Đợi trẻ tử vong, Bệnh viện báo Công an mới biết bị bạo hành thì trẻ còn chết hoài

Mai Bá Kiếm

28-12-2021

Tối 22/12/2021, Công an phường 22 (Bình Thạnh) được bệnh viện báo tin bé gái 8 tuổi N.T.V.A. đã chết trước khi đến BV, thì mới lòi ra vụ Võ Nguyễn Quỳnh Trang (26 tuổi) là “mẹ kế” (chưa kết hôn) đã đánh đập cháu N.T.V.A – là con riêng của “chồng”, suốt gần 2 năm nay!

Hỏng vô phương cứu chữa

Nguyễn Thông

28-12-2021

Phải nói thẳng, chỉ có thời loạn, suy đồi thì mới đẻ ra những chuyện thế này:

Chúng ta đều có lỗi

Dương Quốc Chính

28-12-2021

Chuyện bố mẹ, thày cô đánh con nó quá thường tình ở Việt Nam. Khi đọc lời khai của bà mẹ mình mới giật mình search Shopee thấy bán đầy roi mây, như lời khai. Có hàng đã bán tới gần 800 chiếc, đủ thấy cái roi bán chạy thế nào.

Khi nào quan hệ Trung – Việt sẽ đi vào ‘rốn’ bão?

Blog VOA

Trần Đông A

27-12-2021

Container trucks tại cửa khẩu Hữu Nghị, biên giới Việt – Trung, giữa tháng 12. Nguồn: Tuổi Trẻ

‘Ông ngoại Pfizer’, Học viện Quân y, những… ‘liên minh ma quỷ’?

Blog VOA

Trân Văn

27-12-2021

Chỉ đạo của ông Phạm Minh Chính – Thủ tướng Việt Nam, về scandal Việt Á tô đậm thêm nghi vấn: Phải chăng những… “liên minh ma quỷ” đang hoạch định – thực thi chính sách chứ không phải đảng, quốc hội, nhà nước, chính phủ đang quản trị – điều hành quốc gia theo hiến pháp và pháp luật…

Chống tham nhũng nhìn từ vụ Việt Á

Huy Đức

27-12-2021

Bộ xét nghiệm covid của Việt Á không được WHO công nhận không phải là chuyện lớn, không được WHO công nhận mà Bộ KHCN, tháng 4-2020, công bố là “Hồ sơ được WHO công nhận” mới là chuyện tày đình [thông tin sai sự thật này được giữ trên Cổng thông tin chính thức của Bộ KHCN cho tới khi vụ án bị Công an khởi tố].

Âm mưu kim tiền giữa mùa trùng độc

Văn Việt

27-12-2021

Võ Lâm Thư Sinh

Đường gia trang lừng danh thiên hạ về độc dược.

Nạn bằng giả: Gốc ở chế độ chính sách

Chu Mộng Long

27-12-2021

Các chuyên gia biện giải dài dòng. Tôi nói gọn, nạn mua bán bằng giả sinh ra từ cái gốc là chế độ, chính sách.

Tất Thành Cang và sự ủy nhiệm quyền lực!

Lê Thiếu Nhơn

27-12-2021

Hôm nay, 27/12, Tòa án Nhân dân TP.HCM bắt đầu xét xử vụ án “tham ô” và “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” tại Công ty cổ phần phát triển Nam Sài Gòn – Sadeco. Bị cáo được quan tâm nhất vì có trách nhiệm cao nhất trong vụ án này, chính là nguyên Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM – Tất Thành Cang.

Trịnh Vĩnh Bình – người hạ ‘bên thắng cuộc’ (kỳ cuối)

VOA

Khánh An

26-12-2021

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2

Kỳ 3: Tôi sẽ cho Việt Nam thấy ‘để lâu cứt trâu hoá… vàng!’

 

Trong những cuộc phỏng vấn với VOA giữa lúc đang chuẩn bị cho những vụ kiện tiếp theo sau chiến thắng lịch sử trước chính phủ Việt Nam tại toà án quốc tế ở Paris năm 2019, doanh nhân Trịnh Vĩnh Bình nhiều lần khẳng định việc ông quyết tâm giành lại công bằng ở tuổi “thất thập cổ lai hy” này không chỉ đơn thuần là vì mục tiêu vật chất, mà trên hết, là để chia sẻ những kinh nghiệm trong quá trình đấu tranh pháp lý, tạo thành một “tiền lệ” hay “án mẫu” cho những nạn nhân cũng bị mất đất đai, tài sản như ông; và để chính phủ Việt Nam phải nhìn nhận, thay đổi não trạng và cung cách hành xử với người dân khi đã gia nhập vào sân chơi toàn cầu.

