Việt Nam thất thủ chiến lược trên địa bàn sông Mekong

Ngô Thế Vinh

23-8-2019

Gửi Nhóm Bạn Cửu Long

Dẫn nhập: Vậy mà đã 62 năm kể từ khi Liên Hiệp Quốc khai sinh Ủy Ban Sông Mekong [1957] và cũng đã 24 năm từ ngày thành lập Ủy Hội Sông Mekong [1995]. Tính đến nay 2019, Bắc Kinh đã xây xong 11 con đập thủy điện khổng lồ / mega-dams (6,7) chắn ngang dòng chính sông Lancang Jiang, tên Trung Quốc của con Sông Mekong chảy trong lãnh thổ TQ với lượng điện sản xuất đã lên tới 21,300 MW và TQ vẫn đang tiếp tục xây thêm 19 con đập khác; Thái Lan ngoài các con đập phụ lưu, còn có kế hoạch chuyển dòng lấy nước từ sông Mekong, và nay hai nước Lào và Cambodia còn có thêm dự án 12 đập dòng chính hạ lưu. Ngoài ra còn hàng trăm con đập phụ lưu đã và đang xây trên khắp lưu vực Sông Mekong, kể cả trên Cao nguyên Trung phần Việt Nam.

“Sự cố” lính TQ ném đá vào công nhân VN đang làm công tác “kè bờ” xảy ra ở đâu?

Trương Nhân Tuấn

17-1-2022

Clip video chuyền qua chuyền lại trên các kênh YouTube từ đầu năm 2022 cho thấy lính TQ “ném đá” vào xe ủi đất của công nhân VN khi những người này đang thi công “kè bờ” trên một khúc sông (hay suối) biên giới. Vụ này báo chí quốc tế tiếng Việt có đăng tin. RFA đăng ngày 4 tháng Giêng 2022. VOA đăng ngày 15 tháng Giêng, nhân dịp phỏng vấn nhà nghiên cứu Hà Hoàng Hợp.

Người Trung Quốc sử dụng áo dài, nón lá Việt Nam: Hán hóa hay Việt hóa?

Chu Mộng Long

24-11-2019

Rào trước để không bị “lòng yêu nước” của đám đông chụp mũ, ném đá. Rằng tôi phản đối người Trung Quốc nói Áo dài và Nón lá là sáng tạo của văn hóa Hán. Nó là sản phẩm của Việt Nam, có bằng chứng lịch sử hẳn hoi. Nón lá thì lâu đời chứ chiếc áo dài tân thời thì mới đây, chứng cứ còn nguyên.

Vì lẽ gì Việt Nam ta không bị Hán Hoá?

Hồ Bạch Thảo

8-10-2017

Lãnh thổ Trung Quốc thời xa xưa chỉ bằng mấy tỉnh hiện nay, nhưng nhờ sức bành trướng không ngừng lan ra bốn phía, nên to lớn như hiện nay. Trước thời Tần, biên giới Trung Quốc tại phía nam chỉ đến sông Dương Tử và một phần đất tại các tỉnh Giang Tây, Hồ Nam, Giang Tô. Qua các thời Tần, Hán, không ngừng xâm lăng; chiếm trọn vùng đất phương nam, chiếm cả Việt Nam. Trải qua một ngàn năm đô hộ, Việt Nam dành lại nền độc lập, trong khi các vùng đất khác biến thành quận huyện của Trung Quốc. Kể từ đó Việt Nam đời nối đời chống Trung Quốc xâm lăng, lại tiếp tục mang gươm đi mở nước nên lãnh thổ tăng gấp đôi. Với địa lý liền núi, liền sông, lại sẵn đường để Trung Quốc xâm nhập thuỷ bộ; hãy tìm hiểu xem vì lẽ gì nước ta không bị Hán hoá.

Một câu hỏi nhân 45 năm cuộc chiến Biên giới Việt-Trung

Trương Nhân Tuấn

13-2-2024

Cuộc chiến “Biên giới tháng hai” đến nay đã 45 năm. Trung Quốc gọi tên cuộc chiến là “hoàn kích tự vệ”, mục tiêu là “dạy cho Việt Nam một bài học”. Việt Nam gọi cuộc chiến 17 tháng 2 năm 1979 là cuộc chiến “xâm lược”: “Chiến tranh xâm lược ngày 17-2-1979 là đỉnh cao của những hành động thù địch của lãnh đạo Trung Quốc”.

