Tuấn Khanh
22-3-2024
Tin tức báo chí rầm rộ đưa sự kiện ông chủ tịch Võ Văn Thưởng rời ghế về làm dân thường, nhưng dường như không có nhiều nuối tiếc trong công luận. Ông Thưởng không còn được làm quan nữa, vì bởi bị phát hiện những sai phạm dính líu đến hối lộ và tham nhũng thời còn nắm quyền ở Quảng Ngãi, tương tự như những kẻ vô lại khác, đã và đang bị vạch trần trong chiến dịch đốt lò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Hầu như người dân đón nhận tin tức này, nổi bật trên các mạng xã hội chỉ có những lời giễu cợt, hoặc chào tạm biệt mà không hề luyến tiếc. Nó phần nhiều khác biệt với lúc tin ông nhậm chức Chủ tịch nước, dù trong bối cảnh bất thường là thế chỗ cho Chủ tịch tiền nhiệm, cũng bị buộc từ chức, vẫn có đôi lời kỳ vọng về một người miền Nam trẻ, có ít nhiều khác biệt với các quan chức cùng thời.
Một năm để đánh giá con người chắc là cũng đủ. Sự thờ ơ của người dân về tin tức vị Chủ tịch nước 53 tuổi, chỉ mới ngồi vào ghế một năm rồi phải ra đi, nó cũng cho thấy những ngày tháng cầm quyền ngắn ngủi của ông không đem lại điều gì để cho người dân thương mến, thậm chí là ngược lại.
Năm 2017, khi còn làm Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, ông Võ Văn Thưởng đã từng làm xã hội xôn xao với tuyên bố “không sợ đối thoại, không sợ tranh luận”. Tưởng chừng như cánh cửa đón nhận các ý kiến khác biệt đã mở rộng, sau khi luật an ninh mạng – luật không chấp nhận ý kiến khác biệt ra đời. Vậy mà, đó chỉ là lời tuyên bố vui miệng của Thưởng.
Năm 2024, ông Đỗ Minh Hiền ở Hà Nội, một người viết lý luận triết học riêng, khác biệt với triết học Marx Lenin, bị 6 năm tù. Không ai biết ông ta viết gì, lập luận ra sao, vì bởi ông ta chưa bao giờ có dịp được đối thoại, hay tranh luận để nhận biết mình sai hay đúng trong giấc mơ mà ông Thưởng vẽ ra.
Đỉnh cao không “đối thoại” của ông Thưởng, là vào tháng Chín 2023, lúc án tử của Lê Văn Mạnh. Vào lúc có quyền lực nhất trong đời mình, và có thể làm thay đổi có tính bước ngoặt của một vụ án oan đã kêu gào suốt 20 năm, ông Thưởng đã chọn bịt tai, không đối thoại với người mẹ già khốn khổ cầu xin, vác đơn quỳ trước cửa, xin ông nhìn vào một lần những điều kết tội quái lạ của bản án. Một ngày trước án tử hình, là giai đoạn nặng nề của cả xã hội, nhìn, đợi vị Chủ tịch trẻ, hy vọng được nghe “đối thoại”, hy vọng được nghe “tranh luận” về sự thật. Nhưng rồi tất cả đều chìm trong nụ cười vô tâm của ông ta trên các trang tin nhà nước.
Năm 2020, tại đại hội thành lập Hội Triết học Việt Nam, với tư cách là Trưởng ban tuyên giáo lúc đó, ông Võ Văn Thưởng kêu gọi phải tạo nên những nhà triết học Việt Nam. Ông Thưởng ca ngợi sự vĩ đại của triết học Hy Lạp, La Mã… và nói, Việt Nam cần có những nhà triết học tầm cỡ. Dường như ông quên mất, Việt Nam cũng đã có triết gia hàng đầu được cả thế giới biết đến như Trần Đức Thảo, đã chết trong im lặng.
Nhưng có lẽ phạm trù triết học của ông Thưởng hoàn toàn khác với thế giới, khi nhấn mạnh “Hội triết học cần đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phê phán, bác bỏ các quan điểm triết học sai trái, thù địch, đi ngược lại với lợi ích của dân tộc, đất nước”. Tức triết học của ông Thưởng không dùng để nghiên cứu về các sự vật và hiện tượng của tự nhiên và xã hội, mà chỉ nhằm để tiêu diệt các lý thuyết khác.
Năm 2023 là năm cả nước kêu gào các vụ án oan cần được xét lại như của Nguyễn Văn Chưởng, Hồ Duy Hải. Cách làm ngơ dẫn đến việc xử tử đột ngột với Nguyễn Văn Mạnh, đã làm những người có lương tri ở Việt Nam đều xót xa, và lại liên tục gọi tên ông Thưởng với niềm tin phập phồng.
