17-12-2023
Mấy hôm rồi, anh Hoàng Tuấn Công thường xuyên trao đổi với tôi về các bài tập mà con trai anh được cô giáo giao về nhà làm, ôn tập để chuẩn bị thi học kỳ. Anh rất hoang mang vì… không biết phải trả lời thế nào đối với những bài tập tiếng Việt của một học sinh lớp 6. Chuyển qua cho tôi, tôi nói, tôi cũng lúng túng như anh!
Tất nhiên, ở đây không loại trừ trình độ hạn chế và cách làm việc thiếu trách nhiệm của chính người dạy, nhưng dù sao nó cũng phản ánh một thực tế rằng cách dạy và học môn Ngữ văn trong nhà trường đang bất ổn. Tôi đã tính viết đôi dòng về điều này, mà vì đợt này đang thấy oải quá, nên lại thôi.
Nhân tiện, hôm nay, trên Facebook của mình, GS Đinh Văn Đức đăng tải một bài viết nêu quan điểm của thầy về hai chữ “Ngữ-Văn”, đồng thời bàn về môn học này trong chương trình giáo dục của Việt Nam. Đọc bài này, tôi thấy được chia sẻ, vì suy nghĩ của tôi trong các bài viết trước đây cơ bản khá gần với ý kiến của thầy, tuy tôi có phần “cực đoan” hơn (xin xem một bài ở đây)
Quan điểm của tôi trước sau vẫn là: Học “ngữ văn” chính là học cách sử dụng tiếng Việt (sao cho đúng, hay, hiệu quả) – trong đó có một bộ phận là tiếng Việt văn học.
Tuy nhiên, cách dạy môn Ngữ văn (tiểu học gọi là tiếng Việt) trong nhà trường lâu nay dường như không xác định mục tiêu ấy như là trọng tâm. Thành ra, học xong 12 năm ròng rã, thậm chí xong cả đại học, nhưng đa số không viết nổi những bài văn tiếng Việt (tả cảnh, kể chuyện, nghị luận…) sao cho đúng, cho hay, cho hiệu quả.
Chúng ta hãy hình dung thế này cho dễ: Việc dạy môn Ngữ văn trong nhà trường đáng ra phải giống như dạy cho một người biết trồng lúa để có năng suất cao, nhưng trên thực tế, người ta lại chỉ chủ yếu dạy KIẾN THỨC KHOA HỌC về cây lúa và nghề trồng lúa, như: Nó có nguồn gốc từ đâu, cấu trúc ra sao, có những chất gì…; ngành trồng lúa ở ta đã phát triển qua các giai đoạn nào, phân bố ở đâu, mang lại hiệu quả kinh tế như thế nào.
Một người được dạy như thế, dù có trở thành chuyên gia về lúa, hỏi gì biết nấy, nhưng vẫn không biết làm đất, không biết cấy lúa, không biết chăm sóc cây lúa… và cuối cùng luôn luôn bị mất mùa vì không thể làm ra sản phẩm.
Chúng ta đang dạy học sinh những tri thức ngôn ngữ học về tiếng Việt với lối chẻ sợi tóc làm tư, nào là từ loại, ngữ pháp, các biện pháp tu từ như kiểu đào tạo sinh viên ngành ngôn ngữ học, học ra để nghiên cứu về ngôn ngữ, chứ không phải để sử dụng cái ngôn ngữ ấy cho hiệu quả.
Khi học để biết trồng lúa sao cho có năng suất cao thì cách dạy phải khác, cách thi cũng phải khác. Bằng không, môn trồng trọt dễ bị lạc sang môn sinh học. Một học sinh được điểm tuyệt đối môn sinh học chưa hẳn đã biết cách cấy lúa và chăm sóc lúa; trong khi một học sinh dốt đặc môn ấy lại có thể trở thành một nông dân sản xuất giỏi.
Học kiến thức khoa học về một đối tượng thì khác với việc học nó để phục vụ cho một hoạt động thực tế. Cũng như học về một chiếc xe hơi, dù am tường đến đâu nhưng nếu không học lái thì vĩnh viễn không lái được. Trong khi cái phải biết chính là việc lái xe. Học ngữ văn hay các môn khác trong nhà trường thì cũng thế, nếu cứ tiếp tục theo đuổi các tri thức hàn lâm hoặc xa rời mục tiêu thực tế không phục vụ cho việc “biết lái xe” thì sự học ấy là lạc đường, lãng phí, thậm chí còn có hại nữa.
Nếu không minh định một cách rõ ràng mục tiêu của môn Ngữ văn để từ đó có phương pháp dạy, học, thi cử phù hợp, thì mãi mãi chúng ta cũng chỉ dạy ra những “học sinh ngành ngôn ngữ học” nắm lõm bõm các tri thức khoa học về tiếng Việt nhưng không sao biết dùng tiếng mẹ đẻ cho nên hồn được.
“ thơ Tố Hữu thì OK , còn văn Lê Duẩn?”Còn phải coi lại nhé .Một anh trọ tệ ,xuất thân từ anh bẻ ghi xe lửa , chưa xong cấp 1 phổ thông ,thì văn với vẻ gì ở đây hả trời?
Cứ dạy như hiện nay, cháu nào cũng sẽ thành Muỗi
Văn ta thì lai Anh, văn Anh thì toàn tiếng lóng
Muỗi nó cư ngụ nơi cống rãnh, nên học cách ăn nói của bọn đầu đường xó chợ.
