Blogger Điếu Cày: Tin giả gây phân hóa phong trào dân chủ Việt Nam

RFI

Thanh Phương

16-2-2021

Blogger Điếu cày biểu tình tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2007, phản đối Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền trên Trường Sa và Hoàng Sa. Ảnh: DLB

Chính sách đối ngoại của Việt Nam sau Đại hội 13: Trung Quốc, Hoa Kỳ và Biển Đông

Nghiên cứu Việt – Mỹ

16-2-2021

Đại hội lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chọn ra 18 Ủy viên Bộ Chính trị, những lãnh đạo cao nhất trong Đảng. Tạp chí Nghiên cứu Việt – Mỹ phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, Viện Đại học George Mason và Viện CSIS, về một số dự đoán về chính sách đối ngoại của Việt Nam trong tương lai gần. 

1. Sau khi có kết quả sắp xếp nhân sự lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam sau Đại hội 13, xin Giáo sư cho một số dự đoán về chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Hoa Kỳ những năm sắp tới.

Nguyễn Mạnh Hùng

Chính sách ngoại giao của Việt Nam đối với Hoa Kỳ chịu ảnh hưởng hai yếu tố tương phản nhau. Về phương diện chiến lược, Việt Nam cần Hoa Kỳ như môt đối trọng với Trung Quốc. Về phương diện kinh tế, Việt Nam cần thị trường của Hoa Kỳ và đầu tư ngoại quốc trong đó có Hoa Kỳ, để phát triển. Tuy nhiên, Việt Nam không tin Hoa Kỳ vì đã từng là nạn nhân của những cuộc mặc cả giữa các nước lớn, cộng thêm với nghi ngờ rằng Hoa Kỳ muốn dùng áp lực nhân quyền để tạo “diễn biến hòa bình,” thay đổi thể chế chính trị Việt Nam.

Việt Nam đã tạo được thế lơ lửng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc phù hơp với nhu cấu chiên lược của họ. Quan hệ hai nước từ ngày nối lại bang giao đã tiến triển thuận lợi vê mọi phương diện, cho nên tôi nghĩ là Việt Nam sẽ tiếp tục theo chiều hướng đó, trừ khi có biến động lớn trong khu vực hay trên thế giới.

2. Một số nhà quan sát tình hình Biển Đông cho rằng Trung Quốc sẽ còn tiếp tục hung hăng hơn trên Biển Đông. Theo ông, chính sách của Việt Nam đối với Trung Quốc, đặc biệt là vấn đề Biển Đông, sẽ như thế nào trong những năm sắp tới?

Nguyễn Mạnh Hùng

Hiện nay, Việt Nam là nước kiểm soát được nhiều thực thể nhất ở Biển Đông, khoảng 22 hay 29 thực thể, tùy theo cách tính. Mục đích của Viêt Nam là giữ được chủ quyền và quyền khai thác tài nguyên trên đảo và biển mà mình hiện có. 

Đối với chính sách hung hăng lấn chiếm của Trung Quốc, Việt Nam theo đuổi chính sách vừa cộng tác vừa đấu tranh, nhượng nhịn nếu cần (như trường hợp ngưng hơp đồng khai thác dầu khí trong khu vưc bãi Tư Chính với Repsol năm 2017 và 2018, với Rosneft năm 2020), và tranh đấu nếu phải làm (như trường hợp của dàn khoan Hải Dương 981 năm 2014). Ngoài ra, họ sẽ tiếp tục những biện pháp hiện có. 

Thứ nhất tiếp tục chính sách ngoại giao “ba không” – không tham gia liên minh quân sự, không liên kết với nươc này để chống nước kia, không cho nước ngoải đặt căn cứ quân sự hay sử dụng lãnh thổ để chống nước khác—nhằm trấn an Trung Quốc, nhưng lại cảnh cáo “tùy theo diễn biến của tình hình và trong những điều kiện cụ thể, Việt Nam sẽ cân nhắc phát triển các mối quan hệ quốc phòng, quân sự cần thiết…”

Thứ hai, chỉnh đốn quân đội và mua vũ khí ngoại quốc để tăng cường khả năng phòng thủ và củng cố lực lượng trên những thực thể trên biển mà mình đang kiểm soát.

Thứ ba, thi hành một chính sách cân bằng quyền lực mềm (soft balancing) bằng cách tăng cường hợp tác quốc phòng-an ninh với Hiêp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các nước lớn có khả năng đối trọng Trung Quốc, đặc biêt là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ.

Thứ tư, khuyến khích các cuộc tuần tra bảo vệ tự do lưu thông hàng hải và khẳng định sức mạnh của Hoa Kỳ, hoặc hành động đơn phương hoặc hợp tác Hoa Kỳ với các cường quốc quan tâm đến Biển Đông như Nhật Bản, Ấn Độ, Anh, và Pháp, hoặc có sự hiện diện của một hay nhiều quốc gia Đông Nam Á.

Thứ năm, tranh thủ sự ủng hộ của thế giới bằng hai cách. Một mặt thì tích cực tham dự và nâng cao vai trò của Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế và khu vực; mặt khác thì phổ biến và giải thích lập trường hợp lý, hợp pháp cùa mình căn cứ trên luât quốc tế, công ước về Luật Biển năm 1982, và phán quyết của của Tòa Trọng Tài Quốc Tế năm 2016

3. Giáo sư có nhận xét về ông Phạm Minh Chính như một ngôi sao sáng sau Đại hội 13. Ông Chính từng là lãnh đạo Quảng Ninh, một trong những lãnh đạo lực lượng tình báo ngành công an, lãnh đạo tổ chức nhân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo ông, ông Chính sẽ theo đuổi chính sách kinh tế đối ngoại như thế nào?

