Nếu Phan Châu Trinh…

Nguyễn Đình Cống

17-11-2023

1. Vào đề

Có nhiều bài viết ca ngợi tầm nhìn, tư tưởng của Phan Châu Trinh (PCT) với khẩu hiệu “Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh”. Gần đây tôi để ý đến hai bài có những ý mới lạ. Đó là bài của TS Nguyễn Quang A: “Vì sao PCT chưa thành công” và bài của TS Hà Sĩ Phu: “Nhà cách mạng PCT như tôi đã hiểu” (1).

TS Nguyễn Quang A dựa vào Lý thuyết hiện đại mới (của Christian Welzel), vận dụng những số liệu thống kê để chứng minh một cách khoa học rằng, vào thời PCT, nước ta chưa có được các nguồn lực cần thiết về vật chất, trí tuệ và kết nối, chưa có đủ dân khí để thực hiện ba khẩu hiệu của cụ Phan.

TS Hà Sĩ Phu nhận ra rằng, thực chất ba khẩu hiệu là nhằm con đường cứu nước và dân chủ hóa. Ông viết “Dân chủ = Hợp tác Tả-Hữu. Trong thực tế PCT đã tìm cách tạo ra một liên minh Tả-Hữu giữa những người yêu nước. Đáng tiếc là sau khi PCT qua đời sự công phá của thực dân (cực hữu) lẫn phe cực tả (cộng sản), liên minh này đã bị phá vỡ. Đó chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến hai cuộc chiến tranh đẫm máu giữa những người Việt yêu nước”.

Cuối bài, Hà sĩ Phu viết “Nếu VN biết theo PCT…? Ôi! Ước mơ! Nhưng lịch sử chẳng bao giờ có chữ Nếu ấy. Vấn đề là phải biết bài học của quá khứ để nhìn ra con đường và các ứng xử xán lạn nhất cho ngày hôm nay”.

Tôi đang định suy luận một chút về nhà yêu nước PCT, mà trong suy luận rất khó tránh chữ nếu, chỉ không ghép nó với lịch sử mà ghép với con người. Cụ thể là câu hỏi sau: Nếu PCT không mất vào năm 1926 mà sống thêm vài chục năm nữa, thì dân Việt có được bao nhiêu người theo Cụ để thực hiện các khẩu hiệu được đề ra và đến bây giờ đã thực hiện được đến đâu.

2. Vài bình luận bài của Nguyễn Quang A

Chắc rằng ông Quang A đã bỏ nhiều công sức để thu thập, xử lý nhằm thể hiện biểu đồ các nguồn lực vật chất, trí tuệ và kết nối, cũng như dân khí của Việt Nam để so sánh với các nước trong khu vực (so sánh theo không gian và theo thời gian).

Trong các chỉ tiêu đưa ra để so sánh, tôi thấy có hai chỉ tiêu còn mơ hồ là nguồn lực trí tuệ và dân khí, mà theo tôi là hai chỉ tiêu quan trọng nhất, liên quan đến các khẩu hiệu của cụ Phan.

Nguồn lực trí tuệ phải chăng là dân trí. Để đánh giá, ông Quang A dựa vào tỷ lệ số người mù chữ, số người đi học các cấp, thời gian học, số sách báo xuất bản, số cuốn sách mỗi người đọc trong một năm v.v… Những số liệu đó là cần, nhưng chưa nói lên được bản chất dân trí gồm ba lĩnh vực: Khoa học, nghề nghiệp và chính trị mà dân trí chính trị mới có tính quyết định đến giác ngộ của người dân, đến dân chủ hóa xã hội.

Đành rằng nâng cao dân trí khoa học và nghề nghiệp sẽ có tác dụng nâng cao dân trí chính trị, nhưng giữa chúng không có tỷ lệ thuận. Trong thực tế thường gặp, một số người có dân trí khoa học khá cao mà dân trí chính trị không bằng một số người khác có trình độ khoa học thấp mà hiểu biết nhân quyền và dám đấu tranh cho dân chủ, vì người có dân trí khoa học cao ấy chịu cúi đầu, phục vụ độc tài, chà đạp nhân quyền.

Tôi đã từng chứng kiến có những lớp học mà càng học càng hạ thấp dân trí chính trị vì bị nhồi sọ những giáo điều lỗi thời.

