Blogger Mẹ Nấm và cô Madeleine Thien. Ảnh: Pen International
Kính gửi chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh,
Đã gần 5 tháng kể từ phiên tòa xử chị, phiên tòa chỉ kéo dài một ngày đã kết án chị 10 năm tù về tội “tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88 của luật hình sự Việt Nam, một bộ luật được sử dụng một cách tùy tiện và tàn bạo để bịt miệng giới đối kháng.
Richard Javad Heydaria là cây bút chuyên về địa chính trị châu Á. Trước đây ông dạy khoa học chính trị tại đại học De La Salle và đại học Ateneo De Manila, đồng thời là nhà tư vấn chính sách cho Hạ viện Philippines.
Trong chuyến công du chính thức đầu tiên của tổng thống Donald Trump tại châu Á, sự giảm sút nhanh chóng quyền bá chủ kéo dài nhiều thập niên của Hoa Kỳ ở khu vực này đã trở nên rõ ràng một cách đau đớn.
Biểu tình chống Donald Trump ở Manila, Philippines. Ảnh chụp từ clip của Reuters/ Star TV
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trong một cuộc họp song phương ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 12/11/2017. Ảnh:Jim Watson / AFP / Getty Images.
Hoa Kỳ đang tạo ra những vấn đề [rắc rối] ở Châu Á, bằng cách đề nghị hòa giải những căng thẳng giữa Việt Nam với Trung Quốc.
Donald Trump có ý gì khi ông ta đề nghị làm “trung gian” trong tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc trên Biển Đông? Hôm Chủ Nhật, trong chuyến thăm chính thức tới Hà Nội, Tổng thống Trump nói với người đồng nhiệm Việt Nam rằng: “Nếu tôi có thể giúp hòa giải hoặc phân xử, xin vui lòng cho tôi biết … Tôi là người làm trung gian rất tốt và là người phân xử rất giỏi“.
Chiến tranh Việt Nam, phim tài liệu của đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick.
Điểm sách: Chiến tranh Việt Nam: lịch sử sâu xa, của Geoffrey C. Ward, với lời giới thiệu của Ken Burns và Lynn Novick. Nhà xuất bản: Knopf. Sách dày 612 trang, giá 60 Mỹ kim.
Thủy quân lục chiến Mỹ với một đồng đội bị thương tại trạm cấp cứu, rặng núi Mutter, Núi Cây Tri, Nam Việt Nam, tháng 10 năm 1966. Ảnh: PBS
V. Lenin – Biểu tượng của CM tháng 10 Nga. Ảnh: báo Guardian
Cách mạng Nga là cuộc chiến đấu chống lại sự quá lạm của những người giàu có. Không có gì ngạc nhiên khi Vladimir Putin muốn bỏ qua lễ kỉ niệm 100 năm cuộc cách mạng này.
Tháng 11 luôn mang đến cho người Nga ngày lễ mà họ mong đợi. Ngày nghỉ là vì có sự kiện lịch sử lớn, nhưng hầu hết sử dụng để vui thú với gia đình. Ngày 7 tháng 11 năm 2017, là ngày kỉ niệm 100 cuộc cách mạng Bolshevik do Vladimir Lenin lãnh đạo, trước đây người ta thường kỉ niệm bằng cách hát hò, diễu hành và bắn pháo hoa.
Nhưng ngày lễ chính thức năm nay không phải là để tưởng niệm cuộc cách mạng, mà là tưởng niệm cuộc nổi dậy năm 1612, chống lại người Ba Lan. Ngày Thống nhất Quốc gia là một phát minh của chế độ Sa Hoàng mà chính quyền của Vladimir Putin khởi động lại vào năm 2005. Đấy là ngày 4 tháng 11 – được chọn thật là hợp thời. Sau ba ngày ngồi trên ghế sofa, còn ai nhận thấy không có lá cờ đỏ nào?
Sự im lặng tương tự như một giấc mơ mà người mơ bị ngộp thở. Kỉ niệm 100 năm là ngày lễ đặc biệt: ai cũng có thể đếm đến 100. Nhưng cho đến nay, Lenin và các đồng chí của ông chỉ được coi là một con tem kỷ niệm mà thôi. Ông ta vẫn còn nằm ở đó – mặc bộ đồ mới – trong Lăng trên Quảng trường Đỏ, nhưng không ai muốn nói ông ta thực sự đã làm những chuyện gì. Chính phủ Nga hiện nay sử dụng khá nhiều sự kiện lịch sử – trước hết không đứa trẻ nào có thể quên được cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, chống chủ nghĩa phát xít – nhưng không thể đưa Lenin vào.
