Lập luận của bà Cấn Thị Thêu trong phiên tòa phúc thẩm

Thu Đỗ

7-1-2022

Đây là những lập luận của mẹ tôi, Cấn Thị Thêu, trong phiên tòa phúc thẩm ngày 24/12/2021, chứng minh mẹ tôi và em Trịnh Bá Tư vô tội.

Về “Vụ án Tịnh thất Bồng Lai”: Phải chăng báo chí, truyền thông, mạng xã hội đã bị hố?!

LS Đặng Bá Kỹ

7-1-2022

Nhấn mạnh và Lưu ý: Như tiêu đề nêu trên, trong Bài viết này, tác giả chỉ phân tích và đánh giá cách mà báo chí, truyền thông, mạng xã hội đưa tin, thông tin về “Vụ án Tịnh thất Bồng Lai”. Do đó, tác giả chưa đưa ra phân tích, đánh giá về những nội dung có liên quan đến vụ án này, vì với những thông tin ít ỏi có được, chưa cho phép tác giả làm được điều đó.

Từ chuyện trái thanh long, nghe ‘có lỗi với dân’ mà rùng mình

Blog VOA

Trân Văn

7-1-2022

Ông Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội, vừa nhắc nhở các đại biểu phải thảo luận kỹ lưỡng và thận trọng khi quyết định nội dung Nghị quyết về Chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội để không xảy ra sai sót, không lãng phí vì ngược lại là… “có lỗi với dân” (1).

Từ vụ Tịnh Thất Bồng Lai: Đạo đức và… lên đồng!

Blog VOA

Trân Văn

7-1-2022

Chỉ trong vòng bốn ngày, hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam thay đổi những thông tin có liên quan đến hoạt động… “phạm pháp” ở Tịnh thất Bồng Lai tổng cộng… BA LẦN!

Quốc hội xác định đúng giá thành xây dựng là đã nâng cao vai trò “Quốc hội của dân”

Nguyễn Ngọc Chu

7-1-2022

1. NÂNG CAO VAI TRÒ QUỐC HỘI

‘Nâng cao vai trò của Quốc hội’ là đòi hỏi của cử tri cả nước suốt nhiều thập niên. Khi phải đề cập đến ‘Nâng cao vai trò của Quốc Hội’ thì có nghĩa là có những điều Quốc hội chưa làm tròn vai trò. Bản thân các ĐBQH và lãnh đạo Quốc hội đều nhận thấy đó là điều cần thiết. Bởi thế, các Chủ tịch Quốc hội mới nhận chức, trong nhiệm kỳ của mình, đều cố gắng đổi mới hoạt động của Quốc hội. Từ thập niên 1990 bắt đầu có chất vấn Chính phủ. Từ năm 1998 bắt đầu truyền hình trực tiếp các kỳ họp Quốc hội. Từ năm 2013 bắt đầu bỏ phiếu tín nhiệm các thành viên Chính phủ và các vị trí lãnh đạo Quốc hội. Đó là các cố gắng đã được ghi nhận.

Tưng bừng khai trương, âm thầm đóng cửa

Mai Bá Kiếm

7-1-2022

Chưa đầy 6 tháng sau ngày thành lập Nhà máy sản xuất điện thoại Vsmart (Cát Hải, Hải Phòng) ngày 14/12/2018, tại Toà tháp Landmark81, Tập đoàn Vingroup tưng bừng khai trương lễ ra mắt 4 dòng điện thoại thông minh thương hiệu Vsmart.

Đừng sợ, Đen Vâu

Tâm Chánh

7-1-2022

Những người lớn chê trách “Mang tiền về cho mẹ” thể hiện một quan niệm thực dụng đừng quên chính chúng ta đã định hình thói quen xã hội tặng phong bao mừng cưới.

Xe điện VinFast

Dương Quốc Chính

6-1-2022

Hôm nay có sự kiện “chấn động địa cầu” là hãng xe VinFast ra mắt 5 mẫu xe điện ở Mỹ. Đồng thời, hãng này tuyên bố là sẽ ngừng sản xuất xe xăng. Họ không quên trấn an người dùng là vẫn chăm sóc đầy đủ đến hết đời xe và tuyên bố rằng việc này đã nằm trong kế hoạch ban đầu của họ!

