Đi Dây Sắp Té

Lê Minh Nguyên

29-6-2020

Sáng thứ Sáu ngày 26/6, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế ở Hà Nội, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 chính thức được khai mạc theo hình thức trực tuyến.

Nỗi nhục nhã, nhức nhối đến muôn đời

Dương Tự Lập

25-7-2020

Khi thế hệ tôi ra đời, cũng là lúc ông cố thủ tướng Phạm Văn Đồng của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã vừa dâng Công Hàm ngày 14 tháng 9 năm 1958 cho Trung Cộng.

Công binh kiến tạo Mỹ và đường đến Việt Nam: Còn bao xa?

Blog VOA

Trân Văn

2-9-2020

USS Nimitz được tiếp liệu tại Biển Đông. Hình minh họa/ Reuters

Đông Nam Á có thể sẽ là một khu vực mới cho các Đội Công binh kiến tạo chuyên thực hiện các công trình dân sự (Civic Action Team – CAT) của quân đội Mỹ. Đó là điều mà ông Mark Esper – Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ vừa nêu ra với Military Times, sau khi ông thăm Palau tuần trước (1).

COVID-19: “Vũ khí hoàn hảo” của Đảng CS Trung Quốc (phần 2)

Stefano Filippi, thực hiện

Thục-Quyên, lược dịch

7-2-2021

Tiếp theo phần 1

Chẳng phải phương Tây từng là những quốc gia dẫn đầu thế giới về các công nghệ tiên tiến nhất sao? Trung Quốc đã vượt qua chúng ta như thế nào?

Quyền Lực Mềm

Lê Minh Nguyên

16-3-2021

Chuyến công du châu Á đầu tiên của ngoại trưởng Anthony Blinken và bộ trưởng Quốc Phòng Lloyd Austin (15/3) khẳng định, Washington muốn thắt chặt quan hệ với các đồng minh trong khu vực.

Cảnh báo: Tập thách thức vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ và phản công lại sự bao vây

The James Town

Tác giả: Willy Wo-Lap Lam

Lê Minh Nguyên, lược dịch

13-4-2021

Lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã công khai thách thức vai trò của Mỹ trong tư cách là nước thiết lập quy tắc toàn cầu. Chính quyền của Tập Cận Bình cũng thực hiện nhiều biện pháp nhằm chống lại những nỗ lực của “liên minh các nền dân chủ” do Mỹ lãnh đạo nhằm kiềm chế TQ.

Tập Cận Bình sẽ tiếp tục đóng cửa

Blog VOA

Ngô Nhân Dụng

31-5-2021

Chính phủ hai nước Anh và Mỹ đã yêu cầu Trung Cộng để các chuyên gia quốc tế vào Trung Quốc nghiên cứu lại nguyên ủy của bệnh dịch Covid-19. Trước đó Tổng thống Joe Biden đã ra lệnh tình báo Mỹ gia tăng cuộc điều tra coi bệnh dịch có xuất phát từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán hay không, trình kết quả trong 90 ngày. Liên hiệp Âu châu cũng yêu cầu phải tìm hiểu sâu xa hơn để hiểu đại dịch Covid-19 khởi sự từ đâu, bao giờ và như thế nào. Tổng giám đốc cơ quan Y tế Quốc tế Liên Hiệp Quốc (WHO) tuyên bố sẵn sàng gửi các chuyên viên qua Trung Quốc mở một cuộc điều tra mới.

Phiếm: Được Cao Sơn Đại Vương cho uống Trà

Nguyễn Khắc Mai

31-8-2021

Người họ Mai vốn quê ở Thuận Hóa, ra lập nghiệp ở Thăng Long gần trọn đời người. Tự hào đã làm nhà ở góc thành nam, Ô Đồng Lầm, Hà Nội. Vẫn có thơ tự trào:

Khi bài thơ Hoàng Sa vượt vĩ tuyến 17 vô Nam

Lê Đức Dục

17-1-2022

Năm 1974, khi Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa, đất nước vẫn còn chia hai miền Nam /Bắc.
Nhiều trận đánh vẫn chỉ là người Việt bắn vào người Việt.

