Trang chủ Bài Trên Mạng

Bài Trên Mạng

Thiên hạ nói và nghĩ

Cánh tay họ Lê

FB Nguyễn Tiến Tường

10-10-2018

Trong ảnh là những cánh tay HĐND thông qua nhà hát Thủ Thiêm với những nụ cười phấn chấn. Đối với tôi, đây là những cánh tay muốn giáng thêm tai ương thống khổ xuống đầu nhân dân.

Hàng thứ hai, áo trắng tay đeo đồng hồ là anh Lê Trương Hải Hiếu, con trai ông Lê Thanh Hải. Anh Hiếu là chủ tịch quận 12 kiêm đại biểu hội đồng.

Tôi thật sự bị ám ảnh với cánh tay này, nụ cười này. Ai giơ tay cũng được, nhưng người đó không nên là anh Hiếu. Bởi vì chính bản thân anh và toàn thể nhân dân đều biết ai là tác gia của oan trái Thủ Thiêm đằng đẳng bao năm qua.

Tôi thật sự không quan tâm tới anh Hiếu trong thời gian qua. Vì dù có vợ đẹp con xinh lầu son gác tía, hoàn toàn là chuyện cá nhân.

Tôi cũng chưa bao giờ ganh ghét “thái tử đỏ”. Bởi dù sao với tri thức thu nạp từ môi trường tiến bộ và tu thân hà khắc, họ có thể giỏi hơn người thường.

Làm thái tử cũng chưa chắc sung sướng. Nếu người cha để lại một di sản tư tưởng, sẽ đặt áp lực lớn lên vai mình. Khi người cha để lại một nghiệp chướng, càng khổ lụy tâm can, làm sao để cứu chuộc lại. Lại nữa, lỡ đâu trót sinh làm dân chơi mà phải dấn thân chính trị, cũng day dứt nhiều.

Nhưng với cánh tay này đã khác. Nó như một sự khẳng định từ tâm thế thái tử, đã sẵn sàng vươn lên thành phiên bản họ Lê 2.0. Nó là tín hiệu của sự kế thừa dã tâm quyền lực, xem sự thật và thân phận nhân dân như một trò chơi sấp ngửa. Như một sự phỉ báng vào nhân dân và không mảy may nhớ đến những nghiệt oán mà người đi trước đã gieo vào người, vào đất.

Khi một cánh tay cũng không thể khác biệt, thì không thể nào có sự khác biệt về lương tri. Cái “hồng phúc dân tộc” mà bà Quyết Tâm nói đến, đã gói trọn trong cánh tay này!

Cơ hội cho nông nghiệp Việt Nam

Dương Quốc Chính

3-4-2020

Tút trước nhiều anh em kêu mình vẽ tranh u ám quá, mình thấy có lỗi với nhân dân, nên phải vẽ thêm bức nữa để bổ sung thêm màu hồng phấn.

Quan hệ giữa cán bộ và người dân theo nguyên lý nào?

TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức

24-5-2017

Các quan điểm chính trị học ngày nay đều dựa trên 2 phạm trù cơ bản “Nhà nước“ và “Nhân dân“ theo nguyên lý “nhà nước của dân, do dân, vì dân“ vốn quyết định nguyên tắc vận hành của bộ máy chính quyền và mang ý nghĩa thiết thực hàng ngày đối với cuộc sống từng người dân; nhất là mỗi khi cán bộ công chức hành xử có vấn đề nguyên lý đó lại được đưa ra như một thước đo để kiểm định. Chính vì tầm quan trọng đó mà Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay khi mới giành được chính quyền, cách đây tới  72 năm, đã cụ thể hoá thành nguyên tắc về mối quan hệ giữa cán bộ công chức với người dân: “Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ. Từ Chủ tịch nước đến giao thông viên cũng vậy, nếu không làm được việc cho dân, thì dân không cần đến nữa“. Nghĩa là, người dân được  lấy làm thước đo (gốc, mục đích), quyết định bộ máy nhà nước (đuổi chính phủ), thải hồi cán bộ công chức sai phạm.

