Trân Văn
7-5-2022
Ông Phạm Minh Chính, Thủ tướng Việt Nam – người có học hàm Phó Giáo sư về Khoa học an ninh, học vị Tiến sĩ về Luật – tuyên bố: Cần phải “học thật, thi thật, nhân tài thật”…
Câu chuyện ông Đặng Hoàng Anh được công nhận là Tiến sĩ chuyên ngành Giáo dục nhờ luận án… “Nghiên cứu giải pháp phát triển môn cầu lông cho công chức viên chức thành phố Sơn La” đã trở thành giọt nước làm tràn ly bất bình về giáo dục – đào tạo tại Việt Nam.
Tuy nhiên chuyện chưa ngừng ở đó, theo tờ Tuổi Trẻ thì trong thời gian vừa qua, tại Việt Nam có khoảng… mười nghiên cứu sinh được công nhận là “Tiến sĩ… Giáo dục” nhờ tập trung nghiên cứu về… cầu lông (1).
Cách nay năm năm, công chúng từng choáng váng khi Thanh tra Bộ Giáo dục – Đào tạo (GDĐT) công bố kết luận thanh tra hoạt động của Học viện Khoa học xã hội (KHXH) thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam. Theo đó, trong ba năm liền, mỗi ngày, nơi này đào tạo hơn một… “Tiến sĩ” và gần năm… “Thạc sĩ”! Tất cả các khâu, từ tuyển sinh, giảng dạy, đến hướng dẫn nghiên cứu, thẩm định luận án,… đều có vấn đề (2). Cũng vì vậy, phần lớn đề tài nghiên cứu và tính hữu dụng chỉ có tác dụng tạo buồn phiền và khinh miệt…
Không phải tự nhiên mà “lò ấp tiến sĩ” trở thành thành ngữ được sử dụng rộng rãi khi đề cập đến nhận thức và thực trạng GDĐT tại Việt Nam. Cung cấp nhân lực cho giới nghiên cứu khoa học đã được chấn chỉnh kèm nhiều cam kết, hứa hẹn và tuyên bố thành tích dù không ai tin vào tính hiệu quả (3) và giờ… cho ra kết quả không chỉ thảm hại hơn mà còn tồi tệ hơn. Công nhận các “Tiến sĩ chuyên ngành… giáo dục” sau khi nghiên cứu về hoạt động của… “cầu lông” trong “công chức, viên chức” ở đâu đó chỉ là ví dụ minh họa!
***
Không thể kể hết ý kiến về scandal mới liên quan đến học hàm, học vị tại Cộng hòa XHCN Việt Nam cả trên mạng xã hội lẫn diễn đàn của các cơ quan truyền thông thuộc hệ thống truyền thông chính thức.
Nhìn một cách tổng quát, chẳng ai tin dưới sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của đảng CSVN, “ngày mai trời sẽ sáng”, lĩnh vực GDĐT nói chung và thẩm định chất lượng nguồn nhân lực nhằm phát triển kinh tế – xã hội nói riêng sẽ thấy… bình minh!
Chẳng hạn Lê Huyền Ái Mỹ nhận định thế này: Trí thức là tinh hoa của đất nước. Họ luôn xứng đáng được ngưỡng vọng, kính trọng một cách thật lòng như chính trí tuệ, sức lao động, cống hiến thực sự, thực lực, thực tài của họ. Tuy nhiên đến “thể loại” đề tài này, nghiên cứu sinh này, hướng dẫn đề tài này, hội đồng khoa học từ “Phản biện 1”, “Phản biện 2”, các thành viên này mà thông qua thì chẳng có gì lạ so với… “Hội đồng test kit quân y “kia.