Anh Trương Huy San có một đúc kết rất sâu sắc: “Hoàng Sa – đấy là chiến trường duy nhất trước ngày 30-4-1975 mà ở đó người Việt đã không nổ súng vào người Việt.”

(Dĩ nhiên đánh Trung Quốc bảo vệ xứ sở thì khỏi phải lo khi hòn đạn bay ra người trúng đạn rất có thể đó chính là anh em máu mủ của mình.)

Hộ tống hạm Nhật Tảo HQ10 và hạm trưởng Ngụy Văn Thà, cả con tàu và chiến binh hạm trưởng đã hy sinh trong hải chiến Hoàng Sa 19.1.1974. Ảnh tư liệu

Trở lại với bài thơ Hoàng Sa nói trên, khi ấy ở miền Bắc rất ít người biết thông tin này và nếu biết vẫn không hiếm người nghĩ chính Trung Quốc đã giải phóng Hoàng Sa từ tay VNCH giúp cho ta vì Tàu và ta cùng là anh em trong phe XHCN, sau này Tàu sẽ giao lại!

Nhưng giữa ngày tháng Hoàng Sa bị xâm lược đó, một thi sĩ miền Bắc làm bài thơ này, gửi từ Hà Nội qua Pháp và từ Pháp về Nam Việt Nam bày tỏ tấc lòng.

Năm 2005 câu chuyện và bài thơ được kể trên giai phẩm Quảng Đà in ở hải ngoại. Có người nghi tác giả là Việt Phương, có người dẫn lại cơ sở nói tác giả là Hoàng Xuân Huế, người em bà con của cụ Hoàng Xuân Hãn…

Nhưng mình nghĩ trong bối cảnh năm 1974 ấy ở miền Bắc mà viết được như thế này thì biết trái tim thi sĩ dũng cảm ấy đã rỏ máu với Hoàng Sa như thế nào.

***

Hoàng Sa

Xin kể thêm tôi
thành mười chín triệu một người (*)
Trái tim tôi đập về trong nớ
Dòng máu xa nguồn bỗng giận sôi

Hoàng Sa, Hoàng Sa
Cái tên nghe buồn như thuở ban sơ
Từ tuổi ấu thơ, hay tự bao giờ
Ðối với tôi đã là da thịt
Dầu chỉ là một mảng san hô

Lại đau chăng vết buốt tự ngàn xưa
Trang sử cũ còn hằn dấu ngựa
Từ thảo nguyên xa, từ biên ải lửa
Khói tràn về đen thẫm những giấc mơ
Đếm biết bao nhiêu người vợ đợi chờ
Em ơi! Trên từng trang sử nhỏ

Xin kể thêm tôi thành mười chín triệu một người,
Thành viên gạch hồng tươi
Làm bức tường thành ngăn triền sóng dữ
Làm chiếc vò đựng mùa xuân ngọt lự
Giữ không rơi một giọt mật nào
Mỗi giọt ra đi, chính giọt máu đào
Từ cuộc đời cha ông rỏ xuống

Em trai ơi!
Trên đảo mù sương
hôm đó có em tay cầm súng
Từ những hạm tàu rẽ sóng đại dương
Anh thấy pháo em dương nòng sừng sững

Cuộc chiến đấu kết thúc dù bi thảm
Bài ca anh hùng vẫn vọng trời cao
Xin cho thơ tôi góp phát súng chào
Vĩnh biệt tuần dương chìm dần giữa sóng
Ðáy biển âm thầm, ngàn năm lạnh cóng
Vẫn mặn nồng lòng Tổ quốc ta

Xin cho thơ tôi làm thảm sóng ngân nga
Ru giấc ngủ những chàng trai dũng cảm
Tiếng cười ngày nào còn ran trong nắng
Đôi mắt ngày nào đọng mắt người thương

Tôi biết mùa xuân chưa đến bao giờ
Ngực đảo còn đau ngàn bàn chân lạ
Hoàng Sa, xa vời ơi Hoàng Sa!
Tên người ngân buồn như bản thánh ca…

(1974- Khuyết danh)

(*) Giải thích thêm vì có bạn chưa rõ: Dân số miền Nam khi ấy là 19 triệu, miền Bắc 21 triệu.

Trung Quốc đang trỗi dậy hay sắp suy tàn?