Nguyễn Mạnh Hùng

Ông Nguyễn Xuân Phúc đã thành công phần nào trong nhiệm vụ thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam và hội nhập kinh tế quốc tế. Ông Chính sẽ phải cố gắng làm tốt hơn những thành quả ấy, và không thể rời mắt khỏi mục tiêu dài hạn là đến 2045 Việt Nam phải trở thành một nước “phát triển, thu nhập cao.” 

Điều này có nghĩa là phải thu hút và quản lý tốt đầu tư ngoại quốc, phát triển kinh tế tư nhân, khuyến khích việc thành lập các tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, có sức cạnh tranh cao, và khai thác hội nhập quốc tế. 

Việc trước mắt ông Chính phải làm là chuẩn bị khả năng thi hành các nghĩa vụ và khai thác các quyền lợi qua một loạt những hiệp ước thượng mại tự do mà Việt Nam đã ký kết như Hiệp định thương mại tự do Viêt Nam-EU (EVFTA), Hiệp định đối tác Kinh tế tòan diện khu vục (RCEP), Hiệp đinh Thượng mại tự do Việt-Anh (UKVFTA).

Ngoài ra, khi làm Trưởng ban Tổ chức Trung ương, ông Chính còn là Phó Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính-kinh tế. Khi lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, ông Chính đã tỏ ra ủng hộ viêc thành lập các đặc khu kinh tế được tổ chức “tinh gọn và hiêu quả.” Viêc dùng đăc khu kinh tế như môt thí điểm đã thành công ở Trung Quốc, là môt việc nên làm, và ông Chính đã có kinh nghiệm liên quan đến vấn đề này.

Tất cả những hoạt động kinh tế thương mại kể trên đều có liên quan đến an ninh quốc gia, không nhiều thi ít. Việc ông ấy có kinh nghiệm trong ngành tình báo, công an, không phải là môt điều dở nếu được áp dụng một cách hiệu quả và sáng suốt.

4. Một số nhà quan sát cho rằng Việt Nam muốn giữ được thế cân bằng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong những năm sắp tới. Ông đánh giá như thế nào về chiến lược này? Theo ông, các lãnh đạo sau Đại hội 13 cần làm những gì, và có thể làm được gì để giữ thế “cân bằng” này?

Nguyễn Mạnh Hùng

Đó là chiến lược thông thường trong chính trị quôc tế. Cho tới nay, Việt Nam đã duy trì đươc thế này môt cách tuơng đối. Thế cân bằng này tùy thuộc vào khả năng Việt Nam giữ đươc ổn đinh trong nước, lãnh đạo không chia rẽ, và khả năng quốc phòng của chính mình. Nhưng nó tùy thuộc nhiều hơn vào quan hệ giữa các nước lớn. Nêu họ xung đột với nhau, Việt Nam sẽ bị lôi cuốn vào mối xung đột ấy và sẽ phải chọn bên. Nêu họ hòa hoãn và tương nhượng, Việt Nam có thể là “vật hy sinh” cho sự tương nhượng ấy.

5. Năm 2019, Trung Quốc thực hiện một chiến dịch xâm nhập sâu và dài ngày (hơn 3 tháng) vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Malaysia, Philippines. Lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc mạnh hơn lực lượng của cả ba nước này cộng lại. Theo ông, ba nước này có thể thành lập lực lượng cảnh sát biển chung của ba nước không? Một lực lượng chung như vậy có thể đối phó được với Trung Quốc không? Hoa Kỳ hay Nhật Bản có thể giúp gì để hình thành sự liên kết như vậy hay không?

Nguyễn Mạnh Hùng

Câu trả lơi là không, không, và không. Một, không có khả năng ba nước thành lập lưc lương cảnh sát biển chung. Hai, lưc lượng ây, nếu có thành lập, cũng không đủ sức đương đầu với Trung Quốc. Ba, Hoa Kỳ và Nhật Bản không có khả năng giúp thành lập lực lượng chung này.

Bất cứ môt sự liên kết nào cũng cần sự chống lưng của Hoa Kỳ, mà hiện nay các nước nhỏ có tranh chấp chủ quyền biển đảo vơi Trung Quốc không tin tưởng vào khả năng và quyết tâm của Hoa Kỳ trước sự lấn lướt của Trung Quốc.

Nếu Hoa Kỳ có quyết tâm thì điều khả dĩ có thể làm là tuần tra chung của hải quân trong “Tứ giác kim cuong” gồm Mỹ, Nhật, Ấn, Úc cộng thêm với ít nhất hai trong số ba nươc Đông Nam Á kể trên. 

Tạp chí Nghiên cứu Việt Mỹ xin chân thành cảm ơn Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng đã dành thời gian trao đổi những vấn đề quan trọng này.

Trung Quốc tuyên truyền sai sự thực về lịch sử đảo Bạch Long Vỹ [Vịnh Bắc Bộ] trên tờ The Diplomat

Nghiên cứu Việt – Mỹ

16-2-2021

Đảo Bạch Long Vỹ của Việt Nam trên trang Diplomat

Tháng 4 năm 2019, tờ The Diplomat ở Washington DC cho đăng bài “Hòn đảo trên Biển Đông mà Trung Quốc đã cho đi” của tác giả Trung Quốc Zhen-Gang Ji, tuyên truyền sai sự thật về lịch sử đảo Bạch Long Vỹ, mà không kiểm tra cẩn trọng về nội dung của bài.

Giấc mộng thống lĩnh thế giới của TQ với hai vũ khí chiến lược mới

Vũ Kim Hạnh

16-2-2021

Hôm nay, mùng 5 Tết, một ngày lịch sử đầy tự hào của người Việt: Tết Đống Đa.