Lăng mộ Nguyễn Bá Thanh và câu chuyện nhân quả ngay đời này

Đàm Ngọc Tuyên

5-1-2022

Vài ngày trước, trên đường đi về thăm quê vợ của thằng bạn, ở Điện Bàn, Quảng Nam, xe xuất phát từ ngã ba Huế. Đến tỉnh lộ 605 thì quẹo phải, hướng Hòa Tiến, Hòa Vang, Đà Nẵng, đi ngang khu lăng mộ ông Nguyễn Bá Thanh, nên tôi nói dừng lại. Bạn tôi ngạc nhiên hỏi: “Mày vào thắp hương à?!”. Tôi trả lời bạn rằng: “Tao có thể thành kính thắp hương cho một ngôi mộ vô chủ ven đường, nhưng quan chức trong thời đại này thì không”.

Từ đường tỉnh lộ 605, quẹo phải đi vào tầm 300 mét, là đến lăng mộ Bá Thanh, nằm bên phải mặt tiền đường. Đập vào mắt chúng ta là cái cổng khu lăng mộ đồ sộ nguy nga, đá làm cổng là loại đá con ong, có thể được đưa từ Tây Ninh về, còn những cánh cổng bằng gỗ, điêu khắc cầu kỳ. Để dễ hình dung, mức độ rộng lớn, tôi không ghi hình cái cổng, mà chụp từ phía sau ngôi mộ, phần mặt tiền đường, như bức hình, mới thấy dài tít tắp.

Đường vào lăng mộ Nguyễn Bá Thanh. Nguồn: Đàm Ngọc Tuyên

Quả thật chỉ bằng với lăng mộ này, đã phổ quát câu đồng dao của những người dân Đà Nẵng hiểu chuyện: “Con cá dưới nước, con chim trên trời cũng của Bá Thanh”.

Đương nhiên những người hiểu chuyện, đều biết rằng, đến tận khi chết đi, người ta vẫn còn cướp đất của hàng trăm ngôi mộ, buộc phải di dời đi nơi khác, đặng chôn cất, xây lăng tẩm này. Trong khi đó, khu nghĩa địa này vẫn còn nhiều nơi trống, vấn đề là phải xây lăng mộ ở mặt tiền đường chăng? Cho dù lý do nào, thì cũng quá bất nhân.

Những bất nhân của đời cha, đã có quả ngay trong đời này đó thôi. Người ta nói rằng, ngày ấy, Bá Cảnh là người con trai duy nhất Bá Thanh, khi cha chết, vẫn còn lắc lư trong tiếng nhạc quay cuồng. Nhưng chút tỉnh táo còn sót lại, vẫn biết ngửa tay xin tiền xây mộ phần cho cha, đến 9 tỷ đồng, từ một tập đoàn từng phá nát Sơn Trà, mà Bá Thanh có công giúp họ, khi còn đương nhiệm. Sau đó, Bá Cảnh phó mặc cho họ làm, mà không cần quan tâm người vừa nằm xuống là ai? Nhân quả đến ngay đời này.

Thật ra, có quá nhiều kẻ độc ác, bởi quyền lực, tiền bạc khiến họ như con thiêu thân nhảy vào ánh đèn. Thành thử họ không quan tâm đến nhân quả – một việc tất yếu sẽ xảy ra, vấn đề thời gian thôi. Mà nếu liệt kê ra hết, thì bút mực nào cho xuể. Như một Trần Bắc Hà khiến bao quan chức ở Bình Định sợ sệt, khúm núm. Nhưng cuối đời, mạng bỏ trong tù, còn gia đình ly tán, tội tù khắp nơi, không còn một nẻo về.

Hay như cựu chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi, khi vừa về hưu mới đây, thì vợ dẫn trai về ở ngay trong ngôi biệt phủ, mà đất đai và tiền bạc xây thành, hẳn không cần nói ra, chúng ta đều ngầm hiểu, là từ đâu mà có. Lúc này, Trần Ngọc Căng, mới buồn đời, lên sống ở một tỉnh thuộc Cao nguyên Trung phần, như cách xa rời sự ô nhục vậy.

