Vì sao tiến trình dân chủ hóa Thái Lan nhanh hơn Việt Nam?

Đào Tăng Dực

27-5-2023

Lãnh đạo Đảng Move Forward và ứng cử viên thủ tướng Pita Limjaroenrat ăn mừng thắng cử ngày 15 tháng 5 năm 2023. Ảnh: Reuters

Cuộc tổng tuyển cử vừa qua ở Thái Lan là một bước tiến quan trọng cho tiến trình dân chủ hóa Thái Lan, không những làm nức lòng từng người dân vương quốc này, mà cũng gây tiếng vang rất lớn tại các quốc gia trong khối ASEAN, cũng như trên trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, tiến trình dân chủ hóa Thái Lan đã gặp rất nhiều chông gai trong quá khứ. Dân tộc này, cũng như Việt Nam và nhiều quốc gia Đông Á hoặc Đông Nam Á khác cũng khởi đầu lịch sử cận kim bằng chế độ quân chủ chuyên chế, trong đó vương quyền là tuyệt đối và người dân chỉ là những bề tôi, chỉ biết tuân phục đấng quân vương.

Sau khi tiếp xúc với sức mạnh quân sự và tham vọng thực dân của các cường quốc Tây phương, một mặt các vương triều Thái Lan biết khôn khéo tránh được số phận bị đô hộ; mặt khác, vương triều cũng canh tân, cải tổ chính trị và biến thành một quốc gia dân chủ thực sự theo truyền thống quân chủ lập hiến. Có nghĩa là, tuy vương quyền được tiếp tục duy trì, nhưng quốc vương chỉ trị vì trên danh nghĩa. Trong khi đó quốc hội do dân bầu ra, trong một cuộc bầu cử đa đảng, công khai và công bằng, thành lập chính quyền, dưới sự lãnh đạo của một thủ tướng và những vị dân cử này mới nắm thực quyền chính trị.

Tuy nhiên tiến trình dân chủ hóa Thái Lan không suông sẻ như thế. Vương Quyền Thái Lan là một định chế không dễ dàng buông bỏ quyền lực và tập thể quân đội Thái Lan cũng là định chế bảo thủ đầy quyền lực. Sự liên kết giữa hai định chế này đã lật đổ chính quyền dân cử của nữ Thủ Tướng Yingluck Shinawatra năm 2014 và viết lại hiến pháp Thái Lan năm 2017, duy trì số ghế của quân đội tại thương viện và củng cố vị trí của Hoàng Gia qua sắc luật “Khi Quân” khắt khe.

Sự kiện này đã làm tiến trình dân chủ hóa Thái Lan thụt lùi nhiều thập niên, biến quốc gia này trở thành một chế độ độc tài vừa quân chủ, vừa quân phiệt.

Tuy nhiên cuộc tổng tuyển cử ngày 14 tháng 5 vừa qua đánh dấu một bước ngoặt lịch sử, tăng tốc tiến trình dân chủ hóa. Thực vậy, theo Hiến Pháp 2017 thì quốc hội Thái Lan gồm 500 dân biểu hạ viện do dân bầu và 250 thượng nghi sĩ thương viện do quân đội bổ nhiệm. Muốn đắc cử chức vụ thủ tướng và lãnh đạo chính phủ phải đạt đến số 376 dân biểu và thượng nghị sĩ.

Kết quả cuộc bầu cử cho thấy, nhân dân hoàn toàn tẩy chay chế độ quân phiệt – quân chủ vì đảng Đoàn Kết Quốc Dân Thái của tướng Prayuth Chan- Ocha, đương kim thủ tướng, chỉ được 36 ghế. Trong khi đó, đảng Tiến Tới (Move Forward) về nhất được 152 ghế và đảng Vì Người Thái (Pheu Thai) về nhì được 141 ghế.