Tin Biển Đông ngày 26-4-2021

BTV Tiếng Dân

Facebooker Phạm Thắng Nam đưa tin: Sáng 24/4, tàu hải cảnh TQ CCG 5304 đã thực hiện lần xâm nhập thứ 22 vào khu vực lô khai thác dầu khí 05.03 và các lô kế cận của VN. Còn tại cụm đảo Sinh Tồn thuộc khu vực quần đảo Trường Sa, hai tàu cảnh sát biển (CSB) 8001 và 8002 của VN vẫn duy trì sự hiện diện ở đây. 

Chuyện cũ viết tiếp

Tương Lai

26-12-2017

Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 26

Những ngày sao mà da diết nhớ Hà Nội. Nghe Tùng Dương hát “Hà Nội tôi” của Nguyễn Cường càng nôn nao nỗi nhớ “Hà Nôi năm tháng rất xưa, tình yêu tôi không bao giờ cũ, chạm vào đâu cũng thấy thân thương, hàng cây góc phố con đường…”.

Việt Nam lật đổ Khmer Đỏ, nhưng chiến thắng thuộc về Trung Quốc

The Diplomat

Tác giả: Nayan Chanda

Dịch giả: Jenny Ly

1-12-2018

Nhớ lại sau bốn mươi năm ngày Việt Nam lật đổ Khmer Đỏ, nhưng rõ ràng Trung Quốc là người chiến thắng.  

Sáng ngày 7 tháng Giêng năm 1979, một đơn vị Quân đội Việt Nam lao thẳng vào Phnom Penh mà không tốn nhiều súng đạn, để lật đổ một triều đại tàn ác Khmer Đỏ. Quả thật, đây là một cú đánh trời giáng vào Trung Quốc. Việt Nam chiến thắng, nhưng đó chỉ là một chiến thắng rất hẻo, cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Chiến thuật “vùng xám” của Trung Quốc có thể bị ông Biden làm cho phá sản

Trương Nhân Tuấn

13-4-2021

Trung Quốc đã sử dụng một phương cách cổ điển, họ sử dụng lui tới nhiều lần và lần nào cũng thành công. Đó là phương cách sử dụng lực lượng “dân quân biển” và chiến thuật “vùng xám”.

Bốn “Gọng kìm” Trung Quốc và phong thái lãnh đạo

Nguyễn Tiến Tường

30-5-2020

Ảnh: Báo TT

Tại sao tôi nói là 4 gọng kìm Trung Quốc? Trong quan sát thiển cận của cá nhân, Campuchia và Lào đang dần “đổi màu”. Sự xuýt xoa của Hun Sen đối với Bắc Kinh và gần đây là tuyên bố đứng ngoài ASEAN trong việc phản đối đường lưỡi bò, cho thấy người Cam đã ngửa bài.

TQ từ lâu cũng đã soán ngôi VN trở thành quốc gia đầu tư lớn nhất tại Lào. Những dự án giao thông liên quốc gia đã được xây dựng. Dòng vốn TQ không chỉ đơn thuần hất cẳng VN, nó tập trung vào nhiều chương trình hắc ám, như chặn dòng Mekong chẳng hạn.

Quyền lực mềm TQ thi triển ở Đông Dương đang dần biến VN trơ trọi trong thế cờ vây họ giăng sẵn. Khi những người như thống đốc Lê Minh Hưng mang tiền sang Lào, đó không chỉ là chuyển động của dòng tiền, mà là chuyển động chính trị. Khi một đương kim thủ tướng vừa tuyên bố rắn rỏi về chủ quyền vừa sang Lào dự lễ tang nguyên lãnh đạo, đó là những nỗ lực duy trì ảnh hưởng.

Đường sắt cao tốc, vì lợi ích kinh tế hay vì mưu đồ chính trị?

Đỗ Ngà

19-3-2021

Đường sắt cao tốc là những dự án vô cùng tốn kém, nó xuất hiện ở Nhật và Pháp khoảng 40 đến 50 năm trước. Tuy nhiên những quốc gia đó họ vừa là nước làm chủ công nghệ vừa là nước giàu.

Tin Biển Đông và Trung Quốc ngày 6-5-2021

BTV Tiếng Dân

Vụ việc xảy ra những ngày cuối tháng 4: Hải cảnh Trung Quốc chặn tàu cảnh sát biển Philippines ở Biển Đông, Infonet đưa tin. Ông Hermogenes Esperon, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cho biết, tàu hải cảnh TQ đã “ngăn chặn và di chuyển nguy hiểm cũng như thách thức qua radio” đối với 2 tàu cảnh sát biển Philippines hoạt động trong vùng biển gần bãi cạn Scarborough vào cuối tháng 4/2021.

Harris nói, bà đã kêu gọi Việt Nam trả tự do cho những người bất đồng chính kiến

The Diplomat

Tác giả: Alexandra Jaffe

Vũ Ngọc Chi, lược dịch

26-8-21

Harris cho biết, bà đã nói chuyện với các nhà lãnh đạo Việt Nam, đặc biệt về việc trả tự do cho những người bất đồng chính kiến.

