Trang chủ Bài Trên Mạng

Bài Trên Mạng

Thiên hạ nói và nghĩ

Tù không án

Đặng Bích Phượng

7-5-2022

Đừng tưởng chỉ có ngày xưa mới có tù không án, bây giờ vẫn có, chỉ là dưới dạng khác.

Tại sao phải làm cho cách xa?

FB Nguyễn Thị Bích Ngà

20-9-2017

Hình ảnh người dân chợ An Đông biểu tình hôm qua. Nguồn ảnh: Báo Thanh Niên.

Ngày 19/9/2017 bà con tiểu thương chợ An Đông bãi thị, biểu tình trước cổng chợ để đòi quyền lợi chính đáng, đòi minh bạch, yêu cầu câu trả lời thỏa đáng từ ban quản lý chợ và UBND quận 5 về việc: Số tiền họ đóng góp sửa chợ sau bốn năm mà BQL chợ không thực hiện thi công. Bắt tiểu thương ký hợp đồng thuê sạp trong khi họ đã mua hẳn sạp trước đó nhiều năm.

Thành phố Thủ Đức và Thị xã Sơn Tây

Dương Quốc Chính

14-12-2020

Ảnh: internet

Đợt này thành lập hai thành phố là Thủ Đức và Phú Quốc. Phú Quốc thì chẳng có gì phải thắc mắc, vì cũng đã có kế hoạch từ rất lâu rồi, cũng có tốc độ phát triển rất nhanh và suýt thành đặc khu. Nhưng với Thủ Đức thì vẫn là dấu hỏi to.

Khi nào thì 20 tháng 10 thành ngày… tưởng niệm nữ quyền?

Blog VOA

Trân Văn

21-10-2019

So với trước, năm nay, số phụ nữ chia sẻ thông tin, hình ảnh về hoa, quà mà họ được tặng nhân ngày 20 tháng 10 trên mạng xã hội đã giảm đáng kể và số người dùng mạng xã hội như một phương tiện để khuyến khích mọi người, đặc biệt là nữ giới, “nhận thức lại” về ý nghĩa ngày 20 tháng 10 càng ngày càng đông.

Có cái gì luôn đúng không? Trên Internet, giờ không ai biết chắc

Wall Street Journal

Tác giả: Christopher Mims 

Cù Tuấn, biên dịch

10-11-2023

Điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta không còn niềm tin vào truyền thông, chính phủ và các chuyên gia? Nếu bạn không tin tưởng tôi và tôi cũng không tin tưởng bạn, làm thế nào chúng ta ứng phó với đại dịch, biến đổi khí hậu hoặc có được những cuộc bầu cử công bằng và cởi mở? Đây là cách mà chủ nghĩa độc tài phát sinh – khi chính bạn đã mất hoàn toàn lòng tin vào các định chế”.

Tóm tắt: Các công cụ mới có thể tạo video giả và sao chép giọng nói của những người thân thiết nhất với chúng ta. ‘Đây là cách mà chủ nghĩa độc tài phát sinh’.

Ý nghĩa của “an ninh quốc gia” cần phải được Quốc hội định nghĩa cụ thể

FB Trương Nhân Tuấn

14-9-2018

Chớ nếu không thì những hành vi “đe dọa an ninh quốc gia” thực sự thì lại “lọt lưới”. An ninh quốc gia là những việc có ảnh hưởng đến sự “toàn vẹn lãnh thổ”, đến “quyền lợi của cả dân tộc”.

Theo tôi, việc cho sử dụng đồng Nguyên (nhân dân tệ) ở VN là một “đe dọa cho an ninh quốc gia”. Không cần tưởng tượng xa xôi như “chủ quyền quốc gia về tiền tệ”, mà hãy nghĩ đơn giản đến việc những người giàu có ở TQ đều có thể vào VN “thao túng” mọi sinh hoạt kinh tế của VN, như đã có một giai đoạn ở Chợ Lớn. Thời đó ông Diệm phải ra những đạo luật nghiêm khắc để loại trừ những tài phiệt người Hoa ra khỏi nền kinh tế của VN. Việc này thành công vì lúc đó VNCH không hề chịu áp lực của TQ như VN hiện nay. VN hiện nay vô phương ra các đạo luật tương tự (như buộc tài phiệt người Hoa phải nhập tịch Việt, cấm người Hoa hoạt động 11 ngành nghề về kinh tế, hoặc buộc người Hoa phải sang nhượng sự nghiệp cho người bản xứ VN…).

