Hoang tưởng phong kiến Đế chế của Putin, đất nước buồn nhất thế giới

NTV

Tác giả: Thomas Schmoll

Việt Hùng, dịch

9-10-2022

Bi kịch của Nga: Nó có thể là một trong những quốc gia đáng sống nhất trên trái đất, cạnh tranh một cách hòa bình với Trung Quốc và Mỹ. Sau đó, những nỗi đau ma quái của sự tự ti mặc cảm về mặt nhận thức sẽ biến mất. Nhưng nó còn cách đây vài năm ánh sáng.

Không một ngày nào trôi qua khi tin tức từ Nga hoặc tuyên bố của Putin và quần thần về các chính sách giết người của họ, không làm bạn lạnh máu. Nhưng cũng có những hình ảnh từ đất nước rộng lớn nhất trên trái đất khiến bạn choáng váng, ví dụ như khi các giáo sĩ rao giảng điều răn của Cơ đốc giáo, rằng bạn không được giết người, để lấy âm hưởng và hương khói ban phước cho binh lính trước khi họ ra trận cho một kẻ thống trị. Tự nhận bản thân là một hoàng đế ở đâu đó giữa Peter Đại đế và Stalin, nhưng thực sự là một kẻ tàn ác.

Putin đã biến đế chế của mình thành đất nước buồn nhất thế giới. Nga là một phiên bản đặc biệt hoàn hảo của một quốc gia thất bại. Nhà nước tuy hoạt động. Nhưng một người cai trị duy nhất và băng đảng của ông ta đã biến ông ta thành con mồi của họ và dựng lên một tòa nhà cai trị thuộc loại được biết đến từ các nước châu Phi. Sự tập trung quyền lực vào Putin đã mang những hình thức
phong kiến. Ngay cả sự hoang tưởng của ông ta về việc mắc bệnh hoặc bị giết cũng phù hợp với hình ảnh của các hoàng đế và các vị vua của những thế kỷ trước. Một cách ngẫu nhiên, cũng là sự vênh váo vô lý khi vị chúa tể của những chiếc bàn dài quá mức, sải bước qua các sảnh lớn trong cung điện của mình, những người lính trong bộ quân phục bắt chước từ thời Nga còn là một đế chế
thực sự chứ không phải chỉ là một nhận thức.

Tất nhiên, ở các nước phương Tây cũng có những cách trình bày kỳ quái tương tự. Tuy nhiên, các chính trị gia (và quốc vương) không quá coi trọng bản thân ở đó và không ăn mừng sự xuất hiện của họ theo cách mà người cai trị trong Điện Kremlin ưa thích. Nếu Putin từng có cảm giác về việc tự đề cao bản thân có vẻ ngớ ngẩn, thì ông ấy đã đánh mất nó. Nếu không ông ta sẽ biết rằng, lòng yêu
nước cường điệu ngày nay nhanh chóng kết thúc trong lĩnh vực trào phúng. Điều này đã được thể hiện trong buổi biểu diễn thôn tính điên cuồng ở Điện Kremlin, khi Putin và các nhà lãnh đạo phe ly khai mà ông đang chỉ đạo đặt tay lên nhau và cổ vũ, với những tiếng la hét “Rossiya”, một hành động vi phạm luật pháp quốc tế.

Trong ảo tưởng về sự vĩ đại

Tuy nhiên, Putin cũng không nhận thấy điều đó. Ông ấy đã thành công trong việc phong tỏa bản thân khỏi những lời chỉ trích và ảnh hưởng từ bên ngoài. Có lẽ Putin có ảo tưởng vĩ đại của mình đến mức thực sự tin rằng hàng triệu người Ukraine đã bỏ phiếu trong các cuộc trưng cầu dân ý để gia nhập Nga. Phải cẩn thận với bệnh lý – nhưng với Putin, có một số bằng chứng cho thấy, ông không còn đến từ thế giới này nữa, mà bị điều khiển bởi những bóng ma não của chính ông, những người liên tục nói với ông: Bạn là người vĩ đại nhất. bạn là hoàng đế.

Làm thế nào mà Darth Wladi có thể nói vô số điều vô nghĩa mà không ngừng lại hoặc phá ra cười. Khi sáp nhập lãnh thổ quốc gia Ukraine, kẻ xâm lược viện dẫn các nguyên tắc của Liên Hiệp quốc về “quyền bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc”. Chúng ta nhớ rằng: Liên Hiệp quốc là thể chế mà Putin coi thường và lạm dụng. “Chúng tôi đang kêu gọi chính quyền Kiev ngừng các cuộc pháo
kích và tất cả các cuộc giao tranh ngay lập tức và quay trở lại bàn đàm phán”
, Putin, lãnh chúa đã từng xâm lược đất nước láng giềng của mình, nói. Kẻ tấn công yêu cầu kẻ bị tấn công ngừng phản công. Đây là chứng điên mà không cần kiểm tra tâm thần để nhận ra.