Nhưng nghĩ ra và thực hiện được việc đánh giá trình độ dân trí chính trị là quá phức tạp mà chưa thể thực hiện chính xác được.

Về dân khí, TS Nguyễn Quang A đưa ra chỉ số các giá trị giải phóng (EVI), xem Nguyễn Quang A [2017] (tôi không biết tìm ở đâu nên vẫn còn mơ hồ). Tôi theo cách nghĩ thông thường, hiểu rằng dân khí thuộc về lĩnh vực ý chí, nghị lực, bản lĩnh của người dân, là tinh thần hăng hái, là động lực của họ khi tham gia một hoạt động xã hội nào đó. Nếu vậy thì tôi đã chứng kiến dân khí của người dân Việt trong cuộc cướp chính quyền 1945 và trong một số cuộc biểu tình do Việt Minh tổ chức, trong việc chuẩn bị trường kỳ kháng chiến cuối năm 1946, đầu năm 1947, trong cuộc cải cách ruộng đất 1953- 1956, trong việc chi viện cho chiến trường miền nam v.v…

Như vậy dân khí sẽ là động lực tốt chỉ khi nó được hướng dẫn bởi dân trí chính trị đúng.

3. Vài nhận xét bài của Hà Sĩ Phu

Hà tiên sinh dẫn bài viết của nhà văn Nguyên Ngọc chứng minh rằng PCT là nhà cách mạng đầu tiên của Việt Nam, chứ không chỉ là nhà giáo dục, nhà văn hóa, nhà yêu nước, hay chiến sĩ giải phóng dân tộc.

Nhà cách mạng là người chủ trương và thực hiện một cuộc thay đổi tận gốc xã hội, chuyển từ xã hội này sang xã hội khác. PCT khác Hồ Chí Minh ở hai điểm quan trọng là về con đường cứu nước và dân chủ hóa xã hội.

Con đường cứu nước của ông Hồ là dùng bạo lực theo Lê Nin, với sự giúp đỡ của Quốc tế thứ ba; con đường của cụ Phan là đấu tranh ôn hòa và không cầu viện ngoại quốc (2).

Một phát hiện rất hay của Hà Sĩ Phu là việc PCT muốn lập liên minh Tả-Hữu nhưng lại bị chống đối kịch liệt của phe cực hữu lẫn phe cực tả, mà sự chống của cực tả là vô cùng nguy hiểm.

4. Trả lời câu: Nếu PCT…?

Cụ Phan mất ở tuổi 54, chưa đến 60, như vậy là đoản thọ. Mọi người vô cùng thương tiếc và nghĩ rằng, nếu cụ sống thêm vài chục năm nữa thì chắc sẽ làm nên sự nghiệp lớn, cứu dân cứu nước. Một số người còn nhận định rằng, PCT không thất bại mà chỉ chưa thành công thôi. Riêng tôi không nghĩ như vậy. Có khi vì cụ đoản thọ nên tư tưởng của cụ mới được truyền đến bây giờ. Còn nếu cụ sống thêm vài chục năm thì không khéo tư tưởng của cụ bị vứt vào sọt rác, tên của cụ bị bêu riếu là một kẻ xét lại hiện đại cực kỳ nguy hiểm, và chưa chắc đã giữ được tính mệnh trong thời gian xảy ra cách mạng tháng Tám. Vì sao vậy?

Vì Việt Nam không có cách gì thoát khỏi họa độc tài toàn trị cộng sản mà toàn bộ tư tưởng, đường lối của PCT là ngược lại với họ.

Trong cách mạng tháng Tám, một số khá đông nhà yêu nước bị người của Việt Minh giết hại chỉ vì họ không cùng quan điểm. Nếu may mắn thoát chết trong năm 1945, thì liệu cụ Phan có chịu từ bỏ tư tưởng của mình để theo phò tá Hồ Chí Minh hay không, chắc là không’ có lưu vong ở nước ngoài hay không, chắc cũng không.

Nhận xét về PCT, Tố Hữu viết trong Trường ca Theo chân Bác: “Muôn nẻo đường đi biết đến đâu/ Phan Châu Trinh lạc lối trời Âu…”

Vậy con đường có nhiều khả năng cụ Phan sẽ theo là con đường nào? Một trong những con đường đó đã được Ngô Đình Diệm chọn và nhận một kết thúc thảm hại.

