Có nhiều bằng chứng cho thấy cuộc tranh giành quyền lực khốc liệt giữa lãnh đạo tối cao của Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình và các phe phái cùng những nhân vật quyền lực bao gồm cựu Phó Chủ tịch Tăng Khánh Hồng (Zeng Qinghong) và Phó Chủ tịch hiện tại Vương Kỳ Sơn (Wang Qishan). Các trường hợp đánh nhau đã không còn kín đáo nữa, giữa những nhân vật có ảnh hưởng này và phe nhóm của họ, xuất hiện sau sự tiết lộ vào tháng 9 bởi các trang web bán chính thức NetEase và Sohu, cho biết rằng một số quan chức cấp cao trong bộ máy chính trị-pháp luật, bao gồm cảnh sát, mật vụ và tòa án, đã âm mưu các hành động “nham hiểm và xảo quyệt” chống lại một lãnh đạo cao nhất của đảng, thường được cho là ông Tập (những bài báo này đã bị xóa khỏi mạng Internet).
Mỹ cần hợp tác với Nhật, Ấn, Úc và châu Âu để chống Trung Quốc
Tác giả: Joseph S. Nye Jr.
Đỗ Kim Thêm dịch
3-11-2021
Suy luận Mỹ còn giống như trong thời Chiến tranh Lạnh là lười biếng và nguy hiểm
Trong một số chính trị gia và các nhà hoạch định chính sách ở Washington có một ý tưởng mới đang gây thu được thu hút, Hoa Kỳ đang sống trong thời Chiến tranh Lạnh với Trung Quốc. Đó là một ý tưởng tệ hại, nhơ nhuốc về lịch sử, thối tha về chính trị, đen tối cho tương lai của chúng ta.
Chính quyền Biden đã khôn ngoan đẩy lùi việc định khung. Nhưng hành động của tổng thống cho thấy rằng chiến lược của ông để đối phó với Trung Quốc thật sự có thể bị ảnh hưởng bởi tư duy về Chiến tranh Lạnh, khoá chặt tâm trí của chúng ta trong mô hình về một ván cờ có hai chiều theo truyền thống.
Tuy nhiên, cạnh tranh với Trung Quốc là một trò chơi ba chiều. Và nếu chúng ta tiếp tục chơi cờ hai chiều, chúng ta sẽ thua.
Trong khi cả cuộc xung đột với Liên Xô và cạnh tranh hiện nay với Trung Quốc đều không dẫn đến cuộc chiến toàn lực, nhưng các trò chơi rất khác nhau. Trong Chiến tranh Lạnh, đối với Hoa Kỳ, Liên Xô là mối đe dọa trực tiếp về quân sự và ý thức hệ. Chúng ta hầu như không có mối liên hệ kinh tế hoặc xã hội nào: Việc ngăn chặn là một mục tiêu khả thi.
Bởi vì trò chơi dựa trên một tiền đề hai chiều đơn giản, cuộc chiến duy nhất là giữa từng phe quân đội, mỗi bên phụ thuộc vào đối phương không bóp cò. Nhưng đối với Trung Quốc, trò chơi ba chiều có sự phân bổ quyền lực ở từng cấp, quân sự, kinh tế và xã hội, không chỉ một.
Đó là lý do tại sao ẩn dụ Chiến tranh Lạnh, mặc dù thuận tiện, nhưng lại lười biếng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Nó che khuất và đánh lừa chúng ta bằng cách đánh giá thấp thách thức thật sự mà chúng ta phải đối mặt và đưa ra các chiến lược không hiệu quả.
Trên bình diện kinh tế, Hoa Kỳ và Trung Quốc phụ thuộc vào nhau sâu đậm. Hoa Kỳ đã có hơn 500 tỷ đô la thương mại với Trung Quốc vào năm 2020. Trong khi một số người ở Washington nói về việc “tách rời”, sẽ thật ngu ngốc khi nghĩ rằng chúng ta có thể tách nền kinh tế của mình hoàn toàn ra khỏi Trung Quốc mà không phải chịu thiệt hại nặng nề. Và chúng ta cũng không nên mong đợi các quốc gia khác làm như vậy, vì theo các báo cáo cho biết, Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của nhiều quốc gia hơn Hoa Kỳ.