Khoảng tối của ông Thứ trưởng Trương Quốc Cường

FB Nguyễn Tiến Tường

6-9-2017

Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường. Ảnh: internet

Đương kim thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường là Cục trưởng Cục Quản lý dược hơn 10 năm. Vị trí nắm giữ chất lượng thuốc chữa bệnh cho 90 triệu người Việt, cũng là nơi béo bở bậc nhất.

Tên tuổi ông Cường nổi lên từ vụ nhập khẩu tiền chất ma túy Pseudoephedrine (PSE) để sản xuất thuốc cảm cúm. Năm 2010, PV Pharma được nhập khẩu 1 tạ PSE thì trong 6 tháng 2011 được cấp phép nhập đến 7 tạ. Ngày 9.6.2011 Cty Mebiphar có công văn xin nhập 3 tạ PSE, ngay trong ngày, Cục trưởng Cường ký văn bản cấp phép! Trước đó 2 ngày, chính Cục đã cấp giấy phép khác cho DN này nhập 2 tạ nguyên liệu PSE! 

Xử Nguyễn Duy Linh: ‘Phiên toà mặc cả’ vụng về

DĐ VOA

Việt Hương

10-11-2021

Ảnh chụp màn hình từ báo Tuổi Trẻ

“Họp án” là khái niệm chưa có trong từ điển pháp lý của thế giới. Kết quả phiên xử Đại tá Nguyễn Duy Linh dường như cho thấy, cả 3 cơ quan Công an, Kiểm sát và Toà án đã “họp án” để “mặc cả” về kết quả bản án. Quá trình tố tụng một vụ án phức tạp nhường ấy không thể diễn ra một cách chóng vánh như thế. Luật pháp như đùa, như có như không.

Sách máu

Đỗ Cao Cường

4-9-2020

Giữa lúc cúm Tàu, kinh tế khủng hoảng, thất nghiệp gia tăng, đời sống công nhân trở nên vô cùng cực khổ… những tưởng người ta làm mọi thứ để trẻ em đỡ khổ. Nhưng không, trước thềm năm học mới, chưa kể các khoản thu đầu năm học, chỉ tính riêng tiền sách giáo khoa, sách bổ trợ đã là nỗi ám ảnh đối với nhiều gia đình.

Sách giáo khoa

Nguyễn Thuỳ Dương

18-8-2023

Người ta lại họp, người ta lại nói về sách Giáo Khoa của tụi nhỏ. Mình cũng từng là tụi nhỏ, con mình cũng đang là tụi nhỏ. Con gái mình, học trường công lập. Nó là lứa đầu tiên của chương trình đổi sách của 4 năm trước. Bộ sách Giáo khoa nó đang có là lô mới nhất năm nay, sách vẫn thiếu vài cuốn. Người bán viết cho danh sách thiếu, hẹn ngày ra mua cho đủ bộ. Cầm tờ giấy tự nhiên thấy được bao phủ bởi hào quang của thời bao cấp.

PGS Phạm Khánh Phong Lan, nguyên PGĐ sở Y tế TP.HCM: ‘Nói thẳng ra, H-Capita là thuốc giả’

Phụ Nữ TP

Hiếu Nguyễn

25-8-2017

PGS Phạm Khánh Phong Lan. Ảnh: báo Tuổi Trẻ.

Quan điểm của tôi, đây là vụ án làm thuốc giả chứ không phải là buôn lậu giả”, bà Lan nhận định.

Có căn cứ để nói là thuốc giả

Trao đổi với báo chí, bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban An toàn thực phẩm TP.HCM, nguyên PGĐ Sở Y tế TP.HCM, phụ trách mảng Dược, khẳng định: “Nói thẳng ra, H-Capita là thuốc giả. Hành vi vi phạm pháp luật này gây tác hại rất lớn, ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, niềm tin của người dân và niềm tin trong điều trị”.