Ngoại giao Việt Nam: Một sự hổ thẹn không thể bào chữa

Lâm Bình Duy Nhiên

15-5-2022

Dẫn cả một phái đoàn chính phủ đi công du tại quốc gia được cho là cường quốc số một thế giới mà lại không hề ý tứ, cẩn thận trong phát ngôn. Tại thủ đô của Hoa Kỳ, trong phòng họp của họ, mà lại ăn nói một cách vô giáo dục, lịch sử tối thiểu cũng cốc cần. Ông Phạm Minh Chính và thuộc cấp bình luận vô tư vể các quan chức Mỹ, gọi phái đoàn người ta là “nó” mà quên hẳn việc có thể bị ghi âm và ghi hình, một cách công khai hay bí mật (Hoa Kỳ cũng thuộc loại chúa ghi âm, nghe lén, thậm chí cả đồng minh châu Âu). Một sự điên rồ, ấu trĩ về ngoại giao của Hà Nội.

Ông Lưu Vân Sơn thăm VN và Hội nghị TƯ6

BBC

25-9-2017

Ông Nguyễn Phú Trọng tiếp ông Lưu Vân Sơn hôm 18/9/2017 tại Hà Nội. Ảnh: Web ĐCS

Chuyến đi của ông Lưu Vân Sơn, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư và Thường vụ Ban Chấp hành Trung ương của ĐCS Trung Quốc tới Việt Nam (từ 18-19/9/2017) ít liên hệ tới Hội nghị 6 của ĐCSVN hơn là tới Đại hội lần thứ 19 của ĐCS Trung Quốc, một nhà phân tích chính trị từ Việt Nam nói với BBC.

Trao đổi với BBC, Tiến sỹ Vũ Cao Phan, nguyên Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Hữu nghị Việt – Trung đưa ra giải thích vì Trung Quốc ‘cần một không khí đối ngoại’ thuận lợi trước Đại hội này, trong khi Hội nghị TƯ6 của ĐCSVN đã được điều chỉnh thời gian nhi lần từ trước, một nhà phân tích chính trị từ Việt Nam nói với BBC.

Tâm tư ngày thành lập QĐND Việt Nam

Dương Quốc Chính

22-12-2020

VN là một nước sống trong chiến tranh quá lâu nên quân đội có sức ảnh hưởng khủng khiếp. Ngày thành lập QĐND mà hầu hết các cơ quan dân sự kỷ niệm.

Năng lực quản trị quốc gia: Càng nghĩ càng lo

Mai Quốc Ấn

26-10-2019

Thảm hoạ ô nhiễm nước sông Đà ảnh hưởng ước chừng 1 triệu dân thủ đô (250.000 hộ). Nghĩa là khoảng 1/10 dân số thủ đô bị ảnh hưởng. Không chỉ vì một xe đổ trộm dầu thải. Chính Nhà máy nước sông Đà đã có tình đánh tráo khái niệm giữa “nồng độ clo cao” với “nhiễm độc stygren). Và cả sự phản ứng vô cùng chậm trễ của chính quyền thủ đô!

Nhìn lại một thảm hoạ nào đó trong thời hiện tại chính là nhìn lại năng lực quản trị quốc gia. Và cảm giác của người viết là vô cùng lo lắng.

Phản ứng quá chậm!

Nhiều ngày sau sự cố ô nhiễm dầu đường ống nước sông Đà, UBND thành phố Hà Nội mới thừa nhận và “hỗ trợ” nước bằng… xe bồn tưới cây. Dân phát hiện mùi lạ trong nước “hỗ trợ” và đổ đi đồng thời truy vấn thì tài xế thừa nhận gấp quá chưa rửa xe bồn.

Tại sao có thể gọi là “hỗ trợ” khi dân trả tiền nước sinh hoạt và bao gồm cả phí bảo vệ môi trường và thuế VAT. Nếu cộng giá nước với phí bảo vệ môi trường rồi tính VAT nghĩa là thuế chồng thuế. Việc Công ty sông Đà báo lãi 70 tỉ đồng ngay giữa tâm điểm sự cố nước ô nhiễm càng làm nhân dân phẫn nộ hơn.