Lê Minh Dũng rất đúng . Mún học sinh Việt hổng (thể) trở thành muỗi thì nên giảm (hẳn) đòi hỏi zìa tiếng anh đi, và phải terra-forma để tạo ra 1 eco-system mà ai xổ tiếng tây sẽ bị chê cười, ai dùng tiếng Việt bá đạo như muỗi cũng sẽ bị chê cười là lai căng, mẹ là đĩ bị Mỹ hiếp, hoặc là me Mỹ .
Hổng thui, chừng vài năm nữa hổng thấy Mỹ con mà toàn muỗi con chạy rông rông ngoài đường, mở miệng ra nói 1 ngôn ngữ Việt (chắc chắn) hổng ra Việt, nhưng Anh cũng xítty … Future is quite terrifying, huh?
Cho tớ được phép phản biện Thái Hạo vài điểm
– Vì Thái Hạo hổng đi vào chi tiết cụ thỉa nên … Mà có đi vào chi tiết cụ thỉa, về tiếng “Việt” của các bác mà hải ngoại đang mún hợp lưu, chắc tớ cũng mù tịt . Nhưng để đưa tới 1 kết luận như trong bài, it helps. Bài này dùng để tuyên truyền thì rất hay & phù hợp với dân trí . Nhưng để chỉ ra WTF is wrong với cách dạy môn ngữ văn hiện nay … uh, Neh.
“với lối chẻ sợi tóc làm tư”
Hổng sao đâu . Cả VOA lẫn RF Phúc Kđinh A chẻ sợi tóc làm 6 mươi tư thì đã sao . Sợi tóc làm tư là còn may mắn .
“Một học sinh được điểm tuyệt đối môn sinh học chưa hẳn đã biết cách cấy lúa và chăm sóc lúa”
Nhưng học sinh đó có thể nghĩ ra cách thế nào để chăm sóc lúa 1 cách tốt nhứt . Như GS Võ Tòng Xuân chụp hình chung với Tưởng thú Võ Văn Kiệt mà Ngu Thế Vinh trưng lên đó
“Học kiến thức khoa học về một đối tượng thì khác với việc học nó để phục vụ cho một hoạt động thực tế”
Tất nhiên . Which one you prefer? Trên này có 1 trự lun phàn nàn VN hổng dạy kiến thức khoa học . Bi giờ VN (mới) bắt đầu dạy theo kiểu đó thì răng như ì có người phàn nàn
“Cũng như học về một chiếc xe hơi, dù am tường đến đâu nhưng nếu không học lái thì vĩnh viễn không lái được”
Không bít lái như có thể sửa chữa xe, hoặc đưa ra những kiến nghị đúng đắn, với hàm lượng kiến/tri thức cao . Thía là quá khá! Còn hơn đám gọi-là “trí thức phản biện” bi giờ, chả bít con cá sặc gì hết cũng bàn vung tán tàn . Nhà láo Đoàn Bảo Châu nói chỉ cần cái tâm sáng!???! Người tốt nhưng dốt thì làm được gì, nói nghe coi, ngoài “phản biện” à la xì tai trí thức nhà mềnh
“nhưng không sao biết dùng tiếng mẹ đẻ cho nên hồn được”
i dont ming this at all. Như đã nói, níu hồng phúc nước nhà đi vắng và các bác lỡ dại bầu tớ thành Vua tiếng Việt, thì tớ sẽ là 1 Nero của tiếng Việt, thay vì Caligula như đám trí thức nhà các bác . Burn the whole thing down, và kéo vĩ cầm bản Chanson de printemps while watching the whole thing burn. Với cách xử dụng tiếng Việt của trí thức các bác, theres no use for it anymo. Cho học lại tiếng “Việt” của cha ông . No, not the current one(s). Để mỗi khi đặt viết xuống viết, các bác phải suy nghĩ, rùi ngay cả lúc viết cũng phải chọn cách sắp xếp, chiết tự if you will. Chỉ lúc đó, may ra các bác mới xử dụng tiếng Việt 1 cách đúng đắn . Bi giờ, xít man, nhờ Huy Đức chỉ ra, đ còn gì có thể hiểu theo nghĩa thông thường được nữa
Phản biện mà viết quả thực nhức mắt quá. Bác có thể viết tiếng Việt 100%. Chả cần phải nửa nạc nửa mỡ lung tung lang tang thế này. Bác cũng có thể viết 100% tiếng Anh. Ở đây cũng sẽ có khối người hiểu.
Nếu mục đích là làm nhức mắt những ai không nên/cần/muốn/thích hiểu thì Mission complete.
Đó là dạy cho hàng triệu học sinh NÓI và VIẾT tiếng mẹ đẻ sao cho đúng ngữ pháp, sao cho đúng từ ngữ, sao cho thể hiện được ý nghĩ, thái độ và tình cảm của mình, bằng lời văn thích hợp, trôi chảy…
Chưa làm được như trên mà đã bình thơ của Tố Hữu, bình văn của Lê Duẩn… thật là vô tích sự.
Vẫn cần đào tạo những người nghiên cứu tiếng mẹ đẻ, nhưng đây là số ít người có năng khiếu, chứ không phải hàng triệu người vào lớp 1 hàng năm.
Nếu phải dùng thứ ngôn ngữ và óc sáng tạo của bên thắng cuộc thì tương lai đám trẻ chỉ đủ khả năng làm gia công cho ngoại bang mà thôi.