Nạn Phân Biệt Chủng Tộc Đối Với Người Châu Á Đang Tăng Nhanh Giữa Đại Dịch

NBC

Tác giả: Eric Hinton

Ren Dinh, chuyển ngữ

11-2-2021

Từ các dãy phố ở San Francisco tới khu phố Tàu đặc trưng của New York, số lượng các vụ phạm tội mang tính thù ghét nhắm tới người Mỹ gốc châu Á tăng đột biến trong đại dịch COVID-19. Đáng buồn thay, những vụ tấn công này đã đến và đi mà ít ai quan tâm.

Cho giặc mượn đường

Đỗ Ngà

15-2-2021

Năm 2020 Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ tăng gần 16 tỷ đô so với năm 2019. Thực chất giá trị xuất khẩu tăng thêm của Việt Nam vào thị trường Mỹ chủ yếu là do khối FDI, vì khối doanh nghiệp trong nước hoặc yếu đi, hoặc bị rụng rất nhiều năm 2020. Được biết năm 2020 tổng kim ngạch xuất khẩu của FDI là 202 tỷ đô, tăng 21 tỷ đô so với năm 2019. Vậy là tổng số giá trị hàng hóa xuất khẩu tăng lên ấy thì hết 76% là rót vào thị trường Mỹ.

Có thể chọn Bộ trưởng Bộ giáo dục không phải là UVTƯ đảng được không?

Nguyễn Ngọc Chu

15-2-2021

Vai trò của giáo dục quan trọng như thế nào thì đã được đề cập nhiều nên không nhắc lại ở đây. Chỉ xin trao đổi đôi điều về vị trí Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (BGDĐT) sau khi đã có danh sách các UVTƯ được bầu tại Đại hội XIII.

“Gia Đình” và câu chuyện người tử tế

Nguyễn Thọ

14-2-2021

Ngày Tết người ta hay nghĩ về sự tử tế, về cái thiện. Nền văn minh loài người được như hôm nay vì cuối cùng cái thiện luôn thắng cái ác. Nhưng thế giới của chúng ta bất công như hôm nay cũng chính vì nhiều khi, nhiều nơi cái ác đã lấn át cái thiện.

Tục đốt vàng mã: Cung kính hay báng bổ thánh thần?

Chu Mộng Long

14-2-2021

Theo các tài liệu lịch sử về phong tục, tục đốt vàng mã có từ năm Khai Nguyên thứ 26 (năm 738) đời Đường. Vua Đường Huyền Tông (685-762) chính thức ra sắc dụ cho phép dùng tiền giả thay cho tiền thật để cúng tế, ma chay. Nghề làm hàng mã ra đời với ông tổ nghề là Vương Dũ. Ngoài vàng bạc giả còn có các loại hình nhân thế mạng như thê thiếp, người hầu, nhà cửa, gia súc, vật dụng…

Một thời sinh viên tìm hình, tìm tiếng

Tâm Chánh

13-2-2021

30 Tết thấy tin nhắn của một người bạn học sau mình mấy khoá, gửi 3 cái hình có mình trong đó mà ngay chính mình, mình nhìn mình còn không tài nào nhận ra.

Ủy hội sông Mekong: Nước sông Mekong giảm do Trung Quốc duy trì công suất mạng lưới phát điện

Nghiên cứu Việt – Mỹ

13-2-2021

Ngày 6 tháng 1 năm 2021, Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission – MRC) ra thông báo mực nước sông Mekong giảm mạnh do Trung Quốc giữ nước để bảo trì mạng lưới điện. MRC là một cơ quan liên chính phủ giữa các nước Campuchia, CHDCND Lào, Thái Lan và Việt Nam, được thành lập dựa trên “Thỏa thuận Mekong” năm 1995. Tạp chí Nghiên cứu Việt Mỹ dịch thông báo này của MRC để làm tư liệu cho những nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề sông Mekong cũng như Đồng bằng Sông Cửu Long ở miền Nam Việt Nam.

Tín ngưỡng và chính trị diễn hề: Ai thấy nhột?

Chu Mộng Long

12-2-2021

Báo Tuổi trẻ độp thẳng vào chương trình Táo Quân, chê những màn diễn “vui vẻ tầm phào”. Tôi xem giữa chừng rồi bỏ, vì thú thực chẳng có gì “vui vẻ”. Còn cái sự “tầm phào” thì thua xa các trang mạng trẻ trâu của đám Khá Bảnh, Huấn Hoa Hồng…

Giấc mơ đầu xuân

Nguyễn Ngọc Chu

12-2-2021

1. SAU MỘT ĐÊM NGỦ

Đất nước bước vào thập niên 2021-2030. Ước muốn lớn nhất mang tính chìa khoá là Cải cách Thể chế. Cải cách Thể chế cấp thiết đến mức từ cựu TT Nguyễn Tấn Dũng cho đến đương kim TT Nguyễn Xuân Phúc đã nhiều lần đề cập. Nhưng sau tất cả những gì thể hiện ở Đại hội XIII thì đành tạm gác lại.

Có lẽ ông Trọng và ‘đảng ta’… buồn?

Blog VOA

Trân Văn

11-2-2021

Theo logic thì những diễn biến mới nhất đe dọa lợi ích của Trung Quốc, đặc biệt là những lợi ích của Trung Quốc tại biển Đông, sẽ làm ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng Bí thư đảng CSVN kiêm Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa XHCN, người vừa thay mặt đảng CSVN gửi lời chúc mừng năm mới đến toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc và nhân dân Trung Quốc (1) – cảm thấy… BUỒN khi Trung Quốc đang đối diện với những thách thức ngay trước thềm năm mới…

Sau Tết thì sao?