‘Vụ Ngọc Trinh’ khiến công an há miệng mắc quai

Blog VOA

Trân Văn

27-10-2023

Cảnh sát thành Hồ bắt giữ người mẫu Ngọc Trinh hôm 19/10 vì bà lái mô tô nguy hiểm hôm 6/10. Nguồn: Báo CP

Một cuộc kéo lùi lịch sử phát triển nhân loại

Nguyễn Thông

7-11-2023

Đó là sự kiện mang tên “cách mạng tháng 10” và những hệ quả mà nó gây ra bảy chục năm sau.

Đọc ‘Kết Luận Điều Tra’ vụ Vạn Thịnh Phát: Chết và hóa giải trách nhiệm (Phần 1)

Blog VOA

Trân Văn

29-11-2023

Tuy nhiên sau đó chỉ hai ngày, một trong năm bị can đầu tiên là bà Nguyễn Phương Hồng đột tử trong trại tạm giam. Nguồn ảnh: Bộ Công an VN

Vì sao chữ Nôm chết?

Chu Mộng Long

6-12-2019

Chữ Nôm chết vì nó phải chết! Vì lẽ đơn giản, cái gì hợp lý thì tồn tại, bất hợp lý thì bị đào thải. Đó là lẽ tự nhiên.

Giáo sư tiến sĩ ơi là ông Nguyễn Minh Thuyết

Hoàng Hải Vân

11-10-2020

Ba cái tút trước tôi chỉ cho mấy con chó nhà tôi đùa cợt với mấy cái chữ trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 Cánh diều, trong khi đông đảo các bậc phụ huynh bày tỏ sự lo ngại chính đáng về nội dung phản giáo dục cùng sự cẩu thả ngớ ngẩn của những người soạn cuốn sách này. Tôi không có ý định công kích cá nhân và định không nói gì thêm, nhưng đọc những lời phản ứng của tổng chủ biên bộ sách – giáo sư tiến sĩ Nguyễn Minh Thuyết trên báo chí, tôi thấy không đùa cợt được nữa.

Gia đình quốc dân

FB Nguyễn Anh Tuấn

31-12-2017

Cụ Kình (thứ 3 từ trái qua). Ảnh: FB Nguyễn Anh Tuấn.

Đây là gia đình cụ Kình – một gia đình bình thường, sống giữa những người hàng xóm bình thường, trong một ngôi làng bình thường của nông thôn Bắc Bộ.

Ba người đàn ông trong gia đình này lẽ ra đã có một kết cục rất khác, tệ hơn rất nhiều so với những gì được thấy trong ảnh.

Cụ Kình lẽ ra đang ngồi trong tù với đoạn xương đùi nẹp ốc vít từ vết thương ngày 15/4 mà các nhân viên công lực gây ra khi cố gắng bắt cụ.

Zelensky âm mưu tấn công táo bạo vào bên trong nước Nga, theo các tài liệu bị rò rỉ

Washington Post

Tác giả: John Hudson Isabelle Khurshudyan

Cù Tuấn, biên dịch

15-5-2023

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã giành được sự tin tưởng của các chính phủ phương Tây bằng cách từ chối sử dụng vũ khí mà họ cung cấp cho các cuộc tấn công bên trong nước Nga và ưu tiên nhắm mục tiêu vào quân Nga bên trong biên giới Ukraine.

Bí thư, Chủ tịch thì trên luật?

FB Mai Quốc Ấn

23-8-2018

Ông Hoàng Văn Hùng, Ủy viên Ủy ban Tư pháp Quốc Hội cho biết trong quá trình làm việc tại 2 tỉnh, thành phố lớn ở phía Nam, có bí thư một thành phố tuyên bố: “Tôi còn làm bí thư thì tôi chưa chấp hành bản án này!” Bản án ở đây là án hành chính mà người dân kiện chính quyền.

Hiện tượng lãnh đạo chính quyền địa phương không tham gia đối thoại, không tham gia phiên tòa, thậm chí không chấp hành các bản án đã có hiệu lực có ở nhiều nơi.

