Độc quyền hay ảo tưởng?

Nguyễn Huy Cường

27-10-2023

Tôi mượn hàng xóm một cái bẫy chuột về đánh, không một con chuột nào dính. Tôi nêu thắc mắc thì người cho mượn bẫy giải thích: “Giờ cả xóm ta dùng cái này. Thời gian đầu rất hiệu quả, thời gian sau nhạt dần và giờ bọn chuột không dễ mắc nữa. Bọn chuột nghi ngờ sự nguy hiểm từ cái bẫy này”.

Thực tế là như vậy. Mấy hôm sau tôi đánh bằng cách khác, chuột chết hàng loạt!

Ảnh chụp màn hình, bài đăng trên báo Tuổi Trẻ

Có thể suy ngay từ hình ảnh này: “Nghi ngờ” là một thuộc tính của loài có não. Từ chuột, chó, rắn, hổ báo… Con nào càng thông minh, tính nghi ngờ càng cao và nó “thọ” càng lâu, phát triển càng tốt.

Con người thì ở ngưỡng có chỉ số nghi ngờ siêu hạng, từ thời Mỵ Châu, Trọng Thuỷ trở về đây, bài học từ mũi tên nỏ thần đã khiến con dân nước Việt luôn biết nghi ngờ những gì đáng ngờ. Nhờ đó, chúng ta có được giang sơn ngày hôm nay.

Việc một cô vợ thấy chồng chạy vội ra ngoài nghe điện thoại và xuống giọng trả lời: Nghi ngờ.

Một đống tiền cả trăm tỷ ủng hộ đông bào bị cháy chung cư Mini nay chưa đến tay ai đó: Nghi ngờ

Việc “giải phóng” nhanh đến kinh ngạc việc H.eroin vào Việt Nam bằng đường tiểu ngạch: Nghi Ngờ.

Việc ông Nguyễn Huy Cường nghi ngờ và phản bác quyết liệt khi thấy hàng chục “cửa khẩu” vào Yên Bái, Lào Cai cuối năm 2022 bị dằn mặt “test” Covid dù họ mới test cách đó 70 km: Nghi ngờ.

Việc nở rộ “mùa” in sách giáo khoa, sách ăn theo với giá trị trong 5 năm đủ để làm đường cao tốc Phú Thọ/ Tuyên Quang, khiến muôn dân nghi ngờ bàn tay lông lá của bọn phản động GD.

Tóm lại, nghi ngờ là một trạng thái tâm lý khởi phát rất tự nhiên, như khi đi đâu về thấy trong phòng khách có một con rắn, phải nghi ngờ còn vài con nữa đâu đó. Nếu không nghi ngờ, ngả lưng ngay xuống cái nệm bên cạnh, coi chừng mất mạng.

Nay ông lớn ngành hành pháp muốn cấm “tuyệt đối” trạng thái này, không hiểu cấm bằng cách nào?

Nếu không “tuyệt đối” được, trong 96 triệu dân mà còn khoảng 95% không tin tưởng vài cái gọi là sự “thanh liêm” của các “Bao công” cốc, vẫn… nghi ngờ, thì ông định “xử” bằng cách nào!?

Trong Bộ Luật hình sự, không có điều khoản nào xử vụ ai đó nghi ngờ ai đó!

Sợ thật.

Năm học lớp sáu, tôi đã thắc mắc với cô giáo dạy văn khi chuẩn bị làm bài luận có tựa đề cho trước: “Tại sao chúng ta phải kính trọng cha mẹ”?

Tôi đề nghị cô bỏ chữ “phải” đi.

Nếu cha mẹ thuần tuý nghĩa cha mẹ, lam làm vất vả để nuôi con thì yêu thương cha mẹ là chuyện thường.

Nếu cha mẹ thuộc loại cờ bạc rạc dày, phá gia chi tử, vô trách nhiệm, bỏ bê con cái, bạc nhược với bề trên thì tại sao “phải” kính trọng.

Nếu cánh thẩm phán đáng kính trọng thì không ai rỗi hơi mà nghi ngờ các ông bà.

Nhưng nếu các ông không xem xét việc Toà ra chợ mua “vật chứng” về để hoàn tất hồ sơ vụ án mạng, thì làm sao người ta khỏi nghi ngờ?

Còn cách dùng hai chữ “tuyệt đối” trong văn cảnh này thì tôi hơi … nghi ngờ trình độ triết học của ông.

Xin một lời trao gửi chân thành: Tuyên ngôn này của ông tạo nhiều nghi ngờ cho cộng đồng về nhiều mặt nơi ông.

Còn tôi, như cách nói của Descartes “Tôi nghi ngờ, do đó tôi viết stt này”.