Tháng Hai 2024, những người quan tâm đến các vụ án oan ở Việt Nam đều chưng hửng khi nghe tin Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã ký quyết định ân giảm hình phạt từ tử hình xuống tù chung thân cho 18 bị án có đơn gửi xin. Lẽ nào núi đơn chồng chất suốt hơn một thập niên của các gia đình như Nguyễn Văn Chưởng và Hồ Duy Hải đã gửi sai địa chỉ, sai con người?
Nhưng những chuyện đó giờ cũng đã qua. Vị Chủ tịch nước quyền thế đã bước xuống. Người đàn ông Võ Văn Thưởng đã trao trả mọi thứ và về nhà. Nói theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi thôi chức vụ, là thôi hết mọi thứ để “về làm người tử tế”. Nhưng về sau, khi sóng gió chính trường đi qua, ngồi ngẫm lại, ông Thưởng có tự đếm xem mình đã là người tử tế được bao nhiêu lần?
Một lão thành cách mạng 50 năm tuổi Đảng ở Hà Nội nói với tôi:
“Bác Hồ mất rồi.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sắp chết.
Toàn Đảng (” là đạo đức, là văn minh” – lời Hồ Chí Minh) đang giãy chết!
Đúng là một lũ chết tiệt!”
Tôi đáp lời:
“Bác có tâm Phật.
Đức Phật dạy vô thường, vô ngã; tránh tham, sân, si
ta sẽ tỉnh thức (= nhận biết, giác ngộ, có tâm Phật), không lụy khổ
và sẽ đạt hạnh phúc viên mãn (đến cõi niết bàn–nirvana) ngay trong cuộc đời này.
Bác không nói gì thêm chỉ thở dài thườn … thượt ….
Thiền sư Thích Nhất Đảng
Cho tớ được phản biện bài này
– Với số lượng bài viết về vụ này, nhận định “dường như không có nhiều nuối tiếc trong công luận” hơi bị sai, níu hổng mún nói là bét nhè lun .
– Vì Đảng hổng có nêu rõ (những) lý do cụ thỉa cho việc này nên thiên hạ cứ đoán mò, và so far, mọi tiên đoán đều có thể đúng & cũng có thỉa sai . 2 hào kẹo mè xửng của tớ là chiện nâng cấp wan hệ với Đế quốc Mỹ . Bi giờ thì đã thấy những nguy hiểm tiềm tàng của chiện này gòi . Thiệt, chưa từng thấy có 1 quyết định nào làm bọn thoái hóa, cả các thế lực thù địch mừng rỡ như quyết định này . Hổng ít người còn mạnh miệng tiên bố đây là the beginning of the end của Đảng, to mention a few.
– Zìa tính đáng kính trọng, thì níu những người có lương tri & đạo đức đều phải kính trọng Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh vì đã giữ nhiều chức vụ wan chọng trong Đảng, anh Thưởng xứng đáng hơn ông tướng phường tuồng đó nhiều . Só zi, i aint none of that “lương tri, đạo đức” xít . Tuổi trẻ, được Đảng giao phó những nhịm zụ wan chọng, đúng là thiếu huân chương chống Mỹ, nhưng chức vụ thì cao hơn ông tướng quảng lạc . So, níu những người có lương tri & đạo đức phải kính trọng Tướng Việt Minh -Mạc Văn Trang & Nguyễn Đình Cống, ai đúng ai sai ?- Nguyễn Trọng Vĩnh, then Võ Văn Thưởng dư sức qualified.
– Có vẻ cái lò của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã somehow trở thành 1 thứ tương đương như Cách mạng thời xưa . Ai được Đảng, cụ thỉa là trùm T-4 Sáu Dân mênh mông tình dân Võ Văn Kiệt, phân công hoạt động cầm chừng thì mà là họ là thành phần thứ 3, cho tới ngày Giải Phóng . Ai cần để lập nên những chiến công hiển hách, ám sát Giáo Sư Nguyễn Văn Bông chẳng hạn, trở thành trí thức đấu tranh . Từ bi giờ là “những đồng chí chưa bị lộ”. Tới ngày Giải Phóng thì Mặt Trời Chân Lý rõ hít chơn hít chọi lun . Giải Phóng như tấm chăn được giở lên, & mặt trời chân lý rọi vào . Rõ ràng đám rận . Và phần lớn họ lập nên câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng
“95 triệu đồng bào không mang thẻ đảng, bị tước đoạt các quyền tự do, phẩm giá bị chà đạp, tài sản, nhà cửa, ruộng vườn bị cướp đoạt, phải sống kiếp nô lệ…”
Nhưng những người mang thẻ Đảng lại sống khá là quá đã, hổng những thía lại được mọi người kính trọng . Thử hỏi những người đang được kính trọng, níu họ hổng dính dáng gì tới Đảng, họ có được kính trọng như bi giờ hông, methink NOT! Aint that the purpose of Giải Phóng .
