Văn điểm 10

Nguyễn Thông

26-7-2021

Kỳ thi tốt nghiệp THPT đã kết thúc, bài cũng được chấm xong, nhiều tỉnh đã gửi kết quả về bộ chủ quản. Thi cử là chuyện hằng năm nhưng vẫn thu hút sự quan tâm của cộng đồng dân chúng, nhất là của thí sinh và những nhà có con đi thi, dù thi cử ở xứ này càng ngày càng… tệ.

Sài Gòn lượng thứ

Tâm Chánh

26-7-2021

Sài Gòn xin được lượng thứ vì trước mặt Sài Gòn là nguy cơ chia rẽ:

Phát ngôn của ông Lê Quân nguy hiểm tới mức nào?

Thái Hạo

26-7-2021

Câu đầy đủ của ông Lê Quân là “phải đảm bảo học phí phải là rào cản kỹ thuật để tránh việc học sinh lao vào đại học và trở thành “học đại” (Báo Lao Động). Hôm qua tôi đã viết bài “Thuế học”, phê bình gay gắt quan điểm này của ông Quân, nhưng thấy vẫn cần phải nói thêm cho rốt ráo vấn đề.

Học phí và chất lượng giáo dục

Thái Hạo

26-7-2021

Khi còn đương nhiệm, ông bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã phát biểu “Học phí thấp, khó đòi hỏi chất lượng giáo dục cao”. Và ngày hôm qua, Giám độc Đại Học Quốc gia Hà Nội Lê Quân một lần nữa khẳng định “phải đảm bảo học phí phải là rào cản kỹ thuật để tránh việc học sinh lao vào đại học và trở thành “học đại”. Như vậy theo các vị lãnh đạo của ngành giáo dục thì học phí và chất lượng giáo dục là tỉ lệ thuận với nhau. Tư duy này có nhiều điểm bất ổn.

Lãnh đạo không nên bốc đồng

Ngô Huy Cương

26-7-2021

Làm tướng chỉ cần một giây phút bốc đồng là có thể nướng cả nghìn quân. Kinh nghiệm chiến tranh ở Việt Nam có lẽ không thiếu.

Tư duy tiểu nông

Võ Đắc Danh

26-7-2021

Năm 1971, khi mẹ tôi đưa tôi về quê ngoại để đi học, một bà hàng xóm nói: “Biết đọc biết viết, biết cộng trừ nhân chia là được rồi, nông dân mình lấy táo đong lúa chớ có ai lấy táo đong chữ đâu”.

Năm 2007, GS Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Giáo dục phát biểu trong một hội nghị: “Biết rằng tăng học phí sẽ có một tỷ lệ học sinh nghỉ học, nhưng chúng ta phải chấp nhận để tăng học phí”.

Lúc bấy giờ, chị Mai Lan, phóng viên báo SGGP viết một bài thời luận phê phán ý kiến của ông Nhân. Vài ngày sau, ông ấy gởi công văn phản bác, có đoạn viết: “Tôi, GS Nguyễn Thiện Nhân, với tư cách là Phó Thủ tướng chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ giáo dục, tôi không bao giờ phát biểu một câu vô cảm và vô trách nhiệm như thế, đề nghị BBT báo SGGP cung cấp chứng cứ…”. Tổng biên tập lúc bấy giờ là nhà thơ Dương Trọng Dật làm công văn giải trình và cử anh trưởng văn phòng đại diện của báo tại Hà Nội mang băng ghi âm tới nhà riêng mở cho ông Nhân nghe. Sự việc êm xuôi.

Năm 2021, GS-TS Lê Quân, giám đốc đại học quốc gia Hà Nội phát biểu tại diễn đàn quốc hội: “Nên dùng học phí làm hàng rào cản kỹ thuật để tránh việc học sinh lao vào đại học…”.

Cũng tại diễn đàn nầy, chủ tịch quốc hội Vương Đình Huệ tự hào nói rằng: “499 ĐBQH khóa XV là kho tàng kiến thức, kinh nghiệm vô giá.”

Xin thưa, cái kiến thức và kinh nghiệm của ông Lê Quân (Gọi là GS-TS đang đứng ở vị trí quan trọng trong ngành giáo dục) thuộc loại tư duy “Lấy táo đong lúa” của giới tiểu nông thời khẩn hoang Miền Nam hơn trăm năm trước, cái tư duy mà mẹ tôi và nhiều nông dân khác đã vứt bỏ cách đây hơn 50 năm khi chèo xuồng tiễn con đi học. Nó chỉ còn sót lại trong số ít người như bà hàng xóm của tôi lúc ấy mà thôi.

Để quốc hội xứng đáng là cái kho tàng kiến thức và kinh nghiệm vô giá như niềm tự hào của ông Vương Đình Huệ, tôi để nghị ông nên miễn nhiễm tư cách đại biểu ông Lê Quân, đồng thời các cơ quan nhà nước nên thu hồi học hàm giáo sư và học vị tiến sĩ, cách chức giám đốc đại học quốc gia của ông ấy, trả ông ấy về kiếp tiểu nông cho cho phù hợp với não trạng của ông.