Lê Huyền Ái Mỹ thở dài: Huấn thị vốn dành cho nhà khoa học “Tôi không biết” là để học hỏi, tìm tòi, khám phá để được biết. Còn ở xứ ta, với những “thể loại” đề tài “cầu lông công chức” thì người nghiên cứu lẫn hội đồng thông qua đề tài chỉ là “không biết xấu hổ”. Thú thật, đọc những thông tin dạng này, ban đầu thường nghĩ… tin giả nên bật cười vì óc hài hước của bà con. Nhưng khi báo chí xác thực thì phẫn nộ (vì nó xài cái học vị cho nấc thang địa vị, xài bằng tiền ngân sách), rồi lại xót, nghĩ đến những thầy cô, bạn bè, người thân vốn là những vị thức giả, học thức chân chính. Vì chân chính nên họ không màng thị phi quơ quào. Nhưng mình nhìn vào, thấy mỗi ngày cái giả, cái dốt, cái xấu, cái ác nó cứ lúc nhúc, chui rúc, chen chúc đầy khắp nào “Viện”, nào “Trường” cho đến… ngoài đường, tội tình xiết bao cho những “tinh hoa”, “nguyên khí” thật (4)…
Mạnh Trần cảm thán tương tự: Hỏi thăm mấy người bạn đi theo con đường nghiên cứu giảng dạy thì nhận được câu trả lời, “Thạc sĩ” bây giờ không khác gì đi học tại chức ngày xưa. Ra đường “Thạc sĩ” nhiều như lợn con. “Tiến sĩ” rồi cũng sẽ như học tại chức vì lợn con sẽ lớn, tính lại háu ăn. Nói chung là sẽ lạm phát “Thạc sĩ” và “Tiến sĩ”. Đa số có học vị “Thạc sĩ” hay “Tiến sĩ” đều ghi học vị trên danh thiếp, đi đâu cũng muốn giới thiệu nhưng hỏi đến luận án thì giấu tiệt. Điều này nên thông cảm và ghi nhận cho họ. Học hành vất vả, “tiền đóng, gạo góp” chứ chả chơi để có cái khoe với đời. Tôi đang tính khởi nghiệp ngành “Bảo mật luận án Thạc sĩ, Tiến sĩ”. Bảo đảm không ai tìm thấy công trình nghiên cứu sau khi được công nhận, kể cả người viết.
Tuy nhiên Mạnh Trần không quên lưu ý: Vẫn còn nhiều người thật sự hoạt động khoa học và có công trình đóng góp cho xã hội chứ không phải “làm khoa học” theo kiểu “Thạc sĩ”, “Tiến sĩ” tại chức. Thời buổi ‘làm khoa học’ dễ dãi mà họ vẫn chọn con đường nghiên cứu đàng hoàng, nghiêm túc thì những người như vậy đáng được tôn trọng, đáng được tôn vinh. Buồn cho xã hội lạm phát bằng cấp nhưng cũng phải trân trọng những người làm khoa học chân chính (5).
***
Sau scandal mới liên quan đến học hàm, học vị tại Cộng hòa XHCN Việt Nam như vừa đề cập, Minh Tran – một thành viên của trang “Liêm chính khoa học” trên facebook (6) -đã vào trang web chuyên giới thiệu các luận văn và luận án của Bộ GDĐT Việt Nam (vẫn được quảng bá như một nỗ lực chấn chỉnh sự hỗn loạn trong đào tạo đội ngũ nghiên cứu khoa học) để tìm hiểu thêm về kết quả hướng dẫn – thẩm định – công nhận các “Tiến sĩ” trong vài năm gần đây (7).
Kết quả – ngoài những “Tiến sĩ chuyên ngành… giáo dục” kiểu như ông Đặng Hoàng Anh được công nhận là “Tiến sĩ” do … “Nghiên cứu giải pháp phát triển môn cầu lông cho công chức viên chức thành phố Sơn La”, Minh Tran phát hiện và giới thiệu thêm một “lô”… “Tiến sĩ” các chuyên ngành… “Kinh tế”, “Lịch sử”, “Văn hóa”,… vì nghiên cứu về… “Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2015”. Hay về… “Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo công tác xây dựng tổ chức cở đảng ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2015”. Hoặc về… “Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa từ năm 1998 đến năm 2014”. Hay về… “Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa từ năm 1998 đến năm 2014” mà Minh Tran ví von là…. “Công nghệ nhân bản giáo sư, tiến sĩ…” (8)!
Cũng từ việc tham khảo trang web mang tính chất như thư viện online về “Luận văn – Luận án” của Bộ GDĐT Việt Nam, Minh Tran nêu ra một thắc mắc khác khi có quá nhiều “Luận văn – Luận án” của các cá nhân đã được công nhận học vị “Tiến sĩ” nhưng chẳng khác gì… “Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội của các địa phương”: “Nghiên cứu khoa học” của các… “Tiến sĩ” hết xoay quanh “Quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2010”, tới… “Quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội tỉnh Hà Nam từ năm 1997 đến năm 2012”… Thậm chí có cả những “luận văn tiến sĩ” từ… “Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang từ năm 1986 đến năm 2010”, sang… “Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Mỹ Đức (Hà Tây) từ năm 1991 đến năm 2008”, và… “Chuyển biến kinh tế, xã hội của thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) từ năm 1975 đến năm 2010” (9),…
***
Năm ngoái, trước vô số chỉ trích về hiện trạng GDĐT Việt Nam và cảnh báo về hậu quả đối với tương lai của xứ sở, vận mệnh dân tộc, ông Phạm Minh Chính, Thủ tướng Việt Nam – người có học hàm Phó Giáo sư về Khoa học an ninh, học vị Tiến sĩ về Luật – tuyên bố: Cần phải “học thật, thi thật, nhân tài thật” (10). Muốn biết mức độ về “thật” trong tuyên bố của ông Chính tới cỡ nào cứ đối chiếu “Luận văn, Luận án” của các “Tiến sĩ”. Không… “nói thật và làm thật” thì “thật” mãi là thế thôi!