Một trong những kinh nghiệm nho nhỏ nữa mà ông chia sẻ là vấn đề quốc tịch Việt Nam của Việt kiều. Nhiều người có tâm lý muốn giữ quốc tịch Việt Nam như một phần danh tính cội nguồn, và quan trọng hơn là để dễ dàng, thuận lợi trong những chuyến đi trở về quê hương. Nhưng theo triệu phú Trịnh Vĩnh Bình, cái nhãn “quốc tịch Việt Nam” đã suýt trở thành bẫy khiến ông thua trắng tại toà án quốc tế.

Mời quý vị theo dõi chi tiết trong cuộc phỏng vấn sau.

VOA: Thưa ông Trịnh Vĩnh Bình, mặc dù ông từng chia sẻ rằng ông đã có một sự chuẩn bị, nghiên cứu kỹ lưỡng thời cuộc trước khi quyết định bán toàn bộ tài sản để về Việt Nam đầu tư, nhưng sau nhiều mất mát và bây giờ nhìn lại, ông có thấy mình thiếu sót gì trong những tính toán đó hay không?

Trịnh Vĩnh Bình: Sự thật khi tôi trở về Việt Nam lần đầu, như tôi nói, tôi đã có một sự chuẩn bị về thành công và cả có thể thất bại, tức là mình chấp nhận rủi ro. Thứ hai là vì đã có ký một thoả thuận với những điều khoản. Tôi cũng không ngờ là chính phủ Việt Nam, mình phải xài từ “lật lọng” là đúng hơn. Lật lọng đến nỗi mà tất cả những điều khoản đem về đều thay đổi, tức là trở mặt đó. Tôi có những tài liệu trên tay như Bộ Tư pháp họp làm sao, liên ngành họp làm sao, họ dùng những câu như “tiêu chí” gì gì đó… một đống như vậy, phịa ra rồi cùng nhau suy nghĩ để đưa ra những cái không đúng cả về lý và luật cũng không đúng.

Tôi trả lời vừa rồi không phải là vì vấn đề trả thù hoặc căm hận chuyện của mình rồi phát biểu. Không phải. Tôi nói vừa rồi là có hai ngụ ý.

Một, tôi muốn đưa lên một sự thật cho chính phủ Việt Nam, những người tốt (trong chính phủ) thấy được.

Thứ hai, đây là một sự thử thách. Như tôi nói, “thuốc đắng giã tật”, có lẽ khi mình nói lên một sự thật đôi khi nó có đụng chạm, có chua xót một tí, nhưng nó là sự thật. Tôi sẵn sàng chấp nhận đối thoại nếu chính phủ Việt Nam cử một vị hay bao nhiêu vị chất vấn tôi về những câu nói của tôi không có căn cứ, tôi sẽ trả lời trực tuyến. Bây giờ là thời buổi hiện đại rồi, internet rồi, Việt Nam đừng nghĩ với những đạo luật về mạng này kia rồi cứ bịt miệng, cứ ém được. Trong câu chuyện của tôi bây giờ, tài liệu của tôi bây giờ đã tung ra tùm lum… Tôi cho phơi bày hết. Cái gì có để cho mọi người tự đăng, tự phơi bày. Bây giờ không nên bịt nữa. Vì mình cứ đóng cửa, mình ở trong bóng tối rồi mình giết người hay hại người hoài đâu có được.

Việt Nam bây giờ một trong những cái đau đớn nhất hàng ngày đang xảy ra là vấn đề đất đai bị chiếm. Biết bao nhiêu cuộc dân xuống đường người ta phản đối, người ta bị hành hung, bị đàn áp đều là vì vấn đề tài sản, đất đai của người ta.

Tôi xin hỏi anh chị em nào sống thời Đệ nhị Cộng hoà có nghe chính phủ đi đàn áp dân lấy của dân không, chiếm đất dân không? Người ta có dự luật 57 phát đất cho dân. Tới thời Đệ nhị Cộng hoà là có Luật “Người cày có ruộng”, cấp đất cho dân. Đâu có bao giờ lấy của dân. Mà cũng không đi lấy của địa chủ nữa: Mua lại. Mua xong phát cho dân.