Ở thế kỷ 21 này, mặc dầu PCT được lấy để đặt tên đường phố này, trường học kia, viện nghiên cứu nọ, nhưng chỉ còn có một số người Việt biết đến và ca ngợi PCT, những người đó bị chính quyền kỳ thị, theo dõi, hành hạ, kết án.

Tôi có đủ luận cứ thực tế và luận chứng để chứng minh các ý kiến vừa rút ra ở trên, đồng thời nêu ra nhiều dẫn chứng minh họa. Nhưng để tránh dài dòng, tôi chủ trương không chứng minh vì tin rằng độc giả sẽ dễ dàng tự chứng minh được.

Về ý kiến cho rằng PCT không thất bại mà chỉ là chưa thành công. Ý này người ta hay vận dụng cho những người nghiên cứu khoa học hoặc khởi nghiệp, lúc ban đầu gặp rất nhiều khó khăn mà vẫn quyết tâm tiếp tục. Người ta cho rằng chỉ thất bại khi bỏ cuộc.

Tư tưởng, chủ trương của PCT là đúng đắn, là sáng suốt, sẽ tồn tại lâu dài với thời gian, nhưng về con người thì thật tình PCT đã thất bại, mặc dầu đó không phải là do cụ tự chọn, nhưng “Trời đã bắt” bỏ dở giữa chừng.

 Tóm lại: Phan Châu Trinh là một nhân tài đã được sinh ra không gặp thời nên chỉ có thể “Thành Nhân” mà không thể “Thành công” (3). Việc PCT đoản thọ tưởng là một điều rủi nhưng lại là may cho danh tiếng của cụ (4).

Ghi chú:

(1) https://boxitvn.blogspot.com/2023/11/vi-sao-phan-chau-trinh-chua-thanh-cong.html

https://boxitvn.blogspot.com/2023/03/nha-cach-mang-phan-chau-trinh-nhu-toi.html

(2) Cầu viện ngoại quốc để đuổi hổ thực dân giành độc lập là hình thức “Đuổi hổ cửa trước, rước sói cửa sau”, vô cùng nguy hiểm.

(3) Câu nói của Nguyễn Thái Học: Không thành công cũng thành nhân.

(4) Gọi PCT bằng cụ là theo thói quen, chứ mất ở tuổi 54 thường chỉ được gọi bằng ông.

Bình Luận từ Facebook

8 BÌNH LUẬN


  1. Tưởng Nhớ Chí Sĩ Phan Châu Trinh
    ******************************

    Cha con lưu lạc thủ đô này
    Mưu cầu việc Nước vững bền xây
    Trời Nam thương nhớ tình cố xứ
    Não trạng sao dời đâu dễ thay !
    Người đi bóng ngả Hồn Non Nước .. ..
    Quê hương réo gọi thóang mây bay
    Ngục thất Santé không lay chuyển
    Ngày đêm Sông Núi bóng thuyền say .. ..

    Paris, Thu 1980
    Nguyễn Hữu Viện
    http://hanoiparis.com/construct.php?page=paysagetxt&idfam=11&idpays=10669

    https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

    https://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poesie2&idfam=28

  2. Theo thiển ý, cụ Phan thất bại ở chổ này là không một đảng phái nào phát triển và
    yểm trợ tư tưởng chính trị của cụ mà đảng nào cũng chỉ biết lãnh tụ của đảng mình
    là CAO NHẤT, to nhất, dù các lãnh tụ đó thua xa cụ về lý luận cũng như kiến thức
    chính trị sâu rộng của cụ ?
    So sánh các nước chung quanh như Ấn Độ thì 2 nhà lãnh tụ kiệt xuất, thánh Gandhi
    và ông Nehru đã xây dựng thành công chế độ dân chủ Ấn Độ vì có đảng riêng của họ
    để thực hiện kế hoạch và chương trình hành động hay nhà chính trị độc đoán và thực
    dụng như Lý Quang Diệu ở Singapore, cũng có đảng riêng của mình.
    Ngược lại ở VN. đảng Cộng sản qúa thủ đoạn đã tiêu diệt không những đảng đối lập
    mà cả chính trị gia (anh em) thuộc Đệ tứ Quốc Tế CS., do đó cụ Phan vốn không có
    đảng nào hậu thuẫn mình, đã lẻ loi lại càng lẻ loi hơn nữa ! Dù tôi cho rằng uy tin của
    cụ không người VN. nào sánh bằng vào thời điểm đó, có thể kiểm chứng qua số người
    đông đảo nhất từ trước đến lúc đó, tiễn đưa cụ tới nơi an nghi cuối cùng.