Blog VOA

Trân Văn

11-2-2021

Tết vừa chạm ngưỡng cửa của các gia đình nhưng COVID-19 đã khiến mùa Xuân trở thành trầm lắng khác hẳn mọi năm và tất nhiên, mạng xã hội cũng vậy. Dịch đã khiến Tết không còn là dịp đoàn viên…

Vì sao các nhà dân chủ Trung Hoa thích Trump? Trò chuyện với Teng Biao

Người Thông dịch

Tác giả: Ling Li Teng Biao

Cookie Dương dịch, Khoa Lê hiệu đính

10-2-2021

Kể từ khi ông lên cầm quyền, cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã thu hút và duy trì một lượng tín đồ đáng kể trong cộng đồng Hoa kiều ở trong và ngoài Hoa Kỳ. Những người phò Trump này có xuất thân khác nhau và sự ủng hộ của họ có nhiều động cơ khác nhau, một điều không có gì là bất thường cả.

‘Ta’ lại ao ước có thêm một năm hữu nghị – hợp tác!

Blog VOA

Trân Văn

10-2-2021

Ông Tập Cận Bình, Tổng Bí thư đảng cộng sản Trung Quốc kiêm Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng Bí thư đảng CSVN kiêm Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam lại vừa nhân danh hai đảng, hai nhà nước và nhân dân hai nước thăm hỏi nhau trước thềm năm mới…

Những thách thức khi chuyển giao quyền lực

Viet-studies

Nguyễn Quang Dy

10-2-2021

Chuyển giao quyền lực là tất yếu nhưng không bao giờ dễ dàng, ở bất cứ nước nào. Việt Nam không phải ngoại lệ. Đại hội 13 đã kết thúc và bầu được một ban lãnh đạo mới để dẫn dắt đất nước ít nhất 5 năm tới. Nhưng ban lãnh đạo mới có đối phó được trước các thách thức khó lường hay không vẫn còn là ẩn số.

Thất vọng hay lãnh đạm về đại hội đảng?

Blog VOA

Phạm Phú Khải

10-2-2021

Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 13 diễn ra trong bầu không khí vô cùng bí mật. Sự bí mật này cũng không có gì ngạc nhiên, bởi đây là một trong những tổ chức chính trị bí mật nhất của thế giới hiện nay.

Rừng – Người – Và nước Việt

Thái Hạo

10-2-2021

Hai ngày cuối năm mưa như trút, tối cả nhà ngồi nấu bánh, nghe bố kể chuyện những năm 70-80 đi rừng đốn gỗ…

‘Dựa hơi’ cũng là… đặc quyền!

Blog VOA

Trân Văn

9-2-2021

BàiĐừng mãi dựa hơi những kẻ mang danh tù nhân lương tâm” (*) trên tờ Quân đội nhân dân (QĐND) làm nhiều người sửng sốt vì hóa ra… đảng, nhà nước, quốc hội, chính phủ muốn… độc quyền việc …“dựa hơi” tù nhân lương tâm!

Các chiến hạm Hoa Kỳ và ‘FONOP’ mới trên Biển Đông

Trần Trung Đạo

9-2-2021

Giới thiệu: Bài viết bàn về sự có mặt của hai nhóm hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt và USS Nimitz ngay sau khi USS John S. McCain thực hiện chuyến Tuần Tra Tự Do Hàng Hải (FONOP) trong đó có đi sát với quần đảo Hoàng Sa. Tuần tra Eo Biển Đài Loan liên tục là một cách để tái khẳng định chiến lược bảo vệ Đài Loan của TT Truman năm 1950. Các mục đích chính của FONOP là gì?

Thung lũng đen

Phạm Thị Hoài

9-2-2021

Ngọn đồi đen” theo tôi là một phát ngôn nhảm nhí và gần như loạn trí chứ không dụng ý kì thị chủng tộc. Não trạng phân biệt chủng tộc tuy vô tình xuất lộ trong cái thái độ như thể ái ngại bề trên của một người đàn ông châu Á xem em đen múa cột, nhưng nó bật ra từ vô thức, điều có thể xảy ra ở mỗi chúng ta và thường xuyên hơn, thậm chí tai hại hơn ta tưởng. (Câu hỏi thú vị hơn: cũng người đàn ông châu Á đó xem em trắng múa cột, phổ biến hơn nhiều so với trường hợp đen, thì thế nào?) Còn ghê tởm cái ẩn dụ lỗ đen hay tình tiết một đô tiền tip cho mỗi cái hột le tất nhiên là phản ứng có thể hiểu được nhưng ít trọng lượng; tranh cãi thanh-tục, sạch-bẩn thường dẫn vào ngõ cụt và tuyệt không khiến các đại diện một số dòng thơ nhất định chùn bước trước cảm hứng nhà thổ hộp đêm, nguồn khai thác muôn thuở của những vị mặc định mình rất đàn ông cho cái gì đó mặc định mình rất nghệ thuật. Những thứ ấy tuy cám hấp, song đồi đen thảm hại hơn thế.

Văn phòng Cơ quan CSĐT Bộ Công an (C01) chơi không đẹp!

Nguyễn Hoài Nam

9-2-2021

Đáng lẽ tôi không viết stt này, nhưng hôm qua có thông tin cho tôi biết C01 bắt đầu đào bới về tôi, bằng cách gửi công văn cho Công an nhiều tỉnh, thành rò xem trong quá trình tác nghiệp, tố giác có tiêu cực không?. Có lẽ cay cú vì C01 bị tố bỏ lọt 15 tội phạm, mà từ trước tới nay không ai dám tố.

Ông Bí Thư Tỉnh Ủy

Viet-studies

Nguyễn Minh Nhị

9-2-2021

Tác giả Nguyễn Minh Nhị, cựu Chủ tịch UBND tỉnh An Giang. Ảnh trên mạng

Tôi biết hoặc có tiếp xúc 8 đời bí thư Tỉnh ủy An giang (từ 1961 – 2006), nhưng chỉ có một người, khi đương chức tôi không có tình cảm lắm, thậm chí bị rầy oan về bệnh viện Phú Tân và có lần ông nghe “quân sư” nào mà cho rằng tôi phủ định người tiền nhiệm lúc tôi làm phó bí thư Huyện ủy Phú Tân. Và dư luận cán bộ cũng có thì thầm cho rằng ông không “bén” lắm rồi đặt cho cái tên là “bí thư Thần nông”. Tôi cũng nằm trong số người “dư luận” đó. 