Thuế học

Thái Hạo

25-7-2021

Bạn gửi cho cái hình kèm phát ngôn của một đại biểu trên diễn đàn quốc hội. Dù “choáng” nhưng mình liền trấn an, “chuyện thường ngày ở QH” thôi mà. Nhưng lại vốn tính tò mò, mình search xem tỉnh nào đã vinh dự có được vị đại biểu QH kỳ khu ấy, giật bắn cả mình: Giám đốc ĐH Quốc Gia Hà Nội, ông Lê Quân, ông này vừa được điều về từ vị trí chủ tịch tỉnh Cà Mau để lãnh đạo một đại học to nhất nước.

Tôi sang Lào tìm cha 7 lần nhưng vẫn thất bại!

Lê Văn Hòa

25-7-2021

Từ năm 1996-2015, sau 7 lần sang Lào tìm mộ Cha, tôi đã tìm được nơi mai táng và cũng là vị trí hy sinh của Cha tôi cùng 3 đồng đội của ông thuộc Sư đoàn 316.

Cần chế định chính quyền “Tuyên bố vùng dịch”

Đặng Đình Mạnh

25-7-2021

Cơn đại dịch cúm Tàu đã hoành hành thế giới suốt hơn một năm rưỡi qua. Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, hầu như Việt Nam không có cơ may nào để tránh thoát khỏi cơn dịch cả. Nhất là về địa lý, Việt Nam có lãnh thổ tọa lạc giáp ranh ngay bên cạnh ông bạn hàng xóm Trung Cộng, nơi khởi nguồn cơn đại dịch.

Vì sao không được coi tất cả F0 là bệnh nhân?

Trần Tuấn

25-7-2021

F0 là thuật ngữ trên truyền thông nước Việt chỉ trường hợp người được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính với kháng nguyên virus SARS-COV-2. Trong các hướng dẫn phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế từ năm ngoái tới gần đây nhất ngày 14/7/2021, đều thể hiện khá thống nhất, F0 đồng nghĩa là “ca bệnh COVID-19” (tham khảo 1, 2, 3, 4).

Huyền thoại Cuba (Phần 3)

Nguyễn Thọ

25-7-2021

Tiếp theo Phần 1Phần 2

Vấn đề trầm trọng nhất ở Cuba không phải là lương thấp + giá cả cao như đã kể, mà khan hiếm hàng hóa. Ở Việt Nam nhiều người nghèo không có gì ăn, nhưng hàng hóa lúc nào cũng tràn ngập. Có tiền thì mua gì cũng có. Ở Cuba các cửa hàng đều trống trơn. Trong các cửa hàng dùng thẻ MLC cho dân có ngoại tệ cũng chỉ có 3-4 mặt hàng.

Cho “mượn vaccine” có phải chuyện khôi hài thời Covid-19?

Lê Thiếu Nhơn

25-7-2021

Ngày 23/7, trên mạng xuất hiện văn bản của Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM đồng ý cho tập đoạn Vin Group mượn 5 nghìn liều vaccine Moderna, khiến dư luận một phen hoảng hốt. Văn bản này là giả hay thật, mà khó tin đến mức khôi hài như vậy?

Đôi điều về cụ Fidel Castro (1926- 2016)

Phan Thế Hải

25-7-2021

Nếu như ở VN, Hồ Chí Minh là lãnh tụ “muôn vàn kính yêu”, người “cha già dân tộc” thì ở Cuba, danh hiệu ấy được giành cho Fidel Castro. Có sự khác nhau nho nhỏ là về đời tư, Hồ Chí Minh theo đuổi lối sống khắc khổ, giữ mình còn Fidel thì không. Với vóc dáng cao lớn, đẹp trai, hùng biện, ông hấp dẫn hàng triệu phụ nữ và dường như ông đều hào phóng đáp lại.

Mỹ thuyết phục Việt Nam thế nào để đưa tàu sân bay vào Đà Nẵng: Tiết lộ của ĐS Ted Osius

VOA

Linh Đan

25-7-2021

Cuốn sách sắp ra mắt của cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, Ted Osius, về ‘hậu trường’ ngoại giao giữa hai cựu thù tiết lộ nhiều điều chưa được biết đến, trong đó có việc Mỹ đã làm gì để Việt Nam đồng ý cho chuyến thăm đầu tiên của tàu sân bay kể từ khi chiến tranh kết thúc.

Đại biểu Quốc hội cần phát biểu như thế nào và phát biểu những gì?

Ngô Huy Cương

25-7-2021

Mở mắt ra là đã thấy Quốc hội họp tại hội trường rồi, tôi lao vào xem ngay các Đại biểu góp ý gì cho Chính phủ về phát triển kinh tế, xã hội.

“Các con vật đều được bình đẳng, nhưng có một số con được bình đẳng hơn”

Dương Quốc Chính

25-7-2021

Mấy hôm nay nhân dân cãi nhau inh ỏi về việc phân bổ vaccine, miền nọ cãi miền kia, ý là không công bằng, miền Nam đi trước về sau…

Ai có thẩm quyền giải thích thuật ngữ?

Mai Bá Kiếm

25-7-2021

Bấy lâu nay tôi coi trọng phó thủ tướng Vũ Đức Đam là người có học, tận tâm với công việc, không nói bậy như mốt số vị lãnh đạo.

Bài học Nguyễn Đức Chung cho tất cả quan chức VN

Lưu Trọng Văn

25-7-2021

Vũ Quang Minh từng là đại sứ VN tại Anh, và vừa kết thúc nhiệm kì đại sứ VN tại Campuchia. Gã rất quý trọng nhà ngoại giao này ở tư duy mở và tâm hồn nghệ sĩ cùng tính nhân văn cao. Vũ Quang Minh có lẽ là quan chức cấp cao của VN rất hiếm hoi hiện tại thường xuyên viết facebook dám công khai những suy nghĩ, công việc và thái độ rất thật của mình về thời cuộc và cuộc sống.