  3. Hề… hề….
    1. Ngày xưa, có rất nhiều nhân sĩ Việt ra đi tìm đường cứu nước theo tiêu chí, thứ nhất là giải phóng dân tộc, thứ hai là giúp bản thân và cộng đồng thoát khỏi thân phận TẦU NHÁI theo con đường TÂY PHƯƠNG HÓA (TPH). Tiếc thay, TPH ở mỗi cụ lại có một kiểu khác nhau: cụ thì nhìn qua con mắt của Nhật, cụ thì nhìn qua con mắt của Nga, cụ thì nhìn qua con mắt của chính kẻ đang đô hộ mình (Pháp), và vì, cái căn TẦU NHÁI không thể rũ bỏ, nên, cái TPH của các cụ là công cốc, đồng thời, càng công cốc hơn là con đường cứu nước cứu dân của các cụ chỉ nằm trên lý thuyết chứ không thể tạo ra được sự chuyển mình trong xã hội.
    2. Ngày nay để có tiến bộ xã hội, thì, vai trò của giáo dục trong nhiệm vụ chấn dân khí là rất cao, nhưng, ngành giáo dục cần phải làm ngay hai việc: thứ nhất, trả lại quyền sinh ngữ choTiếng Việt, và thứ hai, trả lại quyền được tư duy phản biện cho học sinh!!

  4. Tiếp

    “Một phát hiện rất hay của Hà Sĩ Phu là việc PCT muốn lập liên minh Tả-Hữu”

    Có nghĩa PCT KHÔNG CHỐNG CỘNG, ngược lại, ông cổ động cho lý tưởng XHCN & chủ nghĩa Mác-Lê

    “sự chống của cực tả là vô cùng nguy hiểm”

    Things have changed. Bi giờ phái hữu như Dương Quốc Chính lại chính là những người chống đối, tất nhiên, phải mượn tay Đảng, 1 nét chung của trí thức bi giờ . Hổng thích ai lại lôi pháp luật của Đảng ra để kết tội họ . Của đáng tội, nếu tính đúng tính đủ, tư tưởng PCT thuộc loại thổ, lộn, thiên tả, hổng sit well với những tư di xítty của đám trí thức thiên hữu nhà mềnh . Đấu zanh ôn hòa & có học & hổng có chống Cộng là những đặc trưng của giới thổ tả bên này, trong khi đó, các mệnh lệnh ném bom miền Bắc đến từ 1 cựu thành viên HUAC với chủ nghĩa chống Cộng McCarthyism là thống soái . Được Mỹ du nhập vào Việt Nam thông wa chính quyền Ngụy .

    Có nghĩa chiện kết hợp Tả-Hữu khá là khó thành công, ít nhứt hiện nay . The mo thingz changed, mo them stay sêm xít, rite? A tad different tho. Ngày xưa phe Cộng Sản các bác hổng mặn mà lém, nhưng được cái hổng được xem là tư tưởng thù địch . Thúi địch, yes, nhưng hổng phải thù địch . Trong khi đó tt PCT lại khá thông dụng thời Ngụy, & chánh quyền Ngụy cũng 1 phần nào embraced nó . Sách vở nghiên cứu về PCT được xuất bản khá thoải mái thời Ngụy, & Ngụy cũng áp dụng “khai dân trí”, đưa dân qua tư bửn học nhằm tạo ra giới trí thức thân độc tài, nhằm giảm ảnh hưởng của con đường vũ trang mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn. Double-edge sword, trở thành con dao 2 lưỡi, 2 gọng kìm bóp chết chính quyền độc tài Mỹ-Ngụy, little did them know, rite? Có thể vì Ngụy áp dụng PCT cho tư tưởng độc tài của mình nên mất cả chì lẫn chài . Có nghĩa Việt Nam hổng hợp với bất cứ 1 thứ gì khác, ngoài lý tưởng Cộng Sản, chủ nghĩa Mác-Lê . Mấy thứ khác chỉ là fashion, mốt thời thượng, change every Đamn season. Nhưng như nhà phê phê bình bình Phạm Xuân Nguyên đã nhận xét, chỉ có tinh thần chống Mỹ & những gì đã tạo nên tinh thần đó, mới trở thành thuộc tính của dân tộc các bác, và vì vậy, bất tử . Aka chừng nào diệt hết người Việt Nam mới hết người Việt chống Mỹ .