Dân phải dùng nước sinh hoạt có độc chất, kẻ bán biết có độc vẫn không cắt ngay nguồn độc và cũng chẳng thông báo người mua. Đó không đơn thuần là kinh doanh bất lương mà là vi phạm pháp luật trắng trợn. Vi phạm của họ thì cũng dễ xử lý thôi nếu đối chiếu quy phạm pháp luật hiện hành. Cái đáng lo hơn là phản ứng của chính quyền Hà Nội.

Những ngày im ắng của hệ thống chính quyền thủ đô chính là những ngày phơi nhiễm độc tố đúng nghĩa. Chuyên gia y tế Nguyễn Trọng An đã khẳng định: “Xylen hay styren gây ô nhiễm nước sông Đà đều có thể gây ung thư lẫn bệnh thần kinh, bệnh ngoài da nếu dùng nấu ăn và tắm. Cả hai hai chất này đều vượt ngưỡng rất cao trong vụ ô nhiễm nước sông Đà.”

Thật khó tưởng tượng! Một cuộc phơi nhiễm gần cả triệu người, trong nhiều ngày, mà vẫn chưa được gọi là thảm hoạ quốc gia. Và trong trường hợp này thì năng lực quản trị rủi ro của chính quyền thủ đô cũng cần coi là một thứ thảm hoạ được không? Và thuật ngữ “nước sinh hoạt an toàn nhưng khuyến cáo không uống, dùng nấu ăn” như một sự trêu ngươi vào sự thật khách quan, phủ định khoa học và phá vỡ luôn khái niệm an toàn.

Xin nhắc lại, 250.000 hộ dân bị ảnh hưởng chính là khoảng 1/10 dân số của trung tâm chính trị quốc gia. Và nếu không phải là một xe dầu thải đen ngòm mà là một xe độc chất khác cao hơn về độ độc hại, không màu không mùi thì sao? Cyanua chẳng hạn! Chỉ cách đây một năm tại Quảng Nam, một xe có chứa nhiều hoá chất đã bị bắt và con số hoá chất lên đến 625kg mà cyanua chiếm chủ yếu. Nếu là một cú đầu độc có chủ ý thì bao nhiêu người sẽ chết?

Càng nghĩ lại vụ việc càng thấy rùng mình!

Sự rùng mình ấy, người viết đã trải nghiệm qua vụ cháy Rạng Đông. Ngay từ đầu lên tiếng cảnh báo song dân chúng vẫn ở lại chờ kết luận nhà nước. Đến khi có kết luận từ Bộ Tài nguyên và Môi trường thì dân chúng lại nháo nhào dọn đi. Những ngày bên cạnh ngửi mùi thuỷ ngân bay hơi do phản ứng nhiệt sinh ấy thì sức khoẻ nhân dân quanh nhà máy sẽ “về đâu?”

Về đâu thì trên nguyên lý chung, phản ứng quá chậm trước các biến cố môi trường sẽ dẫn tới các hậu quả khốc liệt và lâu dài! Nhân dân rõ ràng là đối tượng bị động nhất, dễ tổn thương nhất nếu có biến cố môi trường xảy ra.

Câu hỏi về lực phòng vệ biến cố môi trường.

Dân Hà Nội đã đóng thuế, đóng phí và trả tiền nước mà ở một nơi có luật riêng (Luật Thủ đô) và các chính sách ưu đãi. Nhưng nhân dân thủ đô vẫn không thể dùng nước sạch. Chí ít, 1/10 dân số thủ đô đã “trải nghiệm” nước ô nhiễm đúng nghĩa qua vụ “nước sông Đà” như là một ví dụ khó chấp nhận về năng lực dự báo, ứng phó với các biến cố môi trường.

Từ cháy thuỷ ngân nhà máy Rạng Đông đến nhiễm dầu thải Công ty Sông Đà đều diễn ra rất bất ngờ, rất bị động trong cách xử lý. Vậy năng lực quản trị thủ đô của chính quyền Hà Nội nên được hiểu như thế nào đây? Lớn hơn nữa, năng lực quản trị quốc gia sẽ được hiểu như thế nào đây?