Viet-Studies

Nguyễn Quang Dy

19-2-2023

Có lẽ đây là một câu hỏi cần thiết mà giới nghiên cứu và hoạch định chính sách đặt ra để giải đáp, vì cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung vẫn là yếu tố quan trọng nhất tác động tới quan hệ quốc tế và trật tự thế giới trong những thập kỷ tới của thế kỷ 21. Tuy nhiên, đây là một vấn đề khó giải đáp nhưng lại dễ gây tranh cãi, vì trong một thế giới “hậu sự thật”, có nhiều tin vịt và quan niệm trái chiều, người ta rất dễ nhầm lẫn và khó nhất trí.

Hãy áp dụng thông lệ quốc tế vào thể chế chính trị

Trung Nguyễn

2-9-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Đảng Cộng sản Trung Quốc (Trung Cộng) đã chỉ đạo đội quân “mang bản chất giai cấp công nhân” chào mừng dịp kỷ niệm 72 năm Cách mạng tháng Tám “cướp chính quyền” và Quốc khánh 2/9 của đảng Cộng sản Việt Nam bằng cách tập trận ngay trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam trong suốt tháng 8 và kéo dài tới tháng 9.

Báo chí trong nước cũng đã đưa tin về sự kiện này và Bộ ngoại giao Việt Nam vẫn phản đối như thường lệ. Còn quân đội cũng “mang bản chất giai cấp công nhân” dưới sự lãnh đạo “trực tiếp, tuyệt đối, toàn diện” của đảng Cộng sản Việt Nam thì không phản ứng gì trước việc quân đội Trung Cộng dương oai, diễu võ ngay trong nhà mình.

Bài học từ Hải chiến Trường Sa: Việt Nam đã chiến đấu và phải sẵn sàng chiến đầu một lần nữa

VNTB

Tác giả: Koh Swee Lean Collin

Dịch giả: Phạm Nguyên Trường

30-3-2018

Người Việt Nam tập hợp gần ĐSQ Trung Quốc tại Seoul, Nam Hàn, hôm 24/7/2016, trong một cuộc mít tinh phản đối chủ nghĩa bá quyền Bắc Kinh. Ảnh: AP/ Ahn Young-joon

Chuyến thăm Việt Nam của hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ, Carl Vinson, ngày 5 tháng 3 vừa qua là hành động mang tính biểu tượng trên nhiều mặt trận. Sau khi chiến tranh kết thúc, năm 1975, đây là cảng đầu tiên của Việt Nam được hàng không mẫu hạm Mỹ ghé thăm. Ngoài ra, Đà Nẵng, còn là địa điểm đổ bộ đầu tiên của Lính thủy đánh bộ Mỹ, ngày 8 tháng 3 năm 1965 Cuối cùng, như một số nhà bình luận đã chỉ ra, động thái này tượng trưng cho mối quan hệ ngày càng gắn bó hơn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trên mặt trận quốc phòng và an ninh, đặc biệt là chuyến thăm này diễn ra sau quyết định của Washington về việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Hà Nội.

Tuyên Bố Nhân Kỷ Niệm 40 Năm Ngày Trung Quốc Gây Cuộc Chiến Tranh Xâm lược Việt Nam

Lời giới thiệu: Sau khi đi dâng hương ở Đài Liệt sĩ Hà Giang và Đền Thờ Anh hùng, Liệt sĩ Chống Quân Trung quốc Xâm lược ở Vị xuyên, nhân kỷ niêm 40 năm cuôc chiến tranh Biên giới, chúng tôi nhận được đề nghị của một số anh chị em, nên ra một tuyên bố nhân sự kiện này.

Trung Quốc có thực sự đáng sợ?

Tạ Duy Anh

6-8-2019

Tôi là người theo chủ nghĩa hòa bình, nhưng tôi luôn giữ quan điểm rõ ràng rằng, muốn có hoà hiếu với Trung Quốc, đôi khi phải chứng tỏ mình không sợ chiến tranh.

Phải công nhận rằng, tiềm lực quân sự nói chung, tiềm lực hải quân nói riêng của Trung Quốc thuộc vào hàng hùng mạnh của thế giới, ít nhất về mặt lượng. Nhưng nó có thực sự mạnh như sự thổi phồng của đám chính trị gia diều hâu Trung Quốc nhằm đe dọa các nước lân bang chung biên giới trên đất liền hay trên biển với họ?