Lưu Hiểu Ba – Khác biệt giữa nhân và phi nhân

Khai Phóng

Phạm Thị Hoài, lược dịch

Trước Sự kiện Thiên An Môn, Lưu Hiểu Ba là một học giả trẻ, vừa nhận bằng tiến sĩ tại Đại học Sư phạm Bắc Kinh, nổi tiếng là tự tin, đầy tinh thần phê phán, thẳng thắn và không hiếm khi cực đoan, được mệnh danh là một “hắc mã” trên văn đàn Trung Quốc và được nhiều cơ quan nghiên cứu ở nước ngoài chào đón.

Cuộc phỏng vấn với tạp chí Khai Phóng ngày 27.11.1988, khi ông vừa thỉnh giảng tại Na Uy trở về và ghé qua Hong Kong vài ngày để sau đó sang Mỹ theo lời mời của Đại học Hawaii, đã trở thành nguồn tham khảo và trích dẫn quan trọng cho cả giới nghiên cứu về Lưu Hiểu Ba lẫn phía lên án và kết án ông. Sau đây là tóm lược từ một số câu trả lời của ông.

_____

Về hệ thống giáo dục ở Trung Quốc

Tôi không nhìn vào mảnh bằng mà nhìn vào con người cụ thể, vì học vị không nói lên điều gì; 95% người tốt nghiệp đại học, 97% thạc sĩ và 98-99% tiến sĩ là đồ bỏ. Nhưng điều tôi quan tâm không phải là chuyện học vị, mà là hệ thống giáo dục ở Trung Quốc, cả trong quá khứ lẫn hiện tại. Kỹ năng và quy trình biến con người thành nô lệ của hệ thống đó đã đạt tới đỉnh cao và thuần thục nhất thế giới. Bản thân tôi từ tiểu học lên đến đại học như bị ép chặt vào một thanh nẹp, lớn lên như một thân cây, tuy có dài ra thật nhưng cành lá bị tuốt sạch.

Về giới nghiên cứu Trung Quốc ở nước ngoài

Quỹ nghiên cứu thuộc Đại học Oslo đã mời 5 vị khách Trung Quốc thỉnh giảng, lần lượt là tôi, nhà thơ Bắc Đảo, đạo diễn Trần Khải Ca, nhà văn Vạn Chi và nghệ sĩ Mễ Khâu. Tôi thấy 98% giới Hán học ở Bắc Âu cũng là đồ bỏ, chất lượng nghiên cứu cực kỳ kém, nhiều người nịnh bợ Bắc Kinh và tâng bốc những thần tượng được Trung Quốc đề cao. Quan hệ của họ với Bắc Kinh rất thực dụng, họ không phải là những học giả thực sự.

Tôi chỉ coi trọng Pierre Ryckmans (Simon Leys) ở Úc và John K. Fairbank ở Mỹ, đó là những người thực sự quan tâm tới các vấn đề Trung Quốc mà vẫn giữ được khoảng cách và sự tỉnh táo với chính quyền. Nhiều nhà Hán học ở Đức, Thụy Điển và Bắc Âu không hiểu cả văn hóa của chính họ lẫn văn hóa Trung Quốc. Cả trình độ tiếng Trung lẫn năng lực của các giáo sư Khoa Đông Á ở Đại học Oslo đều lệch lạc. Tôi đã bảo họ rằng các vị ở đây nghiên cứu văn học Trung Quốc đương đại cũng ở mức như chúng tôi ở Trung Quốc nghiên cứu văn học Việt Nam hay văn học Triều Tiên mà thôi, và họ không vui vì tôi là người Trung Quốc đầu tiên được họ mời mà lại phát ngôn thiếu lịch sự như vậy.

Về nền văn minh Trung Hoa nhân tranh cãi xung quanh bộ phim truyền hình Hà Thương

Theo tôi, đối kháng chỉ có thể hình thành giữa hai thứ tương đồng về sức mạnh nhưng bất đồng về phương hướng, trong khi nền văn minh Trung Hoa đã lỗi thời, không có gì để đối đầu với phương Tây, cho nên quan niệm về đối kháng với phương Tây chỉ cho thấy lòng tự phụ thâm căn cố đế của dân tộc Trung Quốc. Điều cần thiết bây giờ là thừa nhận sự lạc hậu và thất bại của mình, học lại từ đầu và chân thành học hỏi người khác.

Nhưng ý thức tiềm ẩn trong cả bộ phim Hà Thương là đề xuất việc Tây phương hóa Trung Quốc, song trong tương lai lại muốn Trung Quốc Hán hóa thế giới. Quan niệm của người Trung Quốc là khi phương Tây mạnh thì Trung Quốc làm nô lệ, và đến lượt mình, khi mạnh lên thì Trung Quốc sẽ muốn đè đầu phương Tây làm nô lệ, theo phương châm học sức mạnh của bọn man di để chế ngự bọn man di.