Nhưng, nhân quả thì có chạy trốn khắp bầu trời, vẫn khó thoát. Đến Lâm Đồng, trong một lần đi ăn sáng, vị cựu chủ tịch gặp lại những đồng bào Quảng Ngãi, mà họ đã mất đất bởi Ngọc Căng. Thế là giống như câu chuyện vị cựu quan chức ở Gia Lai, được đồng bào ta ụp hẳn tô phở lên đầu.

Những ngày cuối năm, ngồi nhớ lan man, viết ra như thể dặn chính mình, và mấy đứa quan chức, thôi hãy bơn bớt ác lại một chút, đừng ngấu nghiến xương máu đồng loại nữa. Kiếp nhân sinh ngắn lắm, nhưng tiếng rủa nguyền còn mãi theo tháng năm.

Bộ trưởng Phớc nói sai mất rồi!

Nguyễn Tiến Tường

5-1-2022

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc phát biểu tại phiên thảo luận tổ chiều ngày 4/1. Nguồn: DN&TT

Đòn roi và Quyền lực

Hiệu Minh

5-1-2022

Như các báo đưa tin, mới đây một em bé 8 tuổi bị vợ chưa cưới của cha mình hành hạ dã man đến tử vong. Đây không phải là vụ đầu tiên hay cuối cùng về hành hạ trẻ ở xứ ta.

Đây là một phát biểu nguy hiểm, thưa Chủ tịch Quốc hội!

Nguyễn Thuỳ Dương

5-1-2022

Kính thưa Chủ tịch Quốc hội!

Tôi có một số ý kiến xin được nêu ra cùng Chủ tịch Quốc hội và Quốc hội như sau:

Công an khởi tố đúng luật rồi, Quốc hội phải trám lỗ hổng trong luật

Mai Bá Kiếm

5-1-2022

Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã khởi tố bổ sung tội “Giết người” đối với “Tào Thị” Nguyễn Võ Quỳnh Trang; khởi tố bổ sung tội “Hành hạ người khác” và “Che giấu tội phạm” đối với thằng “hèn với bồ ác với con” Nguyễn Trung Kim Thái là đúng tội danh, vì đã đủ 4 yếu tố cấu thành tội phạm!

Hồi ức của một trí thức cũ trong xã hội mới sau 1975 (Phần 5)

Lê Nguyễn

5-1-2022

Tiếp theo Phần 1 — Phần 2 — Phần 3Phần 4

III) MỘT QUÃNG ĐỜI RIÊNG

1) NHỮNG “PHÓ THƯỜNG DÂN” (tiếp theo)

Trong giới xích lô bất đắc dĩ sau 1975, còn có Tô Minh Tâm (1944-2017), một người bạn chí thân của tôi trong suốt 7 năm trung học. Sau khi hết bậc trung học (1962), mỗi đứa một đường đi, Tâm tốt nghiệp ban Triết Đại học sư phạm (1967), dạy Triết học vả Công dân Giáo dục lớp đệ nhất tại trường trung học Cường Để, Qui Nhơn. Hiện nay, có một vài người bạn Facebook của tôi từng học với anh ta.

Tất nhiên, sau tháng 4.1975, triết học duy tâm không có chỗ đứng trong chương trình giáo dục, Tâm còn có chút may mắn, đã không phải đi cải tạo, còn được cho dạy môn sinh vật lớp 6 tại một trường trung học cơ sở ở Gia Định. Lương giáo viên thời bao cấp không đủ sống, hàng ngày anh dành cả buổi sáng để đạp xích lô, trưa về lua vội 1- 2 chén cơm rồi đạp xe đi dạy. Bữa nọ, anh ta nhận đưa một phong thư của ai đó nhờ chuyển đến một địa chỉ lạ, với thù lao trả trước. Tất nhiên là chở một phong thư hời hơn chở một người năm sáu mươi ký, anh ta phấn khởi nhận thư, nhận tiền và lên đường.

