Mai Bá Kiếm
27-3-2025

Lướt tựa bài “Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng” của Tổng bí thư Tô Lâm trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, tôi đọc chăm chú đến cuối bài. Đề tài chính trị mà đặt tựa khái quát cao và súc tích, phần thân bài có dẫn chứng thuyết phục và kết luận với những mục tiêu cụ thể. Tôi thích nhất mục tiêu: “Thứ năm là cải cách thể chế, kiến tạo nền hành chánh ‘phục vụ doanh nghiệp – phụng sự đất nước’.“
Ý này không mới, các lãnh đạo trước đây đã nói rồi, như “tạo cơ chế, vận dụng chính sách cho doanh nghiệp phát triển”. Nhưng, Tổng bí thư Tô Lâm dùng thuật ngữ pháp lý “Cải cách thể chế”, vì thể chế là mẹ đẻ cơ chế, sửa cơ chế chỉ là sửa phần ngọn; và “Kiến tạo nền hành chánh” tức kiến thiết một nền hành chánh mới, bao gồm bộ máy hành chánh mới và thủ tục hành chánh mới”. Cải cách thể chế và kiến tạo nền hành chánh không chỉ để “Phục vụ doanh nghiệp” mà trên hết là “Phụng sự đất nước”, vừa là trách nhiệm, vừa là danh dự của bộ máy hành chánh.
Tổng bí thư Tô Lâm không nói “kinh tế tư nhân là chủ đạo”, chỉ nói “phát triển kính tế tư nhân là đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng” là tế nhị và hàm ý. Tôi hoan nghênh nhưng cũng băn khoăn, vì từ đời Tổng bí thư Đỗ Mười đến Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đều có đường lối “kinh tế thị trường theo định hướng XHCN” lấy kinh tế nhà nước làm chủ đạo. Sau khi dồn hết tài lực và vật lực cho các “quả đấm thép”, bây giờ chúng đã phá sản hết! Các tập đoàn chưa phá thì nợ ngập đầu.
Ôn cố tri tân, muốn “Phát triển kinh tế tư nhân là đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng” phải đặt nó trên một điểm tựa có sức bền vật liệu cao, không xê dịch (điểm tựa phụng sự đất nước) thì đòn bẩy mới phát huy tác dụng tăng lực nâng. Ngược lại, nếu đòn bẩy đặt trên “điểm tựa lợi ích nhóm” đòn bẩy sẽ lật, vật được bẩy văng đi.
Nhớ lại chuyện Thủ tướng giao VinFast sản xuất đầu tàu, toa tàu điện cao tốc, giao Hòa Phát làm đường ray… trong khi VinFast chỉ mới lắp ráp xe điện, Hòa Phát chỉ cán sóng tole, cán sắt xây dựng, tôi rất lo, không biết đây sẽ là đòn bẩy phát triển kinh tế tư nhân cho một Việt Nam thịnh… soạn không?
1. Đặng Tiểu Bình thường được biết đến như một “kiến trúc sư chính của quá trình hiện đại hóa và phát triển kinh tế Trung Quốc”, nhưng ít người biết, những châm ngôn hành động nổi tiếng nhất như thuyết “mèo đen, mèo trắng” hay “mò đá qua sông” lại không hoàn toàn là “phát kiến” của ông. Nó được ông học hỏi từ Lưu Bá Thừa, một người cộng sự chiến trường thân thiết suốt 13 năm của Đặng Tiểu Bình.
Thuyết “mèo đen, mèo trắng” xuất phát từ câu “mèo vàng, mèo đen, chỉ cần bắt được chuột đều là mèo tốt” của Lưu Bá Thừa trong thời gian ông cùng sát cánh với Đặng Tiểu Bình những năm 1930-40 trong cuộc vạn lý trường chinh. “Mò đá qua sông” cũng là câu mà Lưu Bá Thừa đã nói. Thời kỳ lập nước Trung Quốc mới, tướng Lưu Ái Bình nhận lệnh xây dựng trường quân sự, trước khi đi đã đến thỉnh giáo Lưu Bá Thừa. Lưu Bá Thừa nói: “Tôi cho đồng chí sáu chữ và cần phải ghi nhớ. “Hãy mò đá để qua sông””. Đặng Tiểu Bình đã áp dụng chính châm ngôn này trong thời kỳ cải cách mở cửa, khi “mở một con đường máu” là các đặc khu kinh tế.
