chức Bộ Y tế, ngay từ đầu to mồm nói corona “lây rất hạn chế”, bây giờ thì đánh trống kêu làng rằng, bớ làng nước ơi, dịch rất nguy hiểm, “cả nước cùng chống dịch nCoV”.

Không hoang mang thì sao khuyến cáo dân không nên đến chỗ đông người, nhưng lại yêu cầu không nhất thiết phải nghỉ học?

Bộ Y tế hoang mang làm cho Bộ Giáo dục & Đào tạo cũng hoang mang. Không hoang mang thì sao Bộ Giáo dục & Đào tạo không dám quyết mà giao cho các Sở tự quyết. Đến lượt lãnh đạo Sở mới thực sự hoang mang, nhìn cúm gà ra cúm cuốc, một chủng virus hóa thành hai, cô-rô-na và corana. Có Sở thì đánh máy tên Sở cũng thiếu chữ, biến họ ông Giám đốc thành tên Sở Đào.

Trong khi chính nhân dân thì rất bình tĩnh. Bọn con buôn thì bĩnh tĩnh đầu cơ, tăng giá khẩu trang, khi bị phạt thì ung dung ngồi phách đóc tuyên bố đéo bán hàng, đừng hỏi. Không bình tĩnh thì sao có hàng triệu người coi dịch như không, vẫn tụ tập đông người, vẫn chen chúc trong lễ hội, đền chùa mà không cần khẩu trang?

Với tình hình rất tình hình ấy, tôi không kêu gọi dân mà kêu gọi các quan hãy hết sức bình tĩnh. Các quan có bình tĩnh thì Việt Nam mới quyết thắng đại dịch!

Công văn Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Khánh Hòa, thông báo cho học sinh nghỉ học nhưng viết sai. Nguồn: Chu Mộng Long

Áp đặt “tinh hoa” của đảng hay bầu đại diện của dân?

Luật Khoa

Võ Văn Quản

4-2-2020

Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, tháng 10/2018. Ảnh: Gia Hân/Thanh Niên.

Đảng Cộng sản Việt Nam, bằng Quy định 214, đang nói với dân chúng rằng dân chúng không đủ “sáng suốt” để bầu ra người lãnh đạo đất nước và hãy chấp nhận những “tinh hoa chính trị” mà đảng cử ra.

Tôi tố cáo

Nguyên Ngọc

4-2-2020

Nhà văn Hoàng Hưng bình luận: Từ trước tới nay, chưa bao giờ có sự lên tiếng đông đảo về nhân quyền như trong vụ này. ĐCSVN phải nghiêm túc xử lý, không thể lẩn trốn hay bịa đặt thêm những kịch bản đối phó vô hiệu, chỉ càng gây căm phẫn và mất hết tính chính danh.

Từ đại dịch Coronavirus, quan sát mối tương quan giữa văn hóa và phát triển kinh tế tại Trung cộng

Trần Trung Đạo

4-2-2020

Yếu tố tinh thần và văn hóa ảnh hưởng thế nào trong dòng phát triển kinh tế và chính trị của một quốc gia là một vấn đề được tranh luận không chỉ mới đây mà từ nhiều trăm năm giữa các trường phái tư tưởng.

Bây giờ phút cuối rồi đấy anh

Nguyễn Lân Thắng

3-2-2020

Ảnh: TTXVN

Hôm nay là ngày kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. Định chả nói gì đâu nhưng do vô tình đọc được lời nói chuyện của ông tổng bí thư thối quá nên đành phải buông đôi lời.

Ông ấy nói về đảng thế này:

“Một đảng cách mạng chân chính có đường lối đúng, có tổ chức chặt chẽ, có đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch, gương mẫu, tận tụy, gắn bó máu thịt với nhân dân, được nhân dân ủng hộ, thì đảng đó có sức mạnh vô địch, không thế lực nào ngăn cản nổi trên con đường dẫn dắt dân tộc đi lên.”