Các kết cấu xã hội của Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng gắn bó nhau sâu xa: Có hàng triệu kết nối xã hội, từ sinh viên, khách du lịch và những người khác giữa hai quốc gia. Và về mặt vật lý, không thể tách rời các vấn đề sinh thái như đại dịch và biến đổi khí hậu.
Tình trạng phụ thuộc là một con dao hai lưỡi. Nó tạo ra các mạng lưới nhạy cảm với những gì đang xảy ra ở một quốc gia khác có thể khuyến khích sự thận trọng. Nhưng nó cũng tạo ra những điểm yếu gây thương tổn mà cả Bắc Kinh và Washington có thể cố gắng thao túng như những công cụ để gây ảnh hưởng.
Bất chấp những yếu tố trên, một suy nghĩ hai chiều cho rằng, Hoa Kỳ có thể đối đầu với Trung Quốc phần lớn là nhờ ưu thế quân sự. Trong khi Trung Quốc đang hiện đại hóa quân lực, Mỹ vẫn thật sự là cường quốc duy nhất trên toàn cầu. (Mặc dù không rõ điều đó sẽ kéo dài bao lâu). Chúng ta phải cẩn thận vạch ra các hành động của mình, như cải thiện quan hệ với Ấn Độ và củng cố liên minh của chúng ta với Nhật Bản, trên bàn cờ quân sự truyền thống để duy trì cán cân quyền lực ở châu Á. Đồng thời, chúng ta không thể tiếp tục bỏ qua các mối quan hệ quyền lực khác nhau trên các hội đồng kinh tế hoặc xuyên quốc gia, và mức độ tương tác nhau. Nếu chúng ta làm vậy, chúng ta sẽ gặp khó khăn.
Trên khía cạnh kinh tế, sự phân bổ quyền lực là đa cực, Hoa Kỳ, Trung Quốc, châu Âu và Nhật Bản là những tác nhân quan trọng nhất. Và trong hội đồng quản trị xuyên quốc gia, khi đề cập đến các vấn đề như biến đổi khí hậu và đại dịch, các tổ chức phi chính phủ đóng vai trò quyền lực và không quốc gia nào kiểm soát được.
Tuy nhiên, Hoa Kỳ có chính sách thương mại đối với Đông Á không phù hợp, khiến đất nước này nhường sân cho Trung Quốc. Về các vấn đề xuyên quốc gia, Hoa Kỳ có nguy cơ để mối quan hệ sóng gió với Bắc Kinh gây nguy hiểm cho các mục tiêu về khí hậu. Trung Quốc là quốc gia thải khí có hiệu ứng nhà kính lớn nhất. Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị đã cảnh báo Mỹ không nên kỳ vọng rằng các cuộc đàm phán về khí hậu sẽ vẫn là một ốc đảo trong một sa mạc của các mối quan hệ tổng thể.
Không quốc gia nào có thể đơn phương giải quyết các vấn đề xuyên quốc gia như biến đổi khí hậu và đại dịch. Do đó, nền chính trị của sự tương thuộc sinh thái liên quan đến quyền lực cũng như đối với những người khác.
Cuộc cạnh tranh chính trị ngày nay cũng khác. Hoa Kỳ và các đồng minh không bị đe dọa bởi việc xuất khẩu của chủ nghĩa Cộng sản giống như thời Stalin hay Mao. Có ít việc truyền bá chủ nghĩa hơn; ngày nay ít có người xuống đường ủng hộ “tư tưởng Tập Cận Bình”.
Thay vào đó, Trung Quốc thao túng hệ thống của tình trạng tương thuộc sâu xa về kinh tế và chính trị để hỗ trợ cho chính phủ độc tài của mình và gây ảnh hưong về mặt quan điểm trong các nền dân chủ để phản bác và ngăn chặn những lời chỉ trích. Để có bằng chứng về điều đó, chúng ta chỉ cần nhìn vào sự trừng phạt kinh tế của Trung Quốc đối với Na Uy và Úc, các đồng minh của chúng ta, vì họ đã dám công kích Trung Quốc về vấn đề nhân quyền. Một chiến lược ba chiều sẽ công nhận và đáp ứng được thực tế là những hành động này của Trung Quốc sẽ tạo cơ hội cho chúng ta thực hiện các bước hỗ trợ, từ đó sẽ tăng ảnh hưởng của chúng ta. Các hiệp định về thương mại sẽ giúp ích, cũng giống như thỏa thuận về xuất khẩu công nghệ tàu ngầm hạt nhân gần đây của chúng ta sang Úc.