Tôi là dân gốc miền đồi có lời khuyên các bạn, hãy thận trọng khi vào rừng, sắp ngả lưng xuống sàn…

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Bản chất ngành tư pháp Vn đã được thể hiện rất rõ trong Vụ Án Đồng Tâm, nay còn nguyên giá trị Bản chất ngành tư pháp Vn đã được thể hiện rất rõ trong Vụ Án Đồng Tâm, nay còn nguyên giá trị

    Có thể rất lâu nữa chúng ta mới thấy hết ý nghĩa lịch sử của sự kiện Đồng Tâm.

    Toàn bộ sự kiện gồm cả phiên tòa và bản án tòa Hà Nội sắp tuyên, cũng như phiên tòa và bản án cuối cùng sau này, sẽ lột trần bản chất phản động, bất lương, man rợ của chế độ hiện hành.

    Người ta sẽ thấy rõ hơn bao giờ hết, chế độ hiện hành chỉ là một đám tà quyền phản động, mượn tòa án, cảnh sát, quân đội để đàn áp man rợ những người dân thấp cổ bé họng.

    Người ta sẽ thấy rõ hơn bao giờ hết, từng người dân và mọi người dân sống dưới chế độ này, hết thảy không ai được an toàn, cả tài sản lẫn tính mạng. Bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu họ đều có thể bị biến thành những cụ Kình, ông Hiểu. Bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, chỉ cần chính quyền muốn, chỉ cần đám lợi ích thân hữu muốn, đất đai, tài sản và cả tính mạng của họ có thể bị cướp bóc, bị tước đoạt trắng trợn.

    Có cố hủy hoại luật pháp, cố chà đạp lên công lý cũng không thể hơn được những gì mà chính quyền này đã và đang làm với người dân Đồng Tâm.

    Có cố vạch trần bộ mặt trơ trẽn, vô sỉ của chế độ hiện hành (cùng đám ký sinh trùng của nó), cũng không thể nào bằng những gì chúng đang phơi bày ra ở phiên tòa, ở những tờ báo đồng thanh cùng một giọng “lưỡi gỗ” trong những ngày qua.

    Phiên tòa, bản án và những bài báo đồng ca trên hệ thống báo chí nhà nước những ngày qua sẽ chính là bằng chứng hùng hồn, là lời tố cáo đanh thép nhất mà chế độ hiện hành đang tự tay gửi đến tương lai.
    Thế hệ con cháu tương lai sẽ thấy đất nước chúng ta đã từng phải quằn quại trong ách thống trị của một chế độ phản động hại nước, hại dân như thế nào.

    Thế hệ con cháu tương lai sẽ thấy dân tộc chúng ta đã từng có những chương đen tối, phải chịu ách cai trị của một chế độ bất lương, man rợ đến cùng cực ra sao.

    Vậy nên, hãy cứ kết án bằng tất cả sự tàn ác, bất lương, man rợ của các người đi. Bản án đó sẽ chính là bản án cho các người, cho chế độ của các người đấy.

    NGUỒN MẠNG

  2. Đức thanh liêm của thẩm phán ví như kiểu thanh liêm của thằng máu me Nguyễn Hòa Bình chăng ?
    Vàng bạc, nhà cửa, đất đai nhiều vô số, nó nằm cùng chiều với đức thanh liêm của ông ta.

  3. Cho phép tớ được trích Trần Trung Đạo để phản biện bài này

    “Nghi ngờ” là một thuộc tính của loài có não”

    TTĐ, “Xây cầu hoài nghi là một trong những nhiệm vụ chính của bộ máy tuyên truyền CS vốn đã có từ thời Lenin”

    “nghi ngờ là một trạng thái tâm lý khởi phát rất tự nhiên”

    TTĐ, “Bịnh hoài nghi là bịnh của con người. Y học có một ngành riêng cho bịnh hoài nghi gọi là Obsessive-compulsive disorder (OCD)”

    “trong 96 triệu dân mà còn khoảng 95% không tin tưởng”

    TTĐ, “Bộ máy tuyên truyền CS chỉ xát muối vào vết thương tình cảm, đào sâu tính nghi kỵ sẵn có trong bịnh nhân. Căn bịnh hiểm nghèo sẽ trầm trọng thêm và nhanh chóng lây sang người khác, lây sang thế hệ khác”

    “có lời khuyên các bạn, hãy thận trọng khi vào rừng, sắp ngả lưng xuống sàn”

    TTĐ, “Đừng nghĩ mình không bị bịnh … bịnh hoài nghi là một căn bịnh rất phổ biến của người Việt thời hậu chiến”

    Last, by all means, least “Rất khó chữa trị tận gốc căn bịnh hoài nghi. Ngay cả chữa được thì thời gian chữa hết còn tùy thuộc vào trình độ văn hóa và nhận thức chính trị của mỗi bịnh nhân

Comments are closed.