Có những quốc gia rất đáng buồn khác trên trái đất, nhiều quốc gia trong số họ ở châu Phi, hoặc Afghanistan. Nhưng những quốc gia này, tất cả những cựu thuộc địa của các nước phương Tây, đã có rất ít cơ hội thực sự trong lịch sử gần đây của họ, để lật ngược tình thế theo hướng dân chủ. Không nói đến Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc (tạm thời), Nga đã có cơ hội trở thành một quốc gia hiện đại, mở cửa và bảo tồn bản sắc của mình, xây dựng một nền
công nghiệp hiện đại và sống không chỉ bằng nguyên liệu thô và rượu vodka.

Chủ nhắm về phía Tây phương

Cánh cửa đã mở, để bỏ lại thời kỳ của những người cai trị bị ám ảnh bởi quyền lực và giải quyết tình trạng xung đột đã ảnh hưởng đến nước Nga trong nhiều thập niên: từ chối phương Tây nhưng vẫn muốn càng giống như phương Tây càng tốt. Để cạnh tranh với phương Tây, coi đó là thước đo thành công của chính mình và đồng thời coi thường nó, chắc chắn phải dẫn đến một thử thách, hiện đang
nổ ra trong cuộc chiến chống Ukraine.

Bất cứ ai cho phép chơi punk cũng phải chịu đựng những hình ảnh trông kỳ quặc trong khung cảnh đường phố. Cả hai đều không thể. Và do đó, dần dần có sự lên án mọi thứ tự do đã đến với Nga từ phương Tây. Bối cảnh văn hóa đổi mới vô cùng tốt đẹp như chết, nó chỉ diễn ra trong các ngõ ngách (hoặc ở nước ngoài). Cuối cùng, nhân quyền cũng trở thành nạn nhân của vòng xoáy bạo lực thể
xác và lời nói này. Nhân quyền không có giá trị gì ở đất nước buồn nhất thế giới này, ngoài sự tàn bạo cổ điển. Hãy nhìn người đứng đầu Cộng hòa Chechnya thuộc Nga, Ramzan Kadyrov, tự hào tuyên bố rằng ông sẽ cử ba người con trai chưa đủ tuổi tham gia cuộc chiến chống lại Ukraine. Thật là điên rồ.

TV màn hình phẳng và máy tính bảng

Việc một lãnh chúa châu Âu ở thế kỷ 21 dám coi hàng trăm nghìn người là bia đỡ đạn cho thấy sự thiếu tôn trọng hoàn toàn đối với loài người. Đối với Putin – một cách tiếp cận quản trị hậu phong kiến khác – công dân là quân nhân hoặc quần thần, trong mọi trường hợp là những người ủng hộ chính nghĩa của ông. Ngược lại, nếu bạn không ở bên ông ta, bạn đang chống lại ông ta. Lợi ích của người dân nói chung, đặc biệt là ở các khu vực xa Moscow và St.Petersburg, đóng một vai trò quan trọng. Putin chỉ quan tâm đến họ khi nhận ra rằng, mọi thứ đang trở nên căng thẳng với mình.

Sự nghèo đói là điều hiển nhiên, vì chỉ một bộ phận nhỏ người dân Nga được hưởng lợi từ sự giàu có của đất nước và ân sủng của Putin. Tác giả của những dòng này đã có vinh dự được giúp đỡ Julia Solska, người Ukraine, xuất bản ở Đức cuốn nhật ký của mình từ những ngày đầu của cuộc chiến. Trong đó, cô viết về nạn cướp bóc cho phép rút ra kết luận về mức sống trong đế chế của Putin. “Người Nga xâm lược một quốc gia, giết người và phá hủy để đánh cắp máy tính và giày dép. Nếu chúng tôi biết rằng binh lính của Putin muốn TV màn hình phẳng và máy tính bảng, chúng tôi đã gửi chúng cho họ. Vậy thì họ có thể tha cho chính mình và chúng tôi”.

Bi kịch của Nga là nó có thể là một trong những quốc gia đáng sống nhất trên trái đất, cạnh tranh một cách hòa bình với Trung Quốc và Mỹ. Khi đó, bóng ma của sự tự ti mặc cảm về mặt nhận thức sẽ biến mất và Nga sẽ không còn cần phải đổ lỗi cho phương Tây về những thiếu sót của chính mình. Có lẽ thế giới sẽ tồn tại để nhìn thấy nước Nga này. Đó sẽ là một may mắn cho nhân loại.

Các nhà tài trợ chạy đua để cung cấp máy phát điện và các viện trợ khác cho Ukraine đang bị ảnh hưởng nặng nề (Phần 1)

AP

Tác giả: Jamey Keaten

Cù Tuấn dịch

9-12-2022

Người dân tập trung gần một máy phát điện để sạc điện thoại tại Mariupol, thành phố bị Nga chiếm đóng, tháng 4/2022. Ảnh: AP

Khi các lực lượng Nga phát động một chiến dịch quân sự chống lại cơ sở hạ tầng ở Ukraine gần hai tháng trước, họ đã mở một mặt trận với các cuộc tấn công dọc theo đường dây điện, đường ống dẫn nước và hệ thống sưởi đến các gia đình, trường học, văn phòng và nhà thờ.