    Có nghĩa đây là thời điểm chín muồi để có thể kết hợp cả tư tưởng Hồ Chí Minh lẫn Phan Chu Trinh . Hãy khoan Tả-Hữu đã, mà trước hết hãy kết hợp Tả-Tả . Bác sĩ Nguyễn Đan Quế cũng đã nhận định xu hướng bi giờ là hợp tác Bắc-Nam, the more the merrier. Đúng, PCT có tỏ ý quan ngại về cái Trung Quốc của Khổng-Mạnh, & ritefully so. Nhưng thời của PCT, Trung Quốc chưa được đảng Cộng Sản theo chủ nghĩa Mác-Lê lãnh đạo . Đây là điểm tư tưởng PCT cần được bổ xung, phát triển & hoàn thiện, hiện đại & cập nhật hóa bằng tư tưởng Hồ Chí Minh .

    Xu hướng toàn cầu là người dân có quyền mưu cầu hạnh phúc ở những nơi mà họ thích . Những chính quyền trên thía giới cần lax các chính sách về biên giới, về di dân, bớt hoặc bỏ hẳn những chính sách ngăn sông cấm chợ của ngày xưa . Hãy xòe cho rộng, mở cho hết/Trắng bụng lấm lưng với Tự do di dân .

    Nếu theo tư tưởng của cả PCT lẫn HCM cho việc dễ là kết hợp Bắc-Nam trước, thì phái hữu của Dương Quốc Chính, những người vừa cầm vừa cù chuông trong nước cũng sẽ lại ủng hộ . Người Việt hải ngoại nghe lời trí thức các bác, hễ họ ủng hộ ai dân hải ngoại liền theo tút xuỵt . Xít chó để lâu ngày sẽ thành bơ, Cà Mau in theory ngang hàng với cái nôi của thế giới là Tây Tạng . i mean Đamn, hò vọng cổ có thể xem là khởi điểm của văn minh thế giới như nhóm Hà Văn Thùy vẫn đang khuếch trương . And now you have the authority needed to make those outrageous claims.

    Nhớ, Tuyệt Đối KHÔNG CHỐNG CỘNG, và cần gột bỏ hẳn tư tưởng VINAZI. Cả tư tưởng Phan Chu Trinh lẫn Hồ Chí Minh đều hổng có chỗ chứa mấy thứ PoS đó .

    Chưa kể nếu áp dụng 2 tư tưởng cùng lúc, các bác vưỡn có thể tự hào về truyền thống văn hóa cách mạng của mình . Phép tính của nhà văn Phạm Đình Trọng vẫn đúng, và 3 đời lý lịch theo cách mạng vẫn là bảo đảm chắc cú nhứt cho tính đúng đắn của những điều họ nói ra . Gương diệt phản động của người chiến sĩ công an Nguyễn Đình Bể vẫn đủ làm cho đám trí thức PAP mò tôm hơn lò kính trọng

    Từ từ rùi khoai cũng nhừ thui í muh

  5. Lâu lém rùi, ô C mới cho ra 1 bài ít ngụy biện, như bài này . Có (rất) nhiều ý hay, nên thay vì phản biện, tớ chỉ mong góp ý

    “một số người có dân trí khoa học khá cao mà dân trí chính trị không bằng một số người khác có trình độ khoa học thấp mà hiểu biết nhân quyền và dám đấu tranh cho dân chủ”

    Ô C chính xác, và điều này rất đúng ở miền Nam . Sống dưới chế độc độc tài của Mỹ-Ngụy, những người có dân trí khoa học cao thường đi học từ các nước tư bửn về, và họ ủng hộ chế độc độc tài tư bửn . Trong khi đó, qua lời kể của Tiến Sĩ Mạc Văn Trang, 2 chị em Thiều thị Tân-Tạo chỉ cần đọc bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền đã đủ để đứng lên gia nhập T-4 Biệt Động Thành chống Mỹ . Đồng chí Sáu Dân Võ Văn Kiệt cũng ghi rõ trên lý lịch gỏn gọn 4 chữ “biết đọc, biết viết” nhưng đã trở thành 1 “con hùm xám” làm kẻ thù run sợ và quân TA nức lòng . Các Giáo Sư Cao Huy Thuần, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân … là những ví dụ về trí thức cao & tinh thần giác ngộ cách mạng cũng vời vợi . Ở Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thì điều này hoàn toàn hổng thấy . Well, có, và họ đã được/bị TA trừng phạt, hoặc trốn vào Nam, nơi những Toán Xồm được vinh danh, và Nguyên Ngọc bị truy nã