Do… dân, vì dân nhưng… của dân thì phải… phấn đấu!

Blog VOA

Trân Văn

8-2-2021

Cuối tuần vừa qua, những yêu cầu mà bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị nhiệm kỳ 12, kiêm Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 14 đặt ra đối với Đoàn Chủ tịch của Ủy ban Trung ương (UBTƯ) Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam khi tiến hành tổ chức bầu cử – chọn lựa đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp cho năm năm sắp tới, khiến nhiều người hoặc ngậm ngùi, hoặc phẫn nộ vì hệ thống chính trị Việt Nam tiếng là do họ, vì họ nhưng rõ ràng không phải của họ…

Vụ án BOT bắc Thăng Long – Nội Bài

Lê Đình Việt

8-2-2021

ĐƠN ĐỀ NGHỊ KHÁNG NGHỊ THEO THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM

(Đối với bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật)

Kính gửi: Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội;

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội;

Tôi là Lê Đình Việt (Luật sư thuộc Công ty Luật TNHH Minh Tín), là người bào chữa cho bà Đặng Thị Huệ (Sinh năm 1981; ĐKTT: xã Bách Thuận, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) và ông Bùi Mạnh Tiến (Sinh năm 1983; ĐKTT: số 309 đường Trần Hưng Đạo, phường Sao Đỏ, TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương) theo Thông báo người bào chữa tham gia tố tụng số 339/2020/TB-TA ngày 08/7/2020 của Tòa án nhân dân TP Hà Nội. Bà Đặng Thị Huệ và ông Bùi Mạnh Tiến bị Tòa án nhân dân TP Hà Nội xét xử về tội “gây rối trật tự công cộng” và tuyên phạt mỗi người lần lượt 15 và 12 tháng tù. Hiện cả hai người đang phải chấp hành hình phạt tù của bản án này.

Tôi làm đơn này kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội xem xét lại các bản án sau để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm:

– Bản án hình sự sơ thẩm số 30/2020/HSST, ngày 08/5/2020 của Tòa án nhân dân huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, và

– Bản án hình sự phúc thẩm số 508/2019/HS-PT ngày 29, 30/7/2020 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.

Lý do yêu cầu xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm: Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án; có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.

I. NỘI DUNG VÀ QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VỤ ÁN

Khoảng 15 giờ 06 phút ngày 11/6/2019, ông Bùi Mạnh Tiến điều khiển xe ô tô con Toyota Altis, BKS 30T – 6473 chở theo bà Đặng Thị Huệ di chuyển theo chiều sân bay Nội Bài đi cầu Thăng Long. Khi đi đến trạm thu phí Bắc Thăng Long – Nội Bài, do barie của trạm chắn ngang làn đường nên buộc xe ô tô phải dừng lại. Tại đây, bà Huệ và ông Tiến đã yêu cầu nhân viên của trạm mở barie để xe tiếp tục di chuyển nhưng nhân viên của trạm không đồng ý. Nhân viên của trạm đã yêu cầu họ mua vé thì mới mở barie để cho xe đi qua trạm. Bà Huệ và ông Tiến hỏi lý do thu tiền thì được nhân viên của trạm này cho biết: việc thu phí là nhằm hoàn vốn cho dự án xây dựng Quốc lộ 2, đoạn tránh thành phố Vĩnh Yên (tỉnh Vĩnh Phúc) do Công ty CP BOT Vietracimex8 là chủ đầu tư.

Do không đi qua dự án của Công ty CP BOT Vietracimex8 nên nhận thấy việc thu phí tại trạm Bắc Thăng Long – Nội Bài là bất thường, bà Huệ và ông Tiến đã yêu cầu người quản lý của trạm cung cấp tài liệu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép Công ty CP BOT Vietracimex8 thu phí. Do người quản lý của trạm và nhân viên thu phí không hợp tác để cung cấp tài liệu chứng minh quyền thu phí nhưng vẫn không chịu mở barie nên xe của bà Huệ và ông Tiến đã không đi qua trạm thu phí được. Do có công việc bận nên sau đó, bà Huệ đã lấy tiền trả cho nhân viên của trạm để mua vé. Nhân viên của trạm nhận tiền nhưng sau đó quay ra trả lại cho bà Huệ. Sau đó, Công an huyện Sóc Sơn đã cưỡng chế xe ô tô BKS 30T – 6473 và đưa ông Tiến, bà Huệ về Công an huyện Sóc Sơn để làm việc.

Ngày 11/10/2019, Cơ quan CSĐT Công an huyện Sóc Sơn ra Quyết định số 315 khởi tố vụ án “gây rối trật tự công cộng” xảy ra ngày 11/6/2019 tại Trạm thu phí BOT Bắc Thăng Long – Nội Bài, đồng thời khỏi tố bị can đối với bà Huệ, ông Tiến về tội gây rối trật tự công cộng theo quy định tại khoản 1 Điều 318 Bộ luật Hình sự.

Ngày 16/10/2019, bà Đặng Thị Huệ bị bắt theo Lệnh bắt bị can để tạm giam số 18 ngày 11/10/2019. Ông Bùi Mạnh Tiến bị áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú từ ngày 11/10/2019.