2. Nhưng chuyện các “ý tưởng lớn” này có phải là phát kiến của riêng ông hay không, đối với Đặng Tiểu Bình, dường như không quan trọng. Ông chưa bao giờ muốn làm nổi bật mình trước tập thể. Chưa từng chính thức giữ các chức vụ nguyên thủ của Trung Quốc, ông luôn “thực sự cầu thị”, không cần hư danh, luôn biết cách lùi lại phía sau, miễn làm sao “được việc là được”. Khi chết, ông được hỏa táng và rải tro cốt xuống biển. Ông có thể xem là một người Cộng sản thực dụng điển hình. Tiếp nhận chủ nghĩa Marx từ những năm 1920 ở tuổi 16-17 khi du học nghề ở Pháp, ông cũng từng được gửi đi học ở Liên Xô, nhưng với ông chủ nghĩa Marx-Lenin chưa bao giờ là một tín điều bất biến. Ông nói: “Học Marx-Lenin phải học cái tinh túy, phải biết áp dụng”, là sự liên hệ lý luận với thực tiễn, chính “thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất để kiểm nghiệm chân lý”. Với châm ngôn này, cùng với thuyết “mèo đen, mèo trắng”, chỉ những gì “có hiệu quả thực tiễn mới là tốt”, luận thuyết nọ, ý tưởng kia dù nghe có vẻ hay ho đến đâu, mà không áp dụng được trong thực tiễn thì phải ngay lập tức vứt bỏ, “không tranh luận” dài dòng. Ở điểm này có lẽ ông khá giống với Lý Quang Diệu của Singapore.
3. Không phải là một người ưa lý luận, giáo điều, nhưng Đặng Tiểu Bình chưa bao giờ xem nhẹ vấn đề tư tưởng. Trong bản nhận xét của tổ chức về Đặng Tiểu Bình khi ông được gửi sang Liên Xô học, cho rằng, ông có hai thế mạnh là khả năng “tuyên huấn và tổ chức”. Đây có vẻ là nhận xét xác đáng, bởi sau đó, ông đã phát huy đầy đủ cả hai thế mạnh này ở thời gian trong quân đội, với vị trí chính ủy. Một điểm được Đặng đặc biệt lưu ý và luôn đề cao trong quân ngũ đó là “tư tưởng phải thông suốt”. Trước khi bước vào mỗi trận đánh, ngoài tất cả mọi sự chuẩn bị thường quy khác, ông đều phải chuẩn bị làm sao để “tư tưởng phải thông suốt” từ trên xuống dưới. Điều này, cũng được ông áp dụng nghiêm ngặt cho công cuộc cải cách, mở cửa kinh tế ở Trung Quốc sau này.
4. Một điểm nữa không thể không nhắc đến ở Đặng Tiểu Bình đó là tầm nhìn “sáng suốt đến mức kinh ngạc” của ông về vai trò của “khoa học kỹ thuật và giáo dục”. Ông từng nói: “…khi ra nhận nhiệm vụ chúng ta có thể có hai thái độ, một là để làm quan, hai là để làm một chút gì đó”. Đến tháng 7/1977, sau khi được chính thức phục hồi lần ba, ở tuổi 73, Đặng Tiểu Bình đã quyết định “phải làm chút gì đó”, đó chính là “nắm khoa học và giáo dục”. Ngay sau khi được phục hồi lần ba, ông đích thân chủ trì quản lý công tác khoa học kỹ thuật của Trung Quốc. Lợi dụng tất cả các phương thức cũng như các học giả, chuyên gia trong và ngoài nước về mọi lĩnh vực để bàn bạc quy hoạch phát triển khoa học kỹ thuật cao của Trung Quốc.