Năm điều điên rồ nhất mà Putin đã nói trong bài phát biểu Thông điệp Liên bang

Kyiv Post

Trúc Lam, chuyển ngữ

21-2-2023

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại trung tâm hội nghị Gostiny Dvor ở Moscow ngày 21-2-2023. Nguồn: Pavel BEDNYAKOV / SPUTNIK / AFP

Hỗn loạn và khan hiếm ở các khu vực Ukraine bị chiếm đóng trong bối cảnh lệnh sơ tán của Nga

New York Times

Tác giả: Marc SantoraAnna Lukinova

Cù Tuấn, dịch

8-5-2023

Tóm tắt: Thiếu hụt lương thực, nhiên liệu và tiền mặt, và với một cuộc phản công sắp xảy ra của Ukraine, nhiều thường dân đang chống lại lệnh tản cư của quân chiếm đóng, không biết họ sẽ đi đâu.

Trung Quốc đưa ra tiền thưởng bắt người ở nước ngoài, Đức phải hành động

Welt 

Glacier Kwong

Vũ Ngọc Chi, chuyển ngữ

10-7-2023

Chính quyền Hồng Kông đưa ra tiền thưởng cho thông tin dẫn đến việc bắt giữ tám nhà hoạt động sống ở nước ngoài. Chống lại sự leo thang lớn về những nỗ lực của Bắc Kinh đàn áp những người bất đồng chính kiến, phương Tây phải hành động cương quyết.

Có phải Hamas đang chiến thắng?

Washington Post

Tác giả: Yuval Noah Harari

Trần Gia Huấn, chuyển ngữ

6-11-2023

Người Israel thắp nến tại Quảng trường Dizengoff ở Tel Aviv ngày 18-10 để tưởng nhớ các nạn nhân trong vụ tấn công ngày 7-10 của Hamas. Nguồn: Ahmad Gharabli/ AFP/ Getty Images

Lời người dịch: Yuval Noah Harari là tác giả của những tác phẩm lừng danh như “Sapiens”, “Homo Deus” và “Unstoppable Us”. Ông là giáo sư sử, Đại học Hebrew, Jerusalem. Dưới đây là ý kiến của ông đăng trên báo Washington Post ngày 19-10-2023, sau khi Hamas mở cuộc thảm sát đẫm máu vào lãnh thổ Israel ngày 7-10-2023.

Việc phổ biến vũ khí hạt nhân có trở lại không?

Project Syndicate

Tác giả: Joseph S. Nye, Jr.

Đỗ Kim Thêm dịch

5-3-2024

Bất chấp những lo ngại chính đáng về việc các cường quốc hạt nhân đầy tham vọng như Iran, điều đáng để ghi nhớ là vẫn chỉ có chín quốc gia có vũ khí hạt nhân, ít hơn nhiều so với hai chục quốc gia mà John F. Kennedy dự đoán là sẽ có vào thập niên 1970. Khi việc không phổ biến vũ khí hạt nhân được ưu tiên hoá, thì nó sẽ vận hành.

Trịnh Xuân Thanh nằm trên cáng cứu thương bay về Việt Nam bằng chuyến bay chở bệnh nhân

LTS: Một cộng tác viên của Tiếng Dân từ Đức là ông Giang Phúc Đông Sơn đã lược dịch bản tin về Trịnh Xuân Thanh của đài truyền hình ZDF (Zweite Deutsche Fernsehen). Đây là đài truyền hình quốc gia lớn thứ hai sau đài ARD (Arbeitsgemeinschaft der öffentlich-rechtlichen Rundfunkanstalten der Bundesrepublik Deutschland). Kính mời độc giả đọc bản tin này để hiểu thêm chuyện “đầu thú” của Trịnh Xuân Thanh.

____

Giang Phúc Đông Sơn, lược dịch

3-8-2017

ZDF (Claus Kleber) – Một cuộc bắt cóc đã xảy ra giống như trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Ở Tiergarten, Berlin, hai người đang đi dạo, môt chiếc xe ngừng lại, những kẻ mang vũ khí nhảy ra, chụp lấy họ, đẩy lên xe rồi biến mất. Sau đó thấy hai người này xuất hiện tại Việt Nam như tù nhân của bộ máy chính quyền. Chính phủ Đức rất bất bình trước sự việc này.

Cộng sản đã giấu kho báu của họ ở đâu sau khi Liên Xô sụp đổ?

Russia Beyond

Tác giả: Oleg Yegorov

Dịch giả: Trúc Lam

26-9-2017

Một số nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Liên Xô có thể là những người rất giàu có. Nguồn: Varvara Grankova

Khi Liên bang Xô viết sụp đổ năm 1991, có nhiều tin đồn về số phận của “vàng dự trữ” của Đảng Cộng sản. Vài sử gia và các nhà báo tin rằng, các quan chức Đảng đã tích lũy nhiều khoản tiền khổng lồ, bí mật chuyển vào các tài khoản ngân hàng ở nước ngoài.

Đảng Cộng sản Liên Xô (ĐCS LX) hơn cả một đảng chính trị. Được hưởng quyền độc quyền cho đến cuối thập niên 1980, các cấp trên của ĐCS LX – Ủy ban Trung ương và Bộ Chính trị – tồn tại dưới dạng một đất nước riêng biệt và nhiều quan chức này được hưởng các đặc quyền mà không phải lúc nào cũng hợp pháp.