Ngày 04/3/2020, Viện kiểm sát nhân dân huyện Sóc Sơn ra Cáo trạng số 24/CT-VKS truy tố ra trước Tòa án nhân dân huyện Sóc Sơn để xét xử bà Đặng Thị Huệ và ông Bùi Mạnh Tiến về tội gây rối trật tự công cộng theo quy định tại khoản 1 Điều 318 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Ngày 08/5/2020, Tòa án nhân dân huyện Sóc Sơn đưa vụ án ra xét xử. Kết quả, Hội đồng xét xử xử phạt bà Đặng Thị Huệ 18 tháng tù về tội “gây rối trật tự công cộng”, tổng hợp hình phạt với Bản án hình sự trước đó (bà Huệ bị tuyên phạt 24 tháng tù nhưng được hưởng án treo) thành 42 tháng tù; ông Bùi Mạnh Tiến bị xử phạt 15 tháng tù về tội “gây rối trật tự công cộng”.

Cả bà Đặng Thị Huệ và ông Bùi Mạnh Tiến đều kháng cáo kêu oan.

Ngày 29, 30/7/2020, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm. Tại Bản án số 508/2020/HS-PT, Hội đồng xét xử chấp nhận một phần kháng cáo của bà Huệ và ông Tiến. Bà Huệ bị xử phạt 15 tháng tù, tổng hợp hình phạt với bản án trước đó là 39 tháng tù. Ông Tiến bị xử phạt 12 tháng tù.

II. CĂN CỨ ĐỂ KHÁNG NGHỊ

1. Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án

a) Về điều kiện khởi tố vụ án

Ông Tiến và bà Huệ bị khởi tố về tội gây rối trật tự công cộng theo quy định tại khoản 1 Điều 318 Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên, quá trình giải quyết vụ án ở cấp sơ thẩm các cơ quan tiến hành tố tụng chưa chỉ ra họ bị khởi tố theo trường hợp nào trong 02 trường hợp (hay còn gọi là cấu thành cơ bản) được quy định tại khoản 1 Điều 318 (1. Gây rối trật tự công cộng mà hậu quả là ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; 2. Gây rối trật tự công cộng mà trước đó đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích.).

Nếu không đưa được lý do khởi tố và chứng minh được lý do đó là có căn cứ thì việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can, truy tố và kết tội ông Tiến, bà Huệ là trái pháp luật. Việc khởi tố, truy tố và kết tội ông Tiến, bà Huệ là không có căn cứ, kể cả nếu có đối chiếu với hai cấu thành cơ bản quy định tại khoản 1 Điều 318 Bộ luật Hình sự năm 2015, chi tiết:

– Nếu xác định ông Tiến và bà Huệ đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi gây rối trật tự công cộng: Thực tế, ông Tiến và bà Huệ lần lượt bị xử phạt hành chính về hành vi gây rối trật tự công cộng theo Quyết định số 113/QĐ-XPVPHC ngày 16/3/2019 và Quyết định số 188/QĐ-XPHC ngày 20/5/2019 của Trưởng Công an huyện Sóc Sơn. Tuy nhiên, cả hai người đều khởi kiện Trưởng Công an huyện Sóc Sơn tại TAND huyện Sóc Sơn. Như vậy, theo quy định của Luật Tố tụng Hành chính thì các quyết định này của Trưởng Công an huyện Sóc Sơn đang trong thời gian xem xét lại giá trị pháp lý.

Về nguyên tắc, CQĐT huyện Sóc Sơn phải đợi kết quả giải quyết các vụ án hành chính cho đến khi có bản án có hiệu lực pháp luật của TAND có thẩm quyền, dựa vào quyết định của bản án để ra một trong các quyết định: 1) Khởi tố vụ án hình sự về tội gây rối trật tự công cộng theo quy định tại khoản 1 Điều 318 Bộ luật Hình sự khi các quyết định xử phạt vi phạm hành chính là hợp pháp; 2) Không khởi tố vụ án khi Tòa án xác định các quyết định này bất hợp pháp. Mặc dù Tòa án chưa đưa các vụ kiện hành chính nêu trên ra xét xử nhưng vẫn khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, truy tố, xét xử và kết tội đối với ông Tiến, bà Huệ. Do còn “nợ đầu vào” nên toàn bộ các hoạt động điều tra, truy tố và xét xử trái với chính quy định tại khoản 1 Điều 318 Bộ luật Hình sự.

– Nếu xác định ông Tiến, bà Huệ gây rối trật tự công cộng mà hậu quả là ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội: Quá trình điều tra, truy tố, xét xử đều không chứng minh được hậu quả do ông Tiến, bà Huệ gây ra.

b) Cả 03 cơ quan tham gia việc “kết tội” bị cáo

Bút lục 269 là văn bản số 54/Cv-LNNC ngày 14/10/2019 (ban hành sau khi khởi tố vụ án 03 ngày) của “Liên ngành nội chính huyện Sóc Sơn” (03 cơ quan THTT huyện Sóc Sơn gồm: Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án). Văn bản này là kiến nghị chung gửi đến Công an thành phố Hà Nội, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội và Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội. Trang 2 của văn bản có nội dung: “Để tuyên truyền phòng ngừa loại tội phạm này. Ngày 14/10/2019 lãnh đạo liên ngành nội chính huyện Sóc Sơn đã họp Quyết định đưa vụ án trên ra xử điểm tại địa phương”.

Như vậy, mặc dù mới khởi tố vụ án được 03 ngày và đang còn ở giai đoạn điều tra nhưng cả 03 cơ quan tiến hành tố tụng vì mục đích tuyên truyền, phòng ngừa tội phạm mà đã tính đến cái đính còn đang rất xa là “đưa ra xử điểm tại địa phương”. Trong khi đó, theo quy định của Bộ luật TTHS thì vụ án có thể bị đình chỉ ở giai đoạn điều tra, truy tố.