Chúc mừng Quốc khánh Trung Quốc

Nguyễn Thái Nguyên

1-10-2019

1/ Ngày 1/10 năm nay, điềm trời có cái gì đó không lành đối với Tập và nước CHNDTH. Đêm 30/9, bão lớn Mitag đổ bộ vào Đài Loan. Bình thường ra, những cơn bão cuối mùa như thế này thường thì đi vào Vịnh Bắc bộ, cùng lắm là vào Quảng Đông, Hong kong. Năm nay, “nhân 70 năm Quốc khánh TQ”, đúng sáng sớm ngày 1/10, Bão Mitag với sức gió 162 km/h đi vào Thượng Hải, Hàng Châu, Thường Châu. Không gây mưa bão cho Bắc Kinh nhưng “thiên tượng” xấu. Có người nói tướng lên là “bão” sẽ không phải từ Hong Kong mà tương lai gần là từ Đài Loan đi vào đến Bắc Kinh! Cũng chưa biết hết được ý trời!

Tin Biển Đông: Lại đường lưỡi bò, chuyện dài nhiều tập…

BTV Tiếng Dân

12-11-2019

Zing đưa tin: Địa cầu có đường lưỡi bò được bán tràn lan trên mạng ở Việt Nam. Trên các trang thương mại điện tử Shopee, Lazada và Sendo bày bán nhiều quả địa cầu có hình “đường lưỡi bò” trước khi bị báo chí phản ánh và ngừng bán. Nhưng “trên nhiều trang mạng và fanpage Facebook, mặt hàng này vẫn được rao bán. Với từ khóa ‘địa cầu từ trường’ hay ‘địa cầu lơ lửng’, Google trả về hơn 1 triệu kết quả”.

Trung Quốc thành siêu cường từ bao giờ và trong trường hợp nào?

Nguyễn Đan Quế

8-2-2020

Khi Thế chiến II sắp kết thúc 75 năm trước, vào tháng hai năm 1945, các lãnh đạo Anh, Mỹ và Liên Xô họp ở thành phố nghỉ mát Yalta của Liên Xô bên bờ Hắc Hải, để phân chia vùng tiến quân của phe thắng trận.

Công hàm 1958, ông Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị không thể vô can

Võ Ngọc Ánh

24-4-2020

Công hàm do ông Phạm Văn Đồng, thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Việt Cộng) ký vào tháng 9/1958, là sự tiếp tay cho Trung Cộng trong việc xâm chiếm lãnh hải của Việt Nam.

Donald đấu khủng long

Die Zeit

Tác giả: Jörg Lau

Dịch giả: Nguyễn Văn Vui

19-5-2010

Ảnh minh họa

Xung đột giữa Washington và Bắc Kinh không phải là một cuộc Chiến tranh Lạnh mới. Trung Quốc đang khéo léo tận dụng các điểm yếu của siêu cường đang loạng choạng.

Bàn về chống hiểm họa Trung cộng

Nguyễn Đình Cống

7-7-2020

Vừa rồi thủ tướng Singapore Lý Hiển Long công bố bài: Thế kỷ châu Á đang gặp hiểm họa, do ông Trần Ngọc Cư chuyển ngữ, đăng trên Tiếng Dân ngày 29/6. Thật ra không chỉ châu Á mà toàn thế giới đang gặp hiểm họa Trung cộng.

Liệu một chính quyền Biden có nhu nhược hơn Trump về Trung Quốc?

The Economist

Phạm Vũ Lửa Hạ dịch

3-8-2020

Quan hệ Mỹ-Trung đã bước vào một thời kỳ mới tăm tối. Liệu điều đó có thay đổi nếu Joe Biden đắc cử tổng thống?

Tín hiệu từ hàng chục tên lửa Trung Quốc bắn ở vịnh Bắc Bộ…

Đặng Sơn Duân

1. Trung Quốc bắn hàng chục tên lửa ở vịnh Bắc Bộ

Đài CCTV của Trung Quốc ngày 23.10 đưa tin lực lượng không quân hải quân thuộc Chiến khu nam bộ của Trung Quốc đã bắn hàng chục tên lửa không đối không trong cuộc tập trận ở vịnh Bắc Bộ trong hai ngày 20 và 21.10.

