23-8-2024
Phố cổ vốn dĩ là nơi cao nhất Hà Nội cổ, nhưng giờ đây cũng ngập dễ dàng. Thái Nguyên hồi mình bé chỉ có thể lụt chứ không ngập (sau mưa vài tiếng). Lụt khác với ngập úng. Lụt là nước sông tràn vào qua đê hay vỡ đê, ngập úng là thoát nước mưa không kịp.
Hạ Long hay Đà Lạt còn ngập luôn, dù địa hình rất dốc và gần biển (Hạ Long). Mình dính một lần, tưởng không về Hà Nội được, vì hồi đó đi xe Kia Morning, lội liều may mà thoát kịp, trôi mất cái chắn bùn.
Thái Nguyên tối nay thì ô tô trôi lềnh bềnh. Lý do nói chung giống nhau.
Các đô thị Việt Nam cơ bản là thoát nước kiểu tự nhiên, dựa vào ao hồ, ruộng, sông. Tức là đầu tư vào cống rãnh, hệ thống bơm hay hồ ngầm… là hạn chế. 200 năm trước, cống ở London hay Paris vừa cho ô tô chạy bên trong rồi. Họ xây quy củ từ lúc bắt đầu có tàu điện ngầm, vì công nghệ xây dựng gần như nhau.
Còn hệ thống hạ tầng ngầm tương tự ở Việt Nam hầu như chưa có gì đáng kể. Đến tàu điện ngầm là thứ phổ biến ở Tây thì ở Việt Nam xây nổi mãi còn chả xong. Trong khi xây nổi dễ và rẻ hơn nhiều. Vậy hy vọng gì vào hệ thống cống ngầm để thoát nước mưa với quy mô lớn. Một phần lớn là do nghèo, dậy thì muộn.
Hồi xưa đỡ ngập lụt vì ao hồ ruộng nhiều, nên coi như thoát nước tự nhiên, tự ngấm được nhiều. Ở Thái Nguyên là rất rõ, vì chỉ 20 năm trước, ruộng ngay giữa trung tâm thành phố, nên thoát nước đơn giản. Bây giờ các chỗ ruộng, hồ đó đã đô thị hóa, nhưng không có hồ điều hòa bù lại với dung tích thoát nước tương đương, nên thoát nước chỉ còn phụ thuộc cống rãnh, trong khi nó thiết kế không đủ rộng. Độ dốc tự nhiên của địa hình thì không đổi, nên không thoát nước nhanh được.
Thế nên việc chống ngập này khá là bế tắc. Vì đào hồ rộng thì lại ít đất bán. Còn thoát theo cống thì nước chảy từ phố cổ tới Yên Sở cũng mất mấy km rồi mới bơm ra ngoài sông. Cống lại không đủ lớn.
Trong ảnh là bản đồ Hà Nội năm 1890 và 1942, khoảng 50 năm đô thị hóa bởi người Pháp quản lý. Lấp hồ, ruộng cũng ác liệt đó. Nhưng khu vực phố Tây gốc như mạn Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Hai Bà Trưng thì vẫn không/đỡ ngập, đường rộng, hè to, không tắc đường. Dù đường quy hoạch cả trăm năm rồi (vẫn có sau phố cổ).
Nhìn hệ thống thoát nước mưa như Malaysia họ đào cái đường ngầm dùng làm cống khi bị ngập, hay bên Nhật đào cái hồ ngầm bằng bê tông, thì thấy là Việt Nam quá bế tắc. Vì hệ thống như vậy chả kém gì tàu điện ngầm về mặt công nghệ thi công. Chắc phải sống chung với ngập úng này thêm vài chục năm nữa!
Bây giờ chỉ còn hy vọng vào bác “Tổng tịch” một tay che trời thôi!
Tổng tô, tổng vẽ, tổng trét cứt thì có, tổng có ts luật ở cái học đại lụt vịt lội bó tay giỏi lắm thì tổng khu đạp vịt ở hXH Dalat thôi. Như đường xe lửa xuyên việt hay mấy cái ống dẫn tháo nước cống từ thời Tây đô hộ nó làm cho, có bố cu nào cải cách văng miểng gì chưa? Hay chỉ là ăn chạy nói phét. Có “bouchon” thì có “tire bouchon” rồi vất cái nút chai vào thùng rác đi.
Vậy thôi! Dù chỉ là đàn em nhưng tôi cũng có lần ăn uống nhậm trà tán về hươu & vươn TS với mấy ông Ngô Viết Thụ, Trần Đình Quyền ở SG.
Dân Việt nói chung & dân Hà Nội nói riêng nên kiên nhẫn 1 tẹo, hổng nên nóng vội dễ dẫn tới cực đoan
Việt Nam vừa ký 1 số thỏa thuận Trung Quốc sẽ giúp VN xây dựng cơ sở hạ tầng, hy vọng trong đó có thoát nước/chống lụt urban. Từ lúc ký kết tới lúc triển khai rùi thật sự bắt tay vô sẽ phải mất chút ít thời gian . Từ từ rùi khoai cũng nhừ . Đúng, chiện này cần 1 cuộc tổng tiến công như Mậu Thân, cần 1 đột phá trong tư di . Nhưng mọi chiện (khác) vưỡn theo đúng lời Chủ tịch Hồ Chí Minh, TRƯỜNG KỲ KHÁNG CHIẾN NHỨT ĐỊNH THẮNG LỢI
Cứ từ từi rùi sẽ lại có 1 Điện Biên Phủ, 1 chiến thắng huy hoàng với sự giúp đỡ của các đồng minh của Việt Nam . Chớ đồng minh của kẻ thù Việt Nam thì … tâm địa chúng nó độc ác lém
Nguyễn Tuân, 1 đại văn hào của văn hóa Việt Nam, là tác giả của Hà Nội Ta Đánh Mỹ Giỏi! Lets see dân Thủ đô có tiếp nối được truyền thống cha anh, hay lại bị Phạm Xuân Nguyên xỉa xói “Thủ đô thua Cố đô!” thì nhục mặt lém đới