Coronavirus là tai họa cho Trung Quốc năm 2020

Viet-studies

Nguyễn Quang Dy

3-2-2020

Năm mới, sự bùng phát của Coronavirus (hay nCoV) là một tai họa cho Trung Quốc năm 2020. Nó không chỉ là khủng hoảng về vi sinh học và y học, mà còn là khủng hoảng hệ thống chính trị Trung Quốc, làm bộc lộ những tử huyệt của họ. Việt Nam cũng bị vạ lây vì “cùng chung vận mệnh”, thậm chí còn nguy hiểm hơn vì hệ lụy “hội chứng Đồng Tâm”.

2019 nCoV và Việt Nam: Chính quyền thật sự đáng sợ!

VOA

Trân Văn

3-2-2020

Công văn số 267/BTTTT-TTCS mà Bộ Thông tin – Truyền thông (TTTT) của chính phủ Việt Nam phát hành vào cuối tuần vừa qua (1), chính là bằng chứng cho thấy, chính quyền Việt Nam thật sự đáng sợ!

Chuyện kể từ thôn Hoành: Ai sẽ trả lại tuổi thơ cho các con!

Nguyễn Ngọc Nam Phong

3-2-2020

“Chúng tội lắm!”

Người phụ nữ có khuôn mặt đượm buồn nhắc lại mãi điệp khúc “chúng tội lắm” và ngậm ngùi kể lại cho chúng tôi về những đứa con của chị Nguyễn Thị Phượng. Chị cùng chồng, cả hai vợ chồng đều bị bắt vào cái đêm nhà cầm quyền đột kích thôn Hoành. Từ ngày bố mẹ bị bắt, ba đứa trẻ mỗi đứa một nơi. Đứa lớn học lớp 7. Đứa học lớp một. Thương nhất là đứa bé 17 tháng tuổi còn đang bú mẹ! Mẹ bị bắt, bà ngoại vội vã thu xếp bế cháu vào Nam chạy loạn.

Đôi điều về chức danh Tổng bí thư ở Đại hội 13

Nguyễn Ngọc Chu

3-2-2020

1. Báo VietNamNet ngày 02/02/2020 có đăng ‘Toàn văn Quy định 214 của Bộ Chính trị về khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện TƯ, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý vừa được Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ký ban hành’.

Ai sẽ quan tâm đến Quy định 214 này?

Trước hết đó là những người liên quan trực tiếp – tức là những người muốn có được tối thiểu một vị trí thuộc diện TƯ, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý trong Đại hội 13. Trong số đó – quan trọng nhất là các vị trí Tổng Bí Thư, Chủ Tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, và Ủy viên Bộ Chính Trị.

Dẫu có phải đảng viên hay không, dẫu có thích hay không thích, thì cũng phải thừa nhận một thực tế, rằng trong tất cả các vị trí thì vị trí thì Tổng Bí Thư trong Đại hội 13 vẫn là vị trí ảnh hưởng nhiều nhất đến mỗi người dân trên mảnh đất hình chữ S này. Xin trích nguyên văn yêu cầu vị trí Tổng Bí thư từ Quy định 214.

“2.3. Tổng Bí thư

Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực: Có uy tín cao trong Trung ương, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng và nhân dân; là trung tâm đoàn kết, quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân và sức mạnh thời đại để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Tiêu biểu nhất về đạo đức, trí tuệ của toàn Đảng. Có trình độ cao về lý luận chính trị. Có kiến thức sâu, rộng, toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng, quản lý nhà nước… Có bản lĩnh chính trị, tư duy nhạy bén, năng lực nghiên cứu, phát hiện, đề xuất và quyết đoán; bình tĩnh, sáng suốt trước những vấn đề khó, phức tạp liên quan đến vận mệnh của Đảng, của quốc gia, của dân tộc. Có năng lực lãnh đạo, điều hành Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; có năng lực lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đặc biệt là người kế nhiệm, cán bộ chủ chốt. Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ bí thư tỉnh ủy, thành ủy hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương; tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên; trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định”.

2. Có thể thấy từ đoạn trích dẫn trên, các quy định đều không thể định lượng, ngoại trừ đoạn sau đây:

“Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ bí thư tỉnh ủy, thành ủy hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương; tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên, trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định”.

3. Như vậy, Tổng Bí Thư của Đại hội 13 tuy chưa diễn ra nhưng hầu như đã biết trước, gần như tuyệt đối, chỉ có thể là một trong các ủy viên Bộ Chính trị của Đại hội 12.