Trung Quốc chửi kẻ khác là đế quốc, nhưng chính mình mới thực là đế quốc nhất. Người Trung Quốc có thể thừa nhận rằng về vật chất thì mình lạc hậu, máy móc không bằng người, quần áo không bằng người, nhưng về tinh thần thì chẳng thua kém ai hết, còn đạo đức thì đứng đầu thế giới luôn. Tôi cũng không thích lời bình và giọng điệu trong phim này, vì đó là ngôn ngữ cứu thế, sở trường của Mao Trạch Đông, thứ ngôn ngữ đã ảnh hưởng mạnh đến lý luận và tiểu thuyết Trung Quốc đương đại.

Về trí thức Trung Quốc

Tính hai mặt ở trí thức Trung Quốc rất mạnh, vì học thuật cũng có giá trị thực dụng, trở thành học giả là có thể gặt hái nhiều lợi ích thiết thực. Kẻ sĩ có được chỗ đứng trong xã hội bằng hai cách. Cách thứ nhất là nhập thế, trở thành thành viên của bộ máy quan liêu và hưởng thụ những lợi ích thực tế. Cách thứ hai là danh hậu đắc lợi, kiếm danh trước để thu lời sau. Chư Cát Lượng bày trò “tam cố mao lư” với kẻ cầm quyền để lưu danh tiếng, ẩn là để hiện, thoái là để tiến, xuất thế là để nhập thế.

Tôi tuyệt đối không tin rằng sự lạc hậu của Trung Quốc là do một số vị hôn quân nào đó gây nên, mà trước hết do tất cả mọi người, vì hệ thống do con người tạo ra. Mọi tấn bi kịch Trung Quốc đều do chính người Trung Quốc tự biên, tự diễn, tự dàn dựng và tự hân hoan thưởng thức. Vì vậy đừng đổ lỗi cho ai khác. Trí thức không nên đóng vai nạn nhân, một mình Mao Trạch Đông thì không thể làm nên cả cuộc Cách mạng Văn hóa. Người Trung Quốc rất thiếu sáng tạo. Phương Tây có những triết gia duy nghiệm, triết gia tư biện, triết gia tôn giáo, triết gia phi lý và học giả luận lý kiệt xuất. Trung Quốc chẳng có gì ngoài một đống hổ lốn lừa chẳng ra lừa, ngựa chẳng ra ngựa.

Về Khổng tử và phương Tây

Khổng tử tầm thường, Mạnh tử trí tuệ hơn, chỉ có Trang tử là thiên tài. Từ quan điểm triết học, Khổng tử chẳng là gì cả, Khổng giáo là một học thuyết nhập thế, lấy phục vụ chính trị làm mục đích. Nhà Hán đã biến nó thành công cụ thống trị và lẽ ra sinh mệnh của nó phải kết thúc ở nhà Hán, nhưng thật kỳ quái, bao nhiêu năm rồi mà nó vẫn tồn tại. Nhưng đối diện với thế giới hiện đại thì nó thực sự đã chết. Một số người ở phương Tây thích Khổng tử. Không có gì lạ cả, vì đó là một xã hội đa nguyên.

Nhưng trong một xã hội nhất nguyên thì cả những thứ tốt đẹp nhất cũng thành vô dụng. Nếu Trung Quốc là một chính thể đa nguyên, ai muốn tin vào Marx, vào đạo Cơ-đốc hay vào Khổng tử xin cứ việc, tôi chẳng có gì phản đối. Nhưng ở Trung Quốc hiện nay, tin vào Marx là đồng nghĩa với tin vào một hình thái tư tưởng độc tài, vì chủ nghĩa Marx ở Trung Quốc là công cụ của giai cấp thống trị; nó là một cái gậy, không có chút ý nghĩa lý luận nào.

Có những người đem thành tựu kinh tế của bốn con rồng châu Á để chứng minh giá trị của Nho giáo. Thật vớ vẩn và thậm chí vong ân bội nghĩa! Đài Loan, Hàn quốc và Singapore đều được Hoa Kỳ hỗ trợ, Nhật Bản cũng vậy. Không có sự ràng buộc về nhân quyền theo quan điểm của Mỹ thì có lẽ những nước đó chẳng có gì hết. Sự xấu xí của phương Đông là ở đó, phương Đông đang đứng trước vấn đề giải phóng con người. Trung Quốc là một cỗ máy chính trị, Nhật Bản là một cỗ máy kinh tế, trong đó mỗi cá nhân chỉ là một con ốc vít. Các vấn đề nhân quyền ở Đài Loan và Nhật Bản vẫn chưa được giải quyết. Hương Cảng đã giải quyết các vấn đề nhân quyền ở cấp độ của phương Tây hiện đại, nhưng chưa giải quyết các vấn đề của tự do ở cấp độ hiện đại.

Không có gì phải bàn cãi, hiện đại hóa là chân lý tối cao, nó bao hàm: sở hữu tư nhân, chính trị dân chủ, tự do ngôn luận và thượng tôn pháp luật. Tây phương hóa triệt để là nhân bản hóa và hiện đại hóa. Lựa chọn Tây phương hóa là để sống một cuộc sống của con người. Khác biệt giữa Tây phương hóa và duy trì hệ thống của Trung Quốc là sự khác biệt giữa nhân và phi nhân. Nói cách khác, nếu muốn sống một cuộc sống nhân bản thì phải triệt để Tây phương hóa, không có nhân nhượng và điều hòa gì hết.