Ngày này 42 năm trước

Nguyễn Thông

17-2-2021

Ngày này tức là ngày 17 tháng 2. Còn 42 năm trước, tức vào buổi chiều 17.2.1979. Khi ấy tôi dạy tại Trường dự bị đại học TP.HCM. Mới gần 2 tuổi nghề, hăng lắm, trường giao việc gì cũng nhận, thậm chí chưa giao cũng xung phong. Hồi ấy không biết, hoặc chưa có bài vè “Tiến lên ta quyết tiến lên/Tiến lên ta lại xông lên hàng đầu”, hăng bởi đang là đoàn viên.

“Bông máu” và “Đạo đức kinh doanh”

Vũ Kim Hạnh

29-3-2021

Sáng thứ hai đầu tuần, tôi nhận được một tin nhắn của một “phây hữu”: MUJI là thương hiệu thời trang ủng hộ “bông máu” Tân Cương bạn nhé, bạn nhớ đừng ủng hộ thương hiệu này.

Việt Nam – Trung Hoa, súng liền súng, dao liền dao, ‘kẻ cắp bà già’ gặp nhau

Jackhammer Nguyễn

1-5-2021

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Nguỵ Phượng Hoà gặp nhau ở Hà Nội hôm 26/4/2021. Ảnh: Báo Nhân Dân

Cuối tháng 4/2021, câu chuyện làm sôi động tâm trí những ai quan tâm đến quan hệ Việt – Trung, chắc hẳn là câu nói của chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc với ông Ngụy Phượng Hòa, Bộ trưởng Quốc phòng của Bắc Kinh, khi ông này thăm Hà Nội.

Thoát khỏi địa ngục (Phần 3)

The Times

Tác giả: Damian Whitworth

Trần Quốc Việt dịch

27-6-2021

Tiếp theo phần 1phần 2

‘Bị nhốt trong quan tài bằng bê tông’: Một ngày trong trại tập trung

Từ 7-9 giờ sáng: Dạy học cho những tử thi biết đi

Tôi vừa đặt chân vào phòng thì 56 học viên của tôi đứng lên, những xiềng chân ở mắt cá chân họ kêu chói tai và họ hô to: “Chúng tôi sẵn sàng!” Tất cả họ đều mặc áo quần màu xanh. Đầu họ bị cạo trọc, da họ trắng bệch như da xác chết.

Đế quốc bành trướng, đế quốc lụn bại – Phần 11: Thế giới dịch chuyển

Nguyễn Thọ

9-10-2021

Tiếp theo Phần 1: One China – Phần 2: Bài học Đài Loan – Phần 3: Empire rise and falls – Phần 4: Vài ngộ nhận – Phần 5: Nước Mỹ vĩ đại – Phần 6: Cột mốc mới – Phần 7: Hiện tượng Trump – Phần 8: Di Sản của Trump (Trump’s Legacy) – Phần 9: Thử thách mới – Phần 10: Bệnh ngu lâu

Thất bại của Phương Tây tại Afghanistan làm tôi nhớ đến tiến sỹ Peter Scholl-Latour (1924-2014). Ông là một nhà báo, học giả Đức gốc Pháp với một cuộc đời hiếm thấy. Ông từng bị Gestapo bắt giam vì muốn đi theo du kích của tướng cộng sản Tito.

Ông Tập Cận Bình đang tập trận chuẩn bị cho “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Biển Đông trong tương lai

Nguyễn Ngọc Chu

7-3-2022

1. Ở phía Tây, chỉ hai tuần trước đây, trước ngày 24/02/2022, ông Putin khăng khăng rằng việc tập trung 200.000 quân thường trực Nga liên tục trong nhiều tháng ở biên giới Ukraine là để tập trận; rằng thông tin Nga chuẩn bị tấn công Ukraine là hoàn toàn vu cáo, bịa đặt; thậm chí ngày 16/2/2022 ông Putin tuyên bố kết thúc tập trận ở Belarus và tuyên bố rút 30.000 quân về nước.

Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung, cuộc chiến Ukraine và xung đột Đài Loan

Project- Syndicate phỏng vấn Joseph S. Nye, Jr. 

Đỗ Kim Thêm dịch

6-6-2023

Tuần này, trong chuyên mục Say More, Project-Syndicate phỏng vấn Joseph S. Nye, Jr. về các đề tài quyền lực Trung Quốc, chính trị Hoa Kỳ, chiến tranh lạnh mới, cuộc chiến Ukraine và xung đột Đài Loan. Sau đây là bản dịch.

***

Project Syndicate: Một thời điểm then chốt  trong sự xuất hiện của “quyền lực mềm” – một thuật ngữ mà ông đặt ra – như một khái niệm về chính sách đối ngoại được chấp nhận rộng rãi, xảy ra vào năm 2007, khi cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào trình bày tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) toàn quốc lần thứ 17, rằng đất nước phải phát triển nó. Sau đó, các quan chức Trung Quốc đã tiếp xúc riêng với ông để tìm lời khuyên về cách thực hiện. Trung Quốc chú ý đến lời khuyên của ông ở mức độ nào, đặc biệt đối với các nước đang phát triển, và điều đó có đang thay đổi dưới thời của Tập Cận Bình không?

Joseph S. Nye, Jr.: Quyền lực mềm là khả năng đạt được những gì bạn muốn thông qua sự thu hút, thay vì ép buộc hoặc trả tiền. Trung Quốc có được quyền lực mềm từ trong nền văn hóa truyền thống, thành quả kinh tế đầy ấn tượng và các chương trình viện trợ. Nhưng ít nhất Trung Quốc có hai vấn đề trách nhiệm mà nó đang làm suy yếu khả năng tạo ra quyền lực mềm.

Thứ nhất, Trung Quốc thiếu một xã hội dân sự cởi mở – một nguồn chủ yếu trong việc gây thu hút – do ĐCSTQ khăng khăng duy trì sự kiểm soát chặt chẽ đối với đời sống của người dân và cơ hội cho việc lập các hội tự nguyện độc lập. Thứ hai, Trung Quốc duy trì – và châm ngòi – cho các căng thẳng và xung đột với các nước láng giềng, thường về các vấn đề lãnh thổ. Học viện Khổng Tử ở New Delhi không thể làm gì để gia tăng sức hấp dẫn của Trung Quốc nếu quân đội Trung Quốc giết chết binh sĩ Ấn Độ ở biên giới có tranh chấp ở Himalaya.

PS: Tháng 10 năm ngoái, ông đã nghiên cứu đến các nguyên nhân sâu xa, trung hạn và trực tiếp” của cuộc chiến Ukraine, và nhấn mạnh rằng, có tất cả các yếu tố cho một dấu hiệu nguy hiểm mà nó không bảo đảm rằng sẽ là một. Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine, các lo ngại về một cuộc xâm lược Đài Loan của Trung Quốc – và khả năng tiềm tàng là một cuộc chiến giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ – đã gia tăng ráo riết. Khi nhận ra rằng  “không có tương lai duy nhất, mà là một loạt các tương lai với các xác suất khác nhau mà hành động của chúng ta có thể ảnh hưởng”, vậy “nguyên nhân sâu xa, trung hạn và tức thời” của một cuộc xung đột về Đài Loan có thể là gì?

JSN: Các nguyên nhân sâu xa của một cuộc chiến còn tiềm tàng đối với Đài Loan nằm trong cuộc nội chiến Trung Quốc (1927-49). Các lực lượng Cộng sản đã đánh bại chính phủ Quốc gia do Quốc Dân Đảng lãnh đạo ở đại lục, nhưng không chiếm được Đài Loan, nơi mà ĐCSTQ coi là một tỉnh nổi loạn. Tổng thống Mỹ Richard Nixon và Chủ tịch Mao Trạch Đông đã quyết định theo công thức “một Trung Quốc” để trì hoãn giải pháp cho cuộc xung đột. Để duy trì hiện trạng này, Mỹ đã cố gắng không chỉ ngăn chặn Trung Quốc sử dụng vũ lực mà còn ngăn chặn Đài Loan khiêu khích Trung Quốc bằng cách đưa ra tuyên bố chính thức về nền độc lập.