Trưa hôm ấy, anh ta không về, và suốt 14-15 ngày, vợ con không biết tìm anh ta ở đâu. Điều này khá vô lý nếu chúng ta gắn với thì hiện tại, song nó là một trong nhiều sự thật của những năm sau 1975. Ngày thứ 16, anh ta đạp xích lô về, kể rằng hôm ấy, trên đường mang phong thư đi, anh ta bị cơ quan an ninh chận bắt. Hóa ra món hàng anh ta nhận chuyển đi là thư liên lạc nội bộ của một băng cướp đang bị an ninh theo sát. Anh ta bị nghi ngờ là thành viên của băng cướp, bị điều tra lên điều tra xuống suốt 2 tuần liền, cuối cùng được thả sau khi cơ quan an ninh xác tín anh ta là người vô can.

Một kỷ niệm khác của Tâm, chỉ nghe kể một lần mà tôi nhớ mãi. Buổi trưa đó, đạp xe mệt quá, anh ta ngồi dựa lên ghế dành cho khách, thiu thỉu ngủ, bỗng dưng có ai đó lại gần khều nhẹ. Anh ta mở mắt ra, thấy một cậu xích lô khác đang đứng nhìn mình trân trân.

Cậu ta lên tiếng trước:

– Có phải thầy Tâm không?

– Tôi là Tâm đây, cậu là ai mà biết tôi?

Cậu xích lô trẻ ôm chầm lấy Tâm, nỗi xúc động làm cho giọng của cậu ta lạc hẳn:

– Em là D. đây, em học với thầy tại Cường Để, Qui Nhơn đây!

Một cuộc tái ngộ thật bùi ngùi, từ đó, trên những nẻo đường xuôi ngược, thỉnh thoảng thầy trò lại gặp nhau, dừng xe lại, kỷ niệm cũ cứ theo đó mà tuôn trào.

Tháng 4.1982, khi vừa trờ về với cộng đồng xã hội, tôi vẫn thường đến thăm Tâm, thỉnh thoảng gặp cậu học trò cũ của Tâm ở đó. Trong cái nghèo, con người còn tìm thấy niềm an ủi ở chút nghĩa thầy trò.

Nhiều đồng môn của tôi không đủ sức chọn lấy một nghề lao lực. Họ tham gia vào chợ trời thuốc tây, đóng đô dài dài từ đường Trần Quang Khải đến chợ Tân Định, mỗi khi cơ quan quản lý thị trường tảo thanh thì ôm thùng thuốc chạy như vịt.

Song không lâu sau, nghề chợ trời thuốc tây cũng lụn bại. Đó là khi tổ chức Vina Paris (Vietnam Diffusion) hoạt động mạnh ở Pháp, người ở nước ngoài chỉ cần mua một thùng thuốc tây đủ loại trị giá khoảng 100 USD gửi về thì người nhận có thể mang ra bất cứ một hiệu thuốc tây nào để bán lại và thu hồi gần đủ khoản tiền này.

Sự xuất hiện của Vina Paris là một bước chuyển hết sức cần thiết, kết thúc cảnh “người bóc lột người” rất phổ biến vào nửa đầu thập niên 1980. Họ bóc lột nhau bằng cách sau đây: Anh A ở Mỹ chuyển 100 USD cho anh B cũng ở Mỹ, người thụ hưởng là C, bạn của A, đang sống ở Việt Nam. Anh B thông báo cho người nhà tại VN trả cho C một khoản tiền Việt, “tương ứng” với 100 USD đã nhận từ anh A. Song điều tệ hại ở chỗ là trong hầu hết trường hợp, số tiền Việt Nam mà những người như C nhận được chỉ bằng hơn 50% trị giá của 100 USD trên thị trường đen lúc đó!

Bản thân tôi không ít lần đi nhận tiền với “tỉ giá” như thế. Lần ấn tượng nhất là vào năm 1986, một người bạn rất thân đang sống ở Mỹ, xa cách nhau mười mấy năm, ngày nọ, anh ta lần ra tung tích tôi qua một người bạn chung, chủ động gửi thư thăm và gửi về cho tôi 100 USD. Người có trách nhiệm giao khoản tiền Việt cho tôi lại là thân nhân cật ruột trong gia đình vợ anh ta, và cuối cùng, khoản tiền tôi nhận được tương đương… 50 USD tính theo giá thị trường đen!