Về văn học Trung Quốc Đại lục

Văn học Đại lục hiện nay không có gì hay cả. Không viết được, chứ không phải không được phép viết. Ảnh hưởng của văn học phương Tây chỉ hữu ích khi khơi dậy được sức sống nội tâm của các tác giả Trung Quốc. Như Lỗ Tấn, chịu nhiều ảnh hưởng ngoại quốc, song AQ chính truyện của ông tuyệt đối là của Trung Quốc. Hiện nay có một số tác giả sao chép cả quan niệm lẫn cấu trúc của văn học phương Tây, như Trạm xe điện của Cao Hành Kiện đã bệ nguyên kết cấu của Trong khi chờ Godot và được coi là “cách tân”. Kiểu thô tục cao cấp đó còn đáng sợ hơn bắt chước câu chữ. Văn học tìm về cội nguồn cũng sao chép những quái sự li kỳ của Trăm năm cô đơn, Trần Khải Ca và những người khác cũng lâm vào tình trạng này.

Về phần mình, tôi cũng phải nhặt nhạnh sự thông tuệ của người khác, nhưng học một cách thiết thực, vì tôi lớn lên trong một sa mạc văn hóa. Tôi phải cảm ơn Marx, vì Tuyển tập Karl Marx là cuốn sách duy nhất tôi được đọc thời Cách mạng Văn hóa. Marx đã cấp cho tôi rất nhiều chỉ dẫn về lịch sử triết học phương Tây và là cầu nối duy nhất với “thế giới” thời đó. Tôi đã đọc Toàn tập Karl Marx hơn 40 quyển và có thể trích dẫn thuộc lòng khá nhiều đoạn. Các tác phẩm thời kỳ đầu của Marx rất được.

Về chủ nghĩa Marx

Với tôi, chấn động duy nhất từ Marx là thái độ phê phán không thỏa hiệp. Phương pháp luận lịch sử của Marx cũng chứa đựng một đạo lý nhất định, nhưng nhiều thứ khác thì vớ vẩn, chẳng hạn sự phân tích cấu trúc xã hội phương Tây: kẻ bóc lột và người bị bóc lột, giai cấp tư sản và giai cấp công nhân, quá đơn giản để thấy được quan hệ tương hỗ, kiềm chế lẫn nhau giữa các giai tầng. Nói chính xác thì khái niệm giai cấp hiện không thể áp dụng ở phương Tây được nữa. Cách phân loại của Marx chỉ đúng với xã hội chuyên chế.

Chủ nghĩa cộng sản của Marx thực ra chỉ là một nhánh trong truyền thống của phương Tây, từ nhà nước lý tưởng của Plato qua thiên đường trong Kinh thánh, Utopia của More, Thái dương thành (Civitas Solis) của Campanella đến chủ nghĩa xã hội không tưởng của Pháp. Nhưng lý tưởng mác-xít khốn khiếp là ở chỗ nó thuyết giảng rằng ngay ngày mai nó sẽ thành hiện thực: chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị sẵn điều kiện vật chất tối hảo cho cuộc cách mạng dẫn đến chủ nghĩa cộng sản. Các lý tưởng của Marx xem ra thật rẻ mạt.

Về điều kiện cải tạo Trung Quốc

Trung Quốc hiện chưa thoát khỏi nền văn minh nông nghiệp và vẫn còn phải tu bổ khóa học về chủ nghĩa tư bản. Ngay cả khi một vài nhà cầm quyền có hạ quyết tâm thì Trung Quốc vẫn không có khả năng cải tạo về căn bản, vì đơn giản là thiếu nền móng. Điều kiện duy nhất để Trung Quốc thực sự đạt tới một chuyển đổi lịch sử là phải trải qua ba trăm năm chấp nhận làm thuộc địa. Hương Cảng được như ngày nay là nhờ cả trăm năm thuộc địa. Trung Quốc rộng lớn hơn nhiều, đương nhiên phải cần đến ba trăm năm. Nhưng liệu ba thế kỷ có đủ không? Tôi vẫn hoài nghi lắm. Song đáng tiếc là lịch sử không còn cho Trung Quốc một cơ hội như Hương Cảng nữa. Thời thuộc địa thực dân đã thuộc về quá khứ. Chẳng còn ai sẵn sàng nhận lấy cái gánh nặng là Trung Quốc.

Về Tổ quốc

Marx viết trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản: “Công nhân không có Tổ quốc. Người ta không thể cướp của họ cái mà họ không có.” Tôi không quan tâm đến những lời gió bay ái quốc hay phản quốc. Ai thích gọi tôi là đồ phản quốc thì tôi là đồ phản quốc, đồ bất hiếu quật mộ tổ tiên, và tôi lấy đó làm tự hào.

Bài học 14 năm chống dịch cúm gia cầm

Mai Bá Kiếm

24-7-2021

Dịch cúm gia cầm H5N1 khởi phát tháng 12/2003 tại Hà Tây, Long An, Tiền Giang, mãi đến ngày 29/5/2017, Cục Thú y mới công bố hết dịch trên toàn quốc.

Sau 9 năm, thành phố Tam Sa phát triển ra sao?

Luật Khoa

Lee Nguyễn

24-7-2021

Đảo Phú Lâm (Woody Island), thủ phủ thành phố Tam Sa mà Trung Quốc lập ra trên Biển Đông, tháng 12/2020. Ảnh: Planet Labs, Inc/ RFA

Tóm tắt:

– Ngày 24/7/2012, Trung Quốc đã chính thức lập thành phố Tam Sa. Thành phố này có tổng diện tích vùng đất và vùng nước lên đến 2 triệu km2, nhưng dân số chỉ khoảng 2.000 người, chủ yếu tập trung trên đảo Phú Lâm.