Vaccine Trung Quốc – nỗi lo về hiệu quả bảo vệ kém

Nguyễn Hồng Vũ

16-10-2021

Hôm qua, một bài viết được đăng trên phần News của tạp chí Nature với nội dung thể hiện lo ngại về sự kém hiệu quả của hai loại vaccine Trung Quốc là Sinovac và Sinopharm.

Quốc hội Việt Nam đại diện cho quyền lợi của quan, không phải của dân

Trần Quốc Quân

10-11-2021

Suốt 4 năm từ 2004 – 2008, tôi phải “chiến đấu” ròng rã với thanh tra thuế vụ về nguồn tiền mua bất động sản tại Ba Lan. Mười năm nay rất nhiều người Việt Nam mệt mỏi với việc chứng minh nguồn tiền mua nhà cửa, ô tô với cơ quan thuế vụ Ba Lan.

Giá bất động sản sẽ “bay” lên tầm cao mới?

Mai Bá Kiếm

13-12-2021

Ngày 10/12/2021, 4 lô đất “vàng” ở KĐT mới Thủ Thiêm có tổng diện tích 31.500m2 – với giá khởi điểm 5.300 tỷ đồng, đã đấu giá thành công với tổng số tiền thu về là 37.359 tỷ đồng, tức cao hơn giá khởi điểm 7 lần.

Sự kiêu ngạo cộng sản (phần 2)

FB Nguyễn Thông

16-9-2017

Tiếp theo phần 1

Một cuộc xuống đường mừng quân đội CS ở miền Nam sau ngày 30/4/1975. Nguồn: internet

Kể từ khi chủ nghĩa cộng sản với cốt lõi là tư tưởng Marx – Lenin, học thuyết đấu tranh giai cấp được du nhập vào Việt Nam hồi nửa đầu thế kỷ 20, người cộng sản đã dần tìm được chỗ đứng trong đời sống chính trị bởi họ khá khôn ngoan. Họ biết lợi dụng và dựa vào dân nghèo, nhất là nông dân, lực lượng đông nhất ở một xứ thuộc địa. Những ông tổ của cộng sản, khi truyền bá học thuyết đấu tranh giai cấp đã khẳng định “ai nắm được công nông, người ấy sẽ chiến thắng”. Lý luận ấy từng chính xác ở nơi nào thì tôi chưa rõ lắm, nhưng xứ ta trước năm 1945 thì quả đúng như vậy.

Người “cân” lại Phật Giáo Việt Nam

Đoàn Bảo Châu 

28-11-2023

Tôi đã bị chinh phục hoàn toàn bởi chân dung của cố hoà thượng Thích Tuệ Sỹ. Thơ của ngài thật đẹp, thật tinh khiết, thật huyền ảo lung linh khiến hồn tôi đắm say.

“Đánh thức tiềm lực”

FB Đỗ Ngọc Thống

25-6-2018

Trong đề thi THPTQG năm 2018 vừa diễn ra sáng nay, có câu 4 phần đọc hiểu hỏi như sau: “Theo anh/chị quan điểm của tác giả (Nguyễn Duy) trong hai dòng thơ: “ta ca hát quá nhiều về tiềm lực/ tiềm lực còn ngủ yên” có còn phù hợp với thực tiễn ngày nay không? Vì sao?

Tôi đang nghĩ, không biết các thầy, cô sẽ cho mấy điểm, nếu có HS viết thế này:

Hà văn Nam, người tù kiệt xuất

Larry De King

13-8-2019

Câu chuyện về Hà văn Nam đã trôi qua gần 2 tuần, nhưng mình vẫn ám ảnh mãi về người thanh niên này.

Sự kiện Lộc Hưng, im lặng là bạo quyền!

FB Nguyễn Tiến Tường

15-1-2019

Cho đến thời điểm này, khi người dân Lộc Hưng đã trưng ra bằng chứng nguồn gốc đất, sự im lặng của chính quyền là không thể chấp nhận.

Càng khó nuốt trôi sự im lặng này khi trước đó chính quyền đã thông tin báo chí theo kiểu một chiều để khẳng định người dân lấn chiếm trái phép 4,8ha đất Lộc Hưng.