Khá kỳ quặc là, các quan chức ở Moskav phải nghĩ rằng cách mạng Nga là cuộc nổi dậy của những người dân bình thường nhằm chống lại chế độ chuyên chế, là cuộc chiến đấu chống lại bất công và quá lạm của những người giàu có. Khi chủ nghĩa khủng bố đang là mối đe dọa thực sự, sẽ là dại dột nếu Điện Kremlin công khai ủng hộ cuộc nổi dậy đầy bạo lức đó. Nhưng Điện Kremlin cũng không thể phỉ báng con người vẫn đang nằm trong Lăng, còn tượng của ông ta là địa điểm nổi bật trong hàng trăm thành phố của đất nước này. Điện Kremlin còn có thể làm gì với chính quyền Xô Viết? Nếu Kremlin lên án cuộc cách mạng Nga, thì họ sẽ làm gì với Stalin và niềm vui chiến thắng của nhân dân?
Cho đến nay, dường như câu trả lời là cứ để nguyên như thế. Nói cho cùng, mọi người đã quen với Lenin. Nếu ông ta cứ ở nguyên đó, nếu giới trẻ ít suy nghĩ đi, thì ngay cả ngày kỷ niệm khó chịu này rồi cũng sẽ qua. Có tin đồn rằng, năm nay cánh Tả mới của Nga có thể sẽ tổ chức các cuộc tuần hành trên đường phố để kỷ niệm ngày lễ này, nhưng hầu hết người Nga dưới 50 tuổi đều coi câu chuyện về Liên Xô như một di tích không hợp thời, một tàn dư của quá khứ, dễ làm người ta bối rối. Chính quyền muốn mọi sự cứ giữ nguyên như cũ, để cho những thế hệ kiên cường già nua – những người đang bán những quả táo cạnh các ga tầu điện ngầm – được ấm lòng. Chính từ “Liên Xô” cũng đã trở thành đồ cổ từ lâu. Nó phải thuộc về quá khứ, nó không có chỗ trong hiện tại, cũng như những người bất đồng chính kiến vậy.
Cách mạng Nga là thời khắc khi mặt nạ của nền văn hoá nhân văn bị xé tan thành từng mảnh. Đấy là thời khắc của niềm hy vọng đầy phấn khích, của cuộc thí nghiệm không tưởng kinh hoàng. Nó là cuộc thử nghiệm về độ bền vững của của những ảo tưởng về sự tiến bộ được hình thành trong thế kỷ XIX. Đấy là kết quả hoạt động của hàng chục ngàn con người đầy nhiệt huyết.
Nhưng, giờ đây, cháu chắt của họ cảm thấy chán. Tình hình như thế làm chính phủ của họ an tâm. Không khí chán ngắt bao trùm lên tất cả những cuộc họp chính thức nhằm thảo luận những vấn đề này. Hầu hết mọi người chọn cách diễn đạt an toàn nhất, mờ nhạt nhất. Ví dụ, một hội nghị bàn tròn được tổ chức ở Smolny – tòa nhà, nơi Lenin lãnh đạo cuộc cách mạng – thảo luận suốt cả ngày. Hội nghị được dự định vào cuối tháng 11 năm 2017, nhưng chủ đề sẽ không phải là cách mạng mà là một trăm năm ngày Phần Lan giành được độc lập.
Tôi tìm cách hỏi những người làm trong các viện bảo tàng. Nhà nước Nga giữ gìn tất cả các di vật của năm xảy ra cách mạng, trong đó có một chiếc gối của Lenin và bàn cờ của một người thân của ông. Bạn có thể chạm ngón tay vào bồn tắm của Stalin (nguyên văn viết như thế – ND), tức là cái bồn tắm mà chắc chắn là Lenin đã sử dụng trước khi chạy trốn mật vụ của chính quyền Kerensky. Nhưng không có sự chuẩn bị đặc biệt nào, không có sự kiện lớn, không có máy quay phim và máy ảnh. Bảo tàng tờ Pravda (Sự Thật), tờ báo của đảng Bolshevik, rõ ràng là không có tiền. Thời còn Liên Xô, có hàng ngàn học sinh tới thăm mỗi ngày – nó nằm trong chương trình học của họ – nhưng bây giờ phải dựa vào tiền bán vé cho du khách.