Ngày 18 tháng 5 vừa qua, đảng Tiến Tới tuyên bố sẽ thành lập chính phủ trong một liên minh với đảng Vì Người Thái và những đảng nhỏ hơn. Ông Pita Limjaroenrat lãnh tụ đảng sẽ là thủ tướng dân cử tương lai.

Tại sao cùng là những quốc gia nhược tiểu thời thực dân xâm chiếm toàn thế giới; tại sao cùng phát xuất từ chế độ quân chủ chuyên chế; tại sao trình độ dân trí tương đương; mà nhân dân Thái Lan qua mặt Việt Nam trên tiến trình dân chủ hóa đất nước?

Câu trả lời chính xác nhất là: Trong tất cả mọi hình thức độc tài thì độc tài giáo phiệt và độc tài cộng sản là hai loại độc tài khó giải độc nhất của nhân loại, tự cổ chí kim.

Trong khi nhiều dân tộc đã kinh qua độc tài quân phiệt như Nam Hàn, Đài Loan, nhiều quốc gia Châu Mỹ La Tinh, hoặc độc tài cá nhân như Phi Luật Tân, Nam Dương, lần lượt hoàn tất tiến trình dân chủ hóa, thì độc tài CS tại Trung Quốc, Cuba và Việt Nam vô cùng chậm rãi hoặc đình động như tại Bắc Hàn.

Lý do khó lật đổ các chế độ giáo phiệt như Iran, Afghanistan hoặc Saudi Arabia (vừa quân chủ chuyên chính, vừa giáo phiệt) là vì giai cấp giáo sĩ nắm quyền hứa hẹn cho nhân dân những phần thưởng lớn lao từ Thượng Đế trên thiên đàng. Nhân dân không thể chứng minh những hứa hẹn đó đúng hay sai, vì mấy ai lên đến thiên đàng mà còn trở về trần thế?

Trong khi đó, lý do khó lật đổ các chế độ CS là vì chính quyền cai trị bằng cách khơi mào những bản năng thấp hèn nhất của con người như lòng hận thù cá nhân lẫn giai cấp, kiểm soát từng miếng ăn, từng tư tưởng của cá nhân.

Tuy nhiên vì CS hứa hẹn một thiên đàng xã hội chủ nghĩa ngay trên hạ giới nên nhân dân tại những quốc gia trong Liên Bang Xô Viết cũng như Đông Âu chờ hoài mà không thấy thiên đàng. Họ chứng minh được là giả dối, bèn vùng lên lật đổ bạo quyền.

Điều trên cũng chứng minh rằng, tuy dân tộc Việt Nam bất hạnh hơn dân tộc Thái Lan vì hoàn cảnh lịch sử đã khai sinh ra một đại họa của dân tộc là đảng CSVN. Tuy nhiên, với những tiến bộ vô tiền khoáng hậu về tin học và bước đi bất khả vãn hồi của quan điểm dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên, nhân dân Việt đã ý thức trọn vẹn sự giả dối của CS và sẽ hoàn tất tiến trình dân chủ hóa không chậm hơn Thái Lan bao nhiêu.

Bình Luận từ Facebook

12 BÌNH LUẬN

  1. Thấy rải rác, 1 số cá nhưn đề nghị thay đổi thể chế để trừ tham nhũng từ gốc . Đây đó mong mún Đảng trở thành 1 nhà nước pháp quyền này nọ . Keep that in mind. Chỉ nói thế này, nếu muốn diệt trừ tận gốc tham nhũng, nền độc tài tư bửn của Ngụy -Thái đang đi hẳnvào vết xe đổ- aint yo best bet. Chuyện tham nhũng của chế độ Ngụy dân Xhcn các bác rành 6 câu, và không ai muốn dựng lại cờ vàng . Then, Ngụy & những chế độ tương tự nó is your poison, là chén thuốc độc của các bác . Feel free, bottoms up. Nhưng nếu nền dân chủ mà các bác “đánh lui mọi âm mưu của đế quốc Mỹ và tay sai” với những hy sinh hổng gì đong đếm được để có được sụp đổ, dont tell me you hadnt been warned.