Hiểu thế nào thì tuỳ bạn nhưng tôi có thể khẳng định rất nhiều vùng tại Việt Nam khổ không kém Hà Nội, về nước sạch. 2.000 con sông tại Việt Nam đều có nguy cơ “chết” vì nước thải, trong đó, nhiều con sông đã “chết” thật sự. Sông ngòi ô nhiễm nghiêm trọng do các chất thải công nghiệp, chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, thuốc trừ sâu, vi khuẩn,… Sự cố “nước sông Đà” chỉ hé lộ một phần sự thật về ô nhiễm nguồn nước tại quốc gia này.

Lấy ví dụ chiếc xe tải chở dầu thải đã “tung tăng” từ Bắc Ninh đến Phú Thọ rồi qua Hoà Bình để đổ trộm chất thải. Chỉ một chiếc xe chạy đúng một chuyến đổ chất thải trộm đã làm nghiêng ngả đời sống 1/10 dân số thủ đô thông qua nguồn nước. Ai sẽ đảm bảo phòng vệ được những biến cố môi trường tương tự mà có thể lần sau sẽ là phá hoại có chủ đích.

Lấy thêm một ví dụ: Tìm hiểu thông tin thì được biết trước 1975, chính quyền Việt Nam Cộng Hoà cử một trung đội riêng để bảo vệ Nhà máy nước Biên Hoà. Nay không thấy bóng quân đội/công an bảo vệ nhà máy, chỉ lù lù một đống đất đá lập sông xung quanh ống hút nước chính của nhà máy này. Quá lạ lùng, quá sức mất cảnh giác; trong khi các báo cáo vẫn luôn nhấn mạnh về an ninh nguồn nước.

Giả sử có “sự cố” ở hai đập bùn đỏ bauxite Tây Nguyên và nhuộm đỏ sông Đồng Nai từ thượng nguồn đổ xuống thì trung tâm kinh tế lớn nhất đất nước là Đông Nam Bộ sẽ ra sao? Lúc ấy 16 triệu cư dân quanh sông đồng Nai có lẽ chỉ biết chờ viện trợ nước uống từ dưới các tỉnh miền Tây? Xin lỗi, ngay cả chính miền Tây cũng đã vào cơn hạn lớn nhất trăm năm và nguy cơ nước biển xâm nhập sâu. Lý do là Trung Quốc đã xây rất nhiều đập thuỷ điện để khống chế nguồn nước Mekong.

Hễ an ninh nguồn nước bị đe doạ như Hà Nội thì an sinh xã hội sẽ dễ bị phá vỡ. Hễ an ninh nguồn nước bị đe doạ như hạ nguồn Mekong thì an ninh lương thực quốc gia sẽ dễ bị tan vỡ. Đó há chẳng phải là những siêu nguy cơ hay sao?

Đáng lo hơn! Tôi chưa thấy các nhà quản lý đất nước nói về an ninh… khí trời. Chúng ta có thể nhịn uống vài ngày, nhịn ăn cả tuần nhưng chúng ta không thể ngưng… thở. Cũng tại hai trung tâm lớn đất nước là Hà nội và TP.HCM, bụi mịn PM2.5 hoành hành. Nhưng chí ít người viết với trải nghiệm 20 năm rong ruổi đất nước đã xác định có chí ít 50 nguồn thải siêu lớn với nhiều định dạng nguy cơ khác nhau. Cũng đều là những quả bom nổ chậm siêu lớn!

Rất nhiều những núi tro xỉ đốt lò của nhà máy ximang, nhà máy thép, nhà máy nhiệt điện tính bằng nhiều triệu tấn đang nằm chất đống như núi. Giả sử một cơ lốc vòi rồng hay những quả tên lửa tấn công kiểu “bất quy tắc” thì thứ bụi mịn nhỏ bằng 1/30-1/600 đường kính sợi tóc có thể bay vài trăm km. Khi ấy, loại bụi siêu nhỏ có khả năng ngấm thẳng vào máu qua bề mặt mao mạch con người sẽ gây ra thảm hoạ đến độ nào?

Thực sự không dám đoán. Chỉ biết về mặt nguyên tắc, gần như tuyệt đại đa số đám đông không có kỹ năng ứng phó sự cố môi trường sẽ gặp nguy hiểm ở mức cao, thậm chí rất cao! Xin vui lòng ghi nhớ cảnh báo của tôi: Xảy ra biến cố môi trường kiểu ấy sẽ chết rất nhiều người và kể cả còn sống thì nhiều người nữa cũng bị bệnh tật giày vò!