Chúng ta đang bị khoá chặt trong “sự cạnh tranh hợp tác” với Trung Quốc làm cho tốt hơn và xấu hơn, nó đòi hỏi một chiến lược có thể thực hiện hai điều trái ngược, cạnh tranh và hợp tác trong cùng một lúc.
Ở trong nước, Hoa Kỳ phải củng cố các lợi thế công nghệ bằng cách tăng cường hỗ trợ cho các công trình nghiên cứu và phát triển. Về mặt quân sự, điều này có nghĩa là tái cấu trúc các lực lượng truyền thống để kết hợp các công nghệ mới và củng cố các liên minh nói trên.
Về mặt kinh tế, việc Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương để lại lỗ hổng trong lĩnh vực quan trọng về thương mại. Và về các vấn đề xuyên quốc gia, chúng ta cần củng cố và phát triển các thể chế và các hiệp ước quốc tế, chẳng hạn như Tổ chức Y tế Thế giới và Hiệp định về Khí hậu tại Paris, để đối phó với các vấn đề sức khỏe và khí hậu.
Những người bi quan nhìn vào quy mô dân số và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và tin rằng họ sẽ chiếm ưu thế. Nhưng nếu chúng ta coi các đồng minh của mình như tài sản, thì sức mạnh quân sự tổng hợp và sự giàu có về kinh tế của các nền dân chủ liên kết với phương Tây, Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản, sẽ vượt xa Trung Quốc trong thế kỷ này.
Tổng thống Biden hợp lý khi cho rằng, cuộc thảo luận về Chiến tranh Lạnh có nhiều tác động tiêu cực hơn là tích cực. Nhưng ông cũng cần bảo đảm rằng chiến lược đối với Trung Quốc của mình là phù hợp với trò chơi ba chiều.
***
Joseph S. Nye là Giáo sư Đại học Harvard, là người đặt ra thuật ngữ “quyền lực mềm” vào năm 1989 và là cựu quan chức quốc phòng cấp cao. Tác phẩm mới nhất của ông là “Do Morals Matter? Presidents and Foreign Policy From FDR to Trump.”
____
Ghi chú: Tựa đề do người dịch đặt
Ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở Campuchia và Lào, làm Việt Nam lo lắng
Tác giả: David Brown
Song Phan chuyển ngữ
1-11-2021
Cuối tháng 9, Nguyễn Phú Trọng, lãnh đạo Đảng cầm quyền Cộng sản Việt Nam, mời hai người đồng cấp Campuchia và Lào – là Hun Sen, thủ tướng Campuchia và Thongloun Sisoulith, Chủ tịch nước Lào – đến Hà Nội để họp. Theo báo chí nhà nước, ba nhà lãnh đạo đã nói về sự hợp tác trong quá khứ và tương lai, và sự cần thiết có các quan hệ hiệu quả và gắn bó giữa đảng cầm quyền và chính phủ của ba nước.
Vụ chống lại Mark Zuckerberg: Người trong cuộc nói rằng, CEO của Facebook chọn tăng trưởng thay vì an toàn
Tác giả: Elizabeth Dwoskin, Tory Newmyer và Shibani Mahtani
Trúc Lam chuyển ngữ
25-10-2021
Cuối năm ngoái, Mark Zuckerberg đối mặt với sự lựa chọn: Tuân theo yêu cầu của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc kiểm duyệt những người bất đồng chính kiến chống chính phủ, hoặc có nguy cơ bị đuổi ra khỏi một trong những thị trường béo bở nhất của Facebook ở châu Á.
Hạ viện bỏ phiếu buộc tội Steve Bannon coi thường Quốc hội
Tác giả: Rebecca Beitsch and Cristina Marcos
Dương Lệ Chi, chuyển ngữ
21-10-2021
Hạ viện hôm thứ năm [21/10/2021] đã bỏ phiếu buộc tội Steve Bannon khinh thường Quốc hội sau khi ông ta coi thường trát tòa của Ủy ban 6/1, một sự trừng phạt đáng chú ý đối với cựu chiến lược gia tòa Bạch Ốc của Trump, khiến Bộ Tư pháp cân nhắc xem có nên theo đuổi các cáo buộc hình sự hay không.