Chuyến ‘ngự du’ của Tổng thống Hoa Kỳ

Asia Sentinel

Tác giả: David Brown

Dịch giả: Song Phan

15-11-2017

TT Mỹ Donald Trump.

Ngày xưa, khi việc làm Vua nước Anh vẫn là một công việc đáng kể, năm nào hoàng gia cũng đi theo chuyến ngự hành rình rang – đi một vòng tới các thành phố lớn trong vương quốc – đó là dịp để phô bày sự hào nhoáng ngày càng xa hoa và tuyên truyền.

Tử huyệt của nhà lãnh đạo chuyên quyền

Viet-studies

Tác giả: Alina Polyakova Torrey Taussig (*)

Dịch giả: Huỳnh Hoa

2-2-2018

Có thể chăng Putin và Tập phá ngầm sự thống trị của chính họ

Tập Cận Bình và Vladimir Putin tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Hạ Môn, Trung Quốc, ngày 5-9-2017. Ảnh: Reuters

Cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc đã trở lại. Nga và Trung Quốc – hai cường quốc được lèo lái bởi các nhà lãnh đạo chuyên quyền – đang tích cực thử thách độ bền của trật tự quốc tế khi phương Tây dường như đang thoái trào.

Tổng thống Nga Vladimir Putin, không hề bối rối vì những cuộc cấm vận của phương Tây, không chỉ dẫn dắt một chiến dịch tung tin giả mạo ở các nước dân chủ phương Tây để lũng đoạn các cuộc bầu cử quan trọng mà còn tiếp tục duy trì sự chiếm đóng của Nga ở bán đảo Crimea và vùng Donbas ở miền đông Ukraine.

Luật An Ninh Mạng VN nhắm mục đích giới hạn Facebook và Google

Financial Times

Tác giả: 

Dịch giả: Lê Quốc Tuấn

12-6-2018

Biểu tình chống dự luật đặc khu tại Sài Gòn ngày 10/6. Ảnh: AFP

Các công ty công nghệ lớn bao gồm Google, Facebook và Twitter đã bày tỏ mối lo ngại nghiêm trọng sau khi chính phủ Việt Nam thông qua một đạo luật nhắm hạn chế chặt chẽ hơn về tự do ngôn luận trên trực tuyến.

Luật định mới được thông qua trong tuần này củng cố vai trò của chính phủ trong kiểm duyệt internet, khiến Tổ chức Ân xá Quốc tế phải kêu lên rằng luật định này dẫn đến việc “không có nơi an toàn cho dân chúng được tự do ngôn luận” ở Việt Nam. Liên minh Internet châu Á (AIC) – một nhóm đại diện cho Facebook, Google, Twitter, LinkedIn, Line và các tổ chức khác – đã cảnh báo thêm rằng luật định này sẽ gây hại cho sự phát triển của nền kinh tế kỹ thuật số của đất nước.

Hàng chục ngàn người biểu tình chống tham nhũng ở thủ đô Rumani bị giải tán

Le Monde

Tác giả: Mirel Bran

Dịch giả: Phạm Toàn

11-8-2018

Ở thủ đô Bucarest, người ta dùng gas làm chảy nước mắt và súng bắn nước để giải tán một cuộc biểu tình của người Rumani sinh sống ở nước ngoài.

Nhiều chục ngàn người Rumani sinh sống ở nước ngoài đã tập hợp nhau hồi chiều ngày thứ Sáu trước trụ sở chính phủ để lên án nạn tham nhũng tại quê hương bản quán mình.

Việt Nam hưởng lợi thế nào từ chiến lược của Hoa Kỳ ở Biển Đông

Diplomat

Tác giả: Gary Sands

Dịch giả: Châu Minh Dũng

19-10-2018

Chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và rộng mở của chính quyền Trump đang ngày càng biểu hiện rõ nét hơn.

Trong tình hình Washington đối đầu với Bắc Kinh trên nhiều phương diện – kinh tế, chính trị và quân sự – chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và rộng mở (free and open Indo-Pacific, gọi tắt là FOIP) của chính quyền Trump ngày càng biểu hiện rõ nét hơn. Hoa Kỳ đã cố gắng xây dựng FOIP, một cấu trúc quyền lực trong khu vực được dẫn dắt bởi cả Úc, Ấn Độ và Nhật Bản, từ lúc ông Trump xác định khái niệm trong bài phát biểu hồi tháng 11 năm ngoái, tại Hội nghị Thượng đỉnh về Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) tổ chức tại Đà Nẵng.

Con cháu thế hệ Cách mạng: Thành viên của các phong trào đấu tranh mới ở Việt Nam

The Diplomat

Tác giả: Tom Fawthrop

Dịch giả: Châu Minh Dũng

17-12-2018

Các lãnh đạo bảo thủ ở Hà Nội đang ngày càng bị ám ảnh bởi chính di sản của ông Hồ.