Quốc gia không đọc sách (Phần 2)

Thái Hạo

16-6-2021

Tiếp theo Phần 1

Hôm qua tôi viết bài thứ nhất về chủ đề này, có nhiều bạn vào bình luận, nói cùng một ý rằng, các bạn ấy không đọc vì toàn sách định hướng, sách “lề phải”, các sách khai sáng bị kiểm duyệt và cấm đoán hết rồi. Có bạn còn nói “Hai mươi năm rồi không đọc một cuốn nào”, cũng vì những lý do như trên. Tôi thấy cần phải “đính chính” lại đôi chút nên quyết định viết mấy dòng này.

Một lịch sử hãi hùng bị giấu kín và phanh phui

Nguyễn Thông

12-7-2019

Bây giờ, thời buổi này, nếu nhắc tới cụm từ “cải cách ruộng đất”, lứa U50, thậm chí U60 trở lại đây hầu như không biết, giả dụ đã từng nghe đâu đó thì cũng rất loáng thoáng láng máng lờ mờ. Nhưng với U70 trở về trước thì đó là thứ quá khứ kinh hoàng, bi kịch, đen tối, thê thảm, đầy máu và nước mắt. Sao lại có sự khác nhau thế nhỉ? Đơn giản là, quá khứ ấy, lịch sử ấy bị ém nhẹm, bưng bít, giấu kín, cố tình lờ đi, bởi nó chính là sản phẩm của chế độ xã hội chủ nghĩa, của những người cộng sản.

Học cụ Hồ (Phần 1)

Nguyễn Thông

12-6-2021

Triều đình hôm nay (12.6) mất đúng nửa ngày để bàn nhắc chuyện học Cụ. Tivi thời sự hôm nay mất đúng 21 phút chỉ để nhà lý luận số 1 răn đe về thái độ học Cụ. Khiếp.

Hương Cảng, chiết kích trầm sa

Trọng Khang

19-8-2019

“Chúng tôi muốn sống đúng với lương tri và phẩm chất của mình” là một câu nói không gây được ấn tượng mạnh. Thậm chí trong vài khung cảnh, câu nói ấy nghe có vẻ đại ngôn. Ai sống ở nước Việt này từ tấm bé đã hô những khẩu hiệu nghe còn mạnh hơn, một vài biến thể của nó kiểu như “khiêm tốn – thật thà – dũng cảm” hay “tôi muốn làm người lương thiện” hay “phẩm chất trong sạch”… và thường nói những câu mòn sáo như vậy trong một tư thế ưỡn ngực, thậm chí là tung nắm đấm hướng lên trên như muốn đấm vỡ mặt ông trời.

Khoa học và nhà khoa học Việt Nam: Chính sách đầu tư nghiên cứu khoa học

Chu Mộng Long

7-11-2023

Tôi chưa có điều kiện lấy số liệu cụ thể, nhưng qua báo cáo tài chính của một trường đại học, đủ thấy ngân sách chi nghiên cứu khoa học cho đại học ở Việt Nam không nhỏ so với các hoạt động khác. Nhưng việc phân bố và hiệu quả như thế nào thì ai cũng biết. Phân bố tiền vào túi một nhóm người và hiệu quả cũng chỉ để tô son cho các học hàm, học vị. Cần giải thiêng cái “đền thiêng” này bắt đầu từ sự lãng phí trong chi phí nghiên cứu khoa học mà nhiều giáo sư tiến sĩ coi đó là niềm vinh quang.

Ai sẽ trả tiền SCB?

Nguyễn Thông

25-11-2023

Những ngày này năm trước (2022) chứ đâu xa. Nhớ mấy hôm cuối tháng 11.2022 ấy, tôi đi qua mấy trụ sở, phòng giao dịch của ngân hàng SCB thấy đông nghẹt người. Phát hoảng, hỏi ra thì biết người dân tới rút tiền, lo bị mất sau khi đại gia Trương Mỹ Lan bị bắt.