    “Tôi đã từng chứng kiến có những lớp học mà càng học càng hạ thấp dân trí chính trị vì bị nhồi sọ những giáo điều lỗi thời”

    Rất đúng . Ở miền Nam hổng những lỗi thời mà còn độc hại . Muốn biết chúng độc hại thế nào, xin mời đọc Lữ Phương & Vũ Hạnh . Riêng về Vũ Hạnh, chưa “kịp” trao giải thưởng Phan Chu Trinh

    “PCT khác Hồ Chí Minh ở hai điểm quan trọng là về con đường cứu nước và dân chủ hóa xã hội”

    Nên đọc lại . Những khác biệt giữa 2 người chỉ là tiểu tiết . PCT & HCM đồng quan điểm về chủ nghĩa xã hội & chủ nghĩa Mác-Lê, cách làm của PCT là quốc tế III tranh đấu nghị trường, xã hội … Trong khi Nguyễn Tất Thành -có phải là Chủ tịch Hồ Chí Minh không, hổng nên tốn thì giờ bàn cãi lúc này- chọn con đường giải phóng dân tộc bằng vũ trang của quốc tía II. Đúng hay sai nên áp dụng tư di Xuyên Quyền Thế ở đây . Có nghĩa cả 2 đều có cùng 1 quan niệm về dân chủ, đó là phải đánh PAP, đuổi Mỹ đi thì mới có thể có dân chủ . Tất nhiên, với PCT bằng cách mạng cải lương, & với Chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là cách mạng vô sản, triệt để & vũ trang . Phương thức của PCT có thành công hay không, we cant tell no mo. Nhưng đường lối của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sát cánh với khối XHCN, now thats the one đa số -nói cho rõ- đã theo . Vì có sự hiện diện của chủ nghĩa Mác-Lê bách chiến bách thắng, và sự hiện diệm của khối XHCN. Có nghĩa PCT khó mà thành công, vì chủ trương đấu tranh ôn hòa tương đối bị frowned upon trong khối XHCN lúc đó . Đấu tranh vũ trang là dại gái, zeitgeist, hơi thở của thời đại if you will. Nên đọc Nguyễn Hữu Liêm if you could understand WTF he wrote. Đại ý, Chủ tịch Hồ Chí Minh là kết tinh của ý chí dân tộc + ý chí thời đại, lập Đảng Cộng Sản dẫn dắt dân tộc -đa số, if you will- ra khỏi thời u tối, thời ất ơ … để làm cuộc cách mạng giải phóng dân tộc . i doubt if PCT would get the same sập bo như Chủ tịch Hồ Chí Minh, advertisin những tư tưởng đó, while Chủ tịch Hồ Chí Minh đang run với những tư tưởng đường hướng như ta đã biết

    “con đường của cụ Phan là đấu tranh ôn hòa và không cầu viện ngoại quốc”

    Puh-leez! Với thời đó mà không cầu viện 1 trong 2 bên thì sẽ bị ăn sống nuốt tươi liền lập tức . Nên nhớ, Tàu Tưởng đã có mặt ở VN lợi dụng ní gio giải giới Phát xít Trần Văn Thọ, lộn, Nhật & chính phủ bù nhìn của nó là Trần Trọng Kim . Ôn hòa thế nào đây ? Rùi Mỹ quyết định ủng hộ PAP tái chiếm Việt Nam . Way over PCT’s head.

    “Cụ Phan mất ở tuổi 54, chưa đến 60”

    Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc Chu có nghiên cứu về mệnh giời nói thế nào về chuyện này ? Rùi luật nhân quả, anyone? Tớ thiên về ý chí của dân TA mạnh hơn ông Giời, nhưng có thể áp dụng mệnh Giời ở đây . Cái gì tồn tại, cái đó có lý do tồn tại (trong God’s plan), Marx took that () out. Những cái khác … eh, dẹp bớt cho rộng đường tiến bước của Thượng Đế implicitly.