Gọi là thị trường đen – đúng hơn là thị trường bất hợp pháp – là vì vào thời điểm trên, vàng và đô la là hai mặt hàng quốc cấm, mọi mua bán, hoán đổi giữa tư nhân với nhau đều bị cấm chỉ triệt để. Tôi nhớ vào năm 1982, có lần cần bán nửa chỉ vàng để chi xài, tôi phải nhờ người bạn thân dẫn đến ngôi nhà cùa một người quen từng giao dịch mua bán với anh, nhìn thấy anh, họ mới dám mua lại nửa chỉ vàng của tôi. Họ không bao giờ tiếp kẻ lạ, sợ bị gài và bị bắt giữ.

***

Khi nghĩ về bản thân mình cũng như nhiều người cùng thế hệ với mình, tôi đặc biệt ấn tượng với hai câu thơ của nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên:

Đời vốn không nương người thất thế,
Thì thôi, ô nhục cũng là danh!

Ông viết hai câu thơ ấy trước năm 1975 mà không hiểu sao, nó như một lời tiên tri vận vào số phận của thế hệ mình sau 1975. Tôi nhớ những ngày sống ở trại Xuyên Mộc (1979-1982), trong một buổi xét đồ đạc riêng của từng trại viên, không rõ trao đổi qua lại như thế nào, một anh coi tù khoảng hơn 20 tuổi đã hét vào mặt cụ Cao Xuân Th., lúc ấy đã hơn 60, chỉ 3 từ ngắn gọn: “kệ mẹ anh!”. Cụ Th. từng là một viên chức cao cấp của chế độ cũ, cháu trực hệ của quan đại thần Cao Xuân Dục dưới các triều Đồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân, Khải Định, và là anh ruột ông Cao Xuân Vỹ, nguyên Tổng Giám Đốc Thanh Niên trong chính quyền Ngô Đình Diệm. Sau khi lãnh đủ 3 tiếng gọn lỏn ấy, cụ Th. im lặng, tiếp tục cúi xuống đống đồ tế nhuyễn của mình, sắp xếp chúng lại. Tôi đứng đó, lặng nhìn cụ. Và tôi khóc trong lòng.

Đúng vậy, đã là người thất thế sa cơ, thôi thì, ô nhục… cũng là danh!

Điều đáng nói ở đây là tôi và nhiều người thuộc thế hệ của mình đã nhẫn nại, chịu đựng, và gượng đứng lên, không để ô nhục làm cho tinh thần mình suy sụp. Vì thế, tôi yêu biết mấy một Tô Thùy Yên, sau 10 năm tù cải tạo trở về, vẫn thản nhiên, hào sảng, nhìn lại cuộc đời mình như một kẻ đạt đạo:

Ta về cúi mái đầu sương điểm,
Nghe nặng từ tâm lượng đất trời,
Cảm ơn hoa đã vì ta nở,
Thế giới vui từ nỗi lẻ loi (Ta về)

Tôi hàm ơn anh rất nhiều. Anh đã nói thay cho nhiều người, trong đó có tôi, tâm trạng của một thế hệ đã đi qua chiến tranh, đã chịu đựng rất nhiều sau chiến tranh, song vẫn nuôi dưỡng trong lòng mình tình yêu thương cuộc sống, vẫn tin vào những giá trị tốt đẹp còn tiềm tàng trong cuộc sống.

Ngày 12.4.1982, tôi cầm tấm “Giấy ra trại” trong tay, trở về trong tâm trạng như thế. Lòng không nặng trĩu những oán hờn như nhiều người khác, tôi tự coi đó là vận hạn của mình, mắt cố nhìn về con đường phía trước để dò bước, vì mình còn nặng nợ với bao nhiêu người thân đã gian khổ và hi sinh rất nhiều trong những tháng ngày chia cách.

Giấy ra trại. Ảnh trên mạng

Câu nói “bắt đầu lại cuộc đời từ con số âm” không phải là một cách nói phóng đại hay hài hước, mà là một thực tế, dù có hơi đau lòng. Bởi vì khi người tù cải tạo trở về, ngôi nhà mình từng ở hàng chục năm không còn là nhà của mình nữa. Nói đúng hơn, nhà thì vẫn còn đấy, nhưng mình chỉ được tạm trú ở đó, với sự cho phép và chịu trách nhiệm của những người thân từng sống nhiều năm trong sự bảo trợ của mình.