“Điều xấu nhất vẫn ở thì tương lai!” là dự đoán của Tiến sĩ Lê Xuân Thuyên. Vậy thì năng lực quản trị quốc gia nói chung và lực phòng vệ biến cố môi trường nói riêng, có lẽ không tốt lắm ở thì hiện tại.

“Có lẽ không tốt lắm…” là một cách dùng từ hết sức mang tính kiểm duyệt của cá nhân tôi!

Vạn Thịnh Phát rút ruột ngân hàng thế nào?

Dương Quốc Chính

18-11-2023

Bài của bà Trương Mỹ Lan Vạn Thịnh Phát mình thấy không có gì mới cả, các vụ án khác liên quan tới ngân hàng như ACB, Ocean Bank đều dùng cách tương tự, thế mà sao lại làm được 10 năm chả cơ quan chức năng nào biết?

Ông Trung Ngôn ở Ủy ban kiểm tra trung ương… gớm thật!

GDVN

Xuân Dương

19-9-2018

(GDVN) – Trung Ngôn thì còn chờ xem “Cái ông to tướng kia” bây giờ có còn “to tướng” hay đã biến thành “củi”?

Ông Trương Văn Dũng, “Nhà hoạt động đường phố quả cảm” vừa bị bắt

Phạm Thanh Nghiên

21-5-2022

Bà Nghiêm Thị Hợp, vợ ông Trương Văn Dũng vừa xác nhận với tôi (PTN) thông tin chồng bà bị công an Hà Nội bắt đi lúc 7 giờ sáng nay 21/5/2022. Công an đã trực sẵn và chờ ông Dũng mở cửa ra ngoài đi tập thể dục để bắt ông. Khi chồng bị bắt, bà Hợp đang đi chợ mua thức ăn và bà biết tin do một người quen gọi điện báo.

Một kiến nghị tâm huyết của ông Nguyễn Trung

Viet-studies

Cùng nhau mở con đường cải cách, đưa đất nước vào thời kỳ phát triển mới

Nguyễn Trung

27-9-2017

Nội dung

I. Đòi hỏi sinh tử: Cải cách đổi đời đất nước

II. Cải cách phải là sự nghiệp của toàn dân

III. Cái đích phải tới

***

Phụ lục IVề con đường cải cách đi qua ĐCSVN   đã chuyển đổi trở thành đảng của dân tộc, Nguyễn Trung

Phụ lục II Về chủ nghĩa Mác – Lênin, Nguyễn Trung

Phụ lục III Về ĐCS Trung Quốc và ĐCS Việt Nam, Nguyễn Trung

Phụ lục IV Về sự hình thành và phát triển xã hội dân sự ở Việt Nam. Phạm Khiêm Ích

***

Cải cách thường phải do một lực lượng chính trị có ảnh hưởng và quyền lực chi phối quốc gia tiến hành – ví dụ như đảng nắm quyền, chính phủ, một lực lượng chính trị mạnh áp đảo… Nhưng tôi vẫn đặt vấn đề cả nước cùng tham gia cải cách vì các lý do sau đây:

Đại sứ EU: ‘Được ở lại Việt Nam thời dịch là một may mắn xa xỉ’

Nguyễn Thông

29-12-2020

Đọc câu của ông cụ lão (tối qua nghe trên tivi, giờ đọc trên báo): “Có lẽ chính vì vậy, Đại sứ EU tại Việt Nam đã cho rằng ‘Được ở lại Việt Nam thời dịch là một may mắn xa xỉ’,” sực nhớ hồi chiến tranh, trên đất Bắc người ta loan truyền câu nói tâm trạng của một bà nghe đâu dân Thụy Điển (nơi sướng nhất thế giới): “Chỉ ao ước sau đêm ngủ, sáng dậy thấy mình thành người Việt Nam“.

Một hành động chính trị hợp lý: Quyền cục trưởng Cục Điện ảnh bị giáng chức

Nguyễn Đức Thành

28-10-2019

Tôi không quan tâm lắm đến chuyện nội bộ đấu đá lặt vặt trong Bộ Văn hoá vì nhân sự Bộ ấy vốn rất lăng nhăng. Việc chị Hà, quyền Cục trưởng bị giáng chức về Cục phó đôi khi chỉ là vì nhân vụ duyệt phim vừa rồi thì đối thủ mượn gió bẻ măng, hoặc có vấn đề nội tình gì nữa, v.v… Người bên ngoài và không quan tâm như tôi thì không biết được, và cũng không cần biết.