Do đó, về vấn đề đất, bây giờ mình đừng có giấu nữa.

“Để lâu cứt trâu hoá… vàng!”

VOA: Nhiều độc giả VOA sau khi theo dõi các bài viết liên quan đến các vụ kiện của ông thì cho rằng mặc dù ông có lợi thế được luật pháp quốc tế bảo vệ vì là công dân Hà Lan, nhưng với thời gian kéo dài nhiều chục năm, vấn đề tuổi tác của ông lại đang dần trở thành lợi thế cho chính phủ Việt Nam theo kiểu “để lâu cứt trâu hoá bùn”. Ông nghĩ sao về nhận định này?

Trịnh Vĩnh Bình: Tôi không hy vọng chính phủ Việt Nam giữ cách hành xử thường ngày là “Để lâu cứt trâu hoá bùn”. Tôi không nghĩ vậy. Bây giờ tôi phải đảo ngược lại “Để lâu cứt trâu hoá vàng” mới được.

Là vì trước đây khi tôi đòi đền bù thì giá đất còn thấp. Lúc đó, cả (đền bù) giá đất và vấn đề về nhân thân, nhốt tù oan, là trên 1,25 tỷ đô la. Nhưng bây giờ, giá đất cao thì nó đã trên 4 tỷ đô la rồi. Nhưng căn bản là, tôi muốn nhấn mạnh, về pháp lý, chính phủ Việt Nam không chối cải được. Bảo đảm không chối cãi được và phải trả. Trả bằng cách nào cũng phải trả: bằng tài sản hoặc đền bù, nhưng phải trả. Chuyện này chúng tôi khẳng định rõ ràng như vậy.

Tôi hy vọng chính phủ Việt Nam giải quyết vì đây là cơ hội hai bên win-win. Tại sao? Chính phủ Việt Nam không phải lấy tiền đền bù cho tôi, mà chỉ cần bán một phần tài sản của tôi thôi. Phần khác, chính phủ Việt Nam còn có thể bỏ vào ngân sách, thừa sức bỏ vào ngân sách. Tôi cũng không đòi bắt buộc phải trả hết 100%.

Nhưng nếu ra toà thì khác. Khi ra toà thì lý ai nấy giữ, phần ai nấy giữ. Chúng tôi sẽ đòi tối đa, mà có thể luật sư họ còn đòi hơn nữa, là vì trong đó còn nhiều loại phí mà cũng phải đền bù nữa.

Nha hàng bờ biển của khách sạn Long Beach mà ông Trịnh Vĩnh Bình đầu tư ở Phú Yên.

VOA: Như vậy, cho đến lúc này, thái độ và phản hồi của chính phủ Việt Nam đối với ông ra sao?

Trịnh Vĩnh Bình: Sau phán quyết 10/4/2019, đây là theo lời của “con thoi” (người chịu trách nhiệm liên lạc giữa chính phủ Việt Nam và ông Trịnh Vĩnh Bình), quan chức này khá lớn và nói chuyện rất đàng hoàng. Nhân vật con thoi này là do Bộ Chính trị cử, theo lời người đó, thì ở Việt Nam lúc đó có hai khối người. Phần đông là muốn phải giải quyết cho ông Trịnh Vĩnh Bình, nhưng một thiểu số nhỏ không chịu, nói là “Chơi tới cùng vì ông Bình giờ cũng lớn tuổi rồi, chưa chắc gì ông đeo đuổi vụ này được”.

Tôi đã trao đổi và nói với anh này rất rõ rằng một khi công lý có rồi, mà vụ này tôi đã chuẩn bị rồi, tôi sẽ giao cho một nhóm về luật pháp để người ta đeo đuổi, kể cả tới đời con tôi.

Tôi cũng nói rằng trong vấn đề này tôi đã thấy Việt Nam xuất hiện tiếp cận luật sư, chơi màn đi cửa sau cửa trước. Hễ tiếp cận mà tôi ngửi thấy là tôi đổi luật sư. Thứ hai, tôi có một nhóm người đeo đuổi về luật pháp và họ ở trong bóng tối. Không bao giờ chính quyền Việt Nam có thể biết và tiếp cận được. Chuyện này tôi đã làm. Nhóm người này điều hành tất cả và hễ họ thấy luật sư làm việc không được là đổi bỏ. Mỗi một lần đổi như vậy thì chính phủ Việt Nam phải nói là “lấy gai lễ gai”, tức là cứ lấy một cái gai để lễ thì gãy cái gai và cái gai thứ hai lại nằm trong chân, và như vậy tất cả những hệ luỵ chính phủ Việt Nam phải gánh.