    Nghĩa là các bác có thỉa xem những dont-know-WTF-this-xít-is trong bài của le Tăng de Dựt như những câu nói đùa bất cẩn . Thường thì đọc những thứ này, tây thường hỏi “WTF this guy been smokin? Có phải do các cô tiếp viên hàng không đem về không ?”. Đôi lúc được hỏi, câu trả lời của tớ là pass the friggin peace pipe, will ya. Nhưng this is a bad trip, STAY the Phúc AWAY!

    Còn nhớ những trí thức đáng kính nhà các bác luôn mồm nói quá trình dân chủ của VN hổng thể nóng vội, dễ dẫn tới cực đoan, từ từ rùi khoai cũng nhừ ? Nếu các bác sát cánh với những chiến sĩ dân chủ trong Đảng, mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là 1, it will come sooner than mọi người tưởng .

    Đúng, lật đổ nền độc tài mạo danh Cộng Sản không dễ, nhưng cũng không phải là khó, nhất là nếu áp dụng tư tưởng Phan Chu Trinh . Thay vì chống, hãy dựa vào họ để đấu tranh giành lại nền dân chủ có được nhờ “đánh lui mọi âm mưu của đế quốc Mỹ và tay sai”. Các bác đã làm được 1 lần, tất nhiên với sự giúp đỡ của họ, then it should be (much) easier second time around. Đúng, không có sự hiện diện của Chủ tịch Hồ Chí Minh . Nhưng nên nhớ, Bác Hồ ta đó chỉ là thiếu tá của Bác Mao . Đúng, theo tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu, chế độ chức vụ trong quân đội giải phóng nhân dân khá nghiêm ngặt . Nhưng họ không đến nỗi bủn xỉn keo kiệt để tiếc cho mình 1 thiếu tá .

  2. Pour le Tăng de Dậm Dựt

    Ah, nói thế nào nhỉ . Câu trả lời phức tạp hơn đồng chí le Tăng de Dậm Dựt tưởng, & dont even know how, where, when to start. Vì (quá) nhiều lý do, & không lý do nào có thể giải quyết trong 1 thời gian ngắn, và nếu có muốn giải quyết cũng hổng biết phải làm thế nào . Thui thì to make it worse, long story longer, tớ sẽ đổ thừa cho Đổi Mới . Tại sao đổ thừa Đổi Mới, tớ trích Gs Tương Lai trích Đặng Văn Ngữ

    Vì tự do dân chủ mà nhân dân ta còn quyết tâm đánh lui mọi âm mưu của đế quốc Mỹ và tay sai của chúng để chế độ dân chủ lan khắp toàn lãnh thổ ta

    Dựa trên cái chân lý cụ thể Gs Tương Lai trích Đặng Văn Ngữ, câu hỏi đồng chí Tăng Dựt đặt ra ở tựa bài có câu trả lời là vì Đổi Mới đã lật đổ nền dân chủ có được do “đánh lui mọi âm mưu của đế quốc Mỹ và tay sai”, đưa tiến trình dân chủ hóa của Việt Nam vào những ngõ cụt, những “lối không đường về”, và nay dân ta lại phải đi tìm cái dân chủ đã bị mất, hay đúng hơn, bị Đổi Mới lật đổ .

    Nhưng có cái hay là chỉ có nền dân chủ này, aka có được do “đánh lui mọi âm mưu của đế quốc Mỹ và tay sai”, mới có thể thỏa mãn được dự đoán khá hú họa của le Tăng de Dựt “sẽ hoàn tất tiến trình dân chủ hóa không chậm hơn Thái Lan bao nhiêu”. Tại vì những nhân tố chính để giành lại nền dân chủ đó đã hiện diện, thậm chí xuất hiện cả những con én đầu tiên . Tất nhiên, nếu quên sự đóng góp của nhà văn hóa Nguyên Ngọc & giải thưởng Phan Chu Trinh sẽ là lỗi hệ thống . Giải thưởng Phan Chu Trinh chính là tiếng thét từ trái tim người Cộng Sản, lưỡi lê tuốt trần thách thức nền độc tài chuyên chính tư bửn mà ĐM đã lập nên .