Tên đường (Kỳ 4)

Nguyễn Thông

26-11-2023

Tiếp theo kỳ 1 — kỳ 2kỳ 3

Trung Quốc đang đối đầu với sự thù địch mới của Mỹ – Nhưng liệu nó đã sẵn sàng cho cuộc chiến?

Viet-Studies

23-9-2018

Tác giả: Jane Perlez

Người dịch: Huỳnh Văn Hoa

Nhà lãnh đạo Trung Quốc, mặc bộ đại cán kiểu Mao, và tổng thống Mỹ, mặc bộ tuxedo màu đen, đứng cạnh nhau, tay giơ cao, tại trung tâm Kennedy. Đặng Tiểu Bình (Deng Xiaoping) và Jimmy Carter cùng ngoác miệng cười khi giàn nhạc chơi bài “Getting to Know You”, báo hiệu buổi bình minh của một kỷ nguyên mới của tình hữu nghị và hợp tác giữa hai quốc gia.

Trong suốt 40 năm tiếp theo, Trung Quốc và Mỹ đã xây dựng một mối quan hệ kinh tế quan trọng nhất thế giới và làm việc cùng nhau trên những vấn đề như an ninh khu vực, chống khủng bố, và biến đổi khí hậu. Đi theo sự dẫn dắt của ông Đặng, Trung Quốc sắm vai một đối tác yếu hơn, nếu không luôn luôn cung kính thì ít ra cũng không cường điệu các tham vọng của mình và tránh xung đột với một Hoa Kỳ hùng mạnh hơn nhiều.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà “hô biến” sân vận động và cánh đồng thành “bể chứa nước”?

Mai Bá Kiếm

30-5-2022

TP.HCM: SÁNG KIẾN CHỐNG NGẬP BẰNG LU!

Năm 2019, PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân – đại biểu HĐND TP.HCM, hiến kế khi trời mưa, mỗi nhà hứng một lu nước sẽ góp phần làm giảm ngập cho TP.HCM. Mạng xã hội có dịp châm biếm, cười bể bụng vì sặc nước!

Quyền lực tuyệt đối sẽ dẫn đến tha hóa tuyệt đối

FB Luân Lê

2-10-2017

Muốn tái lập cân bằng xã hội thì trước hết phải thiết lập cân bằng quyền lực trước tiên. Nó là điều kiện tiên quyết quyết định đến sự thành bại của sự thịnh vượng quốc gia.

Mười lý do người Việt chống Trung cộng

Trần Trung Đạo

8-1-2021

Sau khi cơn hờn giận HD-981 tạm thời dịu xuống, Tập Cận Bình, vào đầu tháng Tư, 2015, đã dành cho Nguyễn Phú Trọng một buổi tiếp đón trịnh trọng ngoài sự tưởng tượng của y, mặc dù trước đó họ Tập đã từ chối tiếp y.

Chủ nghĩa dân túy kinh tế (Phần cuối)

Dương Quốc Chính

1-11-2019

Tiếp theo phần 1

Hugo Chavez, Tổng thống Venezuela từ năm 1999, đã theo gương Mugabe. Ông đã quốc hữu hóa và chính trị hóa ngành công nghiệp dầu lửa một thời đầy tự hào của Venezuela, từng đứng thứ hai trên thế giới nửa thế kỷ trước đây. Mức độ duy tu các mỏ dầu thiết yếu bị giảm mạnh khi ông thay thế phần lớn số cán bộ kỹ thuật phi chính trị của công ty dầu lửa nhà nước bằng những người thân với chính phủ. Việc làm đó đã gây tổn thất cho sản lượng dầu lửa hàng trăm ngàn thùng mỗi ngày. Sản lượng dầu thô của Venezuela đã giảm từ 3,2 triệu thùng mỗi ngày năm 2000 xuống 2,4 triệu thùng mỗi ngày hồi mùa xuân năm 2007.

Đảng còn vĩ đại vì dân thật là… vô tư!