(Còn tiếp)

Việt Á vẫn chưa thể ‘knock out’ được tính chính danh của chế độ

Blog VOA

Hoàng Thành

5-1-2022

Chỉ mặt đặt tên: “Lũng đoạn Nhà nước”

Nghĩ hoài không ra

Phan Xuân Trung

4-1-2022

Cái ông già không vợ, không con, yêu thương con người, cưu mang trẻ mồ côi, khốn khổ, nuôi dạy chúng cho ăn học và trở thành những đứa trẻ tài năng. Ông dạy chúng ăn học đàng hoàng, nói lời lễ phép. Ông cảm nhận cái lạnh, cái đói của từng đứa bé con và cưu mang chúng. Ông sống bằng tâm Phật, thờ Phật và ông ăn mặc theo cách của người tu hành một cách khép kín ở nơi hẻo lánh, quê mùa.

Mắc kẹt trong văn hóa

Thái Hạo

4-1-2021

Hôm rồi, thầy tôi từ Hàn Quốc về và có kể cho nghe một mẩu chuyện ở xứ người: Một vị giáo sư đồng nghiệp của thầy ở xứ ấy hồ hởi khoe rằng cha mẹ của ông đã được công ty vệ sinh nhận vào làm! Ông bà cụ rất vui sướng, như trẻ thơ được nhận quà.

Tội ác chưa bị trừng phạt (Phần 3)

Nguyễn Thông

3-1-2022

Tiếp theo Phần 1Phần 2

Những người giao hàng-shipper liều mình mưu sinh trong đại dịch bị khốn khổ bởi quy định xét nghiệm vô tội vạ. Ảnh trên mạng

Từ vụ kit test Việt Á bị phanh phui, lộ ra những điều khủng khiếp. Không chỉ chuyện chúng câu kết, móc ngoặc ăn chia, làm ăn gian dối, hối lộ tham nhũng tràn lan, dính chùm từ trên xuống dưới, địa bàn tiêu cực mở rộng khắp nước, đồng tiền nhơ bẩn làm băng hoại cả hệ thống cai trị… mà còn phải kể đến những đau khổ tột cùng người dân gánh chịu, xã hội bị chao đảo, cuộc sống bị đẩy đến chân tường…

Vài đánh giá về Luận án ‘tiến sĩ Luật’ của Hòa thượng Thích Chân Quang

Dương Quốc Chính

3-1-2022

Mấy hôm trước mạng xã hội rộn ràng về sự kiện hòa thượng Thích Chân Quang bảo vệ luận án Tiến sĩ Luật tại Đại học Luật Hà Nội. Mình cũng tò mò xem thử trên Youtube và có vài nhận xét cá nhân. Mình không học luật, cũng không thuộc giới hàn lâm, nên đánh giá như một bài review của độc giả một cuốn sách (luận văn).

Lai rai cách ly

Tâm Chánh

3-1-2022

Dịch hoạ được truyền thông đẩy yêu cầu giãn cách thành một lối sống không chạm vào nhau.

Tại sao Việt Á hối lộ bằng chuyển khoản?

Lương Vĩnh Kim

2-1-2022

Từ trước đến nay, đặc biệt là các vụ án gần đây cho thấy, bọn tội phạm đều dùng tiền mặt để đưa hối lộ. Ông Thượng tá tình báo Phan Văn Anh Vũ gửi 5 tỉ đồng tiền mặt trong một gói quà cho Phó Tổng cục trưởng tình báo Nguyễn Duy Linh. Ông Phạm Nhật Vũ, Chủ tịch hội đồng quản trị của Công ty AVG, đã đến nhà riêng của Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son để đưa 3 triệu USD tiền mặt.