Muốn lôi kéo học sinh quay trở lại, các nhân viên ở đây buộc phải thích nghi. “Chúng tôi gọi đây là bảo tàng của lòng khoan dung”, hướng dẫn viên giải thích. “Coi này? Mọi thứ trong căn phòng này đều đến từ nước nào đó ở Châu Âu. Máy đánh chữ của Đức, còn cái bàn là của Pháp”.
Nhưng lảng tránh không phải lúc nào cũng giải quyết được vấn đề. Một người nào đó phải tổ chức lễ kỉ niệm một trăm năm sự kiện quan trọng này; phải có phản ứng chính thức. Cách đây mười tháng, nhà báo độc lập Mikhail Zygar lập một trang web nhằm theo dõi những sự kiện diễn ra trong năm 1917, từng ngày một. Muộn hơn, nhưng với ngân sách lớn hơn hẳn, kênh truyền hình Russia Today, được nhà nước trợ cấp, đã phản ứng với một trang rất đẹp trên Twitter, với những bức ảnh minh hoạ về một số nhân vật chính của năm 1917. Cả hai dự án đều là những nguồn tài nguyên hữu ích, mặc dù cả hai trang mạng này đếu không đả động đến câu hỏi: Cuộc cách mạng này có ý nghĩa gì? Tương tự như bóng ma của Lenin, câu hỏi đó vẫn lơ lửng trên Quảng Trường Đỏ.
Kremlin đang giữ sức cho buổi lễ kỉ niệm khác, sẽ diễn ra vào năm tới. Tháng 7 năm 1918, gia đình Romanov đã bị sát hại. Những bài học u ám của tội ác đó là cái mà ai cũng sẽ hiểu. Thông điệp được gửi đi là, nhân dân cần một nhà nước mạnh, và nhà nước Nga là trường hợp đặc biệt. Khác với các chế độ ở phương Tây, ở đây không chỉ có lòng yêu nước mà còn có chính thống giao. Đó là lý do vì sao hiện nay Nicholas II đã trở thành một vị thánh và vụ những người Bolshevik sát hại ông trở thành vụ tử vì đạo. Thông qua ông, những người Nga có tư duy đúng đắn có thể nhớ hết tất cả những người tử đạo trong cuộc cách mạng mà giờ đây, ơn Chúa, đã trở thành quá khứ.
Các nạn nhân gắn kết quốc gia, tất cả mọi người đều có thể đau khổ. Để tưởng niệm những người chết (hàng triệu, không xác định được chính xác là bao nhiêu), người ta đã cho xây ở Moskva một thánh đường mới: To lớn, choáng ngợp. Giám mục Tikhon Shevkunov, bạn thân của Putin, là nhà tài trợ chính cho công trình này.
Hiện nay, ở Nga, người ta không cổ vũ chính quyền của nhân dân hay công bằng xã hội, mà cổ vũ và dạy trong nhà trường chủ nghĩa dân tộc đã được lý tưởng hóa. Nước Nga là Byzantium mới, chứ không còn tự hào là ngọn cờ đỏ dẫn dắt thế giới như họ đã từng làm trong quá khứ.
Còn một ngày lẽ không thể bỏ qua nữa. Cheka, cảnh sát mật của Lenin, được thành lập ngày 18 tháng 12 năm 1917. Những tổ chức kế tục nó gồm có NKVD của Stalin và KGB, và hiện nay là FSB, tháng tới cơ quan này sẽ tổ chức kỉ niệm ngày thành lập với rất nhiều kỷ niệm chương và rượu champagne. Putin, từng là trung tá và sếp cũ của cơ quan này, ông ta có thể trở thành khách quý của buổi tiệc.
Sự kiện là nhiều người tử vì đạo trong cuộc cách mạng này đã chết trong tay của cảnh sát mật chỉ là chi tiết không ai quan tâm. Lenin chỉ đơn giản là hạ lệnh cho Cheka hành quyết hàng loạt các tu sỹ và những người thuộc cái gọi là giai cấp tư sản. Năm 1918, xác người xếp đầy trên đường phố. Nhưng những sự thật như thế có thể dễ dàng bị người ta lờ đi. Thánh đường mới của Shevkunov dành cho những người tử đạo trong cuộc cách mạng chỉ cách tổng hành dinh của FSB trên Quảng trường Lubyanka một con dao quăng mà thôi.
Chỉ còn lại Lenin và bóng ma của ông ta. Khi còn sống, ông ta một chính trị gia hoạt động không ngừng nghỉ, một người nguy hiểm và có phản ứng nhanh chóng; còn hiện nay, ông nằm trên Quảng Trường Đỏ như một con cáo nhồi bông: cũ rích và rõ ràng là đã chết. Trung tâm của Moskva được cải tạo thành không gian chính thống và siêu Nga, Lăng của ông ta ngày càng tỏ ra là công trình không đúng chỗ. Nhưng, mặc dù không có ai muốn vinh danh ông này, cái xác ướp kia vẫn là “đối tượng rắc rối”, khó mà vất đi được. Một công dân Liên Xô cũ đã nói với tôi: “Chúng tôi chắc chắn đã học được cái gì đó từ lịch sử của chúng tôi, có phải thế không? Cần phải nhìn xem bạn đang ướp xác ai”.
Catherine Merridale là nhà sử học. Tác phẩm mới nhất của bà nhan đề Lenin on the Train, do NXB Penguin ấn hành.
Vào cuối Đại hội toàn quốc trong sáu ngày của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lần thứ XIX, khoảng 2.200 đại biểu đã quyết định bổ sung phần “Tư tưởng Tập Cận Bình vào kỷ nguyên mới của chủ nghĩa xã hội có đặc điểm Trung Quốc” trong Bảng Điều lệ của ĐCSTQ. Với việc này, kỷ nguyên mới của Tập đã trở nên chính thức bắt đầu.
Chủ nghĩa Cộng sản là nỗi ám ảnh của nhân loại. Ảnh: internet
Một trăm năm kể từ cuộc đảo chính của Lenin ở Nga, cái ý thức hệ dấn thân cho sự nghiệp xóa bỏ thị trường và quyền tư hữu đã để lại một chặng đường dài hủy diệt và chết chóc.
Tầm tuần này một thế kỷ trước, chủ nghĩa cộng sản chiếm được đế quốc Nga, đất nước lớn nhất thế giới tại thời điểm đó. Các phong trào thiên tả đủ loại đã lan tràn trong chính trị châu Âu trước khi diễn ra cuộc cách mạng ngày 25 tháng Mười năm 1917 (trùng vào ngày 7 tháng Mười Một theo lịch cải cách của Nga), nhưng Vladimir Lenin và những người bolsheviks của ông thì khác hẳn. Họ không chỉ mang một niềm tin hoang tưởng mà còn linh hoạt trong chiến thuật và may mắn hơn các đối thủ.
Nhà lãnh đạo nước Đông Nam Á này cho thấy, đang tiếntới việc sẽ ngồi lại lâu dài ở đỉnh cao [quyền lực]
Hà Nội – Nhà lãnh đạo Việt Nam đã tuyên bố một cuộc cải tổ toàn diện chính phủ, sẽ giảm bớt 400.000 vị trí trong khu vực nhà nước. Tuy nhiên, chiến dịch này có vẻ nặng về củng cố quyền lực của ông trong nhà nước độc đảng không kém hơn về chỉnh đốn tài chính.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (giữa) và người đồng nhiệm Việt Nam, Phạm Bình Minh (thứ hai từ trái) đi bộ đến phòng họp ở Hà Nội ngày 2-11-2017. Ông Vương đã có chuyến thăm chính thức hai ngày đến Hà Nội. Ảnh: Hoàng Đình Nam/ AFP / Getty Images
Bạn có biết những mối quan hệ bạn trai và bạn gái đã chia tay, quay trở lại, rồi chia tay nữa không? Có lẽ hai người không thể sống cùng nhau nhưng cần nhau vì một số lý do không thể thiếu. Sự lặp đi lặp lại này, mô tả mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam – hai nước láng giềng với những mối quan tâm chia sẻ sâu sắc, đồng thời cũng là mối ngờ vực lẫn nhau sâu đậm.
Khi Đại hội toàn quốc lần thứ XIX của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mở ra, nhiều người quan tâm xem ai sẽ nắm giữ những chức vụ quan trọng trong chính quyền của Tập Cận Bình trong năm năm tới. Tuy nhiên, quỹ đạo tương lai của Trung Quốc phụ thuộc rất nhiều vào một nhóm khác của những nhà lãnh đạo, những người ít thu hút được chú ý hơn, đó là giới kỹ trị mà họ sẽ thực hiện các công tác chuyên biệt, liên quan đến cải cách và chuyển hoá nền kinh tế Trung Quốc.
Một kỷ nguyên mới đã bắt đầu trong chính trị Trung Quốc. Vào ngày 24 tháng 10, khi đại hội toàn quốc lần thứ 19 của đảng Cộng sản Trung Quốc hạ màn, các đại biểu của đảng đã sửa đổi điều lệ của tổ chức này để thiêng hóa một nguyên tắc ý thức hệ có vai trò dẫn dắt mới: “Tư tưởng Tập Cận Bình” (Xi Jinping). Ít có nhà quan sát nào biết chính xác học thuyết này dẫn tới cái gì – đó là một tập hợp vô hình vô ảnh những ý tưởng về duy trì nhà nước độc đảng của Trung Quốc và chuyển hóa đất nước thành một cường quốc toàn cầu – nhưng đa số đều lập tức nắm được cái biểu trưng chính trị trong sự ra đời học thuyết này. Đảng Cộng sản đã đề cao những đóng góp về ý thức hệ của nhà lãnh đạo Trung Quốc lên ngang tầm với những đóng góp của Mao Trạch Đông (Mao Zedong) và Đặng Tiểu Bình (Deng Xiaoping), hai lãnh tụ đảng Cộng sản Trung Quốc duy nhất có ý tưởng được thánh hóa như vậy.
Khi Trump chuyển qua trừng phạt các nước không nhận những người bị trục xuất, các nhà phân tích cảnh báo rằng, những cư dân Mỹ gốc Việt không còn được bảo vệ như nhau.
Các thành viên trong cộng đồng người Việt tại một cuộc diễn hành ở Portland Rose Festival. Ảnh: Wikimedia Commons.
Những người ủng hộ quyền của người nhập cư cảnh báo rằng, hàng ngàn cư dân Mỹ gốc Việt có nguy cơ bị trục xuất cao hơn, đặc biệt khi Tổng thống Donald Trump chuẩn bị chuyến thăm ngoại giao tới Việt Nam, nơi ông có thể áp lực lên chính quyền – như ông ta đã làm ở Đông Nam Á và Châu Phi – để nhiều người bị trục xuất hơn.
Mặc dù tranh chấp Biển Đông trong thời gian gần đây dường như đã “nguội đi” ít nhiều so với những năm trước, việc đạt được một thoả thuận nhằm giải quyết toàn bộ tranh chấp hết sức phức tạp tại thời điểm này vẫn chưa khả thi. Xung đột vũ trang ở điểm nóng này vẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, và vì một cuộc chiến tranh sẽ dẫn đến một kết cục “cùng thua” cho tất cả các bên, các nhà hoạch định chính sách cần chuẩn bị mọi phương án để ngăn ngừa nguy cơ này xảy ra.
Lý thuyết về nhà nước pháp quyền ra mắt năm 1991 tại Việt Nam đã mở ra những cuộc tranh luận cho phép các nhà bình luận Việt Nam đánh giá lại những khái niệm pháp luật xã hội chủ nghĩa đã tồn tại trong một thời gian dài. Những khác biệt hết sức đa dạng trong các tranh luận của họ, đã được xem xét trong chương này, thể hiện nhiều cách hiểu khác nhau về pháp luật xã hội chủ nghĩa. Trong một vài lĩnh vực pháp luật xã hội chủ nghĩa đã được đồng hóa với những quyền pháp lý đến từ pháp luật tư bản chủ nghĩa; trong một số lĩnh vực khác nó vẫn sử dụng những quan điểm từ vài thập niên trước của pháp luật Liên Xô.
Có thể đưa ra ba xác nhận liên quan lẫn nhau về những thay đổi khả dĩ trong lĩnh vực pháp luật dựa trên những tranh luận pháp lý đã xem xét trong suốt chuỗi bài viết.
Kể từ đầu nhiệm kỳ tổng thống của Donald J. Trump, người Mỹ đang trải nghiệm đầy lo ngại về một chính phủ hiến định.
Các Bậc Quốc Phụ đã định hình cho bản Hiến Pháp Hoa Kỳ một cách chính xác để đối phó với trường hợp về một người nào đó giống như Donald Trump trở thành Tổng thống. Họ đã tinh thông lịch sử của nước Cộng Hòa La Mã và sự sụp đổ của nhà nước này, và họ hoài nghi về việc công luận dân chủ sẽ luôn chọn ra được những nhà lãnh đạo khôn ngoan và có trình độ. Hệ thống phức tạp về các biện pháp kiểm soát và quân bình tạo thành hệ thống của chúng ta được phác hoạ để ngăn chặn chế độ bạo chúa kiểu Caesarism, nghĩa là việc tập trung quá mức quyền lực trong bất kỳ một bộ phận nào của chính phủ.
Thị trấn Gwadar ở Pakistan cho đến gần đây vẫn tràn ngập những căn nhà gạch màu đất bụi với khoảng 50.000 ngư dân. Bao quanh là những vách đá, sa mạc, và Biển Ả Rập, đây là nơi tận cùng bị lãng quên của trái đất. Giờ thì nó là một trung tâm trong sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc, và thị trấn nhờ thế mà chuyển biến. Gwadar đang trải qua một cơn bão xây dựng: các cảng container mới cứng, các khách sạn mới, và 2.900 km đường siêu cao tốc và đường sắt cao tốc để kết nối nó với các tỉnh miền Tây nằm trong đất liền của Trung Quốc. Trung Quốc và Pakistan muốn biến Gwadar thành một Dubai mới, trở thành một thành phố mà cuối cùng sẽ là nơi cư ngụ của hai triệu người.
Ở phương Tây có một quan niệm cho rằng, không thể hiểu được người Trung Quốc, trong đầu óc họ chứa đầy những ý tưởng thần bí, khiến người ta khó lường. Cả một quá trình lâu dài, qua những gì được biết về Trung Quốc, tôi cũng có cùng quan điểm như vậy. Nhưng qua một thời gian công tác ở Trung Quốc, tôi thấy rằng nhận định này chỉ thuần túy là những thành kiến chưa được kiểm chứng. Tôi giao lưu trò chuyện với một người Trung Hoa có giáo dục, cho thấy, họ nói năng cũng rất giống người Anh.
Tôi không tin “người phương Đông là loại người dối trá nguy hiểm”. Tôi tin rằng, trong nghệ thuật lừa gạt nhau giữa một người Anh hoặc một người Mỹ, với một người Trung Hoa, thì mười lần có đến chín, mười lần phần thắng thuộc về người Anh hay người Mỹ. Nhưng với đa phần người Trung Hoa nghèo khó, khi giao tiếp với người da trắng có tiền, thông thường là đơn phương dở trò lừa gạt, khi ấy không nghi ngờ gì, người da trắng đương nhiên sẽ bị lừa, nhưng với người quan lại Trung Hoa ở Luân Đôn thì không phải vậy.
Tập Cận Bình phát biểu hôm 18/10 tại lễ khai mạc ĐH Đảng CSTQ lần thứ 19. Nguồn: Ng Han Guan, AP
Chủ tịch Trung Quốc đã phát biểu trong 3 giờ và 23 phút – sau đây là những điểm thú vị nhất
Tập Cận Bình (TCB) đã khai mạc cuộc họp đảng Cộng sản lịch sử ở Bắc Kinh với một bài phát biểu 3 giờ và 23 phút, báo trước một “kỷ nguyên mới” trong chính trị Trung Quốc. Một phát biểu hầu như đơn điệu, TCB trở nên biểu cảm ở một số điểm, và khối trung thành trong cử toạ đáp lại bằng loạt vỗ tay ở những chỗ dừng thích hợp.
Tập Cận Bìnhlà người lãnh đạo mạnh mẽ nhất kể từ Mao, và có vẻ như ông ta sẽnắm giữ quyền lực cho tới khi nào ông ta còn muốn.
Đại hội Đảng lần thứ 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ tổ chức ngày thứ Tư, để chọn ra các nhà lãnh đạo cho thế hệ kế tiếp.
Có vài sự kiện sẽ có tác động lớn hơn đến hình dạng chính trị thế giới. Kịch bản cho Đại hội Đảng chưa được tiết lộ, nhưng tôi dám cược rằng, Tập Cận Bình (TCB) không những sẽ “tái đắc cử” cho nhiệm kỳ 5 năm lần thứ hai, làm Tổng Bí thư đảng và làm Chủ tịch của Trung Quốc, mà trên thực tế ông ta sẽ còn được tôn thành hoàng đế thế kỷ 21 của Trung Quốc.
“Không những gia đình ông mà cả 4 luật sư được gia đình ủy nhiệm cũng không được tiếp cận với ông“, bà Petra Schlagenhauf luật sư của ông Trịnh Xuân Thanh ở Berlin cho biết.
Trên tờ nhật báo TAZ của Đức, số ra hôm nay ngày 16.10.2017 có đăng một bài báo về Trịnh Xuân Thanh với tựa đề “Con tốt trong ván cờ quyền lực ở Việt Nam” của nữ ký giả Marina Mai. Sau đây là bản dịch bài báo:
Lời giới thiệu: Bài viết này là bước đầu tiên trong kế hoạch nghiên cứu của Dự án Đại Sự Ký Biển Đông tìm hiểu khả năng ứng dụng cơ chế tư vấn (advisory opinion mechanism) của Toà Công lý quốc tế (International Court of Justice) vào giải quyết tranh chấp Biển Đông, đặc biệt là tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa. Bài viết được đăng dưới dạng working paper nhằm chia sẻ với công luận quan tâm những ý tưởng và những kết quả nghiên cứu ban đầu, với mong muốn khởi động cho một cuộc thảo luận học thuật về một hướng đi trong giải quyết tranh chấp Biển Đông, cũng như có thể nhận được những góp ý cho bài viết.
“Những cuộc đi thăm cấp cao”, như Bộ Ngoại giao Đức nói, tối thiểu là sẽ bị hạn chế trong tương lai. Đức sẽ không ký kết những dự án (viện trợ) mới, cho đến khi nào Hà Nội đáp ứng phù hợp những yêu cầu của phía Đức.
Nhật báo TAZ của Đức, ấn bản in – số ra cuối tuần 7./8.10.2017, cũng như bản điện tử online, đăng một bài báo nói về nguyên do tại sao chính phủ Đức quyết định đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam và những hậu quả của nó, mới đây nhất là không còn miễn visa cho những nhà ngoại giao Việt Nam và những người mang hộ chiếu ngoại giao khi vào Đức.
Đảo Đá Đông (East London Reef) do VN làm chủ. Nguồn: internet
Hồi tháng 1/2017, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson đã gây ra một cơn bão truyền thông tại Trung Quốc (TQ) trong phiên điều trần chuẩn nhận chức vụ của ông khi trả lời câu hỏi liệu ông có ủng hộ một thái độ quyết đoán hơn đối với TQ hay không. Tillerson trả lời, “Chúng ta sẽ phải gửi tới TQ một tín hiệu rõ ràng rằng, thứ nhất, dừng lại việc xây dựng đảo và, thứ hai, sẽ không được cho phép truy cập vào những đảo này”. Tillerson cũng kêu gọi các đồng minh của Mỹ trong vùng “bày tỏ sự ủng hộ.”
Nhân kỷ niệm ngày nước Đức tái thống nhất nhìn lại: Mật vụ Đông Đức đã hỗ trợ mật vụ Việt Nam kiểm soát và đàn áp người dân như thế nào?
Tác giả: Sử gia Đức Martin Großheim
Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng
Biên tập: Hiếu Bá Linh
3-10-2017
Ảnh cơ quan trung tâm của mật vụ Stasi ở Berlin bị người dân Đông Đức tràn vào đập phá, sau khi bức tường Berlin sụp đổ. Nguồn: Tagesspiegel.de
Giới thiệu
Sau khi Đông Đức sụp đổ, nước Đức tái thống nhất vào 03/10/1990 các nhà nghiên cứu, các sử gia được tiếp cận kho hồ sơ khổng lồ của Bộ An ninh Quốc gia Đông Đức, thường được gọi tắt là “Stasi”, vốn nổi tiếng là một trong những cơ quan tình báo được tổ chức chặt chẽ và hoạt động hiệu quả nhất trong khối xã hội chủ nghĩa.