Nguyên nhân trung hạn là sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc trong khu vực và ý thức ngày càng tăng về bản sắc dân tộc của dân chúng Đài Loan. Nguyên nhân trực tiếp – tia lửa sẽ sẵn sàng đốt cháy Đài Loan – có thể là một sự kiện bất ngờ nào đó thúc đẩy Trung Quốc hành động, chẳng hạn như phong tỏa một tàu Trung Quốc bị đánh chìm. Tôi không nghĩ rằng cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine thay đổi sự tính toán này nhiều.

PS: Ông viết hồi tháng Ba rằng: “Nếu mối quan hệ Trung-Mỹ là một canh bạc, người ta có thể nói rằng, Mỹ và các đồng minh lâu năm của họ đã được xử lý tốt, đặc biệt trong bối cảnh những thách thức chính trị, dân số và nhân khẩu ngày càng tăng của Trung Quốc”. Tuy nhiên, ông lo ngại rằng “một nền chính trị dựa theo đảng phái” ở Mỹ đang “tạo ra một sự cuồng loạn” sẽ ngăn cản việc thực hiện “chiến lược chiến thắng” của Mỹ. Chính trị quc nội đã bóp méo chính sách Trung Quốc của Mỹ như thế nào – một trong số rất ít lĩnh vực của việc thỏa thuận lưỡng đảng – và ông nghĩ những rủi ro chính trị nào có khả năng trở thành hiện thực trong tương lai, đặc biệt là khi Mỹ chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống sắp tới?

JSN: Sự cạnh tranh gay gắt trong chính trị quốc nội của Mỹ đã thúc đẩy việc bôi nhọ Trung Quốc leo thang liên tục và thảo luận về một cuộc chiến tranh lạnh mới. Trong khi sự cạnh tranh Mỹ-Trung không thể bỏ qua, việc bôi nhọ là một sự hướng dẫn tệ hại cho chiến lược. Mỹ và Trung Quốc tương thuộc nhiều hơn nếu so với Mỹ và Liên Xô trong thời Chiến tranh Lạnh, với mối quan hệ của họ trải dài trong lĩnh vực kinh tế, khí hậu và y tế. Một chiến lược rõ ràng sẽ quan tâm đến điều đó. Ví dụ như khi cấm các doanh nghiệp Trung Quốc thực hiện sự trao đổi ‘nhạy cảm’ có thể là hợp lý, nhưng không có nghĩa là chúng ta nên cấm các tấm pin có chứa năng lượng mặt trời của Trung Quốc.

PS: Gần đây, ông ghi nhận: “Ukraine cho thấy quyền lực mềm vẫn còn phù hợp”. Tuy nhiên, đối với Liên minh châu Âu, cuộc chiến Ukraine đã làm nổi bật tầm quan trọng của “quyền lực cứng” về quân sự. Liệu Liên minh châu Âu có đang đi đúng hướng để phát triển một chiến lượcquyền lực thông minhcân bằng mà nó kết hợp các yếu tố cứng và mềm?

JSN: Sức mạnh thông minh là khả năng kết hợp sức mạnh cứng và mềm trong một chiến lược hiệu quả, trong đó chúng củng cố lẫn nhau. Trước cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine năm ngoái, tôi đã nói với những người bạn châu Âu của tôi rằng, trong khi tôi ngưỡng mộ quyền lực mềm của họ, họ cần kết hợp nó với sức mạnh cứng hơn. Vladimir Putin dường như đã khắc phục được vấn đề đó một cách vô tình.

PS: Ý tưởng về quyền lực mềm bắt nguồn từ những nỗ lực của ông để thách thức với quan điểm mà nó vốn đã thu hút trong thập niên 1980, khi cho rằng Hoa Kỳ đang suy thoái. Kể từ đầu thế kỷ, các cuộc chiến do Mỹ lãnh đạo ở Iraq và Afghanistan, sự tri dậy của Trung Quốc như một cường quốc, và thách thức của Nga đối với khối NATO và phương Tây đã làm sống lại câu chuyện đó. Lần này có khác không?