PetroVietnam rung chuyển khi quy mô làm ăn thua lỗ ở nước ngoài bị phát hiện

Nikkei Asian Review

Tác giả: Tomoya Onishi

Dịch giả: Trúc Lam

10-4-2019

Bộ Công an đang xem xét ai chịu trách nhiệm cho khoản thua lỗ $900 triệu

HÀ NỘI – Áp lực đang đè nặng lên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, công ty dầu khí quốc doanh, sau khi một báo cáo của chính phủ tiết lộ những tổn thất rất lớn đối với các dự án đầu tư ở nước ngoài.

Trung Quốc liều lĩnh khiêu khích trên nguồn tài nguyên khí đốt của Malaysia, Việt Nam

AMTI

Dịch giả: Song Phan

16-7-2019

Hai lần trong sáu tuần qua, cũng cùng một tàu cảnh sát biển Trung Quốc (CSB) đã quấy rối các hoạt động dầu khí của các nước láng giềng trong vùng biển tranh chấp ở hai phía đối diện của Biển Đông. Trong khi đó, một tàu của nhà nước Trung Quốc đã thực hiện một cuộc khảo sát địa chấn các lô dầu khí ngoài khơi bờ biển Việt Nam.

Trump không khỏe

The Atlantic

Tác giả: Peter Wehner

Dịch giả: Mai V. Phạm

9-9-2019

Donald Trump. Ảnh chụp ngày 5/9/2019. Nguồn: REUTERS/Joshua Roberts

Chấp nhận thực tế về nhân cách rối loạn của tổng thốngquan trọng, thậm chí là rất cần thiết.

Việt Nam: Các vụ bắt giữ và đàn áp mạng xã hội sau vụ đụng độ chết người vì đất

Ân xá Quốc tế

Dịch giả: Trúc Lam

16-1-2020

Chính quyền Việt Nam đã đẩy mạnh một cuộc đàn áp trên toàn quốc được đánh dấu bằng các vụ bắt giữ và kiểm duyệt mạng xã hội rộng rãi khi họ cố gắng kìm hãm các cuộc tranh luận công khai về vụ tranh chấp đất đai dẫn đến chết người, Tổ chức Ân xá Quốc tế hôm nay cho biết.

Miễn nhiễm cộng đồng là gì và liệu nó có chặn được virus corona?

Technology Review

Tác giả: Antonio Regalado

Dịch giả: Carl Trần

17-3-2020

Căn bản là có ba cách ngăn chặn bệnh Covid-19 vĩnh viễn. Một cách bao gồm những hạn chế phi thường đối với việc di chuyển tự do và tụ họp, cũng như những cuộc xét nghiệm gắt gao, nhằm chặn đứng sự lây lan một cách toàn diện. Điều đó giờ đây có thể là bất khả thi vì virus đang xuất hiện ở hơn 100 quốc gia.

Cách thứ hai là một thuốc chủng có khả năng bảo vệ mọi người, nhưng thuốc này vẫn còn đang được phát triển.

Cách thứ ba có tiềm năng hiệu quả nhưng thật kinh khủng khi xét đến: Cứ chờ cho đến khi có đủ số người bị nhiễm.

Nếu virus tiếp tục lây lan, sẽ đến lúc số người lây nhiễm đủ nhiều và (nếu họ sống sót) trở nên miễn nhiễm. Khi đó cơn dịch sẽ tự tàn lụi vì virus ngày càng khó tìm một sinh vật chủ có thể bị lây nhiễm. Hiện tượng này được gọi là miễn nhiễm cộng đồng (herd immunity).

Sự lan truyền rộng rãi, không thể ngăn chặn của virus corona chính là một kết cuộc mà các chuyên gia đang dựng mô hình trong các kịch bản tồi tệ nhất của họ. Họ cho rằng với những gì người ta biết về virus corona, rốt cuộc nó có thể sẽ lây nhiễm khoảng 60% dân số thế giới, thậm chí chỉ trong vòng một năm.

Các con số đó không phải là đoán mò. Chúng dựa trên thời điểm mà các nhà dịch tễ học cho là sự miễn nhiễm cộng đồng bắt đầu có tác dụng đối với riêng loại virus này.

Hồi tuần trước, ý tưởng miễn nhiễm cộng đồng đã bùng nổ trên các dòng tít lớn sau khi thủ tướng Anh Boris Johnson ngỏ ý chiến lược chính thức của nước này có thể là mím môi thật chặt và để mặc cho dịch bệnh hoành hành. Trưởng cố vấn khoa học của chính phủ, Patrick Vallance, nói rằng, Anh quốc cần phải “xây dựng một dạng miễn nhiễm cộng đồng nào đó, để rồi sẽ có thêm nhiều người miễn nhiễm với bệnh này và chúng ta giảm được sự lây lan“.

Hôm qua, thủ tướng Hà Lan, Mark Rutte, cũng có giọng điệu tương tự, khi nói, “Chúng ta có thể làm chậm đà lây lan của virus đồng thời xây dựng tính miễn nhiễm cộng đồng theo một cách thức có kiểm soát“.

Nhưng nhắm tới miễn nhiễm cộng đồng ngay lập tức sẽ là một chiến lược thảm bại, theo các mô hình mới nhất. Đó là vì sẽ có quá nhiều người phát bệnh nặng – và một sự bùng nổ bất chợt về số người bệnh cần nhập viện hoặc vào các đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU) sẽ làm quá tải các bệnh viện.