Tôi sẽ làm công khai, bạch hoá hết. Tôi không giấu gì hết. Tại sao? Để cho chính phủ Việt Nam phải sửa lại. Phải nhờ những vụ như vậy để sửa lại cách hành xử của mình. Chính phủ Việt Nam không thể cứ bịt lại, ém nhẹm lại. Tôi sẽ không đi theo chiều hướng này.

Án mẫu

VOA: Ông từng nói rằng mục tiêu của các vụ khởi kiện của ông chống lại chính phủ Việt Nam ở toà án quốc tế không chỉ là giành lại công bằng về mặt vật chất, mà trên hết là để tạo ra một “tiền lệ” cho những người dân mất đất tại Việt Nam để họ cũng có cơ hội giành lại công bằng cho mình. Liệu rằng ông có lạc quan quá không khi hoàn cảnh của ông (là Việt kiều) hoàn toàn khác với những người dân trong nước?

Trịnh Vĩnh Bình: Tôi sẽ trở thành một điển hình vì hoàn cảnh tôi khá thuận tiện là vì tôi ở ngoài. Tôi dựa vào Hiệp thương, vào luật quốc tế. Nhưng dân ở trong nước không phải không có hiệp thương thì làm không được. Nên nhớ Công ước Quốc tế về quyền dân sự và chính trị, trong quyền dân sự có quyền về tài sản. Tôi nghĩ những cái đó trong thời gian tới chính phủ Việt Nam sẽ phải đối mặt.

Ai đứng sau Việt Á?

Dương Quốc Chính

26-12-2021

Vụ Việt Á ngày càng lòi ra nhiều chuyện vui. Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu test kit của Học viện Quân Y vừa lên tiếng thanh minh về quá trình nghiên cứu khoa học và phủ nhận việc liên quan đến quá trình sản xuất và phân phối kit. Có nghĩa là HV Quân y không biết gì về việc sản xuất và kinh doanh test kit của Việt Á, chỉ biết làm khoa học thôi!

Tòa xổ toẹt quy luật “Cung – Cầu” trong kinh tế học K.Marx?

Chu Mộng Long

26-12-2021

Trong Tư bản luận, K.Marx khẳng định, ở cơ chế thị trường độc quyền, Cung quyết định Cầu. Đó là sự quyết định có tính chất cưỡng ép, biến người tiêu dùng tự do thành kẻ bị tiêu dùng một cách nô lệ, giá trị hàng hoá bị biến dạng thành thứ giá cả cắt cổ, đặc biệt là những thứ hàng hoá thiết yếu.

Bằng giả, không phải chỉ Đông Đô

Thái Hạo

26-12-2021

Vụ đại học Đông Đô cấp thần tốc hơn 400 bằng giả đang làm xã hội kinh động. Nhưng đó là do… không biết. Nếu bây giờ rà lại tất cả trường đại học ngoại ngữ hay các khoa ngoại ngữ đang cấp các loại chứng chỉ ngữ ngoại “danh giá” như B, C, văn bằng 2 v.v., thì chúng ta sẽ không ngạc nhiên nữa.

Sự tan rã của Liên Xô

Dương Quốc Chính

26-12-2021

Lâu nay sách báo chính thống của Việt Nam vẫn cho rằng Gorbachev và sau đó là Yeltsin là những kẻ tội đồ đã phá hủy Liên bang Soviet. Có lẽ đa số đảng viên cũng nghĩ vậy.

Uy tín khoa học?

Chu Mộng Long

25-12-2021

Nghe PGS. Hồ Anh Sơn khoe “uy tín nhà khoa học“, tôi bỗng nhớ đến các Hội đồng khoa học ở xứ sở mà cái đầu của nhà khoa học chỉ nghĩ đến cái bụng.