    Tất cả chỉ cần người dân nhận ra 1 chân lý cụ thể khác, Chủ nghĩa Mác-Lê & tư tưởng Hồ Chí Minh chính là những gì dân tộc TA -ngoại trừ Ngụy, tất nhiên- mong muốn ở mức tiềm thức . Sự xuất hiện của chủ nghĩa Mác-Lê chính là câu trả lời cho (rất) nhiều những vấn đề, những đòi hỏi, những bức xúc nội tâm, những mong muốn thầm kín của đa số -nói cho rõ- dân Việt, từ thời Việt Minh tới bây giờ là thời Việt-gì có Trời biết . Chỉ cần họ nhận ra để sát cánh với những con én đó, cái thứ dân chủ có được do “đánh lui mọi âm mưu của đế quốc Mỹ và tay sai” chắc chắn sẽ ở trong tầm tay, và thời gian hoàn toàn đồng hành với dân tộc . Chưa kể, cái nền dân chủ có được do “đánh lui mọi âm mưu của đế quốc Mỹ và tay sai” chính là mệnh lệnh của Thời-Sử-Tính mà dân tộc tụi bay, lộn, các bác đã một lần vượt qua Thiện-Ác để giành được, Second time around should be easy, come au naturale với các bác . Có thể cũng sẽ phải vượt qua Thiện-Ác 1 lần nữa, nhưng như lời bài Rock You Like a Hurricane của Scorpions, so what is wrong with another sin? Cứ tư duy Xuyên Quyền Thế mà làm thui .

    Addenda: Một cây làm chẳng nên non . Với dân tộc các bác thì từ trước tới giờ, chỉ có lên lon tướng nếu chỉ để mình ên, chứ chả làm được cái gì đâu . Học di chúc do Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại, đoàn kết trên những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lê . Nôm na là Mỹ aint the way 2go.

  3. “… nhân dân Việt đã ý thức trọn vẹn sự giả dối của CS và sẽ hoàn tất tiến trình dân chủ hóa không chậm hơn Thái Lan bao nhiêu.”
    Từ cơ sở thực tế nào mà tác giả lạc quan như vậy? Dân trí tại hải ngoại hay quốc nội, trình độ nhận thức giáo dục hiện nay hay ý thức hành động cho dân chủ hoá cho Việt Nam trong tương lai đã bắt đầu chưa? Từ đâu mà kết quả đó là một tiến trình không chậm hơn Thái Lan?
    Hy vọng tác giả sẽ thảo luận thêm về niềm tin mong manh này.

  4. HUN SEN von XUAT THAN la mot thanh phan CS nhung co Y THUC CAO ve viec PHAT HUY TIEN BO CHO DAT NUOC va HOA HOP HOA GIAI DAN TOC MOT CACH THAT SU cho nen CAMPUCHIA NGAY NAY cung da co mot NEN MONG DAN CHU TU DO cho Doi Song Nguoi Dan Campuchia . That DANG NGUONG MO !
    Trong khi cac lanh dao CSVN thi van KHU KHU OM LAY cai DIEU 4 TOI BAI de ma TAN HUONG THAM QUYEN CO VI : CHI CO BON TAO LAM CHA THIEN HA MA THOI. Ngay nao con “Bon Lanh Dao CSVN BI OI Vo Loi Nay thi DAT NUOC va DAN TOC VN KHONG THE CO DUOC THE CHE DAN CHU TU DO.