Kết quả bỏ phiếu gồm 229 phiếu thuận và 202 phiếu chống, trong đó chín dân biểu đảng Cộng hòa đã bỏ phiếu thuận cùng với tất cả các dân biểu đảng Dân chủ ủng hộ nghị quyết, gồm: Các dân biểu Liz Cheney (Wyoming), Brian Fitzpatrick (Pennsylvania), Anthony Gonzalez (Ohio), Jaime Herrera Beutler (Washington), John Katko (New York), Adam Kinzinger (Illinois), Nancy Mace (South Carolina), Peter Meijer (Michigan) và Fred Upton (Michigan). Bảy trong số chín dân biểu này là những dân biểu của đảng Cộng hòa, đã từng bỏ phiếu luận tội cựu Tổng thống Trump sau cuộc bạo loạn ngày 6 tháng 1.
Cuộc bỏ phiếu diễn ra sau khi Bannon từ chối xuất hiện trước Ủy ban Hạ viện, trả lời những câu hỏi thẩm vấn về cuộc điều tra vụ tấn công ngày 6 tháng 1 vào tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ.
Các nhà lập pháp trong Ủy ban này cho rằng, việc chuyển nhanh vụ việc này đến Bộ Tư pháp là cần thiết, cũng là lời cảnh báo cho những người khác đã bị triệu tập tới Ủy ban, rằng bất kỳ ai từ chối hợp tác sẽ phải chịu số phận tương tự.
Bị truy tố bởi Bộ Tư pháp có thể đồng nghĩa với việc bị phạt tiền hoặc phạt tù, hoặc cả phạt tiền lẫn phạt tù đối với Bannon.
Ủy ban cần tìm kiếm lời khai từ Bannon về vai trò của ông ta trong việc tổ chức cuộc tụ họp ngày 6 tháng 1, nơi cựu Tổng thống Trump phát biểu, cũng như các cuộc thảo luận của ông ta với tòa Bạch Ốc – điều mà các thành viên của hội đồng [của Ủy ban] cho rằng, có thể cho thấy mối liên hệ giữa cựu tổng thống và kế hoạch phá hoại việc xác nhận kết quả bầu cử năm 2020.
Các thành viên của Ủy ban đã chỉ ra rằng, Bannon nói trên podcast của ông ta một ngày trước ngày 6 tháng 1, rằng “tất cả mọi thứ sẽ vỡ vụn vào ngày mai” và “bây giờ chúng ta đang ở thời điểm tấn công“, cũng như sự tham gia của ông ta trong chiến dịch “Ngưng ăn cắp phiếu bầu” (Stop the Steal).
“Những lời tuyên bố công khai của ông Bannon cho thấy rõ rằng ông ta biết điều gì sẽ xảy ra trước khi nó xảy ra. Và do đó, ông ta hẳn đã nhận thức được và có thể đã tham gia vào việc lên kế hoạch cho mọi thứ diễn ra ngày hôm đó. Người dân Mỹ xứng đáng được biết những gì ông ta biết và những gì ông ta đã làm”, Cheney, một trong hai thành viên đảng Cộng hòa của Ủy ban ngày 6/1, nói.
Các đảng viên đảng Dân chủ coi sự thách thức của Bannon là một tiền lệ nguy hiểm, có thể làm suy yếu cả Quốc hội và trách nhiệm giải trình theo luật.
“Chúng tôi ở đây chiều nay để thử nghiệm một ý kiến lâu đời kể từ ngày thành lập đất nước này. Liệu đất nước chúng ta có phải là một đất nước của luật pháp? Chúng tôi ở đây bởi vì một người đã quyết định rằng, chúng ta giờ đây chỉ là một đất nước của con người và những người giàu và có quyền hành không cần phải tuân theo luật pháp. Và câu hỏi mà chúng ta phải đương đầu không kém gì câu hỏi này rằng: Ông ta đúng?” Dân biểu Adam Schiff (đảng Dân chủ, bang California) hỏi.
“Có phải một số người hiện nay thật sự đứng trên pháp luật, không phải chịu trách nhiệm gì và không chịu trách nhiệm với ai cả, coi thường luật pháp mà không bị trừng phạt?”