– Sau 9 năm xây dựng, chính quyền Bắc Kinh đã nâng cấp tiện ích trên rất nhiều hòn đảo thuộc thành phố, cả quân sự lẫn dân sự, đầu tư thu mua các công nghệ nước ngoài và thực hiện việc kiểm soát và giám sát hành chính từ tiền đồn của họ trên đảo Phú Lâm.

– Chính quyền Trung Quốc đang dùng các phương tiện dân sự của thành phố Tam Sa để làm vỏ bọc cho tham vọng kiểm soát các vùng biển mà nước này có yêu sách trên Biển Đông.

Ngày 24/7/2012, Trung Quốc đã tổ chức một buổi lễ khánh thành trên đảo Phú Lâm (Woody Island) để tuyên bố với các bên tranh chấp trên Biển Đông về việc thành lập một đơn vị hành chính có tên là thành phố Tam Sa (Sansha). Tam Sa là thành phố trực thuộc tỉnh Hải Nam (Hainan), và có thủ phủ đặt tại đảo Phú Lâm. [1]

Chính phủ Trung Quốc tuyên bố, thành phố này được thành lập để quản lý quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và Trung Sa (Zhongsha Islands – cách gọi của Trung Quốc để chỉ bãi cạn Scarborough và bãi Macclesfield). [2] Thẩm quyền pháp lý của chính quyền thành phố Tam Sa trải rộng trên hơn 280 hòn đảo, bãi cạn, rạn san hô, các thực thể khác và vùng nước xung quanh chúng. Tổng diện tích vùng đất và vùng nước là hơn 2 triệu km2. Tam Sa có dân số thường trú là 1.800 người, không tính lực lượng quân đội đóng trên các căn cứ của thành phố. [3]

Lễ khánh thành thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm ở tỉnh Hải Nam, cực Nam của Trung Quốc, ngày 24/7/2012. Ảnh: Xinhua.
Lễ khánh thành thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm ở tỉnh Hải Nam, cực Nam của Trung Quốc, ngày 24/7/2012. Ảnh: Xinhua

Một bản đồ của Trung Quốc ghi rõ "đường lưỡi bò" và thành phố Tam Sa. Ảnh: SMCP.
Một bản đồ của Trung Quốc ghi rõ “đường lưỡi bò” và thành phố Tam Sa. Ảnh: SMCP

Đến tháng 4/2020, Quốc vụ viện Trung Quốc lại ra quyết định thành lập thêm hai đơn vị hành chính cấp quận cho thành phố Tam Sa (quận Tây Sa và quận Nam Sa). [4]

Cho đến nay, thành phố Tam Sa đã phát triển nhanh chóng, không chỉ về khả năng kiểm soát hành chính, khả năng quân sự mà thậm chí còn cả về kinh tế, du lịch và an sinh xã hội cho người dân trên đảo. [5] Sự phát triển nhanh chóng của đơn vị hành chính này đang gây trở ngại khá lớn cho các bên tham gia tranh chấp trên Biển Đông, trong đó có Việt Nam.

Vậy, 9 năm sau khi thành lập, Tam Sa hiện giờ ra sao?

Phát triển các tiện ích dân sự

Sau 9 năm phát triển, đảo Phú Lâm, thủ phủ của thành phố Tam Sa, hiện đã trở nên nhộn nhịp hơn nhờ có bến cảng được mở rộng, kho đông lạnh thủy sản, máy phát điện dự phòng, nơi sửa chữa tàu, nơi tiếp nhiên liệu cùng hàng loạt công trình tiện ích khác. [6]

Trong Báo cáo Hàng hải Trung Quốc số 12 của Viện Nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc (China Maritime Studies Institute) thuộc trường Đại học Hải quân Hoa Kỳ (U.S. Naval War College – NWC), tác giả Zachary Haver (ông là chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc và Biển Đông, hiện đang là nhà phân tích tình báo của một công ty an ninh mạng Hoa Kỳ tên là Recorded Future) tường thuật rằng các tiện ích dân sự trên đảo cũng được đầu tư kỹ lưỡng, như nhà ở công cộng, trường học, các cơ quan tư pháp, phủ sóng mạng 5G, dịch vụ hàng không (phục vụ cho dân sự và giới học giả ngành hàng hải của Trung Quốc). [7]

Trước đây, đảo Phú Lâm là nơi khan hiếm nước ngọt vì mạch nước ngầm trên đảo thường bị nhiễm mặn và nếu sử dụng lâu dài sẽ phá hủy hệ sinh thái trên đảo. Tuy nhiên, từ năm 2016, chính quyền thành phố Tam Sa đã khắc phục được vấn đề nước bằng các hệ thống lọc nước mặn và xử lý nước thải. [8]

Trên Đảo Cây (Tree Island), vào năm 2020, chính quyền Trung Quốc đã tìm cách xây dựng các khu nhà ở và phát triển các khu trồng trọt, nông trại để biến nó thành một nơi thích hợp cho con người cư trú. Trong khi đó, ở Cồn cát Tây (West Sand) – một hòn đảo rộng khoảng 10 dặm vuông với một tòa nhà và một công trình trông giống máy bơm khử muối, Trung Quốc đang tích cực trồng cây để ngăn không cho hòn đảo này bị xâm thực và xói mòn đất. [9]