Blog VOA

Trân Văn

2-10-2018

Ông Kavanaugh điều trần tại Thượng Viện. Nguồn: Reuters

Cho dù cả Tổng thống Mỹ lẫn các chính khách của Đảng Cộng hòa hết sức sốt ruột nhưng họ vẫn chưa thể đưa Thẩm phán Brett Kavanaugh vào Tối cao Pháp viện… Đem chuyện chính trường Mỹ so với hiện tình chính trường Việt Nam ắt sẽ thấy “Đảng ta vĩ đại thật”!

Đâu là công bằng xã hội?

Đoàn Bảo Châu

6-6-2022

Liệu mấy nét phác thảo này đã đủ để lột tả chân dung của một hệ thống chưa? Chưa đủ chăng?

Họ đã “lẻn” vào Quốc hội?

FB Nguyễn Tiến Tường

6-10-2017

Bà Châu Thị Thu Nga. Ảnh: Báo PLTP.

“Chúng tôi tin Châu Thị Thu Nga vì danh Đại biểu Quốc hội”- một câu nói gói gọn vụ lừa đảo 384 tỷ đồng liên quan đến bà nghị Nga.

Không tin thế nào được khi chưa đầy 500 con người đại diện cho hơn 90 triệu con người để lập pháp, để duy trì mạch sống cho một quốc gia. Đó là những người đương nhiên phải có năng lực cao hơn thường dân và có tâm huyết vì đất nước hơn người dân.

Địa ngục xanh Việt Nam – Phần 10: An ninh cho làng mạc – ai tin vào điều đó?

Tác giả: Helmut P. Müller

Dịch giả: Phan Ba

14-1-2021

Tiếp theo Phần 1 — Phần 2 — Phần 3 — Phần 4 — Phần 5 — Phần 6 — Phần 7  Phần 8Phần 9

Bán nước

Dương Quốc Chính

6-11-2019

Mình thấy việc bán nước của mấy anh chị Đà Đuống về bản chất giống hệt như mấy cái trạm BOT. Đầu tiên là doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy, sẽ được ưu đãi vay vốn lãi suất thấp, nên họ thường vay tối đa có thể.

Nhìn sao cho thấu đáo?

Đoàn Bảo Châu

7-12-2023

Hôm trước khi đưa bài, tôi chưa có đoạn clip này. Sẽ không công bằng khi không đưa lên đầy đủ. Ở đây, lỗi đầu tiên thuộc về cô giáo. Cô giáo ứng xử không chuẩn mực, không biết cách xử lý khi có vấn đề, múa dép loạn xạ y như một nữ trò nhỏ, nhảy lên ghế đuổi theo trò hồn nhiên như con điên.

Không cần dội bom, người ta có thể tiêu diệt cả một làng, một nghề truyền thống lâu đời

FB Vũ Kim Hạnh

6-10-2018

Bà Tịnh, GĐ Thanh Quốc. Ảnh: FB Vũ Kim Hạnh

Tôi ra Phú Quốc cùng chuyên gia quản trị chất lượng Vũ Thế Thành. Anh đến đánh giá tại chỗ tình hình tuân thủ tiêu chuẩn HACCP chuẩn bị xét trao danh hiệu “Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao-Chuẩn hội nhập” cho DN Thanh Quốc, Phú Quốc. Chị Tịnh, giám đốc CT đưa chúng tôi đi thăm nhà thùng, ngay bên cạnh văn phòng, sạch tinh tươm như vào… bệnh viện. Không có mùi nồng và nặng của… nước mắm. Phải mặc áo blu trắng, đôi nón, mang khẩu trang, mang dép riêng. Nước mắm trong như hổ phách chảy róc rách từ hai dãy thùng gỗ cao san sát. Nhìn qui mô vậy nhưng nỗi lòng người chủ thì trĩu năng, nghề nước mắm ở đây đang sống trong nguy hiểm chực chờ. Hiện nay có hơn 70 nhà SX nước mắm Phú Quốc (NMPQ) được cấp chỉ dẫn địa lý (CDĐL) Việt Nam, và cả nhãn bảo hộ CDDL của EU trên toàn 28 nước châu Âu. Chính quyền tỉnh cũng đã công nhận Nghề làm nước mắm truyền thống và Làng nghề truyền thống Nước mắm Phú Quốc.

Cuộc chạy maratông của Việt Nam: Khi kinh tế với an ninh là một

Blog VOA

Trần Đông A

12-6-2022

Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính tham dự lễ phát động thảo luận Khuôn khổ IPEF hôm 23/5/2022. Photo: VNA/VNS.