Anh quốc trong tuần này ra chỉ dấu, thay vì đi theo đường hướng ấy, họ sẽ gia tăng các biện pháp trấn áp virus, bao gồm khuyến cáo người dân không tụ tập đông người. Hãm đà cơn dịch có thể cứu được các hệ thống y tế và nhiều mạng người, nhưng cuối cùng kết quả có thể cũng vẫn vậy. Đó là, ngay cả khi cơn đại dịch được kéo giãn ra theo thời gian, vẫn cần đến sự miễn nhiễm cộng đồng để kết liễu nó.

Như Matt Hancock, bộ trưởng y tế và chăm sóc xã hội Anh quốc, giải thích sau khi chính phủ Anh bị chỉ trích: “Miễn nhiễm cộng đồng không phải là mục tiêu hay chính sách của chúng tôi. Đó là một khái niệm khoa học“.

Nhưng miễn nhiễm cộng đồng thật ra là gì?

Khi có đủ thành phần dân số đề kháng được một loại virus, sự lây lan của nó dừng lại một cách tự nhiên vì không có đủ người có khả năng truyền bệnh. Như thế, cả cộng đồng (“herd” trong tiếng Anh, nghĩa là “đàn”) được miễn nhiễm, ngay cả khi nhiều cá thể trong đó vẫn chưa miễn nhiễm.

Ước lượng virus corona mang tỉ lệ tử vong khoảng 1% trên mỗi trường hợp lây nhiễm, nhưng điều này được xem là không chắc chắn, và tỉ lệ tử vong trên số trường hợp được nhập viện còn cao hơn. Thật là kinh dị khi mường tượng viễn cảnh hàng tỉ người bị nhiễm virus corona, nhưng chúng ta đã chứng kiến sự xuất hiện miễn nhiễm cộng đồng trong những cơn dịch mới đây.

Hãy xét virus Zika, một cơn bệnh do muỗi lan truyền từng gây ra cơn hoảng loạn dịch bệnh vào năm 2015 vì có mối liên hệ với những trường hợp khuyết tật bẩm sinh.

Hai năm sau, vào năm 2017, hầu như chẳng còn ai lo ngại về nó. Một nghiên cứu ở Brazil phát hiện bằng cách kiểm tra mẫu máu rằng 63% dân số của thành phố ven biển miền đông bắc Salvador đã bị phơi nhiễm trước Zika; các nhà nghiên cứu đặt giả thuyết rằng, miễn nhiễm cộng đồng đã phá tan cơn dịch.

Thuốc chủng cũng tạo ra miễn nhiễm cộng đồng, dù được cấp phát rộng rãi hay đôi khi chỉ được cấp phát trong một “vành đai” xung quanh một trường hợp mới của một bệnh truyền nhiễm hiếm gặp. Đó là cách mà những bệnh như đậu mùa được trừ tiệt và tại sao bệnh lao gần như được xóa bỏ. Nhiều nỗ lực chế tạo thuốc chủng đang được tiến hành đối với virus corona, nhưng có thể tất cả đều chưa hoàn tất trong vòng hơn một năm tới.

Ngay cả đến lúc đó, các nhà sản xuất thuốc chủng có thể thấy mình đang trong một cuộc đua thất bại với thiên nhiên để xem ai bảo vệ cộng đồng trước. Đó chính là một phần câu chuyện đã xảy ra hồi năm 2017, khi nhà sản xuất thuốc Sanofi âm thầm dẹp bỏ một dự án bào chế thuốc ngừa Zika sau khi nguồn tài trợ cạn kiệt: Đơn giản là không còn thị trường cho nó.

Virus corona hãy còn mới, do đó có vẻ không ai miễn nhiễm đối với nó: Đây là nguyên do nó lây lan và tại sao nó có thể có những tác động trầm trọng nơi một số người.

Để cho sự miễn nhiễm cộng đồng bám rễ, con người phải phát triển được sức đề kháng sau khi nhiễm bệnh. Điều đó đã xảy ra với nhiều loại virus: người bị nhiễm bệnh và hồi phục tự tạo được sức đề kháng và không mắc bệnh trở lại, vì hệ thống miễn nhiễm của họ có đủ kháng thể để đánh bại virus.

Khoảng 80 ngàn người đã hồi phục từ virus corona, và rất có thể là giờ đây họ đề kháng được bệnh này, mặc dù chưa biết mức độ miễn nhiễm cao đến đâu. “Tôi sẽ ngạc nhiên, nhưng không hoàn toàn ngạc nhiên, nếu người ta không trở nên miễn nhiễm“, Myron Levine, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại trường University of Maryland, nói. Một số virus, như cúm, quả đã tìm ra những cách thức tự biến đổi không ngừng, đó là lý do khiến sự miễn nhiễm đối với những loại virus theo mùa như vậy không bao giờ đầy đủ.

Khi nào chúng ta đạt được miễn nhiễm?

Thời điểm mà chúng ta đạt miễn nhiễm cộng đồng có liên quan một cách toán học tới khuynh hướng lây lan của virus, được biểu diễn bằng con số sinh sản của nó, hay R0. Các nhà khoa học ước lượng R0 của virus corona là giữa 2 và 2.5, nghĩa là mỗi người bị lây nhiễm, truyền bệnh cho khoảng hai người khác, nếu không có những biện pháp kiểm soát truyền nhiễm.