Cũng theo Zachary Haver trong cùng báo cáo, [10] chính quyền thành phố Tam Sa còn thiết lập hoàn thiện hệ thống tổ chức đảng và chính quyền trên những đảo mà Trung Quốc đang chiếm đóng và thiết kế các tour du lịch đến thành phố, cũng như khuyến khích các công ty hoạt động và phát triển nghề cá tại đây. [11]

Thu mua công nghệ

Theo RFA, thông qua thành phố Tam Sa, chính phủ Trung Quốc đã mua hoặc lên kế hoạch mua các phần cứng, phần mềm, thiết bị giám sát hàng hải, giám sát đất liền, an ninh thông tin và các thiết bị khác từ 25 công ty có trụ sở tại Mỹ, Nhật Bản, Italy, Australia, Đài Loan và các quốc gia khác. [12]

RFA khai thác được 13 hợp đồng của chính phủ và các tài liệu liên quan cho thấy rằng từ năm 2016 đến 2020, 10 thực thể thuộc hệ thống đảng – nhà nước Trung Quốc có liên kết với thành phố Tam Sa đã mua hoặc lên kế hoạch mua tổng cộng 66 mặt hàng với tổng giá trị lên đến 930.000 USD. [13] Hầu hết các hợp đồng đều được ký kết trong năm 2020.

Chi phí công nghệ nước ngoài mà thành phố Tam Sa mua lại (tính theo nhân dân tệ). Ảnh: RFA
Chi phí công nghệ nước ngoài mà thành phố Tam Sa mua lại (tính theo nhân dân tệ). Ảnh: RFA

Theo RFA, rất có thể những tài liệu mà họ tìm thấy chỉ là phần nổi trong tảng băng chìm. Trong năm 2020, chính quyền thành phố đã phát hơn 700 thông báo đấu thầu, hợp đồng và các tài liệu có chứa bằng chứng chuyển giao công nghệ.

Khoảng ¼ các công nghệ được thành phố Tam Sa thu mua là để trang bị cho các tàu của lực lượng chấp pháp hàng hải,bao gồm tàu tuần tra, tàu đổ bộ, tàu tấn công và thiết bị dưới nước không người lái. [14] Tất cả các vật phẩm được thành phố thu mua đều nhằm mục đích sử dụng trên Biển Đông.

Kiểm soát hành chính

Chính quyền trung ương cũng ra sức phát triển năng lực quân sự và bán quân sự ở Tam Sa. Chính quyền thành phố đã thiết lập một cơ chế phòng thủ chung giữa quân đội và cảnh sát dân sự, phát triển lực lượng chấp pháp và dân quân biển, [15] và thành lập một trung tâm chỉ huy chung cho các lực lượng quân sự, cảnh sát biển dân sự và dân quân hàng hải. [16]

Sự phát triển nhanh chóng của thành phố Tam Sa là để đáp ứng được nhu cầu cấp bách phải kiểm soát các thực thể đang tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông. [17] Chính quyền Trung Quốc đã dùng các phương tiện dân sự của thành phố Tam Sa để làm vỏ bọc cho tham vọng kiểm soát các vùng biển mà Trung Quốc có yêu sách trên Biển Đông. Các nguồn lực để “chi viện” cho Tam Sa hầu hết đều được lấy từ đất liền.

Việc kiểm soát Biển Đông thông qua thành phố Tam Sa là một phần trong chiến lược củng cố các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc và ngăn chặn các quốc gia khác củng cố các tuyên bố chủ quyền của họ. [18] Trung Quốc đã theo đuổi chiến lược này từ những năm 2000, sau một thời gian trì hoãn giải quyết tranh chấp trên Biển Đông.

_____

– Tài liệu tham khảo:

1.  Xinhua. (2012, July 24). China establishes Sansha City. Chinadaily. https://www.chinadaily.com.cn/china/2012-07/24/content_15612099.htm

2.  Xem [1]

3.  国务院批准 三沙市设立市辖区. (2020, April 18). Sina News. https://news.sina.com.cn/c/2020-04-18/doc-iircuyvh8544571.shtml

4.  民政部关于国务院批准海南省三沙市设立市辖区的公告_海洋_中国政府网. (2020, April 18). Gov.Cn. http://www.gov.cn/zhengce/zhengceku/2020-04/19/content_5504215.htm

5.  Shinji Yamaguchi. (2017, April 17). Creating Facts on the Sea: China’s Plan to Establish Sansha City. Asia Maritime Transparency Initiative. https://amti.csis.org/chinas-plan-establish-sansha-city/

6.  王子谦 [Wang Ziqian] and 王晓斌 [Wang Xiaobin], 三沙市永兴综合码头一期交付使用 [“Sansha City Yongxing Integrated Wharf First Phase Delivered for Use”], 中国新闻网 [China News Net], July 18, 2013, https://perma.cc/TJ3U-E8RW.

7.  Haver, Zachary, “China Maritime Report No. 12: Sansha City in China’s South China Sea Strategy: Building a System of Administrative Control” (2021). CMSI China Maritime Reports. 12. https://digital-commons.usnwc.edu/cmsi-maritime-reports/12

8.  三沙市长:永兴岛 1000 吨海水淡化工程已经完工 [“Sansha Mayor: Woody Island 1,000-ton Seawater Desalination Project Already Completed”], 新浪网 [Sina Net], March 15, 2016, http://news.sina.com.cn/c/nd/2016-03-15/doc-ifxqhmve9205682.shtml.