  5. Quy luật là thế này
    – Cách mạng Cộng Sản (ví dụ, cach mạng tháng Mười ở Nga và cách mạng tháng 8 ở Việt Nam) chỉ có thể thành công ở các nước nông nghiệp.
    – Xã hội càng nông nghiệp lạc hậu (tâm lý tiểu nông càng nặng), Cộng sản sẽ càng dễ thành công và sẽ cầm quyền rất dai dẳng.
    – Cộng Sản không thể cầm quyền lâu dài ở Đông Âu là do nông nghiệp ở đây không lạc hậu như ở các nước châu Á.
    – Cộng sản sụp đổ ở Liên Xô chính là do sự công nghiệp hóa cấp tốc (để đối phó với sự đe dọa xâm lược của Đức). Dân trí nhờ vậy mà tăng nhanh.
    – Việt Nam chỉ thoát Cộng khi dân trí tăng (thanh toán tâm lý tiểu nông) và khi dất nước được công nghiệp hóa (ít nhất được như Thái Lan).
    – VN ta sẽ tới ngày ấy. Nhưng chả lẽ cứ thụ động ngồi chờ?

    • “Quy luật là thế này
      – Cách mạng Cộng Sản (ví dụ, cach mạng tháng Mười ở Nga và cách mạng tháng 8 ở Việt Nam) chỉ có thể thành công ở các nước nông nghiệp.”
      Cách mạng tháng Mười ở Nga và cách mạng tháng 8 ở Việt Nam thành công không phải là một quy luật. Thực ra, đây là một ngoại lệ của Karl Marx. Marx bàn đến cách mạng Cộng sản chỉ xảy ra tại các nước công nghiệp tư bản phương Tây và giai cấp công nhân bị bóc lột trở thành vô sản nên mới nỗi dậy lãnh đạo phong trào đấu tranh. Marx không hề tiên đoán cách mạng vô sản xảy ra tại các nước nông nghiệp phương Đông.
      “… (tâm lý tiểu nông càng nặng), Cộng sản sẽ càng dễ thành công.”
      Cộng sản thành công tại Việt Nam là vì biết cách đội lốt phong trào giải phóng dân tộc. Năm 1945 có khoảng 95% dân chúng Việt còn mù chử, không có ý thức chính trị hay tinh thần dân tộc, dân trí thấp không liên hệ đến tinh thần tiểu nông. Cộng sản khôn ngoan không hề nói đến vai trò của công nhân bị bóc lột hay tiểu nông mà chỉ kích động tinh thần yêu nước của toàn dân, không liên hệ gì đến tinh thần tiểu nông.

    • “Cộng Sản không thể cầm quyền lâu dài ở Đông Âu là do nông nghiệp ở đây không lạc hậu như ở các nước châu Á.”
      Không có vấn đề nông nghiệp nào ở Ba Lan mà là vào ngày 4 tháng 6 năm 1989 Công đoàn Đoàn Kết thắng cử dẫn đến sự thay đổi hệ thống chính trị một cách hòa bình. Vì thế mà Cộng Sản không thể cầm quyền ở Ba Lan và lần lượt tới các nước khác ở Đông Âu.
      “Cộng sản sụp đổ ở Liên Xô chính là do sự công nghiệp hóa cấp tốc (để đối phó với sự đe dọa xâm lược của Đức). Dân trí nhờ vậy mà tăng nhanh.”
      Tại Liên Xô chính hai chính sách perestroika và glasnost là khởi điểm cho phong trào cải cách chính trị, không do là có công nghiệp hóa cấp tốc hay không.
      Nhìn chung trong các nước Cộng sản, chính sách hợp tác hóa nông nghiệp đã làm suy yếu lực lượng sản xuất, bỏ động lực khích lệ cần thiết và gây ra năng suất lao động thấp. Liên Xô chỉ phát triển ở một số ngành công nghiệp nặng, khai khoáng, công nghiệp quốc phòng. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng lại yếu kém. Người dân có ít cơ hội lựa chọn những hàng hóa, nhu yếu phẩm. Hàng hóa khan hiếm gây bất mãn trong xã hội. Công nghiệp hoá cũng không làm cho dân trí tăng nhanh, mà ngược lại, chính sách giáo dục khép kín làm cho dân ngu thêm thì có.
      Một đặc điểm chung của những cuộc cách mạng này là các chiến dịch phản kháng của người dân, họ can đảm thể hiện sự phản đối chế độ độc tài và tạo ra áp lực thay đổi.
      Sự sụp đổ là do các yếu tố: mô hình XHCH không còn thích hợp với trào lưu kinh tế thị trường, giới lãnh đạo Đảng bất tài và tham nhũng, các quốc gia phương Tây và Toà thánh Công giáo La Mã công khai ủng hộ cho dân chúng đứng lên tranh đấu cho sự thay đổi, khủng hoảng kinh tế triền miên tại Liên Xô làm cho các nước chư hầu mất điểm tựa vật chất. Tóm lại, không có vấn đề tâm lý tiểu nông nặng hay nhẹ hay công nghiệp hoá cấp tốc hay không.