Để hình dung ra cách thức sự miễn nhiễm cộng đồng có tác dụng, hãy nghĩ đến số trường hợp virus corona đang nhân lên trong một dân số dễ bị lây nhiễm theo cách này: 1, 2, 4, 8, 16, và cứ thế tiếp tục. Nhưng nếu một nửa dân số miễn nhiễm, một nửa số vụ lây nhiễm sẽ không bao giờ xảy ra, và do đó tốc độ lây lan trên thực tế giảm đi phân nửa. Khi đó, theo Trung tâm Truyền thông Khoa học, cơn dịch chỉ còn tiếp diễn âm ỉ như thế này: 1, 1, 1, 1 … Cơn dịch bị dập tắt khi tỉ lệ lây nhiễm ít hơn 1.

Tỉ lệ lây lan của con virus hiện tại cao hơn bệnh cúm thông thường, nhưng tương tự những bệnh cúm mới xuất hiện đã đôi lần quét qua toàn cầu trước đây. “Nó giống với đại dịch cúm năm 1918, và điều đó ám chỉ rằng việc chấm dứt được cơn dịch này sẽ đòi hỏi gần 50% dân số trở nên miễn nhiễm, hoặc là nhờ một thuốc chủng, mà hiện chưa xuất hiện trong tầm mắt, hoặc là nhờ sự lây nhiễm tự nhiên“, nhà dịch tễ học Marc Lipsitch của trường Harvard University nói với một nhóm chuyên gia qua một cuộc hội luận bằng video hồi cuối tuần này.

Một virus càng lây lan mạnh, thì càng cần phải có nhiều người miễn nhiễm để đạt đến miễn nhiễm cộng đồng. Bệnh sởi, một trong những bệnh dễ dàng lây nhiễm nhất, với R0 trên 12, đòi hỏi khoảng 90% dân chúng miễn nhiễm để giúp những người không được bảo vệ trong cộng đồng khỏi bị lây nhiễm một cách tự nhiên. Đó là tại sao những ổ dịch mới có thể manh nha khi chỉ có một số nhỏ người quyết định không đi chích ngừa sởi.

Tương tự, nếu virus corona lây lan dễ hơn là các chuyên gia nghĩ, sẽ cần có thêm nhiều người lây nhiễm trước khi đạt đến miễn nhiễm cộng đồng. Với R0 bằng 3, chẳng hạn, 66% dân số sẽ phải miễn nhiễm trước khi hiệu ứng bắt đầu có tác dụng, theo mô hình đơn giản nhất.

Dù cho đó là 50% hay 60% hay 80%, các con số đó ám chỉ hàng tỉ người lây nhiễm và hàng triệu người thiệt mạng trên khắp thế giới, dù cho khi đại dịch diễn ra càng chậm, ta càng có thêm cơ may được cứu bằng những thứ thuốc điều trị hoặc thuốc chủng.

Những mô hình dịch tễ học mới nhất được phát triển ở Anh quốc hiện nay đều khuyến nghị việc “trấn áp” gắt gao đối với virus corona. Chiến thuật căn bản đang được hối thúc là cách ly người bệnh, cố gắng giảm thiểu 75% tiếp xúc xã hội, và đóng cửa các trường học. Các biện pháp tốn kém về kinh tế ấy có thể sẽ tiếp tục trong nhiều tháng.

Trấn áp sự lan truyền có nghĩa là chúng ta sẽ không xây dựng được miễn nhiễm cộng đồng“, Azra Ghani, trưởng nhóm dịch tễ học đang làm việc với mô hình mới về cơn dịch tại trường Imperial College London, nhận xét. Cái giá phải trả cho thành công là “chúng ta đang đưa mọi hoạt động xuống thấp đến mức mà chúng ta phải có để duy trì các biện pháp đó“.

Quyết tâm của đất nước chống virus corona là đối sách hữu hiệu – Chế độ chuyên chế hay dân chủ không quan trọng

The Atlantic

Tác giả: Francis Fukuyama

Dich giả: Đỗ Kim Thêm

30-3-2020

Lời người dịch: Bằng khảo hướng lịch sử, Francis Fukuyama cho rằng dân chúng Mỹ không tin vào khả năng lãnh đạo của Tổng Thống Donald Trump và hệ thống chính trị. Vì nhận định quyết tâm của đất nước trong cơn dịch bệnh virus corona là một đối sách hữu hiệu, còn phân chia biện pháp theo quan điểm thể chế độc tải hay dân chủ không là yếu tố quyết định, nên tác giả bi quan về triển vọng giải quyết hiện nay của Mỹ.

Mỹ cảnh báo Israel, NATO về dịch bệnh bùng phát ở Trung Quốc hồi tháng 11/2019

Times of Israel

Dịch giả: Trúc Lam

17-4-2020

Tòa Bạch Ốc được cho là không quan tâm đến thông tin tình báo này, nhưng họ đã chuyển qua cho NATO, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF); Khi nó đến Bộ Y tế Israel, ‘không có gì được thực hiện’.