Với sự “thống nhất” này thì các nguyên tắc pháp luật cơ bản của Hiến Pháp và Bộ luật TTHS (thẩm pháp xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, nguyên tắc tranh tụng,…) khó có thể được vận dụng. Và đương nhiên chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng dường như được hòa chung với nhau: Tòa án tham gia giải quyết vụ án khi đang còn trong giai đoạn điều tra (trong khi đáng ra cơ quan này chỉ tham gia tố tụng sau khi có Cáo trạng của VKS), còn CQĐT và VKS lại tham gia khâu xét xử khi cùng tham gia quyết định “đưa ra xử điểm tại địa phương” và định tội “xác định án điểm”.

Sự thống nhất này đã tạo ra một hệ quả vô cùng bất lợi cho bị cáo, một loạt các nguyên tắc cơ bản trong TTHS bị vô hiệu hóa (suy đoán vô tội; xác định sự thật của vụ án; đảm bảo quyền bào chữa; đảm bảo sự vô tư của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng…), đẩy các bị can vào tình trạng “không lối thoát”.

Như vậy, việc họp thống nhất án của Liên ngành nội chính huyện Sóc Sơn là trái pháp luật nghiêm trọng, xâm phạm hoạt động tư pháp. Chính vì có sự thống nhất án này nên không thể đảm bảo tính khách quan của các hoạt động điều tra, truy tố và xét xử ở giai đoạn sơ thẩm, do đó cần phải hủy bỏ toàn bộ kết quả trong các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm.

2. Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật

Cả bản án hình sự sơ thẩm và phúc thẩm đều không thể chấp nhận khi những điều trái pháp luật và bất công lại thắng thế những nguyên tắc cơ bản của pháp luật và chính nghĩa.

a) Xác định người bị kết tội có nghĩa vụ trả tiền dịch vụ cho Công ty CP BOT Vietracimex8 là không đúng vì:

– Theo quy định của pháp luật:

Ông Tiến và bà Huệ không thuộc trường hợp phải mua “vé dịch vụ sử dụng đường bộ” qua trạm thu phí BOT Bắc Thăng Long – Nội Bài (vé do Công ty CP BOT Vietracimex8 phát hành). Bản chất của việc mua vé chính là thanh toán cho dịch vụ mà mình đã sử dụng (theo quy định tại Điều 513 và Điều 515 Bộ luật Dân sự).

Dịch vụ do Vietracimex8 cung cấp là lưu thông trên Quốc lộ 2 đoạn tránh TP. Vĩnh Yên. Trong khi ông Tiến và bà Huệ chỉ lưu thông trên đường Võ Văn Kiệt theo hướng từ Sóc Sơn về trung tâm TP. Hà Nội, cách nơi Vietracimex8 cung cấp dịch vụ đến hơn 40km. Như vậy, giữa ông Tiến, bà Huệ và Vietracimex8 không có giao dịch dân sự nào vào ngày 11/6/2019. Họ không có nghĩa vụ trả phí dịch vụ cho Vietracimex8.

– Theo hợp đồng ký kết giữa Cục Đường bộ Việt Nam và Công ty CP BOT Vietracimex8:

Mục 6 Phần III của Phụ lục Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (BOT) Dự án xây dựng Quốc lộ 2, đoạn tránh TP. Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, ngày 15/01/2009 thì Vietracimex8 chỉ được phép thu phí của các phương tiện tham gia giao thông tại dự án do mình làm chủ đầu tư là đường chánh TP. Vĩnh Yên. Việc Vietracimex8 thu phí dịch vụ của ông Tiến, bà Huệ là trái với nội dung của hợp đồng ký với Cục Đường bộ.

Mặc dù theo quy định của pháp luật và theo nội dung của Hợp đồng ký giữa Cục Đường bộ Việt Nam và Công ty CP BOT Vietracimex8 thì các bị cáo không thuộc trường hợp phải mua vé (tức trả phí dịch vụ) khi đi qua trạm BOT Bắc Thăng Long – Nội Bài. Tuy nhiên, Hai cấp xét xử đã cố ý giải thích sai quy định của pháp luật và các văn bản của các cơ quan nhà nước theo hướng các bị cáo phải mua vé qua trạm BOT. Chẳng hạn, Quyết định số 2465/QĐ-BGTVT thể hiện việc chuyển giao Trạm thu phí Bắc Thăng Long – Nội Bài cho Công ty CP BOT Vietracimex8 để thu phí hoàn vốn cho dự án xây dựng Quốc lộ 2, đoạn tránh TP. Vĩnh Yên;

Công văn số 783/BTC-HCSN ngày 17/01/2011 của Bộ Tài chính và Công văn số 7909/VPCP – KTN ngày 09/10/2014 của Văn phòng Chính phủ xác định tiền thu phí tại Trạm thu phí Bắc Thăng Long – Nội Bài dùng để hoàn vốn cho dự án BOT xây dựng Quốc lộ 2 đoạn tránh thành phố Vĩnh Yên theo Hợp đồng đã ký kết với Nhà đầu tư. Các văn bản này không quy định Vietracimex8 được thu phí của cả những phương tiện không sử dụng dịch vụ đường bộ. Tuy nhiên, HĐXX sơ thẩm và phúc thẩm đã giải thích theo hướng các văn bản này cho phép Công ty CP BOT Vietracimex8 thu phí của tất cả các phương tiện là ô tô tham gia giao thông đi qua trạm thu phí.

Giả sử Quyết định số 2465/QĐ-BGTVT cho phép Vietracimex8 thu tiền của cả các phương tiện không sử dụng dịch vụ thì khoản tiền mà Vietracimex8 yêu cầu ông Tiến, bà Huệ trả chắc chắn không phải là nghĩa vụ của các bị cáo phát sinh từ việc sử dụng dịch vụ. Khoản thu này nằm ngoài các căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự và chưa được pháp luật định danh. Nếu Vietracimex8 thu loại tiền này thì phải phát hành một loại chứng từ riêng, không thể là “vé dịch vụ sử dụng đường bộ”. Do Vietracimex8 chỉ bán “vé dịch vụ sử dụng đường bộ” nên các bị cáo hoàn toàn có quyền từ chối mua.