Bannon đã từ chối xuất hiện trước Ủy ban, lập luận rằng, vụ việc do Trump đệ trình yêu cầu đặc quyền hành pháp đối với bất kỳ tài liệu nào và tìm cách chặn lời khai của nhân chứng, nên được tòa án giải quyết trước.
Nhưng các nhà lập pháp trong Ủy ban và các chuyên gia pháp lý khác thấy vụ kiện của Trump không có giá trị – đặc quyền hành pháp được thực hiện bởi tổng thống đương nhiệm, họ nói, trong khi đặc quyền như vậy sẽ không áp dụng cho Bannon vì ông đã bị sa thải khỏi tòa Bạch Ốc một thời gian khá lâu, trước khi vụ việc xảy ra.
Tổng thống Biden đã từ bỏ đặc quyền hành pháp đối với kho tài liệu thời Trump, do Cơ quan Lưu trữ Quốc gia nắm giữ, gồm hàng loạt các mối liên lạc giữa Trump, vợ, con cái trưởng thành của ông ta và một số phụ tá cấp cao, cũng như các cố vấn không chính thức cho tổng thống.
Vụ kiện đó đã được lên kế hoạch cho một phiên điều trần vào ngày 4 tháng 11.
Nhưng việc truy tố Bannon bây giờ thuộc về Bộ Tư pháp, một tổ chức dưới chính quyền Biden, đã cam kết nâng cao danh tiếng của mình như là một cơ quan độc lập, tránh xa chuyện chính trị.
“Nếu Hạ viện bỏ phiếu cho cáo buộc tội khinh thường để chuyển qua Bộ Tư pháp, thì Bộ Tư pháp sẽ làm những gì họ luôn làm trong những trường hợp như vậy, chúng tôi sẽ áp dụng các sự kiện và luật pháp rồi ra quyết định, phù hợp với các nguyên tắc truy tố“, Bộ trưởng Tư pháp Merrick Garland cho biết tại buổi điều trần trước Ủy ban Tư pháp Hạ viện, chỉ vài giờ trước cuộc bỏ phiếu.
Các lãnh đạo Cộng hòa ở Hạ viện đã thực hiện bước chính thức, khuyên những người trong đảng của họ bỏ phiếu chống lại nghị quyết hôm thứ năm, lập luận rằng, Ủy ban “đã chứng tỏ họ quan tâm hơn đến việc theo đuổi một chương trình nghị sự của đảng phái, nhằm chính trị hóa cuộc tấn công ngày 6 tháng 1, thay vì tiến hành một cuộc điều tra có thiện chí và chính đáng về sự thất bại trong việc bảo mật dẫn đến ngày đó“.
Lãnh đạo phe thiểu số ở Hạ viện Kevin McCarthy (đảng Cộng hòa, bang California) gọi hành động này là “trát đòi hầu tòa không hợp lệ” vì Chủ tịch Hạ viên Nancy Pelosi (đảng Dân chủ, bang California) đã từ chối hai người mà ông [McCathy] đã chọn vào Ủy ban, sau khi đảng này bỏ phiếu phản đối một dự luật có thể tạo ra một Ủy ban lưỡng đảng độc lập điều tra vụ tấn công điện Capitol.
McCarthy nói về vụ kiện của Trump: “Ông ta có quyền tới tòa để xem nếu ông ta có đặc quyền hành pháp hay không”.
“Tôi không biết liệu ông ta có hay không nhưng ủy ban thì không. Vì vậy, họ đang làm suy yếu quyền lực của chính Quốc hội bằng cách ban hành trát đòi hầu tòa không hợp lệ”.
Các đảng viên Cộng hòa khác đã tìm cách tranh luận rằng, Quốc hội không có quyền điều tra các vấn đề chủ yếu không liên quan đến luật pháp.
Một trong hai dân biểu Cộng hòa mà ông McCarthy bổ nhiệm vào Ủy ban đã bị bà Pelosi từ chối, là dân biểu Jim Banks (đảng Cộng hòa, bang Indiana), nói rằng: “Quốc hội không có quyền tiến hành các cuộc điều tra tội phạm”.
“Quốc hội chỉ có thể ban hành trát đòi hầu tòa phục vụ mục đích lập pháp. Câu hỏi mà Ủy ban phải trả lời là, tại sao họ lại tìm kiếm thông tin về các cuộc tập họp chính trị được phép?”