9.  Drake Long. (2020, November 5). Small China Islets in South China Sea Show Signs of New Construction. Radio Free Asia. https://www.rfa.org/english/news/china/southchinasea-artificial-11052020175409.html

10.  Xem 7

11.  Adam Greer. (2016, July 20). The South China Sea Is Really a Fishery Dispute. The Diplomat. https://thediplomat.com/2016/07/the-south-china-sea-is-really-a-fishery-dispute/

12.  Zachary Haver. (2021, April 19). How China is Leveraging Foreign Technology to Dominate the South China Sea. RFA. www.rfa.org/english/news/special/china-foreign-tech-scs/

13.  Xem 18

14.  Xem 18

15.  中国三沙市综合执法船联合海警驱离一侵权外国渔船 [“China’s Sansha City Comprehensive Law Enforcement Ship Unites With Coast Guard to Drive Away an Infringing Foreign Fishing Boat”], 新浪网 [Sina Net], December 18, 2015, http://finance.sina.com.cn/stock/t/2015-12-18/doc-ifxmttcn4983768.shtml.

16.  三沙军警民联防指挥中心开工 [“Sansha Military, Law Enforcement, and Civilian Joint Defense Command Center Starts Construction”], 凤凰网 [ifeng Net], July 26, 2015, https://news.ifeng.com/a/20150726/44252558_0.shtml.

17.  China Expands its Political Control in the South China Sea. (2021, February 14). The Maritime Executive. https://www.maritime-executive.com/editorials/china-expands-its-political-control-in-the-south-china-sea

18.  Fravel, Taylor, M. (2011) “China’s Strategy in the South China Sea”, Contemporary Southeast Asia, 33(3), p. 293-319.

Hãy thức tỉnh khi chưa quá muộn

Nguyên Tống

24-7-2021

Hôm nay rằm, sáng dậy mình thắp hương và ngẫm nghĩ về tâm linh, về phúc đức. Một điều còn mơ hồ, lợn gợn bấy lâu thì nay bỗng hiện rõ trong tâm trí. Đó là quan niệm và hành xử thế nào là đức độ và thế nào là thất đức. Vấn đề khá phức tạp nên diễn giải sẽ hơi dài. Các bạn cố gắng đọc phần cuối nhé.

Hà Nội – Bắc Kinh và việc gọi đúng tên cuộc chiến

Huy Đức

24-7-2021

Ngày 21-7-2021, thượng tướng Đỗ Căn đã lên Hà Giang viếng các liệt sĩ hy sinh trong cuộc chiến tranh Biên giới (1979 – 1989). Đặc biệt, Thượng tướng đã thay mặt Đại tướng Phan Văn Giang, trao số tiền 50 tỷ đồng (do các doanh nghiệp Quân đội đóng góp) để nâng cấp Nghĩa Trang Liệt Sĩ Quốc Gia Vị Xuyên. Thượng tướng Đỗ Căn cũng đã thăm, tặng quà Đội Tìm kiếm, Quy tập hài cốt liệt sĩ, Bộ CHQS tỉnh.

Tiếp tục chuyện dài ‘ông ngoại Pfizer’

Blog VOA

Trân Văn

23-7-2021

Thanh tra Bộ Y tế vừa công bố Kết luận thanh tra scandal “ông ngoại Pfizer”. Theo đó, chuyện cô Vũ Phương Anh, khoe trên mạng xã hội chuyện được “ông ngoại sắp xếp để được chích vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer, không cần đăng ký, không cần chờ đợi là do cô nói… điêu!

Phong tỏa hay “nuôi F”?

Mai Quốc Ấn

24-7-2021

Sáng nay báo PLTP đăng một thông tin rất đáng chú ý: “Một số khu vực như Bình Tân, Bình Chánh, TP Thủ Đức, Hóc Môn, quận 4, quận 3, quận 1, Bình Thạnh… có số ca F0 trong các khu phong tỏa rất cao (từ trên 1.000 ca đến trên 3.000 ca, tính từ ngày 20 đến 23-7).”

Vụ ‘bánh mì’: Vừa xin lỗi, vừa săn người tố cáo

Blog VOA

Trân Văn

23-7-2021

Ông Trần Lê Hữu Thọ – Phó Chủ tịch phường Vĩnh Hòa, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, mới tìm đến công trường xây dựng Dự án Vega City để xin lỗi anh Trần Văn Em – người từng bị ông lúc còn là Trưởng Ban phòng, chống dịch của phường, chặn lại vì dám ra ngoài mua bánh mì dù… bánh mì không phải là lương thực, thực phẩm (1).

Quốc hội là gì?

Ngô Huy Cương

24-7-2021

Quốc hội có thể là một nấc thang để đưa ai đó leo lên cao hơn. Quốc hội cũng có thể là nơi xếp ghế cho ai đó ngồi để hưởng vinh hoa. Quốc hội cũng có thể là nơi để ai đó tạo ra được nhiều mối quan hệ hữu ích cho công việc làm ăn của riêng mình.

Sài Gòn ngày phong tỏa thứ mười lăm

Đỗ Duy Ngọc

23-7-2021

Tiếp theo phần 1 — phần 2 — phần 3 — phần 4phần 5 phần 6phần 7phần 8phần 9phần 10phần 11phần 12phần 13phần 14