Chú thích
(1) https://tuoitre.vn/tu-vu-tien-si-cau-long-nhuc-nhoi-luan-an-tien-si-20220505230357176.htm
(4) https://www.facebook.com/huyenaimy.le.9/posts/390509279618179
(5) https://www.facebook.com/100000032181078/posts/5460364423974576/
(6) https://www.facebook.com/groups/LiemChinhKhoaHoc
(7) http://luanvan.moet.edu.vn/?page=1.31&view=39599
(8) https://www.facebook.com/groups/LiemChinhKhoaHoc/posts/704878784092290
(9) https://www.facebook.com/groups/LiemChinhKhoaHoc/posts/706089230637912
(10) https://vov.vn/chinh-tri/thu-tuong-phai-hoc-that-thi-that-nhan-tai-that-904943
TBT.
Đề nghị, rất nghiêm túc –
Lập tức hoặc từ từ
Bỏ đào tạo, phong cấp
Các tiến sĩ, giáo sư
Vì phần lớn vớ vẩn
Các tiến sĩ của ta.
Chủ yếu để thăng chức
Vinh thân và phì gia.
Còn vì nhiều, nhiều quá,
Đông cả hơn quân Nguyên.
Dốt tiếng Anh, kiến thức.
Giỏi chạy chọt, đút tiền.
Nhiều đến mức có lẽ
Thằng Tây bấm bụng cười.
Quan nào cũng tiến sĩ
Mà chưa đáng làm người.
Yếu kém, không viết nổi
Mấy cuốn sách giáo khoa.
Mặt cầu bị hư hỏng,
Phải nhờ bạn Trung Hoa.
Đề nghị thêm – tiến sĩ
Và giáo sư từ nay
Không làm quan lãnh đạo.
Chỉ nghiên cứu, làm thầy.
Hơn thế, phải sát hạch,
Định kỳ hoặc thường niên.
Ai không đủ trình độ,
Tước bằng hoặc phạt tiền.
Nguồn Mạng
Đây là cách Việt Nam phát triển công nghệ AI
Nhân Quả là quy luật của Tạo Hóa, tại sao từ hồi tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu tới giờ, hổng có ai mặn mà với nó ? Hay có mà tại vì ai cũng xem là “nhiều người thật sự hoạt động khoa học và có công trình đóng góp cho xã hội” nên hổng nêu ra ?
Những luận án ngành Sử đúng sử mác-xít của 4 ông Lân-Lê-Tấn-Vượng
Tại sao rất ít, hầu như không có, đề tài về cuộc kháng chiến chống Mỹ trong ngành Sử ? Ví dụ, văn hóa Ngụy mang bản chất vong nô, ngoại lai, phục vụ cho mục đích thực dân hóa … Chỉ cần khách quan, & khoa học như Lữ Phương là tốt rồi . Có thể tham khảo thêm sách về chủ đề đó của Lữ Phương & Vũ Hạnh .
Hiện thời, Đảng & đất nước đang cần lắm những nghiên cứu vì sao Ta thắng Mỹ-Ngụy, vì tinh thần cách mạng đang có chiều hướng giảm sâu, like in nose-dive. Và Đảng đang muốn làm sao mà vừa ĐM vừa không mang tiếng “dựng lại cờ vàng” phò Mỹ bài Trung. That, rite there, là 1 công trình đáng nể, a daunting task, an intellectual challenge. Tớ đã ráng thử, nhưng kết quả còn tệ hơn cầu lông . Trí thức xã hội chủ nghĩa, ai cũng tài giỏi nên giúp Đảng 1 tay . Các bác ngụy biện cũng thuộc loại có 1 không 2, chỉ có chuyên viên về ngụy biện mới có thể giải được cái nghịch lý này thui .
Thì ông Chính là thủ tướng thật, Trọng lú là tiến sĩ chuyên ngành xây dựng đảng thật đấy thôi.
Có ai biết đề tài luận văn tiến sĩ của Trọng lú là gì không nhỉ ?