Các ủy ban của Quốc hội thường xuyên được trao quyền ra trát hầu tòa và các đảng viên đảng Dân chủ cho rằng, việc Bannon cố ý thách thức Ủy ban, có thể được giải quyết một cách đơn giản, bằng cách xuất hiện và diện dẫn quyền của Tu chính án thứ Năm, từ chối điều trần để chính ông ta không bị buộc tội.
Cheney là người mà đảng Cộng hòa đã bãi nhiệm làm thành viên lãnh đạo có quyền hành đứng thứ ba của đảng này hồi đầu năm nay, vì bà đã đẩy lùi những sai lầm của Trump về cuộc bầu cử, nói rằng cuộc điều tra của Ủy ban có liên quan đến việc cân nhắc để ban hành luật, ngăn chặn bất kỳ tổng thống nào trong tương lai gây áp lực, buộc các quan chức liên bang và tiểu bang lật ngược kết quả bầu cử.
“Có những người hiện ở trong căn phòng này đã được sơ tán cùng với tôi và với tất cả những người còn lại trong ngày hôm đó, trong suốt cuộc tấn công. Những người mà bây giờ dường như đã quên đi mối nguy hiểm của thời điểm đó, là cuộc tấn công vào Hiến pháp, cuộc tấn công vào Quốc hội của chúng ta”, bà Cheney nói.
Trong khi đó, Trump tiếp tục xem nhẹ vụ bạo lực xảy ra ngày 6 tháng 1 và thúc đẩy các tuyên bố sai trái của mình về gian lận bầu cử.
Trước đó, Trump đã ra tuyên bố, nói rằng, “cuộc nổi dậy diễn ra ngày 3 tháng 11, ngày bầu cử” và các sự kiện xảy ra vào ngày 6 tháng 1 là “cuộc biểu tình“.
Và một ngày trước đó, Trump đã nhắm thẳng vào Cheney, Phó Chủ tịch Ủy ban điều tra, gọi bà ấy là “kẻ ngốc tự mãn” và “nhìn cô ta là coi thường cô ta”.
AUKUS và QUAD không thể bảo đảm an ninh cho khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương
Tác giả: Hanns W. Maull
Dịch giả: Đỗ Kim Thêm
16-10-2021
Một số chuyên gia lập luận rằng, chúng ta đang “hiện diện trong việc thành lập” một kiến trúc an ninh mới cho Ấn Độ – Thái Bình Dương, bằng cách dựa vào tên cuốn hồi ký của Dean Acheson, một trong những kiến trúc sư chiến lược của Hoa Kỳ nhằm ngăn chặn vào thập niên 1940.
Giáo sư ĐH Harvard nói: Đảng Cộng Hòa thà giết nền dân chủ hơn là bỏ rơi Trump
Tác giả: Dean Obeidallah
Bùi K. Nguyên, chuyển ngữ
13-10-2021
Đồng tác giả sách “Nền dân chủ chết như thế nào” nói rằng, đảng Cộng hòa sẵn sàng để nắm chính quyền, nhưng có thể họ sẽ không giữ được nó
Điểm báo quốc tế về việc Trung Quốc tấn công Đài Loan
Đỗ Kim Thêm, tuyển dịch
14-10-2021
Lời người dịch: Chủ nhật vừa qua, Chủ tịch Tập Cận Bình đã kêu gọi Đài Loan gia nhập Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc, điều mà Tổng thống Thái Anh Văn đã bác bỏ rõ ràng.
Hội chứng mộng du Trung Quốc
Tác giả: Joseph S. Nye, Jr.
Dịch giả: Đỗ Kim Thêm
4-10-2021
Nếu mối quan hệ Trung Quốc-Hoa Kỳ là một ván bài, thì người Mỹ sẽ nhận ra rằng họ đã được một lá bài tốt và tránh khuất phục trước nỗi sợ hải hay niềm tin vào sự suy tàn của Hoa Kỳ. Nhưng ngay cả một lá bài tốt cũng có thể thua, nếu chơi tệ.