JSN: Kể từ khi Hoa Kỳ trở thành một cường quốc toàn cầu, vượt trội vào năm 1945, đã có một số giai đoạn khi Hoa Kỳ được cho là suy tàn. Các nhận thức về Hoa Kỳ là theo chu kỳ. Sức thu hút của chúng ta đã giảm sau cuộc xâm lược Iraq, nhưng đã tăng trở lại trong nhiệm kỳ tổng thống của Barack Obama. Các cuộc thăm dò cho thấy sự sụt giảm tương tự trong những năm Donald Trump cầm quyền, với chiến thắng của Joe Biden vào năm 2020 mang lại một sự gia tăng khác. Tôi nghĩ rằng các chu kỳ như vậy sẽ tiếp tục.

PS: Trong cuốn sách năm 2020 của ông, Do Morals Matter? Presidents and Foreign Policy from FDR to Trump, ông lập ra một bảng điểm cho các quyết định về đạo đức của mỗi tổng thống. Ông Biden vừa tuyên bố sẽ tái tranh cử vào năm tới. Ông đánh giá như thế nào về thành tựu của Biden cho đến nay?

JSN: Điểm trung thực duy nhất là “không  đủ”. Về mặt tiêu cực, việc rút quân ra khỏi Afghanistan đã được xử lý một cách vụng về, và Biden đã thất bại trong việc đưa ra một chính sách thương mại thuyết phục được châu Á. Về mặt tích cực, Biden đã khôi phục niềm tin trong các liên minh của chúng ta, tái gia nhập các tổ chức quốc tế, coi trọng vấn đề biến đổi khí hậu và xử lý tốt tình hình Ukraine. Cho đến nay, điểm cộng vượt xa điểm trừ, nhưng điểm tổng kết là vẫn chưa đạt được.

______

Joseph S. Nye, Jr., là giáo sư Đại học Harvard, Cựu trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ. Cuốn sách gần đây nhất của ông có tựa đề: Do Morals Matter? Presidents and Foreign Policy from FDR to Trump do Nhà xuất bản Đại học Oxford ấn hành năm 2020.

Bài liên quan: Trung Quốc đã đạt đến tột đỉnh? Liệu cuộc chiến Đài Loan sẽ xảy ra? Sự phát triển của chiến lược Trung Quốc của Mỹ — Nguyên nhân nào gây ra cuộc chiến Ukraine?

Vượt trên quan hệ ngoại giao bình thường giữa Trung Quốc và Việt Nam

LTS: Một bài viết đưa ra nhiều quan điểm rất lạ, của một giáo sư Trung Quốc và một nghiên cứu sinh tiến sĩ, người Việt Nam, cô Đỗ Quỳnh Anh, hiện là nghiên cứu sinh ngành Quan hệ Quốc tế, tại Đại học Cát Lâm, Trung Quốc.

Bài viết này, nếu không thấy tên tác giả là người Việt Nam, có thể nói, rất giống những bài xã luận đăng trên Hoàn Cầu Thời báo hoặc Nhân Dân Nhật báo Trung Quốc, mà dịch giả Trung Nguyễn nói rằng: “Cô Đỗ Quỳnh Anh này đi khám ADN chắc có gen là người Trung Quốc“.

____

Modern Diplomacy

Tác giả: Wang Li Đỗ Quỳnh Anh

Dịch giả: Trung Nguyễn

17-11- 2017

Người bán hàng rong trên đường phố Hà Nội. Ảnh: internet

Đối với đa số các học giả bị ám ảnh bởi lý thuyết thực dụng, Trung Quốc và Việt Nam không thể duy trì một mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau do những ký ức lịch sử và quan ngại địa chính trị. Ngay cả Henry Kissinger đã lập luận rằng, “với sự sụp đổ của Sài Gòn vào năm 1975, sự cạnh tranh mang tính tự nhiên và lịch sử giữa hai nhà nước cộng sản sẽ bắt đầu, dẫn tới một chiến thắng của địa chính trị đối với ý thức hệ”.

Như vậy, Bắc Kinh đã bị bắt buộc phải đối mặt với một cơn ác mộng chiến lược từ biên giới phía Nam. Đúng một phần, nhưng đó không phải là bức tranh toàn cảnh của mối quan hệ Trung Quốc – Việt Nam trong những thập niên vừa qua.