Trịnh Vĩnh Bình – người hạ ‘bên thắng cuộc’ (kỳ 2)

VOA

Khánh An

25-12-2021

Tiếp theo kỳ 1

Doanh nhân Trịnh Vĩnh Bình (bìa phải) và “chú Sáu Khải” – tức cựu Thủ tướng Phan Văn Khải (giữa). Ảnh: Courtesy

Với tất cả thiện chí trở về đóng góp xây dựng đất nước, nhưng sau hơn hai thập kỷ bị chính chính quyền tại quê hương “vùi dập” tơi tả, triệu phú Việt kiều Trịnh Vĩnh Bình không khỏi xót xa thừa nhận rằng “có sự kỳ thị” trong cách đối xử của chính quyền Việt Nam đối với “khúc ruột ngàn dặm”, đặc biệt là những người đã rời khỏi đất nước theo diện tị nạn sau biến cố 1975, và rằng ông đã quá chủ quan khi thực hiện cung cách làm ăn “ngược đời” và “đi trước thời đại” tại Việt Nam vào những năm 1990.

Tâm lý chính trị bị tác động bởi ba yếu tố lớn về chính sách nhân sự

Ngô Huy Cương

25-12-2021

Cuộc chiến chống tham nhũng có lẽ luôn gắn liền với sự tồn tại của nhà nước dù ở bất cứ nơi đâu và tại bất cứ thời điểm nào.

“Tiền trong dân còn nhiều”

Dương Quốc Chính

25-12-2021

Vụ đấu giá đất Thủ Thiêm với giá kỷ lục chỉ là bài thổi giá đất mà thôi. Bởi vì các công ty đứng ra đấu giá đều là công ty ảo, do các đại gia BĐS núp bóng, ẩn danh. Các đại gia này đương nhiên cần thổi giá BĐS, họ có thể chấp nhận mất tiền cọc để thổi giá, vì lợi nhuận từ giá đất được thổi cộng với giá cổ phiếu tăng có thừa để bù lại. Dự là các công ty này sẽ bỏ cọc, chứ không mua đất thật đâu.

Trịnh Vĩnh Bình – người hạ ‘bên thắng cuộc’ (kỳ 1)

VOA

Khánh An

24-12-2021

Trước khi Thoả thuận Singapore năm 2006 bất thành, công chúng Việt Nam ít ai biết đến tên Trịnh Vĩnh Bình, mặc dù ông là một trong những triệu phú người Việt “đời đầu” sau khi xảy ra biến cố 1975 với hàng triệu người Việt thất tán và đất nước rơi vào thời kỳ kinh tế bao cấp đói kém sau đó.

Hồi ức của một trí thức cũ trong xã hội mới sau 1975 (Phần 3)

Lê Nguyễn

25-12-2021

Tiếp theo Phần 1Phần 2

Bà Ba Thi (tên thật Nguyễn Thị Ráo). Ảnh trên mạng

III) MỘT VÀI TRƯỜNG HỢP “ĐỘT PHÁ” VỀ CƠ CHẾ VÀ QUẢN LÝ NHÂN SỰ TẠI SÀI GÒN-TP.HCM

Hơn cả Covid-19

Blog RFA

JB Nguyễn Hữu Vinh

24-12-2021

Đại dịch làm thay đổi thế giới

Đại dịch do covid-19 gây ra trên thế giới đã gần tròn 2 năm. Theo số liệu của Tổ chứ Y tế thế giới (WHO) thì tính đến 7:06 tối theo giờ CET, ngày 23/12/2021 , toàn thế giới đã có 276.436.619 trường hợp được xác nhận nhiễm COVID-19, bao gồm 5.374.744 trường hợp tử vong.

Tội ác chưa bị trừng phạt (Phần 1)

Nguyễn Thông

24-12-2021

Vụ “Việt Á kit test” đã cứa một nhát chí tử, phun máu vào đời sống xã hội nước ta. Dư luận phẫn nộ về những kẻ gây tội ác, chỉ có điều chưa chỉ ra căn nguyên, cội nguồn và kẻ cầm đầu. Thủ phạm giấu mặt còn ẩn khuất và chưa bị điểm mặt chỉ tên, chưa bị trừng phạt.

Thông tin phiên tòa xử bà Cấn Thị Thêu và ông Trịnh Bá Tư

Đặng Đình Mạnh

24-12-2021

Ảnh: FB Thu Đỗ

Sáng ngày 24/12/2021, đúng ngày Giáng Sinh, tòa án cấp cao tại Hà Nội đưa vụ án bà CẤN THỊ THÊU & ông TRỊNH BÁ TƯ ra xét xử theo thủ tục hình sự phúc thẩm tại trụ sở tòa án tỉnh Hòa Bình với tội danh bị truy tố gọi tắt là “Tuyên truyền chống Nhà nước” theo điều 117 Bộ luật Hình sự.