Như vậy, bản án sơ thẩm của TAND huyện Sóc Sơn và bản án phúc thẩm của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã giải thích sai các quy định của pháp luật và quyết định của Bộ Giao thông Vận tải khi xác định ông Tiến và bà Huệ không sử dụng dịch vụ nhưng vẫn phải mua vé để qua trạm BOT. Việc này chẳng khác nào thừa nhận Công ty CP BOT Vietracimex8 có quyền lợi đặc biệt, nằm ngoài và vượt qua mọi quy định pháp luật.

b) Xác định các bị cáo cố tình dừng đỗ tại làn, gây cản trở, ùn tắc giao thông là không đúng vì:

Vào ngày 11/6/2019, khi đang lưu thông qua trạm BOT, ông Tiến đã phải miễn cưỡng dừng xe do trạm này hạ barie chắn không cho đi. Khi bà Huệ yêu cầu nhân viên của trạm cung cấp tài liệu chứng minh quyền thu phí thì chỉ nhận được sự lảng chánh. Trạm BOT đã yêu cầu ông bà thực hiện những điều trái pháp luật và bất công là mua “vé dịch vụ sử dụng đường bộ”.

Trong trường hợp này quyền tự do đi lại của ông Tiến, bà Huệ đã bị xâm hại. Họ bị khống chế và không có cách nào để ra khỏi trạm thu phí, mặc dù thậm chí sau đó họ đã đưa tiền cho nhân viên của trạm nhưng bị trả lại và từ chối bán vé. Với cách làm như vậy thì thời gian “dừng đỗ” sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào trạm BOT và thời điểm cẩu xe của lực lượng chức năng.

III. KIẾN NGHỊ CỦA NGƯỜI LÀM ĐƠN

Từ các căn cứ đã nêu trên cho thấy có đủ cơ sở để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với Bản án hình sự sơ thẩm số 30/2020/HSST ngày 08/5/2020 của Tòa án nhân dân huyện Sóc Sơn và Bản án hình sự phúc thẩm số 508/2019/HS-PT ngày 29, 30/7/2020 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.

Vậy, đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 371, khoản 3 Điều 373, Điều 378 Bộ luật Tố tụng Hình sự kháng nghị toàn bộ Bản án hình sự sơ thẩm số 30/2020/HSST ngày 08/5/2020 của Tòa án nhân dân huyện Sóc Sơn và Bản án hình sự phúc thẩm số 508/2019/HS-PT ngày 29, 30/7/2020 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội theo hướng yêu cầu hủy hai bản án trái pháp luật và đình chỉ vụ án.

Mọi phúc đáp, đề nghị gửi về Luật sư Lê Đình Việt (địa chỉ: Công ty Luật TNHH Minh Tín, tầng 4 tòa nhà Hà Thành Plaza, số 102 Thái Thịnh, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội)

Trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 02 tháng 02 năm 2021

LS Lê Đình Việt

_____

Tài liệu gửi kèm đơn kiến nghị:

1) Thông báo người bào chữa tham gia tố tụng số 339/2020/TB-TA ngày 08/7/2020 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.

2) Bản án hình sự sơ thẩm số 30/2020/HSST ngày 08/5/2020 của Tòa án nhân dân huyện Sóc Sơn và Bản án hình sự phúc thẩm số 508/2019/HS-PT ngày 29, 30/7/2020 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.

3) Bản kết luận điều tra vụ án hình sự đề nghị truy tố số 06 ngày 11/10/2019 của Cơ quan CSĐT Công an huyện Sóc Sơn.

4) Cáo trạng số 24/CT-VKS ngày 04/3/2020 của Viện kiểm sát nhân dân huyện Sóc Sơn.

5) Một số tài liệu của hồ sơ vụ án, gồm:

– Bút lục số 1 – Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 315, ngày 11/10/2019;

– Bút lục số 34, 35 – Quyết định khởi tố bị can số 425 và 426;

– Bút lục từ số 43 đến số 50 – các tài liệu về áp dụng biện pháp ngăn chặn;

– Bút lục từ số 131 đến số 152 – các tài liệu liên quan đến dự án đường chánh thành phố Vĩnh Yên và trạm thu phí Bắc Thăng Long – Nội Bài;

– Bút lục 269 – Văn bản của Liên ngành Nội chính huyện Sóc Sơn số 54/CV-LNNC ngày 14/10/2019;

– Bút lục 276 – Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 113/QĐ-XPVPHC của Công an huyện Sóc Sơn;

– Bút lục từ 277 đến 294 – Lời khai của Bùi Mạnh Tiến;

– Bút lục 314 – Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 188/QĐ-XPHC của Công an huyện Sóc Sơn;

– Bút lục từ 339 đến 363 – Lời khai của Đặng Thị Huệ.

Chuyện của tôi ở … cải cách ruộng đất

Nguyễn Như Phong

7-2-2021

Nhà báo Nguyễn Như Phong. Ảnh trên mạng

(Nhân đọc bài “Sao họ ác đến thế” của nhà báo Vũ Hùng)

Nói chuyện về cải cách ruộng đất thì phải khẳng định đó là một trang lịch sử đẫm máu của Việt Nam… Nhưng không nên bàn luận nhiều về việc này, mặc dù người ta vẫn cố lấp liếm, cố bưng bít.

Ngày giỗ đầu bác sĩ Li Wenliang (Lý Văn Lượng)

Trần Trung Đạo

7-2-2021

Bác sĩ Li Wenliang (Lý Văn Lượng), qua đời lúc 2:30 phút sáng giờ địa phương ngày 7 tháng 2 năm 2020 vì bị nhiễm vi khuẩn coronavirus trong khi làm việc chống lại căn bệnh này.