4. Quy định “tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên; trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định” còn dành cho các vị trí Chủ Tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc Hội.

Nghĩa là các chức danh quan trọng nhất trong Đại hội 13 – có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của Đất nước giai đoạn 2021 – 2025 về cơ bản đều đã được dành trước cho các UV BCT của Đại hội 12.

5. Mặc dù có câu “trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định”, nhưng quy định “tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên” chính là hạn chế lớn nhất trong tìm kiếm một Tổng Bí thư thực sự tài năng.

“trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định” cũng khẳng định rằng chức danh Tổng Bí thư sẽ được bầu từ ban Chấp hành Trung ương, chứ không phải bầu trực tiếp từ các Đại biểu Đại hội. Đây tiếp tục là một hạn chế lớn nữa trong việc lựa chọn Tổng Bí thư.

6. Đất nước muốn đổi thay mạnh mẽ để trở nên giàu có hùng cường thì nhất thiết phải có lãnh đạo giỏi. Muốn có lãnh đạo giỏi thì phải thay đổi đột phá trong phương thức lựa chọn lãnh đạo. Bới thế, rất cần có sự thay đổi, dẫu không được toàn cục là bầu cử trực tiếp từ đảng viên toàn đảng, thì cũng là cục bộ tại Đại hội 13. Đó là:

– Tổng Bí thư được bầu trực tiếp từ toàn thể các đại biểu tham dự hội nghị, chứ không từ BCH TƯ.

– Cần tối thiểu là 2 ứng viên cho chức danh Tổng Bí thư để lựa chọn.

– Không đòi hỏi phải là ủy viên BCT một nhiệm kỳ.

Với yêu cầu Ủy viên Bộ Chính trị, cũng cần loại bỏ đòi hỏi phải là UVTƯ trọn một nhiệm kỳ.

Hy vọng các Đại biểu dự Đại hội 13 nhìn thấy được sự cần thiết phải thay đổi phương thức lựa chọn lãnh đạo mà quyết định tại Đại hội 13. Có như vậy thì Dân Chủ trong Đại hội 13 mới được phát huy tốt hơn, mà từ đó chọn được Tổng Bí thư giỏi hơn.

7. Để minh chứng cho sự hạn chế nêu trên, xin viện dẫn World Cup về bóng đá.

Nếu cứ bắt buộc rằng nhà vô địch World Cup 2022 tại Qatar phải được lựa chọn chỉ trong 4 đội vào bán kết tại World Cup 2018 là Pháp, Croatia, Bỉ, Anh – thì có còn World Cup nữa hay không?

Ai sẽ thành Tổng bí thư, Thủ tướng?

Dương Quốc Chính

3-2-2020

Tổng bí thư mới ban hành quy định về các chức danh lãnh đạo, có vài thay đổi so với quy định 90 ban hành năm 2017.

Thiên tai, nhân họa hay khủng hoảng niềm tin?

Linh Nguyễn

3-2-2020

Cách đây vài năm, Nhật Bản xảy ra thảm họa động đất. Một bà chị lấy chồng Nhật post lên Facebook rằng:

Kẻ thù của nhân dân

Nguyễn Tấn Cứ

2-2-2020

Kẻ thù của nhân dân
Không phải là người
Không phải địch
Không phải …dịch
Chính mấy ông nội nầy
[mới là kẻ thù …]

Sĩ phu ngoảnh mặt

Hà Phi

2-2-2020

Lê Quý Đôn là “nhà bác học lớn của Việt Nam trong thời phong kiến”. Lê Quý Đôn chán cảnh xã hội thối nát, nhiễu nhương.

Ngày nào không có tự do thông tin, ngày đó chính quyền vẫn còn “mắc dịch”

Luật Khoa

Y Chan

2-2-2020

Chủng virus corona mới xuất hiện ở Vũ Hán rốt cục từ đâu mà ra?

Đối với nhiều người, câu hỏi này không có vẻ gì quan trọng. Làm sao để không bị nó chui vào người đáng quan tâm hơn nhiều là biết nó từ đâu tới.