Hơn 1.900 cựu nhân viên Bộ Tư pháp lại kêu gọi Bộ trưởng Bar từ chức

Washington Post

Tác giả: Matt Zapotosky

Dịch giả: Bùi Như Mai

11-5-2020

Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr. Ảnh: Politico

Hơn 1.900 cựu nhân viên của Bộ Tư pháp hôm thứ Hai đã lặp lại lời kêu gọi William P. Barr từ chức Bộ trưởng Tư pháp, xác nhận trong một bức thư ngỏ: ông ta “lại một lần nữa không coi luật pháp ra gì cả”, về chuyện ông ta tha bổng cho cựu cố vấn an ninh quốc gia, Michael Flynn.

Tổng thống Trump đòi hỏi phải có chính sách thô bạo, trái ngược với luật pháp và trật tự

Washington Post

Ban Biên tập WP

Dịch giả: Bùi Như Mai

1-6-2020

Vài giờ sau khi Tổng thống Trump tuyên thệ nhậm chức hồi năm 2017, tòa Bạch Ốc đưa ra tuyên bố hứa hẹn sẽ lật ngược một điều được gọi là “tình trạng chống cảnh sát nguy hiểm ở Mỹ”. Đây là lời hứa nhất quán với cái gọi là quan điểm trong tranh cử của Trump, gồm có: Tán thành việc thực thi án tử hình cho những người giết cảnh sát; bảo vệ cảnh sát bị cáo buộc có hành vi sai trái trong vụ xả súng có liên quan tới cảnh sát; ủng hộ chính sách “tiền trảm hậu tấu”.

Thăm lại Phố Wall Đen bị đốt cháy

New York Times

Tác giả: Brent Staples

Dịch giả: Trúc Lam

19-6-2020

Một số tàn tích từ vụ thảm sát chủng tộc ở Tulsa hồi tháng 6/1921, khi những kẻ “dân quân tự vệ” da trắng đốt cháy khu vực của người Mỹ gốc Phi ở TP Oklahoma. Nguồn: Bettmann / Getty Images

Gần một thế kỷ sau vụ thảm sát chủng tộc ở Tulsa, cuộc tìm kiếm người chết vẫn tiếp tục.

“Ngài là thiên sứ được Chúa sai xuống để lãnh đạo nước Mỹ”: Đi vào thế giới của sự sùng bái cá nhân… (Phần cuối)

Vanity Fair

Tác giả: Jeff Sharlet

Dịch giả: T.Vấn

9-7-2020

Tiếp theo: Phần giới thiệu  —  phần 1phần 2phần 3phần 4

Trong mỗi cuộc tập họp vận động tranh cử của Trump, đều có một cảnh tượng độc đáo lúc Trump bắt đầu điểm mặt kẻ thù. Không phải Hillary Clinton hay Joe Biden, hay những di dân Mexico, mà là nhóm nhỏ những người ngồi trong cái chuồng sắt trong khu vực gần diễn đài (nơi dành cho các ký giả – người dịch). Bọn này toàn là “những kẻ rất xấu”, “bọn cặn bã”, “những tên dối trá”. Hãy nhìn chúng kìa!”. Trump vừa lên giọng, vừa lấy tay chỉ về chỗ những ký giả.

Virus corona sẽ không bao giờ biến mất

The Atlantic

Tác giả: Sarah Zhang

Dịch giả: Trúc Lam

4-8-2020

Ảnh minh họa. Nguồn: Brian L. Frank / The New York Times / NIH / The Atlantic

Bất kể điều gì xảy ra bây giờ, virus cũng sẽ tiếp tục lây lan khắp thế giới.

30 năm thống nhất: Điều gì hiện gắn kết người Đức và điều gì chia cắt họ

Spiegel

Lê Quí Trọng Lê Quang Ngọ, chuyển ngữ

25-9-2020

Sau 30 năm thống nhất đất nước, miền Đông và miền Tây vẫn còn biểu lộ những khác biệt trong cơ cấu tuổi tác, trong những dự định sống của mỗi người – và ở những sở thích của họ.

Hệ thống y tế Hoa Kỳ mùa đại dịch

Hoàng Thủy Ngữ, biên dịch

15-10-2020

Sylvia LeRoy, y tá bị nhiễm Covid-19 khi đang mang thai những tháng cuối. Nguồn: Gia đình nhân vật

Khi đại dịch corona tấn công New York vào tháng Ba, Sylvia LeRoy đã mang thai những tháng cuối và đang làm việc toàn thời gian như một y tá. Giờ đây, cô bị tổn thương não và cần được chăm sóc, nhưng trận chiến chống lại công ty bảo hiểm là gay go nhất.

Tại sao nhiều người vẫn tin tưởng Trump?

Jetzt

Lara Thiede, thực hiện

Dịch giả: Vũ Ngọc Chi

6-11-2020

Nhà tâm lý học chính trị Joris Lammers giải thích lý do tại sao tổng thống Đảng Cộng hòa vẫn được lòng nhiều người Mỹ dù đã nói dối nhiều lần. 

Donald Trump tại một buổi vận động tái tranh cử. Nguồn: Mark Hertzberg/ZUMA Wire/dpa