Khi ‘phát thưởng’ lên ngôi…

Thái Hạo

2-6-2023

Tạm bỏ qua cái lỗi đánh máy “đào tạp”, dù vô tình nhưng lại rất có ý nghĩa trong hoàn cảnh này. Tôi không rõ từ khi nào mà việc trao phần thưởng cho học sinh giỏi đã được nói thành “phát thưởng”, ngày càng phổ biến. Các bạn chỉ cần gõ Google rồi bấm vào “hình ảnh” thì sẽ thấy từ Bắc chí Nam, đâu đâu cũng “phát thưởng”.

Phát: đg. Đưa cho, cấp cho từng người, thưởng theo một chế độ chung nhất (từ điển Hoàng Phê). Cách nói “phát thưởng” này được dùng đặc biệt nhiều và ngày càng chiếm ưu thế đối với người nhận là học sinh. Tôi nhớ, thời chúng tôi đi học, nhà trường dùng chữ “khen thưởng, trao thưởng”, không nói “phát thưởng”. Chữ “phát” xuất hiện trong các cách nói như phát quà, phát gạo, phát chẩn, phân phát…, gợi lên cái động tác đưa cho người khác một cách rất nhanh và thường không kèm theo sự trang trọng; nhất là khi nó nằm trong những chữ như “ban phát” thì thấy rõ tính chất bề trên “bố thí” cho kẻ dưới.

Có phải vì ngày nay học sinh giỏi quá nhiều, nên giấy khen, phần thưởng cũng vì thế mà “trao” không xuể, người ta phải chuyển qua dùng chữ “phát” cho đúng với thực tế? Và hình như nó cũng là dấu hiệu cho sự mất giá của các danh hiệu do sự “lạm phát học sinh giỏi” gây nên?

Lần đầu tiên tôi nhìn và nghe thấy chữ này là ở trường tôi trong một lễ tổng kết năm học, cảm giác lúc ấy là ngạc nhiên bởi cái ấn tượng về sự rẻ rúng, bèo bọt và cả coi thường mà nó gây ra. Tôi không biết các em học sinh có cảm giác đó không, nhưng nếu có thì sau một thời gian chắc cũng thấy bình thường. Và chính cái “bình thường” ấy là chỗ đáng lo ngại.

Hãy tưởng tượng, trên lễ đài hoặc giấy mời của Nobel, Cannes hay chỉ là Giải thưởng Nhà nước ở Việt Nam mà ghi hai chữ “phát thưởng” thì sẽ gây cảm giác khó chịu đến mức nào, và thậm chí có thể nhiều người sẽ không có mặt để nhận giải.

Của cho không bằng cách cho, và càng là trẻ em thì càng cần phải được trân trọng và tôn trọng, để tập cho các em sự nâng niu và lòng tự trọng. Việc dùng chữ “phát thưởng” thiếu tôn trọng này khó mà gây được những tình cảm ấy nơi những đứa trẻ vốn đang trong quá trình hình thành và hoàn thiện nhân cách.

Việc ưu tiên dùng chữ “phát thưởng” trong học đường ngày nay cũng cho thấy tâm lý của những người làm giáo dục, khi chính họ cũng chỉ còn coi đó là một sự phân phát vô hồn. Một chữ trao thưởng/khen thưởng mà khó mở miệng đến thế, vậy thử hỏi làm sao mà có thể mong mỏi các nhà trường, đặc biệt là các ông bà hiệu trưởng, có thể đủ cái tâm để mà gánh vác việc giáo dục nhân cách con người vốn rất nặng nề và thiêng liêng này?

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. Vừa mới khen Thái Hạo xong … Có vẻ quá sớm rùi

    BTD cần đăng thêm những bài “phản biện” của Thái Hạo, đang chứng tỏ tinh thần nhiệt tình quá mức cần thiết của mình .

    Tớ đã viết có thể cọp bi & bết lời của “quấc sư” Nguyễn Ngọc Chu để phản biện ông nội Mạc Văn Trang, với Thái Hạo thì dùng lời của chính khứa để phản biện chính hắn lun . Cố Tổng thống Ngụy sai khi đụng vào trường hợp Thái Hạo, nghe lời Lường Tú Tuấn là hết biết đường mà mò lun . Mới nhục mạ “thi đua”, được cả Nguyễn Đình Cống ủng hộ, bi giờ săm soi chữ nghĩa trong lễ nghi tôn vinh thi đua . i mean trí thức XHCN, WTF you expect. Trương Nhân Tuấn dùng “học giả Cộng Sản”. Who am i to disagree?

    Có vẻ những trí thức đáng kính nhà mềnh, ai cũng tự xem & tự phong cho mình là “Vua tiếng Vẹt”, nên cực kỳ nhỏ mọn khi đụng tới những thứ này . Tớ, tất nhiên, hổng cả nghĩ tới lun . Nhưng nếu Việt Nam có khi nào áp dụng quy tắc chọn lãnh đạo bằng bốc thăm theo ý của Tiến sĩ Nguyễn Quang A, và nhờ hồng phúc của nước nhà, tớ được chọn vào vị trí “Vua tiếng Việt của các bác”, id rather be Nero. Burn the whole thing down, & while watchin it burn, tớ sẽ kéo vĩ cầm bản chanson de printemps của Mendelsohn.

  2. Xin quý ngài đừng cho xã hội này không tôn trọng học trò,không đâu.Thậm chí thầy cũng phải tỏ ra vô cùng lễ phép và kính trọng học trò.Không tín,quý ngài vào xem video clip( trên Youtube),các GS,PGS phản biện buổi xét duyệt LA tiến sĩ đã hỏi nghiên cứu sinh với lời mở đầu “kính thưa nghiên cứu sinh”,dù NCS đang ở độ tuổi con hay em các thầy.ĐH Luật HN đã sở hửu những GS,PGSTS biết kính trọng và lễ phép với học trò của mình đến thế là cùng

  3. Thật là BỚI BEO RA BỌ”.Phát thữởng tức là Phát phần thưởng cuối năm cho học sinh học giỏi.Lây của đâu mà phát? Đó là thây hieeu trưởng kêu gọi ,BGD khuyến khich ,phụ huynh đóng góp ,Rồi các manh hừng quan (nhà giàu) ,các nhà xuất bản ,các giáo sư …họ đều huowrng ứng đóng góp vào khối phần thuởngng đo ,dưới hình thức CHO .BIẾU ,TẶNG cho nhà trường ,có thẻ con em cháu c họ đang học hay họ là cựu học sinh.cựu giáo viên nhà trường …
    Vây những món qua từ các nhà hảo tâm đêm cho ,biếu ,tặng cho nhà trường thì buổi lể đó không là nhà trường Phát (hay các chức sắc trong chính quyền trong gd phát như có năm một nữ sinh nhạn phần thưởng của OB.Cuu TT thiệu cha han.Không hãnh diện sao được cơ chứ ?)
    Qùa đó là dược CHO ,được BiẾU ,được TẶNG,nhà Trường chỉ có chia ra ,tổ chứ buổi lể ,mời quan viên vàt mộ số mạnh thường quân và PHÁT phần thưởng đó .Trên Băng-rôn ghi rỏ :”LỂ phát PHẦN thưởng niên khóa…’ Chưa nghe nói lịch sự của kẻ có học thời đại Hồ Nghê :”kinh mời em X.,học sinh lớp 5 lên nhận thưởng của Bí Thư Tĩnh KINH BIẾU???????”….
    Còn “phát ” không hẵn có nghĩa là phát chẩn….Sao cứ thích suy luận chup mũ thế ?

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây