Việt Nam: Các vụ bắt giữ và đàn áp mạng xã hội sau vụ đụng độ chết người vì đất

Ân xá Quốc tế

Dịch giả: Trúc Lam

16-1-2020

Chính quyền Việt Nam đã đẩy mạnh một cuộc đàn áp trên toàn quốc được đánh dấu bằng các vụ bắt giữ và kiểm duyệt mạng xã hội rộng rãi khi họ cố gắng kìm hãm các cuộc tranh luận công khai về vụ tranh chấp đất đai dẫn đến chết người, Tổ chức Ân xá Quốc tế hôm nay cho biết.

Tuyên bố của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền về vụ tấn công ở Đông Tâm

9-1-2020

LTS: Ngay sau vụ tấn công xảy ra ở Đồng Tâm, gây chấn động trên cả nước, chúng tôi có nhận được tuyên bố của của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Right Watch) về sự kiện này. Tiếng Dân xin được dịch bản tuyên bố như sau:

Thập niên của yếu kém và dối trá

Project Syndicate

Tác giả: Kaushik Basu

Dịch giả: Mai Vũ Phạm

27-12-2019

MUMBAI – Tôi viết bài này không phải trên cương vị của một kinh tế gia chuyên nghiệp, cũng không phải là một nhà hoạch định chính sách, mà là công dân của một hành tinh nhỏ bé đang quay cuồng trong một vũ trụ rộng lớn mà chúng ta dường như chưa thể hiểu được hết.

Những vấn đề đáng “quan tâm” trong năm 2019

Trương Nhân Tuấn

27-12-2019

Vấn đề “thoát Trung” và “thân Mỹ”

Chống Trung Quốc không hề là một “chứng minh thư” về lòng yêu nước. Cũng như việc chống Nho giáo không hề là động lực nhằm thúc đẩy dân chủ. Lịch sử quan hệ giữa VN và TQ cho thấy không phải lúc nào VN cũng “lệ thuộc” vào TQ và cũng không phải lúc nào VN cũng “chống” TQ. Những khoản thời gian VN phát triển thường trùng hợp với các giai đoạn VN “độc lập” với TQ.

Công ty Quốc doanh PV Power Dám Tàn phá Châu thổ Mê Kông 

Asia Sentinel

Tác giả: David Brown

Dịch giả: Phạm Long

23-12-2019

Ngày càng cho thấy, năng lượng mặt trời có thể khiến đập bị lỗi thời

Quán tính và bản chất không thích nghe phản hồi của một nhóm lãnh đạo độc tài đang đưa Việt Nam vào thảm hoạ kinh tế và chính trị. Tuy nhiên, không quá trễ để nhóm lãnh đạo cấp cao (nói chung là Bộ Chính trị) bác bỏ kế hoạch xây dựng đập thủy điện khổng lồ của công ty quốc doanh PetroVietnam trên sông Mekong.

Năng lượng mặt trời sẽ nổi trên sông Mê Kông?

Tác giả: David Brown

Dịch giả: Song Phan

5-12-2019

Trong khoảng hơn hai thập kỷ, nhiều đợt báo động đã nổi lên ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nó đang chịu tác động dồn dập bởi biến đổi khí hậu, bởi sự phát triển ồ ạt của các đập thượng nguồn, bởi các tập quán canh tác không bền vững và không phù hợp, bởi lòng tham và quyết tâm chính trị. Sự trừng phạt mà đồng bằng này đang gánh chịu đã được báo cáo rõ ràng, đầu tiên là trong các bài nghiên cứu học thuật, kế đó là trong các ấn phẩm chuyên ngành và lời kêu gọi của các tổ chức phi chính phủ.

Làm thế nào một vụ đầu độc ở Bulgaria vạch trần các sát thủ Nga ở châu Âu

New York Times

Tác giả: Michael Schwirtz

Dịch giả: Mai V. Phạm

22-12-2019

Lời người dịch: Bài điều tra dưới đây của New York Times cung cấp cho bạn đọc thông tin quan trọng về các hoạt động phá hoại và ám sát của Nga nhằm loại bỏ kẻ thù và gây bất ổn cho các nước dân chủ phương Tây. Theo báo cáo mới nhất của cộng đồng tình báo Mỹ, “các hoạt động tình báo của Nga sẽ nhắm vào Mỹ, tìm cách thu thập thông tin tình báo, làm lung lay nền dân chủ Mỹ, làm suy yếu các chính sách quốc gia và các mối quan hệ đối ngoại của Mỹ, cũng như tăng vị thế và ảnh hưởng toàn cầu của Moscow”.

Không, Phần Lan không phải là “thiên đường của tư bản”

Viet-studies

Tác giả: Matt Bruenig

Dịch giả: Lê Lam

22-12-2019

Ở Phần Lan, chính phủ sở hữu gần một phần ba tài sản của quốc gia và 90% người lao động được công đoàn bảo đảm theo hợp đồng lao động. Có thể đó không phải là chủ nghĩa xã hội, nhưng cũng không phải là một “thiên đường của tư bản”, như tờ New York Times đã khẳng định một cách lạ lùng vào cuối tuần qua.

Đây là lần luận tội thứ ba tôi tham dự – Nó nghiêm trọng nhất từ trước đến nay

Newsweek

Tác giả: Zoe Lofgren, Dân biểu bang California

Dịch giả: Mai V. Phạm

13-12-2019

Tôi thấy mình đang ở vị trí có một không hai. Tôi là thành viên duy nhất của Quốc hội đã từng tham gia cả 3 lần điều tra luận tội của Ủy ban Tư pháp (Luận tội lần đầu là Nixon, thứ 2 là Clinton, và thứ 3 là Trump). Đây không phải là điều tôi dự định. Đó càng không phải là điều tôi cảm thấy hạnh phúc. Luận tội là một vấn đề nghiêm trọng và trọng đại. Đó là một bài kiểm tra căng thẳng cho nền dân chủ của chúng ta.

Thế kỷ Trung Quốc sẽ chấm dứt nhanh hơn lúc nó bắt đầu?

National Interest

Tác giả: Richard Javad Heydarian

Dịch giả: Hoàng Thủy Ngữ

8-12-2019

Tân lãnh đạo tối cao của Trung Quốc Tập Cận Bình đã loại bỏ hoàn toàn chính sách ngoại giao ẩn mình của những người tiền nhiệm và dốc toàn lực vào việc thống trị thế giới.

Có tới 300 tù nhân chính trị tại Việt Nam

Hiếu Bá Linh, biên dịch

10-12-2019

Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng. Photo Courtesy

Ngày 09/12/2019 báo EU Observer, một tờ báo chuyên về châu Âu, đã đăng tải một bài báo với tựa đề “Zahradil ‘xung đột lợi ích’ đối với Hiệp định Thương mại EU-Việt Nam“, tố cáo ông Jan Zahradil, một nghị sĩ của Nghị viện châu Âu, người dẫn đầu các cuộc đàm phán về hiệp định Thương mại tự do EU với Việt Nam (hiệp định EVFTA).

Chính phủ Việt Nam đứng đằng sau vụ tin tặc xâm nhập mạng máy tính BMW?

Hiếu Bá Linh, dịch

6-12-2019

Hôm nay, ngày 6/12/2019, đài ARD, đài truyền hình lớn nhất nước Đức, đưa tin với tựa đề “Ngành công nghiệp ô tô Đức trong tầm ngắm – Công ty BMW bị tin tặc do thám“. Sau đây là bản dịch:

Biển Đông nguy hiểm như thế nào?

Australian Institute of Inter Affairs

3-12-2019

Trong khi các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông đang được bàn cãi sôi nổi trong quan hệ quốc tế, thì chúng có trọng lượng tương đối nhỏ trong kế hoạch lớn về vấn đề an ninh của Trung Quốc.

Phá vỡ huyền thoại về Con Đường Tơ Lụa Mới của Trung Quốc

Asia Times

Tác giả: Bertil Lintner, từ Chiang Mai

Dịch giả: Hoàng Thủy Ngữ

27-11-2019

Bắc Kinh lợi dụng lỗ hổng của lịch sử và nhận vơ một thuật ngữ hiện đại để ngon ngọt rao bán Sáng kiến Vành đai và Con đường

Gián điệp Trung Cộng

Nguyên Đại, lược dịch

26-11-2019

Wang Liqiang. Nguồn: Steven Siewert/ Mark Stehle

Theo nhật báo The Sydney Morning Herald, hôm qua 25/11/19, Wang “William” Liqiang, một điệp viên của Trung Cộng (TC) đã “phản thùng” và cung cấp nhiều tin tức tình báo cho cơ quan phản gián Úc (ASIO), một tổ chức tương tự như CIA của Mỹ. Anh ta cho biết danh tính của trùm gián điệp quân đội Trung Cộng ở Hong Kong, cũng như các kế hoạch và nguồn tài trợ dùng để can thiệp chính trị ở Hong Kong, Đài Loan và Úc.

Thêm dầu, Hương Cảng

China Digital Times

Dịch giả: Trần Quốc Việt

26-11-2019

Lời người dịch: Những người dân ở Trung Quốc đại lục đã bày tỏ sự ủng hộ và khâm phục của họ dành cho những người xuống đường ở Hong Kong. Họ đã vượt tường lửa và viết những lời bình luận bên dưới video “Bạn có nghe nhân dân dân hát?” do một nhóm học sinh và sinh viên Hong Kong trình diễn và đưa lên Youtube.

Kết thúc của chủ nghĩa tân tự do và sự tái sinh của lịch sử

Project Syndicate

Tác giả: Joseph E. Stiglitz

Dịch giả: Mai V. Phạm

4-11-2019

Lời người dịch: Bài viết súc tích sau đây của giáo sư kinh tế lừng danh Joseph E. Stiglitz sẽ giúp bạn đọc phần nào hiểu vì sao trong mấy tháng gần đây đã có những cuộc biểu tình lớn, kéo dài ở khắp nơi, bao gồm Chile, Bolivia, Hong Kong, Iran, Venezuala, Iraq, Lebanon, Haiti, Algeria, Spain, France, Russia…

Sau “Mùa xuân Ả Rập” năm 2010-2012, có thể nói, năm 2019 là một năm đánh dấu nhiều cuộc biểu tình nhất trong vài thập niên gần đây. Mẫu số chung của các cuộc biểu tình này chính là yêu sách cải cách chính quyền, loại trừ tham nhũng và cải thiện dân chủ. Giáo sư Joseph E. Stiglitz lập luận rằng, mô hình kinh tế quá tự do tạo điều kiện cho giới tài phiệt và quyền lực dễ dàng thâu tóm sự giàu có và quyền hành, trong khi số phận đại đa số người dân không được quan tâm. Chính vì thế, người dân cảm thấy tức giận, mất niềm tin vào thể chế dân chủ.

***

Trong 40 năm qua, giới quyền lực ở các nước giàu có lẫn nghèo đều hứa rằng, các chính sách kinh tế tự do sẽ dẫn đến tăng trưởng kinh tế nhanh hơn và mọi người đều được hưởng lợi, thậm chí cả những người nghèo nhất, sẽ hưởng nền kinh tế khá hơn. Bây giờ bằng chứng đã có, có gì đáng để ngạc nhiên khi niềm tin vào giới quyền lực và niềm tin vào nền dân chủ đã giảm mạnh?

Vào cuối Chiến tranh Lạnh, nhà khoa học chính trị Francis Fukuyama đã viết một bài tiểu luận nổi tiếng mang tên “Hồi kết của Lịch sử?”. Ông lập luận, sự sụp đổ của chủ nghĩa Cộng sản sẽ xóa bỏ trở ngại cuối cùng chia cắt thế giới khỏi vận mệnh của nền dân chủ tự do và nền kinh tế thị trường. Nhiều người đã đồng ý như thế.

Ngày nay, khi mà chúng ta đối mặt với sự thoái lui khỏi trật tự toàn cầu tự do, xây dựng trên nguyên tắc, với các nhà cai trị độc đoán và mị dân, đang lãnh đạo các quốc gia với hơn một nửa dân số trên thế giới, thì ý tưởng của ông Fukuyama có vẻ lạ lùng và ngây thơ. Nhưng nó củng cố học thuyết kinh tế tự do vốn đã tồn tại trong 40 năm qua.

Sự tín nhiệm của chủ nghĩa tân tự do (neoliberalism) (*) vào các thị trường không kiểm soát như một con đường chắc chắn nhất đưa đến sự thịnh vượng chung hiện đang trong cơn hấp hối. Sự suy yếu niềm tin vào chủ nghĩa tân tự do và dân chủ không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Chủ nghĩa tân tự do đã làm suy yếu nền dân chủ trong vòng 40 năm.

Phương thức toàn cầu hóa được quy định bởi chủ nghĩa tân tự do đã khiến các cá nhân và toàn bộ xã hội không thể kiểm soát một phần quan trọng vận mệnh của mình, như giáo sư Dani Rodrik của Đại học Harvard đã giải thích rất rõ ràng, và như tôi đã tranh luận trong những cuốn sách của tôi gần đây. Những tác động của tự do hóa thị trường vốn đặc biệt đáng sợ: Nếu một ứng cử viên tổng thống đang dẫn đầu tại một thị trường mới nổi đánh mất đi sự ưu ái của thị trường chứng khoán tại Phố Wall, các ngân hàng sẽ rút tiền ra khỏi đất nước đó. Các cử tri sau đó phải đối mặt với một lựa chọn khó khăn: Nhượng bộ giới quyền lực hoặc đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng. Cứ như thể thị trường chứng khoán Phố Wall có quyền lực chính trị nhiều hơn công dân.

Ngay cả ở những nước giàu, thường dân cũng được nhắn nhủ: “Các bạn không thể theo đuổi các chính sách mà bạn muốn có”, bao gồm các chính sách an sinh xã hội, tiền lương khá, thuế lũy tiến, hoặc hệ thống tài chính tốt – “bởi vì đất nước sẽ mất khả năng cạnh tranh, công việc sẽ biến mất và bạn sẽ phải chịu thiệt hại”.

Ở các nước giàu và nghèo, giới quyền lực hứa rằng các chính sách kinh tế tự do sẽ dẫn đến tăng trưởng kinh tế nhanh hơn và mọi người đều được hưởng lợi, thậm chí cả những người nghèo nhất, sẽ hưởng nền kinh tế khá hơn. Để đạt được điều đó, người lao động sẽ phải chấp nhận mức lương thấp hơn, và tất cả công dân sẽ phải chấp nhận cắt giảm trong các chương trình quan trọng của chính phủ.

Giới quyền lực tuyên bố rằng, những lời hứa của họ dựa trên các mô hình kinh tế khoa học và “nghiên cứu dựa trên bằng chứng”. Sau 40 năm, dữ liệu chứng minh: Tốc độ tăng trưởng chậm lại kết quả của sự tăng trưởng đó chỉ lọt vào tay của một thiểu số (giới tài phiệt quyền lực). Khi tiền lương trì trệ và thị trường chứng khoán tăng vọt, lợi tứctiền tài sẽ đến với những người giàu nhất, thay vì phân chia cho mọi người.

Làm cách nào việc hạn chế tiền lương – nhằm đạt được hoặc duy trì khả năng cạnh tranh – và các chương trình cắt giảm của chính phủ có thể kết hợp lại để tạo ra mức sống cao hơn? Những người dân thường cảm thấy như họ đã bị rao bán như một món hàng. Vâng, họ đã đúng khi cảm thấy bị lừa đảo.

Chúng ta hiện đang nếm trải những hậu quả chính trị của sự lừa dối lớn lao này: Mất niềm tin vào giới quyền lực, vào “khoa học” kinh tế dựa trên chủ nghĩa tân tự do, và hệ thống chính trị bị lũng đoạn bởi tiền.

Thực tế là, mặc dù có tên là “tân tự do”, thời đại của nó còn rất xa tự do. Nó áp đặt một tri thức chính thống mà những người bảo vệ nó hoàn toàn không chấp nhận bất đồng chính kiến. Các nhà kinh tế có quan điểm không chính thống đã bị coi là những kẻ dị giáo bị xa lánh, hoặc tốt nhất nên chuyển sang một vài tổ chức bị cô lập. Chủ nghĩa tân tự do mang một chút tương đồng với “xã hội mở” (open society) mà giáo sư triết học Karl Popper đã ủng hộ. Như George Soros đã nhấn mạnh, ông Popper nhận ra rằng xã hội của chúng ta là một hệ thống phức tạp, không ngừng phát triển, mà khi chúng ta càng học hỏi, kiến ​​thức của chúng ta càng thay đổi hành vi của hệ thống.

Không nơi nào mà sự không chấp nhận bất đồng chính kiến lớn hơn là trong nền kinh tế vĩ mô, là nơi mà các mô hình phổ biến loại trừ khả năng của một cuộc khủng hoảng như cuộc khủng hoảng mà thế giới đã trải qua vào năm 2008. Khi điều không thể đã xảy ra, nó đã được xử lý như thể đó là trận lụt kéo dài 500 năm – một sự kiện lạ kỳ mà không một mô hình nào có thể dự đoán được. Thậm chí hiện tại, những người ủng hộ các lý thuyết này từ chối chấp nhận rằng lòng tin của họ vào thị trường tự điều chỉnh cũng như sự gạt bỏ của họ với các yếu tố bên ngoài, vốn là các yếu tố then chốt dẫn đến cuộc khủng hoảng. Học thuyết tiếp tục tồn tại, cùng với những cố gắng sai lầm để làm cho nó phù hợp với thực tế. Điều này xác minh rằng những ý tưởng tồi tệ, một khi được thành lập, thường có một cái chết từ từ.

Nếu cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 không khiến chúng ta nhận ra thị trường không không kiểm soát, quá tự do thì không có hiệu quả, cuộc khủng hoảng khí hậu chắc chắn nên khiến chúng ta nhận ra: Chủ nghĩa tân tự do sẽ thực sự kết liễu nền văn minh nhân loại.

Nhưng cũng rõ ràng rằng những lãnh đạo mị dân – những kẻ sẽ khiến chúng ta quay lưng lại với khoa học và sự khoan dung – sẽ chỉ làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Cách duy nhất để tiến lên, cách duy nhất để cứu hành tinh và nền văn minh của chúng ta, là sự tái sinh của lịch sử. Chúng ta phải hồi sinh thời kỳ Khai sáng và tái cam kết tôn vinh các giá trị tự do, tôn trọng tri thức, và dân chủ.

________

Tác giả: Joseph E. Stiglitz là giáo sư hàng đầu tại Đại học Columbia, từng nhận giải thưởng Nobel Kinh tế năm 2001. Ông là cựu chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế Tổng thống thời Clinton, và cựu kinh tế gia trưởng của Ngân hàng Thế giới (World Bank).

(*) Neoliberalism: Chủ nghĩa tân tự do là một quan điểm kinh tế, xã hội, và chính trị, cho rằng chính sách thương mại tự do và mưu cầu lợi ích của các tập đoàn kinh doanh có thể kết hợp lại để mang lại kết quả tối ưu.

Quy trình suy nghĩ của Donald Trump và những ủng hộ viên

Palmer Report

Robert Harrington

Jackhammer Nguyễn, lược dịch

20-10-2019

Lời người dịch: Trong ba năm nay, kể từ khi Donald Trump xuất hiện trên sân khấu chính trị đến nay, có nhiều nhà tâm lý học đã bàn luận về não trạng của ông và những ủng hộ viên cuồng nhiệt của ông ta. Những người này, dù ông ta có nói dọc nói ngang thế nào đi nữa thì họ vẫn ủng hộ ông ta hết mình. Bài viết sau đây của ông Robert Harrington, một họa sĩ sống ở Anh chuyên vẽ tranh chân dung người Mỹ tìm hiểu về những não trạng này.

Việt Nam có thể trở thành đồng minh mới của Hoa Kỳ để chống lại Trung Quốc?

National Interest

Tác giả: Anders Corr

Dịch giả: Hoàng Thủy Ngữ

7-11-2019

Kể từ tháng Bảy, tàu khảo sát Hải Dương 8 và một tàu tuần dương hộ tống của Trung Quốc đã có mặt tại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam ở Biển Đông trong một thời gian dài. Khu vực tranh chấp, xung quanh 3 hòn đảo nhỏ mà Việt Nam chiếm đóng ở bãi Tư Chính, gần Việt Nam hơn bất cứ quốc gia nào khác và Việt Nam tuyên bố là nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Trung Quốc tuyên bố khu vực này là lãnh thổ lịch sử, dựa vào cái gọi là đường chín đoạn mà Tòa án Trọng tài Thường trực tại The Hague năm 2016 đã phán quyết là không có cơ sở pháp lý.

Những vấn đề trên dòng sông Mekong

Foreign Affairs

Tác giả: Sam Geall

Dịch giả: Hoàng Thủy Ngữ

7-11-2019

Vị trí của một con đập trên một nhánh của sông Mê Kông ở phía bắc Lào, tháng 12/2018. Ảnh: Sergey Ponomarev / The New York Times / Redux

Ngày 29 tháng 8, Lào công bố một con đập mới ở phía Bắc đất nước. Đập Sayaburi có công xuất 1,3 gigawatt nằm trên dòng sông Mekong chảy theo chiều dài đất nước. Trong nỗ lực trở thành “bình ắc-quy của Đông Nam Á”, Lào có kế hoạch xây dựng gần 100 con đập giống như vậy vào năm 2020, có khả năng xuất khẩu 2/3 năng lượng tạo ra từ thủy điện.

Biển Đông – “Nguyên trạng không phải là tình huống xấu nhất”

CEIAS

Dịch giả: Song Phan

29-10-2019

Ảnh minh họa. Nguồn: Trey Ratcliff

Bài phỏng vấn chung của CEIAS và IIR do Alfred Gerstl (AG) và Rudolf Fürst (RF)  thực hiện với Bill Hayton, nghiên cứu viên thuộc Chương trình châu Á-Thái Bình Dương tại Chatham House.

Tại sao Trung Quốc sai lầm ở Đông Nam Á

Asia Times

Tác giả: David Hutt

Dịch giả: Hoàng Thủy Ngữ

1-11-2019

Dù đã đầu tư rất nhiều tiền bạc, thời gian và công sức ở Đông Nam Á, các kế hoạch lớn của Trung Quốc dành cho khu vực lân cận gần như không được thuận lợi như đã tính toán.

40 năm trước, tổng thống Ý cử 3 tàu chiến đến Biển Đông cứu vớt thuyền nhân tị nạn Việt Nam

Hiếu Bá Linh, lược dịch

31-10-2019

Tổng thống Ý Sandro Pertini, ân nhân của thuyền nhân tị nạn Việt Nam. Nguồn: DPA/ ANSA

“Sứ mệnh Việt Nam” của hải quân Ý

40 năm trước, Ý đã gửi tàu chiến đến Đông Nam Á để cứu vớt thuyền nhân tị nạn Việt Nam. Sứ mệnh Việt Nam này là độc nhất. Ý là quốc gia duy nhất khi đó đã cứu giúp những người được gọi là thuyền nhân.

Cảnh sát Đức bắt 3 xe đưa lậu 17 người vào nước Đức

Hiếu Bá Linh, biên dịch

29-10-2019

Chiếc xe minivan đưa lậu 7 người Việt Nam (4 nam, 3 nữ) vào nước Đức. Photo: Bundespolizeiinspektion Berggießhübel

Trong một cuộc kiểm tra lớn trên đường cao tốc A17 gần biên giới Đức – Séc, cảnh sát Liên bang Đức đã bắt giữ tổng cộng 17 công dân Việt Nam vào chiều và tối thứ Hai 28/10/2019. Tất cả đều được đưa lậu vào nước Đức.

Oliver Cromwell: Nhân danh Chúa, cút!

Emerson Kent

Trần Quốc Việt dịch

Oliver Cromwell giải tán Quốc hội năm 1653. Photo Courtesy

Vào ngày 20 tháng Tư, 1653 Oliver Cromwell đã giải tán nghị viện Rump sau khi nói những lời sau.

Ai có thể tin được nước Mỹ của Trump?

Economist

Tác giả: Ash Carter, cựu Bộ trưởng QP Mỹ

Dịch giả: Vũ Nguyễn

18-10-2019

Sự phản bội của Donald Trump với người Kurds là cú đấm vào tính khả tín của Mỹ

Sẽ phải mất hàng năm để sửa chữa.

Tóm tắt ngắn gọn nhất về chính sách đối ngoại của Trump là đến từ chính con người Trump. Liên quan tới tình trạng lộn xộn mà Trump vừa mở ra ở Syria, ông ta đã tweet: “Tôi hy vọng mọi việc họ làm tốt, chúng ta ở xa tới 7000 dặm!” Trump tưởng rằng ông ta có thể bỏ rơi đồng minh trong vùng nguy hiểm mà Mỹ không nhận lấy hậu quả nghiêm trọng nào. Ông ta đã sai. Sự phản bội người Kurd sẽ dẫn đến cả bạn lẫn thù nghi ngờ nước Mỹ của Trump. Đó chính là điều cả người Mỹ và thế giới đang than phiền.

Trung Quốc và Nga đang tìm cách tiêu diệt nền dân chủ

Dallas Morning News

Tác giả: Laura Rosenberger

Dịch giả: Mai V. Phạm

29-9-2019

Ảnh minh họa. Nguồn: Dave Plunkert

Ba mươi năm sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, các nền dân chủ lại phải đối mặt với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa độc đoán. Đây không phải là trận chiến ý thức hệ của Chiến tranh Lạnh. Nó là một cuộc đối đầu giữa các hệ thống chính trị. Khi các nền dân chủ cho thấy các vết nứt và chế độ độc đoán có được sức mạnh, cán cân quyền lực toàn cầu đang chuyển tới thế giới của các chế độ độc tài đang đặt ra các quy tắc cho những thách thức toàn cầu mới, đặc biệt là trong thông tin, công nghệ và không gian kinh tế.

Tại sao Thổ Nhĩ Kỳ tấn công người Kurds?

CBN

Tác giả: Julie Stahl & Chris Mitchell       

Dịch giả: Mai V. Phạm

11-10-2019

Lời dịch giả: Bài tóm lược sau là của trang Christian Broacasting Network – một trong những kênh truyền thông Kito giáo lớn của Mỹ. Bài viết cung cấp những thông tin cần thiết, giúp độc giả có cái nhìn trung thực và bao quát hơn về quyết định bật đèn xanh của Trump cho phép Thổ Nhĩ Kỳ tấn công người Kurd cũng như mâu thuẫn giữa Thổ Nhĩ Kỳ và người Kurd. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có khoảng 11 ngàn người Kurd thiệt mạng trong cuộc chiến liên minh với quân đội Mỹ, chống lại nhà nước khủng bố Hồi giáo ISIS.

Trump đã phản bội người Kurd. Rồi sẽ đến ai?

The Atlantic

Tác giả: Peter Wehner

Dịch giả: Mai V. Phạm

15-10-2019

Làm nhục thành phần nội các của mình là ghê sợ. Đặt các đồng minh trung thành của Mỹ vào hiểm nguy còn tồi tệ hơn rất nhiều.

“Khởi kiện là công cụ hữu hiệu nhất để chống lại Trung Quốc”

Tác giả: Bill Hayton

Hiếu Bá Linh, biên dịch

12-10-2019

Ông Bill Hayton, chuyên gia Đông Nam Á của Viện nghiên cứu Chatham House Hayton ở Anh. Ảnh: Manila University

Đó là nhận định của ông Bill Hayton, chuyên gia Đông Nam Á của Viện nghiên cứu Chatham House Hayton ở Anh, trong một cuộc nói chuyện với đài Deutsche Welle (Làn sóng Đức).