    “PCT không thất bại mà chỉ chưa thành công thôi”

    Rất đúng . Người ta nghèo vì họ chưa giàu . Cứ mặc kệ người nghèo, cứ để họ cố gắng thì họ eventually sẽ giàu lên thui . OK, jokin aside. Dân tộc TA vưỡn có thể áp dụng tư tưởng PCT được, better late than never, và tớ ủng hộ . More than once tớ đã đề nghị, và cách làm của Nguyên Ngọc & Phó Giáo Sư-Tiến Sĩ Nguyễn Thị Bình rất hay! Xứng đáng để Lại Nguyên Ân & trí thức tự hào, và đặt cho ông danh hiệu Nhà Văn Hóa

  6. Thưa các cụ học rộng biết nhiều, đã bao giờ các cụ suy ngẫm rốt ráo về một chữ “nếu” : Nếu trên đời này không có Hồ Chí Minh thì nước Nam ta giờ sẽ ra sao !

    • Nếu hổng có Hồ Chí Minh, dân các bác chả bao giờ thành người cả . Nói rùi, Hồ Chí Minh là tất yếu của VN. Nguyễn Tất Thành hổng phải là người duy nhứt bập vô chủ nghĩa Mác thời đó . Các “triết gia” sáng giá ngay tại miền Nam cũng giảng dạy chủ nghĩa Mác cho người Việt, và trong số đó, hổng ít người đã theo về với cách mạng . Nguyễn Tường Tâm cũng bít rõ Ngụy đang cầm chắc cái thua khi phải đối địch với chủ nghĩa Mác

      Quốc tế Cộng Sản chỉ cần 1 cái cớ . It happened to be Nguyễn Tất Thành . Và hắn có sống hay chết, có lẽ QTCS cũng hổng ke lém . preferrably dead tho. Lý lịch Việt Nam của Chủ tịch Hồ Chí Minh là do trí thức mình nặn ra, QTCS hổng thèm/cần mó tay vô lun . Bài thơ đền Trần đó, có thể xem là bài thơ tiếng Việt hay nhứt của Chủ tịch Hồ Chí Minh . Theres more, but then, trí thức nhà mềnh đủ cuồng Hồ để hoàn toàn hổng thèm đọc . Mà chả có ai mún đọc những lời xúc phạm tới Chủ tịch Hồ Chí Minh cả .

    • HCM đâu phải lãnh tụ CS duy nhất. Đệ tứ QT bị thanh toán bởi đệ tam có Tạ Thu Thâu, Phan văn Hùm, Trần văn Thạch…
      Đệ tam qt, đi trước HCM, có Hoàng văn Thụ, Phan đăng Lưu…và lớp sau có đầy Chinh Đồng Giáp…
      Chết anh nầy có anh khác thay…một khi dòng thác cm vô sản từ Moscow đã lan qua Bắc kinh với Mao là trụ cột…rồi toả ra khắp ĐNA.

      Những vua Triều Nguyễn vẫn rập khuôn theo phong kiến Trung hoa, bảo thủ, cổ hủ, chỉ lo văn chương thi phú khoa cử làm quan; từ đó ru rú bế quan toả cảng khi thực dân phương Tây lù lù kéo đến trên những pháo hạm, đòi mua bán, xin truyền đạo. Không được thì nổ súng, vẫn chưa chịu mở mắt!
      Những triều đại tàn tạ như Khải Định, Bảo Đại chỉ thúc đẩy mất nước nhanh hơn; những vị vua tiến bộ như Hàm Nghi, Duy Tân thì chỉ quơ quơ mái chèo ngược dòng thác lũ, chẳng về đâu.

      Cho nên , chữ NẾU nên đặt vào triều vị anh hùng lừng lẫy chiến công và thức thời Nguyễn Huệ.
      Giá Quang Trung sống thêm 25 năm nữa. có thể chăng ông sẽ là Minh trị Thiên hoàng của VN, và
      Lịch sử VN chắc chắn thay đổi lớn…
      Sẽ không có Nguyễn Ánh và không các giáo sĩ đi kèm.
      Sẽ không có thực dân và không có HCM > ĐBP > 1954 > 1975 v.v.. và v.v..

      Nếu Nếu Nếu . . . .

Comments are closed.