Xít chó để lâu ngày sẽ thành bơ, tớ tin khoảng 1 thời gian nữa, ai, hễ dính dáng tới Đảng, cũng được kính trọng hít chơn hít chọi á .
Cảm ơn tác giả đã điểm lại mọi việc làm của Thưởng làm “bừng sáng” nhân cách một tên cs còn trẻ mà đã muốn mau chóng đạt danh hiệu “Đại ma đầu ” .
Cựu vương nay đã về vườn
Có thông cảm cảnh đáng thương dân nghèo ?
Rước người hoa kết, cờ treo
Tiễn người còn được lèo tèo mấy tên ??
THƯỞNG CÓ OAN?
– Luật sư Đặng Đình Mạnh –
Đã xuất hiện những lời bào chữa, thông cảm dành cho Thưởng, nào là người miền Nam, nào trâu bò tranh ghế húc nhau, nên Thưởng “chết” oan, nào là Thưởng còn trẻ nên ngây thơ chính trị… Nói thế, chắc mọi người vẫn chưa biết Thưởng là một trong những người soạn thảo và cổ súy hàng đầu cho chủ trương đàn áp quyền tự do ngôn luận, là người từ chối ân xá cho tử tù oan dẫn đến việc tử hình em Lê Văn Mạnh, là người đã từng ngửa tay nhận số tiền hối lộ 60 tỷ đồng…
Thưởng bất tài, điều đó không cần bàn cãi. Thưởng tự biết nên đã lập công với đảng bằng cách soạn thảo các chủ trương gia tăng đàn áp nhân dân một cách khốc liệt để thể hiện sự trung thành với đảng… Và cũng để bù vào sự bất tài.
Cho nên, Thưởng là tội đồ chứ oan nỗi gì?
Cái đau của Thưởng là đã hí hửng tưởng mình là một phần “xương thịt”, “giọt máu” của đảng, nên đã dẫn lại câu thơ “Tôi cùng xương thịt với nhân dân của tôi/ Cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu…” khi được bơm lên ghế chủ tịch nước. Hôm nay thì Thưởng đã trắng mắt về hắn và về đồng chí của hắn.
Cái đau khác là vài triệu đồng chí của Thưởng. Trước ngày Thưởng bị lộ mặt, họ phải ngồi chăm chú lắng nghe từng lời giảng đạo đức kách mệnh của Thưởng.
Cái đau kế là hệ thống báo chí kách mệnh. Cũng đã phải cúc cung tận tụy hầu hạ khi Thưởng ban lời phủ dụ cấm bài viết này, cho phép đăng tin kia khi hắn ngồi ghế trùm tuyên giáo.
Giờ cả bọn, cả hệ thống trơ mắt ếch. Nghĩ cũng tội mà thôi cũng kệ.
Vì thế, Thưởng không hề oan. Số mang thẻ đảng, leo cao đến trung ương, luồn sâu vào ban chấp hành, bộ chính trị thì có kẻ nào oan? Kẻ nào không nhúng chàm? Những Đinh La Thăng, Nguyễn Xuân Phúc, Võ Văn Thưởng, Trần Tuấn Anh, Vũ Đức Đam, Phạm Bình Minh, Nguyễn Thanh Long, Chu Ngọc Anh, Nguyễn Đức Chung, Đào Ngọc Dung, Trịnh Đình Dũng, Mai Tiến Dũng… oan phổng? Những kẻ còn lại, đang ngồi đó là chưa lộ mặt mà thôi.
Nói về oan, thì 95 triệu đồng bào không mang thẻ đảng, bị tước đoạt các quyền tự do, phẩm giá bị chà đạp, tài sản, nhà cửa, ruộng vườn bị cướp đoạt, phải sống kiếp nô lệ… Chưa hết, phải chịu đựng những kẻ tội phạm đại diện cho mình ngồi ghế nguyên thủ quốc gia mới là đại oan.
Phổng ạ!
Nguồn Mạng.
Những sai trái của Thưởng khi làm bí thư Quảng Ngãi được moi ra.
Còn những sai trái của Lú khi làm bí thư Hà Nội thì không ai đả động đến.
Sao vậy nhỉ ?
Đó là “bè phái”! Là những “tội phạm” nhưng đang “cầm quyền” ! Họ dùng quyền hành đang có để “hạ bệ” những “đối thủ” hầu che dấu “tội lỗi” của mình, giữ vững “quyền hành”, và tiếp tục “thăng tiến”…!
Trong Trại Súc Vật có câu “trái khoáy”, kiểu siêu… ngụy biện rằng thì là mà
mọi con vật đêu bình đẳng nhưng một số…bình đẳng hơn ? Trường hợp này
ứng vào tổng bí Trọng lú !