Nửa tháng sau, ngày 4/8/1977 Đặng Tiểu Bình đã tham dự cuộc tọa đàm về công tác khoa học kỹ thuật và giáo dục do Trung ương tổ chức. Tham gia tọa đàm có 33 chuyên gia, giáo sư nổi tiếng. Trong ngày đầu tiên của cuộc tọa đàm, ông chỉ đọc một bài khai mạc ngắn gọn, sau đó ông chỉ lắng nghe. Hàng ngày, 8 giờ sáng bắt đầu buổi họp, buổi trưa nghỉ rất ít rồi tiếp tục cho đến chiều tối. Rất ít lãnh đạo cấp cao có thể kiên trì ngồi nghe hàng giờ liền như vậy, đặc biệt ở thời điểm đó tại Trung Quốc, các chuyên gia, giáo sư vẫn bị xem là “đối tượng của chuyên chính của cải tạo”.
Tháng 3/1986, một số nhà khoa học già nổi tiếng như Dương Đại Hoành, Vương Kiềm Xương, Dương Gia Tê, Trần Phương Doãn… đã đưa ra một “Kiến nghị về việc theo đuổi sự phát triển kỹ thuật cao của thế giới”. Đặng Tiểu Bình lập tức chỉ thị: “Kiến nghị này vô cùng quan trọng, trong việc này cần làm nhanh và quyết đoán, không thể kéo dài”. Sau chỉ thị của ông, Quốc vụ viện Trung Quốc đã xây dựng: “Kế hoạch phát triển nghiên cứu kỹ thuật cao của Trung Quốc” (gọi là “Kế hoạch 863” – nổi tiếng).
Thực tế, ông đã theo đuổi mối quan tâm thúc đẩy phát triển khoa học kỹ thuật ở Trung Quốc đến tận những năm cuối đời. Năm 1992, khi đi thăm miền Nam, ông nói: “Tôi nói khoa học kỹ thuật là sức sản xuất số một. Gần hai chục năm nay, khoa học kỹ thuật thế giới phát triển nhanh biết bao? Một đột phá trong lĩnh vực kỹ thuật cao sẽ kéo theo sự phát triển của một loạt ngành nghề khác. Mấy năm gần đây, liệu xa rời khoa học kỹ thuật có thể làm nước ta tăng trưởng được nhanh như vậy không? Phải đề xướng khoa học, dựa vào khoa học mới có hy vọng được”.
Đặng Tiểu Bình rất ít khi nói mình thấy vui về vấn đề gì, thế nhưng, cũng trong chuyến đi thăm miền Nam năm 1992 ông đã bốn lần liên tục dùng từ “vui mừng” khi nói về khoa học kỹ thuật: “Làm khoa học kỹ thuật, càng cao càng tốt, càng mới càng tốt, càng cao càng mới, chúng tôi càng vui mừng. Không chỉ chúng tôi vui mừng mà nhân dân cũng vui mừng, nhà nước cũng vui mừng.”
(Mọi thông tin, trích dẫn trong bài, nếu không ghi chú gì thêm thì đều được lấy từ cuốn: “Đặng Tiểu Bình – Một trí tuệ siêu việt” của Lưu Cường Luân và Uông Đại Lý, NXB Lao Động, 2006.)
NĐK
“Sau khi dồn hết tài lực và vật lực cho các “quả đấm thép”, bây giờ chúng đã phá sản hết! Các tập đoàn chưa phá thì nợ ngập đầu.(MBK).
Các “quả đấm thép” đã tiêu tùng. Nhưng người tạo ra nó vẫn vênh mặt lên, ngồi sờ sờ ra đó, mà chẳng sao cả . Là sao ?!
Các tổng bí thư chỉ giỏi nổ thôi.
Mấy chục năm đổi mới Việt Nam vẫn chỉ là công xưởng lắp ráp của thế giới.