Luận đề:Những biến cố trong mùa Thu năm 1989 xuất phát từ bản tính cách mạng. Chúng đã tìm thấy nguyên nhân của chúng trong sự phá sản kinh tế, chính trị và đạo đức của thể chế SED toàn trị. Khi cuộc bầu cử chính quyền địa phương trong tháng 5 năm 1989 bị cáo buộc gian lận, lần đầu tiên cuộc khủng khoảng có hiệu quả cộng đồng đã có thể nhận biết được.Đó đã là một cuộc cách mạng ôn hòa, dựa vào lời kêu gọi “Không sử dụng bạo lực” và vào sức mạnh của lời nói và của những ngọn nến. Những kẻ uy quyền trở nên bất lực, những người bị trấn áp trở nên có ảnh hưởng. Cuộc cách mạng thống nhất năm 1990 nối tiếp cuộc cách mạng tự do trong mùa Thu năm 1989 – Cuộc cách mạng ôn hòa đầu tiên thành công.
Một số nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Liên Xô có thể là những người rất giàu có. Nguồn: Varvara Grankova
Khi Liên bang Xô viết sụp đổ năm 1991, có nhiều tin đồn về số phận của “vàngdự trữ” của Đảng Cộng sản. Vài sử gia và các nhà báo tin rằng, các quan chức Đảng đã tích lũy nhiều khoản tiền khổng lồ, bí mật chuyển vào các tài khoản ngân hàng ở nước ngoài.
Đảng Cộng sản Liên Xô (ĐCS LX) hơn cả một đảng chính trị. Được hưởng quyền độc quyền cho đến cuối thập niên 1980, các cấp trên của ĐCS LX – Ủy ban Trung ương và Bộ Chính trị – tồn tại dưới dạng một đất nước riêng biệt và nhiều quan chức này được hưởng các đặc quyền mà không phải lúc nào cũng hợp pháp.
Hình ảnh cựu giám đốc điều hành dầu khí Việt Nam, ông Trịnh Xuân Thanh được nhìn thấy trên màn hình TV của đài truyền hình VTV, nói rằng ông ta tự nộp mạng tại một đồn cảnh sát ở Hà Nội, Việt Nam ngày 3/8/2017. Nguồn: REUTERS/Kham
Khi Đức gia tăng áp lực về vụ bắt cóc Thanh, cảnh ngộ của ông đã làm cho mọi người gia tăng chút cảm thông.
Một cựu viên chức cộng sản đào tẩu đã bị tóm trên đường phố Berlin giữa ban ngày bởi các gián điệp Việt Nam có vũ trang. Một chuyến đi bí mật qua Đông Âu cho một chuyến bay bí mật về Hà Nội. Một lời thú nhận trên truyền hình của đài truyền hình nhà nước Việt Nam, có thể bị cưỡng ép. Một Bộ Ngoại giao Đức bị xúc phạm và các nhà ngoại giao Đức tuyên bố, một nhà ngoại giao không được chào đón.
Khi chuẩn bị Đại hội Đảng lần thứ 12, được tổ chức hồi tháng Giêng năm ngoái, những người bên ngoài có thể nhận thấy một cuộc tranh đua quyết liệt giữa phe cải cách và phe bảo thủ. Những người bảo thủ dán nhãn cho phe cải cách là những kẻ ‘cơ hội’ và họ thường nói đúng. Phe cải cách cười to khi người bảo thủ lập luận rằng hệ tư tưởng (theo Lenin, chứ không phải Marx) sẽ giữ cho Việt Nam an toàn trong một thế giới hỗn loạn và đe dọa.
Đại hội đã kết thúc với thắng lợi rõ rệt về phe bảo thủ. Kết thúc cuộc đấu đá nội bộ đảng công khai một cách bất thường là việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về hưu và thông báo một Bộ Chính trị mới bị chi phối bởi những kẻ mù quáng, các tướng công an và đặc biệt bởi Tổng bí thư Đảng, Nguyễn Phú Trọng.