Tài tử Myanmar được bình chọn là người đẹp trai nhất, khi trong lao tù

Tuấn Khanh

2-1-2022

Nam tài tử người Miến Điện, Paing Takhon (25 tuổi). Ảnh: TC Candler

Nam tài tử người Miến Điện, Paing Takhon (25 tuổi) vừa được TC Candler bình chọn là gương mặt điện đẹp nhất trong danh sách 100 người được bình chọn của năm 2021. Điều đáng nói, là tổ chức này còn đặc biệt vinh Paing Takhon về việc anh đứng lên đấu tranh cho nhân dân mình, trước cuộc cướp chính quyền bằng bạo lực của quân đội. Tháng 4 năm 2021, Paing Takhon đã bị quân đội bắt giam vì ảnh hưởng quá lớn của mình trong phòng trào đòi dân chủ cho đất nước.

Giết người, tôi có thể khẳng định như vậy!

Lê Ngọc Luân

1-1-2022

Hôm nay là ngày đầu tiên của năm mới, lẽ ra phải chia sẻ điều gì đó vui tươi, yêu thương nhưng tôi buộc phải lên tiếng và nói hai từ “Giết người” trong một vụ án đau lòng mà chúng tôi đảm nhận bảo vệ!

Đầu năm nghĩ về những con quỷ hút máu người

Chu Mộng Long

1-1-2022

Sáng nay, tôi được mời món bò dát vàng để đón mừng năm mới 2022. Giá chỉ 45USD = 1 triệu VN đồng. Mừng đã qua ngoáy mũi hai lần và bị cách ly ba lần theo diện cách ly F1 của vợ. Trong vòng một tháng rưỡi cuối năm, lớp vợ dạy lần lượt có ba em F0, cả nhà tự giác cách ly theo. Cho đến bây giờ thì cả nhà không ai bị F0. Sở làm vợ chịu, vợ làm chồng chịu. Không kêu ca như người hùng Nguyễn Đức Chung.

Lai rai nghĩ về tiền lệ

Tâm Chánh

1-1-2022

Những ngày Sài Gòn quy định “Ai ở đâu yên đó”, sau 18h, đường phố vắng tanh người dân lưu thông. Chỉ có lực lượng tham gia chống dịch được phép di chuyển trên đường. Trong ảnh: một chiếc xe cấp cứu chạy trên đường Nguyễn Tri Phương, quận 10, Sài Gòn lúc 19h12 ngày 27-7.  Ảnh: Quang Định

Cuối năm ra rả vui mừng, mặc dù đại dịch, kinh tế tưởng đâu bại sụi nhưng vẫn giữ được tăng trưởng dương. Chính quyền hân hoan phổ biến cụm từ “nhờ có Nghị quyết 128”, rồi thánh thót khắp nơi điệp khúc, một tháng bằng cả quí, cả năm. Mới hoàn hồn thì đã leo lẻo kiên cường, kì diệu, kì tích…

10 sự kiện chính trị xã hội nổi bật năm 2021

Dương Quốc Chính

31-12-2021

Minh họa: Luật Khoa

1. Sài Gòn và các tỉnh lân cận “toang” Covid-19

Biểu tình thì đã sao?

Nguyễn Trang Nhung

31-12-2021

Chị Phương Lê và những người biểu tình tại chung cư Saigon Pearl. Ảnh: Zing

“Đây không phải là biểu tình, tất chỉ nên kêu gọi các cơ quan có thẩm quyền nhìn thẳng vào sự việc không làm lòng dân hoang mang, tránh trường hợp hô hào để các đối tượng xấu thừa cơ lợi dụng đả kích trục lợi.”

Đổi mới lần thứ hai: Đổi mới toàn diện là lối thoát sống còn!

Nguyễn Ngọc Chu

31-12-2021

Rét tràn về những ngày cuối năm. Nhưng là cái rét của thiên nhiên chỉ kéo dài trong vài ngày, có thể chống chọi, chưa phải là mối lo lớn.

Từ việc thu giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải: Trả phí và… trả giá môi trường

Người Đô Thị

Nguyễn Đăng Anh Thi

30-12-2021

Dù đã gần 20 năm thu phí bảo vệ môi trường, bài toán xử lý nước thải sinh hoạt cả nước vẫn còn dang dở. Nay, khoản thu mới “giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải” có tên dài hơn và mức đóng cao hơn, nhưng câu hỏi “môi trường có sạch hơn không” có lẽ không ai dám trả lời…