Việt Á chỉ là phần nổi của tảng băng chìm

Viet-Studies

Nguyễn Quang Dy

23-12-2021

Câu chuyện Việt Á là chủ đề nóng. Nếu bạn vào google gõ từ “Việt Á”, sẽ ra cả đống thông tin, đọc mỏi mắt và đau đầu. Dư luận lên án Việt Á tham lam trục lợi trước nỗi đau và sinh mạng của người dân – “ăn của dân không từ cái gì”. Nhưng Việt Á chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”. Chặt được cái vòi này thì con bạch tuộc sẽ mọc ra cái vòi khác kinh khủng hơn. Đó là con quái vật “thân hữu” (cronyism) được nuôi dưỡng bởi các nhóm lợi ích. Nói cách khác, đó là căn bệnh ung thư mãn tính đã di căn nhiều nơi, đặc biệt là y tế.

Từ ‘Giải Thưởng Lenin’ đến ‘Huân Chương Lao Động Hạng 3’

Blog VOA

Trân Văn

23-12-2021

“Giải thưởng Lenin” thời Liên Xô và “Giải thưởng Lenin” thời hậu Liên Xô khác nhau rất xa. Hình minh họa. Nguồn: AP

Một lá thư

Nguyễn Đức Thành

23-12-2021

Dưới đây là bức thư tôi gửi một người trí thức trẻ tuổi, tôi mới gặp một lần hơn hai năm trước, nhưng cuộc trao đổi ngẫu nhiên lúc ấy khá dài và nhiều cảm hứng. Bạn ấy đang học sau đại học trong nước, thích triết học và khoa học xã hội, đặc biệt say mê chủ nghĩa Marx.

Hồi ức của một trí thức cũ trong xã hội mới sau 1975 (Phần 2)

Lê Nguyễn

23-12-2021

Tiếp theo Phần 1

Do sau tháng 4.1975, nhiều doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả tại Sài Gòn vẫn còn cơ sở sản xuất hoạt động tốt nên các chủ doanh nghiệp này được tập hợp trong một tổ chức có tên là Ban Liên lạc Công thương, tiền thân của Sở Thương nghiệp và Sở Công nghiệp sau này. Người đứng đầu ban này vào năm 1982 có bí danh là Ba Nam (Trần Minh Triết), vị thứ như một Giám đốc Sở.

Hồi ức của một trí thức cũ trong xã hội mới sau 1975 (Phần 1)

Lê Nguyễn

20-12-2021

Đây chỉ là những ký ức vụn được ghi chép theo trí nhớ về những con người và sự kiện nay đã thuộc về một quá khứ xa xăm. Mục đích duy nhất của người viết là kể lại những gì mắt thấy tai nghe, hoặc những gì bản thân mình đã trải qua vào các thập niên 1980-1990, nhằm giúp cho các bạn trẻ nhận biết được đôi chút về một thời kỳ đất nước còn rất nhiều khó khăn, gian khổ… Vì thế, diễn đàn này sẽ rất không hoan nghênh những bình luận nhằm chỉ trích hay xúc phạm bất cứ cá nhân, tập thể hay cơ quan, đơn vị nào, dù là đương nhiệm hay đã ngưng hoạt động.

Trân trọng!

***

Với thế hệ những thanh niên nay ở vào tuổi 70-80 trở lên, cuộc chiến 20 năm đã khiến họ phải gánh chịu muôn vàn tổn hại, dù họ từng sống ở miền Nam hay trên đất Bắc. Họ là những con ốc vít quay cuồng trong guồng máy chiến tranh và không ít người đã bị nghiền nát trong đó. Tầng tầng lớp lớp thanh niên miền Bắc mười tám đôi mươi, chưa biết mùi đời, đã ôm súng lao vào chiến trường miền Nam và hàng triệu người trong số họ không còn có dịp trở về mái nhà thân yêu cũ. Sau khi cuộc chiến kết thúc, hàng trăm ngàn người còn vất vưởng hồn xác ở một góc rừng nào!

Trong tình tự dân tộc, có những lúc tình cờ nghe đến chương trình “nhắn tìm đồng đội” trên hệ thống truyền thông, mình ứa nước mắt nhìn từng tấm ảnh ố vàng của những chàng trai trẻ ở cùng thế hệ của mình đã ra đi, chẳng trở về. Chiến tranh thật vô cùng tàn nhẫn!

Thế hệ mình trong Nam không quá bi thảm như thế, dù cho tuổi trẻ cũng bị nghiền nát ít nhiều bởi cỗ xe chiến tranh. Hầu hết họ có cơ hội đến trường, khi vào quân ngũ cũng có những điều kiện tối thiểu đề sống, khi ngã xuống, được đơn vị hay người thân lo cho một chỗ an nghĩ lâu dài. Bù lại, khi chiến tranh kết thúc (4.1975), nếu may mắn còn sống sót, họ phải gánh chịu nhiều hậu quả không mong muốn, các trại cải tạo mở rộng cửa đón họ, những ai không thể chịu đựng nỗi cảnh tha hương trên chính đất nước của mình thì tìm đường ra đi, đánh cược mạng sống của bản thân cùng gia đình với sóng gió đại dương hay với bọn hải tặc khát máu.

Ngày nay, tuy hòa bình vãn hồi đã lâu, sự bình an vẫn chưa thể đến với nhiều người, họ tiếp tục vật vã với số phận, mỗi người một hoàn cảnh, và xã hội tiếp tục sự phân hóa cố hữu, kìm hãm những cơ hội phát triển cần thiết sau một thời gian dài tổn thất nặng nề về nhiều mặt.

Từ “trí thức” sử dụng trong nhan đề loạt bài này có một ý nghĩa tương đối và thay đổi tùy theo cách hiểu của mỗi người. Tôi viết theo cách hiểu của phần lớn người miền Nam trước 1975 khi đề cập đến những người đã ít nhất tốt nghiệp bậc đại học.

Thật ra, điều đó chẳng có gì quan trọng, vì khi viết loạt hồi ức tủn mủn này, tôi chỉ có tham vọng moi móc cái trí nhớ có nguy cơ bị cùn mằn của mình để vớt vát lại một số kỷ niệm về bản thân hầu giúp các bạn trẻ có được một vài hình ảnh chân thực về xã hội Việt Nam vào những thập niên 1980 -1990 mà tôi đã trải qua với những thăng trầm, buồn vui, sướng khổ.

Tất nhiên, đó chỉ là những mảnh ghép nhỏ nhoi gắn vào bức tranh đời rộng lớn, choáng ngợp, với đầy đủ các cung bậc hỉ, nộ, ái ố. Nếu đó là một vở kịch thì cá nhân tôi là một diễn viên tồi mà kịch bản thì cứ thay đổi từng cảnh, từng hồi. Mong các bạn đừng kỳ vọng nhiều vào những hồi ức này, vì nó được kể lại dựa hoàn toàn vào trí nhớ, mà trí nhớ thì không phải lúc nào cũng trung thành với ta, nhất là với một người đã trải qua khá nhiều cung bậc phù trầm của khúc nhạc đời đang ở vào giai điệu cuối.

I) BƯỚC CHUYỂN NGOẠN MỤC CỦA SÀI GÒN – TPHCM VÀO NHỮNG NĂM ĐẦU THẬP NIÊN 1980

Những năm tôi còn sống tại trại cải tạo Long Thành (Đồng Nai), anh em tù ở trong những dãy nhà dài có 4 gian rộng, mỗi gian chứa khoảng 70-80 người. Tối tối, anh em tập trung ở một gian duy nhất để nghe đọc báo, thường là báo Nhân Dân, Sài Gòn giải phóng, thỉnh thoảng có báo Tin Sáng của nhóm “lực lượng thứ ba” trước 1975 (Ngô Công Đức, Hồ Ngọc Nhuận…).

Người được chỉ định đọc báo hàng đêm cho gần 300 con người đó tại nhà 2 (A14) lại là… tôi, có lẽ nhờ ở giọng đọc suôn sẻ, rõ ràng. Cũng từ nhiệm vụ bất đắc dĩ này mà khi trở về xã hội, tôi nắm được nhiều tin tức về môi trường sống mà mình bắt đầu hòa nhập từ tháng 4.1982, ít bỡ ngỡ hơn nhiều người.

Khi còn ở trại Xuyên Mộc, áo của anh em tù đều được đóng 4 chữ tắt bằng sơn đen: CTXM, tức “Cải Tạo Xuyên Mộc”, mà nhiều anh em diễn dịch một cách hài hước là “Chết Tại Xuyên Mộc”. Việc đóng dấu này được áp dụng hầu như ở tất cả các trại cải tạo, để nếu người tù trốn trại, lẫn trong dân, sẽ dễ bị phát hiện, tố giác.

Trong ngày đầu tiên trở về cuộc sống mới 12.4.1982, tôi mặc bộ bà ba đen còn mới do người nhà gửi vào cho. Mình không thấy mình ra sao, song người dân thấy mình khá lạ, biết là tù mới được tha. Mỗi anh em được trại phát cho một khoản tiền đủ để đi xe ngoài về đến nhà, song khi biết rõ chân tướng anh em, chẳng nhà xe nào chịu lấy tiền cả.

Chiều hôm ấy, trên chuyến xe buýt từ Bà Chiểu chạy ngang ngả tư Bảy Hiền, tôi đứng cạnh một phụ nữ trẻ. Biết là dân đi tù về, cô hỏi chuyện tôi, sau một vài câu, cô quay đi chỗ khác và nói nhỏ: ”tối nay có một gia đình hạnh phúc, và còn có bao gia đình buồn!” (sao giống câu nói của ông Võ Văn Kiệt sau này quá!). Cô nói với chính mình, nhưng tôi nghe được, đoán rằng chắc cô cũng là vợ hay em gái của một người tù cải tạo vẫn còn ở trại, gia đình đang mong ngóng ngày về. Bằng tâm hồn nhạy cảm của mình, tôi hình dung đôi mắt cô ướt long lanh, và hình ảnh cô, câu nói ấy, ám ảnh tôi suốt nhiều ngày liền.

Từ những bài báo tôi đọc cho anh em tù nghe khi còn ở trại Long Thành, và những tìm hiểu sau này, cùng với sự bình tâm suốt gần 7 năm tù, tôi trở về cuộc sống bình thường không với sự hụt hẫng như nhiều người khác. Tôi được biết vào những năm 1981-1982, dưới sự lãnh đạo của lần lượt hai ông Bí thư Thành ủy Võ Văn Kiệt, rồi Nguyễn Văn Linh, Sài Gòn –TP.HCM đã có những bước chuyển ngoạn mục, tiêu biểu là việc thử nghiệm giao dịch với các thị trường tư bản chủ nghĩa (TBCN) mà đại diện là hai nước-vùng lãnh thổ gần gũi với chúng ta: Hong Kong-Singapore. Có lẽ nhờ ở sự tư vấn của những nhà “tư sản dân tộc” có nhiều kinh nghiệm buôn bán với các thị trường TBCN trước 1975, các vị lãnh đạo trên sớm triển khai một mô hình hoạt động vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa không đi chệch khỏi quỹ đạo XHCN.

Vào thời điểm đó, trong xuất nhập hàng với hai thị trường trên, TP.HCM xuất cho họ chủ yếu là hàng thủy hải sản tươi và khô (cá, mực, tôm, hải sâm, vi cá …) và hương liệu quý (trầm, kỳ nam, quế kẹp…). Khi ấy, hầu như các tỉnh có nhiều hải sản như Kiên Giang, Bình Thuận, Khánh Hòa… đều chưa có một hệ thống chế biến hải sản để xuất khẩu, nên nguyên liệu chảy về Sài Gòn ồ ạt, các cơ sở đông lạnh cũ (trước 1975) và mới tha hồ thu hút nguyên liệu để chế biến, cung cấp việc làm cho nhiều lao động lúc bấy giờ.

Về nhập khẩu, TP.HCM nhập về từ hai thị trường trên nguyên liệu cho sản xuất và hàng tiêu dùng. Nguyên liệu cho sản xuất nhiều nhất là sợi cho ngành dệt và các loại hạt nhựa cho sản xuất hàng gia dụng, pin, ắc-quy, xi măng… Hàng tiêu dùng nhiều nhất là bột ngọt, vải và một số nhu yếu phẩm khác.

Trị giá hàng xuất nhập khẩu (XNK) giữa Việt Nam và hai thị trường Hong Kong- Singapore được tính bằng đô la Mỹ (USD), song đó chỉ là về mặt hạch toán, trên thực tế, sự mua bán diễn ra dưới hình thức “hàng đổi hàng” và hàng hóa được gọi là “hàng đối lưu”. Ta xuất hàng qui ra USD, ta nhập về cũng tính bằng USD, trị giá hàng nhập trừ vào trị giá hàng xuất, khoản chênh lệch còn lại là công nợ giữa hai bên.

(Còn tiếp)