Trung Quốc có thực sự đáng sợ?

Tạ Duy Anh

6-8-2019

Tôi là người theo chủ nghĩa hòa bình, nhưng tôi luôn giữ quan điểm rõ ràng rằng, muốn có hoà hiếu với Trung Quốc, đôi khi phải chứng tỏ mình không sợ chiến tranh.

Phải công nhận rằng, tiềm lực quân sự nói chung, tiềm lực hải quân nói riêng của Trung Quốc thuộc vào hàng hùng mạnh của thế giới, ít nhất về mặt lượng. Nhưng nó có thực sự mạnh như sự thổi phồng của đám chính trị gia diều hâu Trung Quốc nhằm đe dọa các nước lân bang chung biên giới trên đất liền hay trên biển với họ?

Đế quốc bành trướng, đế quốc lụn bại – Phần 2: Bài học Đài Loan

Nguyễn Thọ

11-7-2020

Tiếp theo Phần 1One China

Những doanh nhân Đài Loan như Jami coi việc CHND Trung Hoa lớn mạnh là một thách thức sống còn, nhưng là điều không tránh khỏi. Từ khi bị Mỹ bán đứng năm 1971, người Đài Loan hiểu hơn ai hết rằng: Chẳng ai phân bạn thù theo hệ tư tưởng, mà chỉ theo quyền lợi quốc gia.

Ngây thơ thế?

Đoàn Bảo Châu

14-10-2019

Dòng tít là một câu hỏi nghe rất ngây thơ. Là người luôn theo dõi những bước chân sói của Trung Quốc, tôi biết chúng sẽ còn làm rất nhiều điều xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

Cuộc chiến 1979 vẫn là cuộc chiến ý thức hệ

Đặng Đình Mạnh

17-2-2021

Trung Quốc xâm lược Việt Nam. Nhiều người đã nhắc đến cuộc chiến năm 1979 dưới tiêu đề như vậy.

Trật tự kinh tế thế giới: Trung Quốc đã kết thúc toàn cầu hóa như thế nào?

Spiegel

Tác giả: Henrik Müller 

Biên dịch: Vũ Ngọc Yên

26-7-2020

Trong thương mại quốc tế không chỉ nói đến sự trao đổi hàng hóa, mà còn bàn luận về sự tín nhiệm và các giá trị.

Liệu Tập Cận Bình sẽ lợi dụng cuộc khủng hoảng ở Ukraine?

Tác giả: Nguỵ Kinh Sinh

Lê Minh Nguyên dịch

27-1-2022

Biếm họa về căng thẳng ở Ukraine và Đài Loan. Nguồn: ABC News ở Albania

Cuộc khủng hoảng ở Ukraine đang diễn ra gay gắt. Sự khác biệt giữa những tuyên bố của Tổng thống Biden và Ngoại trưởng Blinken, và thái độ cứng rắn của Tổng thống Putin đã gây ra nhiều đồn đoán trong dư luận quốc tế.

Kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế và đẩy mạnh hợp tác quốc phòng với các nước có chung quyền lợi hợp pháp trên Biển Đông

12-9-2019

I. Tình hình

Đầu tháng 07 năm 2019, nhà cầm quyền Trung Quốc đưa tàu Hải Dương 08 và các tàu hộ tống ra vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam như vào nơi vô chủ. Mới đây nhà cầm quyền Trung Quốc lại đưa tàu cần cẩu Lam Kinh vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, có lúc chỉ cách bờ biển Việt Nam 90 km.

Bị mắc kẹt trong “Vòng xoáy tư tưởng”, Mỹ và Trung Quốc trôi dạt về chiến tranh lạnh

New York Times

Tác giả: Steven Lee Myers Paul Mozur

Dịch giả: Christine Nguyễn

14-7-2020

Các mối quan hệ đang rơi tự do. Những lằn ranh đang được vẽ. Khi hai siêu cường đụng độ về công nghệ, lãnh thổ và quyền lực, một kỷ nguyên địa chính trị mới đang khởi đầu.

Nhân ngày Trung Quốc tháo chạy

Tạ Duy Anh

5-3-2023

Dù được khoác cho đủ thứ mỹ từ, thì lịch sử hiện đại Trung Quốc vẫn phải ghi thêm một ngày quốc nhục nữa: Đó là ngày mồng 5 tháng 3 năm 1979.

Chỉ trong 14 năm, Bắc Kinh đã ba lần xâm lược nước ta – Ba mùa xuân đau thương, mất mát

Cù Mai Công

17-2-2021

Không được sợ Trung Quốc!” (Cố Tổng bí thư Lê Duẩn).