      • “Việt Nam chỉ thoát Cộng khi dân trí tăng (thanh toán tâm lý tiểu nông) và khi dất nước được công nghiệp hóa (ít nhất được như Thái Lan).”
        Xây dựng dân chủ để thoát Cộng cần có con người yêu chuộng dân chủ và dân thân tranh đấu để xây dựng định chế dân chủ. Muốn dân trí tăng cần phải có cải cách giáo dục, nhờ thế mà tất cả mọi người dân ý thức được giá trị của dân chủ và xem đó là một mục tiêu cải cách cho đất nước cần theo đuổi. Tiểu nông chỉ là một thành phần trong xã hội, thanh toán tâm lý tiểu nông không thể cải cách toàn diện cho nền văn hoá chính trị đất nước. Công nghiệp hoá có mục đích làm phát triển cho nền kinh tế quốc gia và gia tăng mức sống của người dân. Dân giàu nhưng không có nghĩa là dân trí tăng.
        Tóm lại, thanh toán tâm lý tiểu nông và công nghiệp hóa không phải là giải pháp cho vấn đề thoát Cộng.

  6. Có lẽ còn sớm qúa chăng khi tác giả nhận định lạc quan như trên ?
    Tôi không nghĩ là 2 lãnh tụ này sẽ được tầng lớp quân phiệt dành nhiều dễ dãi cho
    việc họ cầm quyền nhưng sẽ có thể một kịch bản tưong tự Miến Điện sắp xảy ra ?
    Hoặc họ sẽ nắm quyền một thời gian và ngay sau đó, giới tướng lãnh Thái Lan sẽ
    tổ chức đảo chánh, nhân danh an ninh Thái Lan và bảo vệ hoàng gia ?
    Rất mong là tôi nghĩ sai !

  7. Cộng sản dù cai trị bất cứ quốc gia nào thì vẫn duy trì bản chất bất biến của mình, đó là nó không hề “cộng sản” như tên gọi– tức sở hữu tập thể tất cả của cải vật chất trong xã hội! (cái biệt thự trị giá 3 triệu đô Mỹ đế của ông bộ trưởng y tế Long vừa đi tù có sở hữu tập thể không? Nếu có, tôi vô đó ở 1 phòng được không?). thứ hai, nó luôn dùng bạo lực cai trị người dân như chăn đàn súc vật, người dân không thực sự có bất kỳ quyền công dân cơ bản nào, như quyền bầu cử chính phủ, quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo…nó tước đoạt tất cả năng lực phản kháng của nhân dân, giống như người chăn dê cưa hết sừng của bầy dê, để bầy súc vật không còn cơ hội vùng lên chống trả ách nô lệ và giải phóng đời mình. Khác với thực dân đế quốc, xâm lược các quốc gia khác từ bên ngoài, cộng sản xâm lược 1 quốc gia từ bên trong, giống như một loại ung thư ăn sâu vào từng tế bào của cơ thể nên rất khó loại bỏ. Thái Lan rất may mắn không bị nhiễm loại virus ác tính này, nên hôm nay, nhân dân Thái đã được tận hưởng ánh sáng dân chủ!

Leave a Reply to montaukmosquito Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây