Tác giả: Michael McKinley
Chuyển ngữ: Sinh Saigon
16-8-2021
Tác giả: David Brown
Song Phan, dịch
14-8-2021
Tác giả sách: Ted Osius, do Nhà xuất bản Rutgers University Press, Chicago, phát hành, bìa cứng và sách đọc, 332 trang với ghi chú và thư mục, giá $29,95 Mỹ kim. Phát hành ngày 15/10/2021
11-8-2021
Tác giả: David Brown
Người dịch: Song Phan
Một nhà ngoại giao Hoa Kỳ lâu năm, là người đã chứng kiến sự sụp đổ của Sài Gòn, nhìn về Afghanistan hiện nay.
Tác giả: Sandra Ratzow, văn phòng đài ARD ở Singapore
Vũ Ngọc Chi, chuyển ngữ
1-8-2021
Các biện pháp trừng phạt chống lại Úc
Trong nhiều năm, những lời chỉ trích về nhân quyền từ Úc là một cái gai ghim trong mắt đối với Trung Quốc. Nhưng khi nước này kêu gọi điều tra về nguồn gốc của coronavirus vào năm 2020, Bắc Kinh bắt đầu một chiến dịch trả thù kinh tế.
Bài của các phóng viên từ Bogota [Colombia], Durban [Nam Phi], Sao Paulo [Brazil] và Singapore
Người dịch: Nguyễn Trung Thực
31-7-2021
Lời người dịch: Vì sự an nguy của chính bản thân và gia đình, người dân khắp nơi đang xem chính quyền nước mình xử lý khủng hoảng Covid-19 ra sao, để có phản ứng phù hợp. Thủ tướng bị sa thải, quốc hội bị đình chỉ vì xử lý đại dịch quá kém, đó là điều đã xảy ra tại Tunisia ngày 25/7/2021. Chính khách Đài Loan trong các trận đại dịch cũng lên và xuống theo mức độ bất mãn của quần chúng. Nói chung, đứng sau Covid-19 là tên của một lãnh tụ nào đó, dập dịch giỏi thì lên, dập dịch tồi thì mất ghế.
Tác giả: Willy Wo-Lap Lam
Lê Minh Nguyên dịch
23-7-2021
Lời người dịch: Tập Cận Bình đang trong tình trạng thù bên trong và bao vây bên ngoài, rơi vào hoàn cảnh xấu của những chế độ độc tài là các phản ứng đều không thích hợp. Cứng lên thì leo thang vỡ đảng, mềm xuống thì bị coi là yếu kém. Mà yếu kém trong chế độ dân chủ thì không gây biến động chính trị vì có nhiệm kỳ, còn yếu kém trong chế độ độc tài thì rất dễ bị giựt chân ghế. Với việc phá bỏ định chế chuyển quyền sau khi ngồi hai nhiệm kỳ, Tập sẽ gặp sóng gió từ đây cho đến Đại hội thứ 20 vào mùa thu năm 2022.
Tác giả: Jude Blanchette và Richard McGregor
Dịch giả: Đỗ Kim Thêm
20-7-2021
Lời người dịch: Các lý giải của Jude Blanchette và Richard McGregor về sự ra đi và kế vị của Tập Cận Bình trong tương lai là một đóng góp hữu ích cho độc giả quan tâm đến sự nghiệp chính trị của Nguyễn Phú Trọng và sự thống trị của ĐCSVN, vì không có sự khác biệt lớn trong hệ thống chính trị giữa Trung Quốc và Việt Nam. Nhưng hai tác giả không nêu lên một khía cạnh thời sự đang tác động cho tình thế là dịch bịnh COVID-19.
Cả hai đảng CSTQ và đảng CSVN đều luôn tự hào về các thành tích kinh tế toả sáng mà không cần cải cách tự do chính trị và tự tuyên dương là “cường quốc chống dịch bịnh” hữu hiệu hơn các nước dân chủ phương Tây.
Hiện nay, biến chuyển thảm khốc về dịch bịnh tại Việt Nam cho thấy một sự thật khác hẳn và giúp cho người dân có một cơ hội để nhận định đúng đắn hơn về sự lãnh đạo của đảng CSVN.
Dịch bịnh là một thảm hoạ chung, không phải là giặc, giải pháp khẩn yếu là cần có thuốc phù hợp để điều trị và không cần tuyên truyền. Chống giặc Pháp và Mỹ khi xưa và chống dịch bịnh COVID-19 ngày nay là hai đối tượng khác nhau, cần phân biệt. Hiện nay, cả nước không có giặc, chỉ có bịnh. Dân miền Nam khi xưa không cần giải phóng khỏi ách kềm kẹp của Mỹ – Ngụy, thì ngày nay cũng không cần có tinh thần giải phóng với chiến dịch Hồ Chí Minh trên không. Hô hào khẩu hiệu cho việc “Bịt chặt kẽ hở không cho Covid-19 xuyên qua” không phải là một giải pháp thông minh sáng tạo và không giúp được gì cho dân đang cần thuốc.
Qua việc giải quyết các vấn đề chính sách y tế do trận đại dịch phát sinh, đảng CSVN càng thể hiện rõ rệt các chuyện lạm quyền, hống hách, hành hạ sách nhiễu dân, sự bất công và bất bình đẳng.
May mắn cho chính quyền là dân chúng đang kiệt sức, lo chuyện sống chết cho cá nhân và gia đình, nên không còn ai lo chuyện đấu tranh chống chính quyền.
Nhưng cuối cùng, sự bất lực của chính quyền sẽ mang lại một hậu quả nghiêm trọng khác, đó là dân chúng không còn sức khoẻ để sản xuất và nền kinh tế sẽ không còn lành mạnh để tăng trưởng và phồn thịnh.
Có lẽ đến một thời điểm nào đó, nguồn cấp dưỡng của dân chúng cho Đảng sẽ không còn. Bằng một cách nào đó, dịch bịnh và biến đổi khí hậu sẽ giúp cho Nguyễn Phú Trọng ra đi nhanh hơn là đột tử. Giống như Trung Quốc, việc kế vị và sự lãnh đạo của đảng CSVN không còn là chuyện mờ mịt, mà phải được bàn đến công khai.
***
Sau gần chín năm nhậm chức, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thống trị hệ thống chính trị của đất nước mình. Tập kiểm soát tiến trình hoạch định chính sách trong nước, quân đội và ngoại giao quốc tế. Quyền lực vô đối của Tập trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (đảng CSTQ) khiến không ai có thể đụng tới Tập giống như Joseph Stalin hay Mao Trạch Đông sau các cuộc thanh trừng tàn bạo được thực hiện trong hai thời kỳ Đại Khủng bố và Cách mạng Văn hóa.
Không có những đối thủ chính trị đáng tin cậy, nên bất kỳ quyết định nghỉ hưu nào cũng sẽ tuỳ theo thẩm quyền chuyên quyết và lịch trình của Tập. Việc huỷ bỏ các giới hạn nhiệm kỳ tổng thống năm 2018 cho phép Tập cai trị vô thời hạn, khi Tập chọn như vậy. Nếu Tập từ chức lãnh đạo chính thức, Tập có thể sẽ giữ quyền kiểm soát trên thực tế đối với đảng CSTQ và Quân đội Giải phóng Nhân dân. Tập càng chuyên trách lâu dài hơn, cấu trúc chính trị sẽ càng thay đổi cho phù hợp với nhân cách, các mục tiêu, các ý thích thất thường và mạng lưới trong giới thân cận của Tập hơn. Để bù lại, Tập trở nên quan trọng hơn đối với sự ổn định chính trị thường nhật của Trung Quốc khi Tập còn tại chức.
Trung Quốc phải trả một cái giá cho sự tích lũy quyền lực cá nhân này. Tập đã không chỉ định người kế nhiệm, nghi ngờ về tương lai của một hệ thống ngày càng phụ thuộc vào sự lãnh đạo của Tập. Chỉ có một số ít các quan chức cấp cao của đảng dường như có vài ý tưởng về các kế hoạch dài hạn của Tập, và cho đến nay, họ đã im lặng về việc Tập dự định còn lưu lại vị trí tột đỉnh này trong bao lâu. Liệu Tập sẽ nghỉ hưu tại Đại hội Đảng lần thứ 20 vào năm 2022, hay sẽ vĩnh viễn bám quyền? Nếu Tập đột tử khi tại chức, giống như Stalin vào năm 1953, liệu có sự chia rẽ trong đảng khi các đối thủ giành nhau để nắm quyền? Liệu các nhà quan sát từ bên ngoài thậm chí sẽ có thể nhận ra các dấu hiệu bất hoà?
Đặt những vấn đề này không phải là suy đoán vu vơ. Một ngày nào đó, một cách nào đó, Tập sẽ rời khỏi chính trường. Nhưng không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy khi nào và cách nào Tập sẽ ra đi – hoặc ai sẽ thay thế cho Tập khi Tập tạo điều kiện như vậy – Trung Quốc phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kế vị có thể xảy ra. Trong vài năm qua, Tập đã moi móc cặn kẻ các luật lệ mong manh của Trung Quốc xoay quanh việc chia sẻ và chuyển quyền. Khi đến thời điểm phải thay thế Tập, khi vấn đề này chắc chắn không thể tránh, tình trạng rối loạn ở Bắc Kinh có thể có các tác động gây bất ổn mà nó vượt qua khỏi biên giới của Trung Quốc.
Các việc chuyển quyền thường xuyên trong trật tự và an bình phần lớn được coi như là được bảo đảm trong các nền dân chủ hiện đại, nhưng các việc chuyển đổi gây nhiều xáo trộn là một nguồn gốc của xung đột và bất ổn trên toàn thế giới. Ngay cả các hệ thống dân chủ với các thủ tục pháp lý vững chắc và các công ước lâu đời quy định việc kế nhiệm cũng không thoát được các khó khăn với việc chuyển giao đầy bất ổn, như đã thấy trong nỗ lực gần đây của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trong việc làm mất uy tín việc thắng cử của Tổng thống Joe Biden.
Ở nhiều nước, các hạn chế về mặt chính trị và pháp luật còn khiếm khuyết, cho phép những người đương nhiệm nắm quyền, thường là vô thời hạn. Nơi nào mà các tiến trình pháp lý vững chắc hơn, các nhà lãnh đạo có ý định tại chức, thì họ sẽ ngăn chận hoặc thậm chí còn bỏ tù các đối thủ chính trị. Mặc dù một số nhà độc tài thành công trong việc chống lại các mối đe dọa đối với quyền lực của họ, những nỗ lực để được cai trị suốt đời cũng có thể gây ra các cuộc khủng hoảng về kế vị, thách thức cho giới lãnh đạo chính thức hoặc thậm chí còn đảo chính.
Trung Quốc cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Học giả Bruce Dickson đã mô tả sự kế vị là “một bi kịch chính của nền chính trị Trung Quốc gần như kể từ khi thành hình Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1949”. Trong thời kỳ Mao, các đấu tranh trong giới lãnh đạo diễn ra thường xuyên và khốc liệt, từ “Vụ Gao Gang” vào đầu những năm đầu tiên của thập niên 1950, người ta chứng kiến Mao đã gây ra xung đột giữa một số người mơ làm kế vị, rồi đến cái chết của Lâm Bưu, người được Mao chọn thừa kế và chết trong một vụ tai nạn máy bay đầy bí ẩn trong khi cố gắng đào thoát khỏi Trung Quốc vào năm 1971. Một người có tiềm năng kế vị khác là Lưu Thiếu Kỳ, ông đã bị Mao trù dập và Hồng Vệ Binh đánh đập trước khi chết trong lúc bị giam giữ vào năm 1969.
Cuối năm 1976, các thành viên của “Tứ Nhân Bang”, một nhóm các quan chức cấp cao đã giúp cho Cách mạng Văn hóa trở thành cực đoan, họ đã bị bắt chỉ vài tháng sau khi Mao chết. Người kế vị Mao được lựa chọn cẩn thận là Hoa Quốc Phong, Hoa ủng hộ các vụ bắt giữ, nhưng bản thân Hoa đã bị Đặng Tiểu Bình loại trừ trong một vài năm sau đó, người nắm quyền lãnh đạo vào cuối năm 1978. Sự bất ổn không hoàn toàn kết thúc với thời đại Mao. Hai nhà lãnh đạo được Đặng chọn để lãnh đạo đảng CSTQ vào thập niên 1980 là Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương, cả hai đều bị bãi nhiệm trong bối cảnh hỗn loạn chính trị khốc liệt và đấu đá trong giới lãnh đạo.
Tuy nhiên, mô hình đã thay đổi qua vài thập kỷ. Vào thời điểm mà Tập lên chức vào cuối năm 2012, dường như Bắc Kinh đã giải quyết vấn đề chuyển quyền theo một nhịp điệu bền vững, khả đoán và an hoà. Các học giả nổi tiếng của Trung Quốc đã còn đi xa đến mức khi cho là “chính sự kế vị đã trở thành một thể chế của Đảng”. Nhưng Tập đã bỏ đi những giả định đó khi sắp kết thúc nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của mình. Tại cuộc họp Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc vào mùa xuân năm 2018, Tập đã đạt được việc thông qua tu chỉnh hiến pháp để loại bỏ giới hạn thời gian cho nhiệm kỳ của mình.
Cũng quan trọng không kém, Tập đã không chọn một ứng viên để thay thế, và cả Tập và đảng CSTQ đều không đưa ra bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy việc chuyển đổi sắp xảy ra. Mặc dù một số phương tiện truyền thông do đảng kiểm soát đã tuyên bố rằng Tập không có ý định cai trị suốt đời, nhưng đáng chú ý là đã không có bất kỳ lời tuyên bố chính thức nào về tương lai chính trị của Tập.
Sự kết thúc của Tập
Tập cũng có thể bất chấp các kỳ vọng và quyết định trao quyền tại Đại hội Đảng lần thứ 20 vào cuối năm 2022. Nhưng nếu không có người kế nhiệm – một người nào đó đã tạo được uy tín và được đảng thử thách, kết quả này rất khó xảy ra. Thay vào đó, một số ứng viên có thể được thăng tiến thông qua việc đề đạt vào Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, đỉnh cao của quyền lực chính trị ở Trung Quốc. Những cá nhân này sau đó sẽ dành vài năm để chuyển qua các vai trò ngày càng cao để có được kinh nghiệm quản lý và tạo uy tín trong hệ thống. Tuy nhiên, ngay cả khi Tập chỉ định một hoặc nhiều người có tiềm năng kế nhiệm vào năm 2022 với mục tiêu là nghỉ hưu chính thức càng sớm càng tốt trong Đại hội Đảng sắp tới, điều đó có thể không có nghĩa là Tập kết thúc việc kiểm soát không chính thức.
Tập có thể tiếp tục hành sử quyền lực to tát trong bóng hậu trường, như cả hai Đặng và Giang Trạch Dân đã làm sau khi nhiệm kỳ lãnh đạo của họ kết thúc. Xu hướng này ở Trung Quốc phù hợp với một khuôn mẩu lịch sử rộng lớn hơn: rất hiếm khi các nhà cai trị toàn quyền thoái vị, và họ thường giữ ảnh hưởng nếu họ làm như vậy. Hiện nay, sự thống trị của Tập không cho các chính phủ nước ngoài có cơ hội xây dựng mối quan hệ với những người có tiềm năng kế vị. Và nếu Tập không nói rõ về chọn lựa ưu tiên của mình vào năm 2022, sự trì trệ có thể sẽ đảm bảo là bất kỳ ai đủ điều kiện để trở thành nhà lãnh đạo tiếp nối của Trung Quốc hiện đang còn quá non trẻ để nằm trong tầm ngắm của các nhà quan sát từ bên ngoài.
Mặc dù việc củng cố quyền kiểm soát của Tập gây nhiều ấn tượng, ngay cả những nhà lãnh đạo mạnh nhất dựa vào sự hỗ trợ của một liên minh các tác nhân và lợi ích. Sự hỗ trợ đó là có điều kiện và có thể bị xói mòn khi các tình hình quốc nội và quốc tế thay đổi. Những người ngoại cuộc, không ai biết chính xác về cuộc thương thảo giữa Tập và các thành viên của giới lãnh đạo trong chính trị, kinh tế và quân sự. Nhưng có rất ít nghi ngờ về sự suy thoái kinh tế nghiêm trọng hay các việc sai lầm trong các cuộc khủng hoảng về chính sách đối ngoại tái diễn sẽ khiến công việc quân bình quyền lợi đang cạnh tranh của Tập trở nên khó khăn hơn và sự kiểm soát trở nên căng thẳng hơn. Mỗi liên minh đều có một điểm đột phá. Tất nhiên, điều này là lý do tại sao các nhà lãnh đạo phản ứng với các cuộc âm mưu đảo chính rất nghiêm túc; họ muốn răn đe những kẻ muốn thách thức. Như Tổng thống Gambia Yahya Jammeh đã cảnh báo sau một nỗ lực đảo chính thất bại vào năm 2014: “Bất cứ ai có kế hoạch tấn công đất nước này, hãy sẵn sàng, bởi vì bạn sẽ chết.”
Việc lật đổ một nhà lãnh đạo đương nhiệm không dễ thành công, đặc biệt là một nhà lãnh đạo có kẹp sắt trong một nhà nước độc đảng theo leninist. Một nhà lãnh đạo một cuộc đảo chính đầy tham vọng phải đối mặt với những trở ngại đầy sợ hãi, bắt đầu là với nhu cầu kết hợp hỗ trợ của các thành viên chủ chốt trong bộ máy quan chức thuộc quân sự-an ninh mà không cảnh báo người đương nhiệm và bộ máy an ninh quanh họ. Đứng trước các khả năng công nghệ của các việc bảo mật cho đảng CSTQ mà Tập kiểm soát, một nỗ lực như vậy có nguy cơ bị phát hiện và sự xé rào của những kẻ dự mưu lúc đầu có thể xảy ra khi họ thay đổi ý định. Đúng là Tập có vô số kẻ thù trong đảng. Cũng đúng như vậy khi các rào cản để tổ chức chống lại Tập gần như không thể vượt qua. Không có một cuộc khủng hoảng có hệ thống, cơ hội cho các đối thủ của Tập tiến hành một cuộc đảo chính là quá nhỏ.
Nhưng việc Tập đột tử hoặc mất khả năng sẽ thu ngắn sự cai trị của Tập, bất kể là Tập có ý định chấm dứt khi nào. Tập đang 68 tuổi, có tiền sử hút thuốc, thừa cân, làm một công việc đầy căng thẳng, và theo truyền thông nhà nước, “tìm thấy niềm vui trong khi kiệt sức”. Mặc dù không có dấu hiệu rõ rệt nào cho thấy Tập đang gặp phải tình trạng kém sức khỏe, nhưng Tập vẫn tử vong. Và hiện nay, Tập đã huỷ bỏ các chuẩn mực kế vị của Trung Quốc, sự vắng mặt của Tập sẽ tạo ra một khoảng trống quyền lực và có thể kích hoạt cuộc đấu đá ở cấp cao nhất của đảng CSTQ. Các thành viên trong liên minh của Tập có thể chia thành các nhóm đối lập, mỗi nhóm ủng hộ người kế nhiệm mà mình đã chọn riêng. Những người đã bị thanh trừng hoặc bị trủ dập dưới thời Tập, họ có thể cố gắng tận dụng cơ hội hiếm hoi để giành quyền. Ngay cả khi Tập không chết nhưng bị đột quỵ, đau tim hoặc một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng khác, Trung Quốc sẽ bước vào tình trạng lấp lửng chính trị. Những người ủng hộ chế độ và những người chống sẽ buộc phải tranh giành để tạo ra các liên minh mới để phòng ngừa cả sự phục hồi và đáo hạn của Tập, với những hậu quả khó lường cho chính sách đối nội và đối ngoại.
Dĩ nhiên, có thể có những kịch bản xảy ra. Thứ nhất, Tập có thể chọn việc nghỉ hưu vào năm 2035, điểm giữa cho lễ kỷ niệm một trăm năm của đảng CSTQ và kỷ niệm ngày thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 2049. Nhưng bất kể cách nào và khi nào Tập ra đi, việc thiếu một kế hoạch rõ ràng gây nên những vấn đề không thể tránh khỏi về khả năng chuyển quyền của đảng trong một cách yêm thắm và có thể dự đoán được. Trong những thập kỷ sau cái chết của Mao năm 1976, hệ thống chính trị của đất nước dường như ổn định đều đặn, bất chấp đôi lúc có tình trạng hỗn loạn trên thượng tầng. Tuy nhiên, ngày nay, tương lai chính trị của Trung Quốc che giấu tình trạng bất trắc. Vấn đề kế vị không phải là vấn đề mà các quan chức Trung Quốc thảo luận trước công chúng, nhưng họ cũng không thể bỏ qua. Sớm muộn gì thì đó một vấn đề sẽ cần có một giải pháp.
***
Jude Blanchette, Khoa trưởng về Nghiên cứu Trung Quốc tại Center for Strategic and International Studies và là tác giả sách China’s New Red Guards: The Return of Radicalism and the Rebirth of Mao Zedong.
Richard McGregor, Chuyên gia cấp cao tại Lowy Institute và là tác giả sách Xi Jinping: The Backlash
Cả hai là tác giả sách After Xi: Future Scenarios for Leadership Succession in Post-Xi Jinping Era, một báo cáo được Center for Strategic and International Studies and the Lowy Institute ấn hành vào tháng 4 năm 2021. Bài viết được trích ra và tu chỉnh lại từ tác phẩm này.
*Tựa đề bản dịch là của người dịch
______
Bài liên quan: Lễ kỷ niệm 100 năm có thể là sự kiện trọng thể cuối cùng — Lễ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng Sản Trung Quốc — Cải cách chính trị và mở cửa
Tác giả: Maximilian Kalkhof
Vũ Ngọc Chi chuyển ngữ
20-7-2021
Ban đầu thì nói xấu, sau đó lại thèm muốn: Trung Quốc hiện đang xem xét việc phê duyệt vaccine Biontech. Tất cả mọi thứ đều chỉ ra rằng, nguyên nhân là do sự kém hiệu quả của vaccine Trung Quốc. Điều đó không chỉ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho Trung Quốc.
Vào cuối năm ngoái, nhà dịch tễ học nổi tiếng nhất Trung Quốc đã làm mất uy tín vaccine của Biontech. Zhong Nanshan cho biết các nghiên cứu lâm sàng của Biontech, cũng như của Moderna, “rất là thiếu sót”. Mặt khác, vaccine của Trung Quốc được phát triển “một cách nghiêm ngặt”.
Zhong Nanshan là Christian Drosten (ND: Bác sĩ Đức) ở Trung Quốc (như Fauci ở Mỹ). Ông ấy giải thích về đại dịch cho người dân Trung Quốc. Tuy nhiên, có một điểm khác biệt quan trọng giữa Zhong và Drosten: Drosten không chỉ được ca ngợi mà còn bị công chúng Đức chỉ trích, còn Zhong được thần tượng hóa ở Trung Quốc. Vì những việc làm của ông ấy trong đại dịch Sars năm 2002 và đại dịch Sars-CoV-2 năm 2019, ông ấy được coi là một anh hùng dân tộc. Ông ta cũng có liên hệ mật thiết với Đảng và Nhà nước. Không phải là hiếm có, khi ông ấy nói thay mặt cho chính phủ.
Trong bối cảnh đó, nó tương ứng với một bước ngoặt 180 độ, được biết vào tuần trước: Các nhà chức trách Trung Quốc đã hoàn thành việc kiểm tra vaccine Biontech qua một hội đồng chuyên gia, công ty Fosun của Trung Quốc cho biết. Vắc xin này đang nằm trong giai đoạn phê duyệt. Trung Quốc sẽ bắt đầu sản xuất nó vào cuối tháng Tám. Nói cách khác, vaccine của Biontech sẽ được dùng tại Trung Quốc.
Công ty Mainz Biontech hợp tác với tập đoàn Fosun của Thượng Hải. Theo công bố của Biontech, hai công ty đang cùng nhau tiến hành các nghiên cứu lâm sàng. Fosun cũng chịu trách nhiệm tiếp thị ở Trung Quốc.
Đối với Biontech, thỏa thuận với Trung Quốc thật ra là rất khó khăn. Một mặt là mọi việc tiến triển chậm như rùa bò ở cái nước Cộng sản Trung Quốc này. Theo một tường thuật của giới truyền thông, đích thân ông chủ của Biontech Uğur Şahin đã đến Thượng Hải vào tháng 4 để đàm phán về việc phê duyệt vaccine. Theo đó, Şahin cũng đã nói chuyện với Li Qiang, người đứng đầu địa phương này của Đảng Cộng sản (ĐCSTQ), thông qua hội nghị truyền hình.
Không có thỏa thuận giữa Biontech và Đài Loan
Mặt khác, thỏa thuận của Biontech với Fosun đưa đến việc hủy bỏ cung cấp vaccine cho Đài Loan. Vào cuối tháng 5, Tổng thống Đài Loan, bà Thái Anh Văn đã cáo buộc Trung Quốc ngăn cản thỏa thuận giữa Biontech và Đài Loan. Bà viết trên Facebook: “Chúng tôi gần như đã ký được hợp đồng với nhà sản xuất Đức, nhưng không thể hoàn thành vì Trung Quốc đã can thiệp vào. Lý do là nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc coi quốc gia độc lập trên thực tế là Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình – và Fosun cũng đòi các quyền tiếp thị đối với Đài Loan“.
Tranh chấp chỉ kết thúc vào tháng 7 sau khi chính phủ Đài Loan cho phép Foxconn và TSMC mua 10 triệu liều vaccine trực tiếp từ Fosun. Chính phủ Đài Bắc, do đó đã tránh được vấn đề phải đàm phán với một công ty đòi quyền tiếp thị cho đảo quốc này.
Theo tường thuật của tạp chí kinh doanh Trung Quốc “Caixin”, trích dẫn từ những người trong cuộc, vaccine mRNA của Biontech sẽ được sử dụng ở Trung Quốc như là vaccine thứ ba. Cho đến nay, chỉ có vaccine virus bất hoạt (vaccine véc tơ vi rút) được sử dụng ở Trung Quốc. Các loại vaccine của các nhà sản xuất Trung Quốc là Sinopharm và Sinovac đều thuộc nhóm này.
Nếu Trung Quốc thật sự sử dụng vaccine của Biontech như một loại vaccine bổ sung từ tháng 8, điều đó sẽ tương đương với việc thừa nhận rằng, vaccine được sản xuất tại quốc gia của họ không hiệu quả cho lắm. Chiến binh chống dịch bệnh hàng đầu của Trung Quốc Gao Fu đã thừa nhận điều này lần đầu tiên hồi tháng Tư. Phát biểu tại một hội nghị ở thành phố nằm phía tây Trung Quốc, Thành Đô, Gao cho biết hiệu quả của vaccine Trung Quốc thấp và các nhà chức trách đang xem xét trộn chúng với các loại vaccine khác. Tuy nhiên, sau khi tuyên bố của Gao được báo chí quốc tế đăng tải, các cán bộ đã cố gắng miêu tả việc thừa nhận là một sự hiểu lầm.
Bởi vì đối với Trung Quốc việc này đe dọa nhiều thứ. Năm ngoái, Chủ tịch Tập Cận Bình đã tuyên bố đao to búa lớn rằng vaccine của Trung Quốc sẽ được cung cấp cho thế giới như một “hàng hóa công cộng toàn cầu”. Bắc Kinh bắt đầu một cuộc tấn công vaccine toàn cầu: Ngày nay hơn 90 quốc gia sử dụng vaccine Trung Quốc – có lẽ ít hơn vì lý do chính trị và nhiều hơn vì lý do thực dụng. Các phương tiện truyền thông đảng của Bắc Kinh cố gắng làm cho vaccine Trung Quốc xuất hiện một cách tốt đẹp.
Nhưng bức tranh này ngày càng có nhiều vết nứt. Vào tháng 6, các quốc gia như Chile, Bahrain và Mông Cổ, những quốc gia thật sự có tỷ lệ tiêm chủng cao, đã ghi nhận những đợt bùng phát dịch bệnh mới. Các nước này đều có chung điều gì: Họ đã đặt tin tưởng vào vaccine của Trung Quốc. Kết luận của các chuyên gia: Vaccine không đủ hiệu quả.
Đây là một bước lùi đối với các nỗ lực tuyên truyền của Bắc Kinh. Đất nước này có thể nổi bật như một nước mong muốn trở thành siêu cường mà đã khoe trương quá mức. Theo tường thuật của “Caixin”, sự hợp tác giữa Biontech và Fosun sẽ cho phép sản xuất một tỷ liều hàng năm. Nhưng Trung Quốc có 1,4 tỷ dân. Với bối cảnh đó, khó có khả năng Bắc Kinh có thể cung cấp vaccine thứ ba cho hơn 90 quốc gia đã sử dụng vaccine của Trung Quốc.
Vũ Ngọc Chi dịch
19-7-2021
Lời người dịch: Nhóm Tư vấn Nội địa EU lên án Việt Nam về việc Nhà báo Mai Phan Lợi và Luật sư Đặng Đình Bách bị bắt giữ và khởi tố, đồng thời Nghị sĩ EU Saskia Bricmont đòi nghị viện châu Âu can thiệp trả tự do cho nhà báo Mai Phan Lợi, luật sư Đặng Đình Bách và các tù nhân lương tâm khác. Sau đây là bản dịch:
Tác giả: Bill Chappell
Bùi Xuân Bách dịch
13-7-2021
Cuba đang trải qua một mùa hè thiếu thốn nghiêm trọng, từ lương thực và điện, cho đến thuốc men. Người dân Cuba đã chán ngấy, đang xuống đường trong các cuộc biểu tình chưa từng có và họ đang bày tỏ sự phẫn nộ của mình qua một bài hát có tên Patria y Vida – Đất nước và cuộc sống.
Tác giả: David Brunnstrom
Dương Lệ Chi, chuyển ngữ
13-7-2021
WASHINGTON (Reuters) – Người được Tổng thống Joe Biden đề cử làm đại sứ kế tiếp của Hoa Kỳ ở Việt Nam, tuyên bố tại phiên điều trần ở Thượng viện hôm thứ Ba [13/7] rằng, sẽ thúc đẩy quan hệ an ninh với Hà Nội, trong khi tìm cách tiếp cận thị trường công bằng và thúc giục Hà Nội tôn trọng nhân quyền.
13-7-2021
Tìm trên mạng, thấy có vài báo Việt Nam, trong đó có VnExpress, Dân trí… nhanh chóng đưa tin về cuộc biểu tình rầm rộ của hàng chục nghìn người dân Cu Ba.
Tác giả: Pavan Shamdasani
Dịch giả: Trúc Lam
7-7-2021
Kiểm duyệt không thể tránh khỏi ở những đất nước vẫn còn bảo thủ cứng nhắc
Trần Ngọc Cư dịch
9-7-2021
Bạn đọc thân mến,
Bạn cứ gọi đây là thái độ bi quan của báo giới. Mùa Xuân này, ngay cả trước khi Tổng thống Biden tuyên bố rút toàn bộ lực lượng Hoa Kỳ khỏi Afghanistan, tôi đã bắt đầu suy nghĩ về việc Kabul có thể so sánh với Sài Gòn như thế nào ngay trước khi nó thất thủ vào năm 1975. Có những khác biệt rõ ràng nào không? Những điểm tương đồng quan trọng nào không? Thậm chí có thể rút ra những bài học nào không?
Tác giả: David Hutt
Dương Lệ Chi, chuyển ngữ
6-7-2021
Sau nhiều thập niên cưỡng đoạt, cả trên thực tế lẫn tưởng tượng, Việt Nam vẫn là ông kẹ chính của chủ nghĩa dân tộc Campuchia.
Tác giả: Willy Wo-Lap Lam
Lê Minh Nguyên, dịch
18-6-2021
Giới thiệu
Sau khi Mao Trạch Đông (1893-1976) trở thành nhà lãnh đạo không thể tranh cãi của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), năm 1936, ông bắt đầu thanh trừng toàn diện thế hệ trí thức có tư tưởng tự do từ sớm trong đảng ngay trụ sở tạm thời của đảng ở Diên An, tỉnh Thiểm Tây.
Tác giả: Francis Fukuyma
Dịch giả: Đỗ Kim Thêm
27-6-2021
Lời người dịch: Bang giao Hoa Kỳ và Trung Quốc bước một bối cảnh mới sau khi Joe Biden nhậm chức: Cả hai cường quốc chấp nhận phục hoạt chủ nghĩa đa phương, là một cơ chế tối thiểu và hữu hiệu để bắt đầu hợp tác song phương và quốc tế.
Tác giả: Damian Whitworth
Trần Quốc Việt dịch
27-6-2021
‘Bị nhốt trong quan tài bằng bê tông’: Một ngày trong trại tập trung
Từ 7-9 giờ sáng: Dạy học cho những tử thi biết đi
Tôi vừa đặt chân vào phòng thì 56 học viên của tôi đứng lên, những xiềng chân ở mắt cá chân họ kêu chói tai và họ hô to: “Chúng tôi sẵn sàng!” Tất cả họ đều mặc áo quần màu xanh. Đầu họ bị cạo trọc, da họ trắng bệch như da xác chết.
Tác giả: Damian Whitworth
Trần Quốc Việt dịch
27-6-2021
Tiếp theo phần 1
Tháng 11/2017, chị bị trùm bao lên đầu rồi đưa đến trại và được bảo rằng, chị phải dạy tiếng Trung cho những người tù ở trại. Hợp đồng làm việc của chị ghi rằng vi phạm luật lệ sẽ bị phạt tử hình. Chị cũng bị cấm nói chuyện với những tù nhân, và cấm cười, cấm khóc hay trả lời các câu hỏi nếu không được cho phép.
Tác giả: Damian Whitworth
Trần Quốc Việt dịch
26-6-2021
Lần đầu tiên Sayragul Sauytbay nghe những tiếng kêu thét lên sau hai hay ba ngày ở trại giam. Chị bị đưa đến làm giáo viên ở một trong những trung tâm nơi Trung Quốc “cải tạo” những người Duy Ngô Nhĩ và những nhóm sắc tộc khác ở tỉnh tây bắc, thuộc Tân Cương.
Tác giả: Jochen Buchsteiner
Vũ Ngọc Chi, chuyển ngữ
25-6-2021
Lời người dịch: Bài dịch này không nhằm mục đích gây thêm lo lắng cho mọi người, vì hiện tại con số lây lan đã giảm đáng kể, ở Đức chỉ còn 5,9 ca/ 100.000 người trong 7 ngày (05:55 RKI: 592 neue Fälle – bundesweite Inzidenz sinkt auf 5,9), tuy nhiên chúng ta cũng nên tiếp tục giữ những biện pháp vệ sinh cần thiết như trước đây và có thể phải chuẩn bị tinh thần khi mùa lạnh đến.
Tác giả: Joseph E. Stiglitz
Đỗ Kim Thêm dịch
7-6-2021
Tỷ lệ lạm phát ở Hoa Kỳ và châu Âu gia tăng nhẹ, đã gây ra những lo lắng trong thị trường tài chính. Có phải chính quyền của Tổng thống Joe Biden đang có nguy cơ làm quá nóng nền kinh tế với gói cứu trợ trị giá 1.9 ngàn tỷ đô la và các kế hoạch chi tiêu bổ sung để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, tạo việc làm và hỗ trợ cho các gia đình ở Mỹ?
David Brown
Song Phan, chuyển ngữ
18-6-2021
Trước hết bọn quan tham phải ra đi
Mối quan hệ thử thách nhiều năm giữa các cơ quan quản lý trên toàn quốc Việt Nam và những cơ quan quản lý đại đô thị phía nam, dường như đang chuyển sang một hướng hiệu quả hơn sau nhiều thập niên giành nhau về tài chính.
Tác giả: Richard Lloyd Parry
Trần Quốc Việt dịch
16-6-2021
Một vị cao tăng ở Miến Điện đã từ bỏ cuộc đời kinh kệ và thiền hành để cầm vũ khí chống lại giới độc tài quân đội đã lật đổ nhà lãnh đạo được dân chúng bầu lên là bà Aung San Suu Kyi, trong cuộc đảo chính của quân đội vào tháng Hai.
Tác giả: AJ Willingham
Thụy Mân, chuyển ngữ
14-6-2021
Lời người dịch: Trong khi chuyến đi của ông Biden và vợ đang mang lại niềm hy vọng đến với đa số dân chúng châu Âu, rằng nước Mỹ đã thật sự quay lại với Đồng minh, thì ở quốc nội, nhiều vụ tai tiếng của chính phủ Trump đã được tiết lộ. Hy vọng vòng vây nhỏ dần và những kẻ làm điều sai trái phải bị trừng trị. Nước Mỹ, với “All the President’s Men” chấn động thế giới, phải khác với Nga dưới thời Putin hay Bắc Hàn dưới thời Kim Jong-un.