Người Cuba muốn tự do, không muốn lưu vong
Tác giả:
Trần Quốc Việt dịch
20-9-2021
Năm 2010, chế độ Castro của Cuba bắt đầu phóng thích những nhà báo và những nhà hoạt động nhân quyền, hầu hết họ đều đã bị giam cầm bảy năm trước trong cuộc đàn áp Mùa Xuân Đen khốc liệt đối với phong trào bất đồng chính kiến. Sau khi phóng thích, hầu hết những người tù đều bị lưu đày sang Tây Ban Nha. Nhưng tôi đã từ chối chấp nhận lưu vong như là cái giá của tự do. Do sự khước từ này tôi ở tù thêm một năm nữa, nhưng từ đó tôi có cơ hội chứng kiến sự can đảm và hy vọng bén rễ trong một nước vốn đã từ lâu đắm chìm trong sợ hãi và tuyệt vọng.
Tập bị chống đối trên nhiều mặt trận khác nhau khi sắp họp Trung ương 6
Giới thiệu
Một cuộc tranh cãi đang bùng phát giữa các cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) về chủ trương “thịnh vượng chung” của Tổng Bí thư Tập Cận Bình, bao gồm việc buộc các doanh nghiệp tư nhân khổng lồ chia sẻ tài sản của họ cho các lĩnh vực ít đặc quyền hơn.
Việt Nam lôi kéo Campuchia và Lào ra khỏi Trung Quốc
Tác giả: David Hutt
Trúc Lam, chuyển ngữ
27-9-2021
Cuộc họp gần đây của các lãnh đạo Đông Nam Á nhấn mạnh việc Hà Nội thúc đẩy khôi phục mối quan hệ với các đồng minh là những nước láng giềng cũ.
Bình luận của báo chí quốc tế về Hiệp định An ninh AUKUS
Đỗ Kim Thêm, tuyển dịch*
22-9-2021
Với những thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho Pháp, nhật báo Aargauer Zeitung từ Thụy Sĩ nhận ra những rạn nứt trầm trọng trong mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương:
Người Việt thích Mỹ và Trung Quốc không thể thay đổi điều đó
Tác giả: Điền Lương
Trúc Lam chuyển ngữ
13-9-2021
Nỗ lực biến việc rút quân ở Afghanistan thành lợi thế của Bắc Kinh đã thất bại
Báo Sạch
13-9-2021
Một văn bản được cho là Kết luận Điều tra vụ Báo Sạch cho rằng nhóm này đã nhận vài tỷ đồng từ các doanh nghiệp để làm truyền thông. Một số báo nhà nước cũng loan tin tương tự. Tôi không rõ những thông tin này chính xác tới đâu. Tuy vậy, cứ cho là thông tin này đúng sự thật thì có mấy điều đáng lưu ý:
Harris nói, bà đã kêu gọi Việt Nam trả tự do cho những người bất đồng chính kiến
Tác giả: Alexandra Jaffe
Vũ Ngọc Chi, lược dịch
26-8-21
Harris cho biết, bà đã nói chuyện với các nhà lãnh đạo Việt Nam, đặc biệt về việc trả tự do cho những người bất đồng chính kiến.
Việt Nam – Hoa Kỳ thận trọng trong chuyến thăm của bà Harris
Tác giả: David Brown
Hồ Động Đình, chuyển ngữ
27-8-2021
Hà Nội tấn công phủ đầu trước một mối đe dọa không tồn tại
Ký giả Dan Rather gởi thư cho các nhân viên y tế
Nhã Duy, chuyển ngữ
23-8-2021
Lời người dịch: Dan Rather là nhà bình luận kỳ cựu trên hệ thống CBS và là một ký giả tên tuổi của làng truyền thông Hoa Kỳ trong nhiều thập niên. Cùng với Peter Jennings của ABC và Tom Brokaw của NBC, ông thuộc nhóm “Big Three” đầy ảnh hưởng này của nước Mỹ. Ở tuổi 89, hiện ông vẫn tiếp tục dự phần vào các hoạt động truyền thông một cách thông tuệ, luôn gởi ra những thông điệp đáng suy nghĩ và lan truyền cảm hứng đến hàng triệu khán-thính-độc giả đang luôn theo dõi các bài viết, những cuộc nói chuyện cùng các cuộc phỏng vấn, trò chuyện của ông với một vài nhân vật nổi tiếng.
Ahmad Massoud: Giống như cha anh ta thuở nào
Tác giả: Joachim Käppner
Vũ Ngọc Chi, lược dịch
22-8-2021
Con trai người anh hùng Ahmad Massoud cũng thách đấu Taliban