Sáng 17-2-1979, 21 tháng Giêng năm Kỷ Mùi, Trung Quốc đưa 600.000 quân và 550 xe tăng, 480 khẩu pháo, 1.260 súng cối mở cuộc tấn công xâm lược nước ta dọc theo biên giới phía Bắc – từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu) hơn ngàn cây số.

Đế quốc bành trướng, đế quốc lụn bại – Phần 11: Thế giới dịch chuyển

Nguyễn Thọ

9-10-2021

Tiếp theo Phần 1: One China – Phần 2: Bài học Đài Loan – Phần 3: Empire rise and falls – Phần 4: Vài ngộ nhận – Phần 5: Nước Mỹ vĩ đại – Phần 6: Cột mốc mới – Phần 7: Hiện tượng Trump – Phần 8: Di Sản của Trump (Trump’s Legacy) – Phần 9: Thử thách mới – Phần 10: Bệnh ngu lâu

Thất bại của Phương Tây tại Afghanistan làm tôi nhớ đến tiến sỹ Peter Scholl-Latour (1924-2014). Ông là một nhà báo, học giả Đức gốc Pháp với một cuộc đời hiếm thấy. Ông từng bị Gestapo bắt giam vì muốn đi theo du kích của tướng cộng sản Tito.

Bốn vũ khí để thắng Trung Cộng

Trần Trung Đạo

17-7-2020

Bài học từ các thế trận liên minh dẫn tới Thế Chiến Thứ Nhất và xung đột Eo Biển Thổ Nhĩ Kỳ trong Chiến tranh Lạnh cho thấy có bốn điều kiện để Việt Nam thoát ra khỏi sự khống chế của Trung Cộng và thắng Trung Cộng trong trận cuối cùng:

Biển Đông: Nhóm tàu Hải Dương 8 chuẩn bị trở lại xâm phạm bãi Tư Chính lần thứ tư

Tin Biển Đông

Trang Dự án Đại Sự Ký Biển Đông cập nhật tình hình thực địa ngày 27/9 qua bản đồ AIS vệ tinh. Chi tiết đáng lưu ý nhất: Các tàu hải cảnh 37111 và 31302 của Trung Quốc đã rời Đá Chữ Thập trở về vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, hướng về khu vực bể dầu Nam Côn Sơn.

Bản tin ngày 8-5-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Báo Pháp Luật TP HCM có clip: Thiếu tướng Đặng Văn Lẫm nói về Việt Nam ở Biển Đông.

Bá quyền Trung Quốc

Trương Nhân Tuấn

30-5-2021

Trung Quốc chưa bao giờ là một cường quốc về biển. Các cuộc thủy chiến cận đại của Trung Quốc đối đầu với một quốc gia khác, ta có thể kể tới là trận hải chiến trên sông Mân và phong tỏa Đài Loan với hải quân Pháp năm 1885 và trận Áp Lục năm 1895 với Nhật.

Tại sao không thể có bước đột phá ngoại giao ở Biển Đông

Viet-studies

Tác giả: Gregory Poling (*)

Dịch giả: Huỳnh Hoa

25-1-2018

Làm thế nào ứng phó với việc Bắc Kinh tiếp tục gia tăng xây dựng quân sự?

Hôm 30 tháng 12, truyền hình nhà nước Trung Quốc chiếu đoạn phim quay từ trên cao miêu tả những căn cứ mà nước này thiết lập trên đá Chữ Thập (Fiery Cross) ở Biển Đông. Đoạn video là những hình ảnh cận cảnh đầu tiên được trình chiếu cho thấy trạng thái hoàn chỉnh của một căn cứ không quân và hải quân vững chắc trên một bãi đá tranh chấp trong quần đảo Trường Sa (Spratly).

Xóa nhòa biên giới Biển Đông

Foreign Affairs

Tác giả: Bonnie S. Glaser Gregory Poling

Dịch giả: Phan Trinh

5-6-2018

Đá Subi thuộc quần đảo Hoàng Sa. Nguồn: Francis Malasig / Reuters

Trích dẫn một số nội dung đáng chú ý: Chính sách “hợp tác phát triển” là chủ trương từ thời Đặng Tiểu Bình, tóm gọn trong 12 chữ “Chủ quyền chúc ngã, các trí tranh nghị, cộng đồng khai phát” (chủ quyền của ta [TQ], gác qua tranh chấp, hợp tác phát triển). Mục tiêu của “hợp tác phát triển”, nói cách khác, là thúc đẩy các nước tranh chấp, chấp nhận chủ quyền của TQ.*