Lại chềnh ềnh cái mặt bự xấu xa

Phạm Đình Trọng

21-5-2023

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên đã trao huy hiệu 55 tuổi đảng cho nguyên bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải. Ảnh: Web Thành uỷ TP.HCM

Tuyên truyền lí tưởng cộng sản, khuếch trương công trạng, thanh danh cho đảng cộng sản là nghiệp vụ của cả hệ thống tuyên giáo nhà nước cộng sản. Những ngày lịch sử cộng sản, ngày đàng cộng sản, ngày nhà nước cộng sản ra đời, ngày sinh lãnh tụ cộng sản là những cơ hội vàng để tuyên giáo làm nghề, là dịp tuyên giáo vận hành cả bộ máy truyền thông khổng lồ vào việc huyền thoại hoá công trạng của đảng, huyền thoại hoá những con người, những tên tuổi cộng sản.

Kỉ niệm ngày sinh lãnh tụ cộng sản Hồ Chí Minh năm nay, 19.5.2023, tuyên giáo thành Hồ tổ chức trao huy hiệu đảng cho đảng viên. Báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình ồn ào đưa tin, đưa hình: “Chiều 19-5, Quận ủy, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận 3 tổ chức lễ kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 112 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước và trao huy hiệu đảng cho các đảng viên đợt 19-5… Trong số các đảng viên nhận huy hiệu đảng đợt này có nguyên bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải nhận huy hiệu 55 tuổi”.

Chọn ngày sinh của Hồ Chí Minh, một tên tuổi cộng sản được huyền thoại hoá trao huy hiệu đảng cho tội phạm đất đai, tội phạm nợ máu Thủ Thiêm Lê Thanh Hải rồi cả hệ thống truyền thông đồng loạt đưa tin, đưa ảnh, đưa clip tội phạm Thủ Thiêm Lê Thanh Hải béo tốt, bảnh bao, mặt trơ trán bóng hớn hở trên sân khấu nhận bằng, nhận hoa, nhận chúc tụng của quan đảng đương nhiệm là việc làm rất kém cỏi nghiệp vụ, phản thẩm mĩ, phản chính trị.

Vì lợi ích phe nhóm, vì đồng tiền ăn chia với tư bản hoang dã, Hai Nhựt Lê Thanh Hải và băng nhóm cả gan vất bỏ bản đồ qui hoạch khu đô thị Thủ Thiêm đã được Thủ tướng Võ Văn Kiệt phê duyệt thay bằng bản đồ qui hoạch do băng nhóm Hai Nhựt tự vẽ mở rộng đất qui hoạch và ném 160 ha đất tái định cư cho sáu mươi ngàn dân Thủ Thiêm ra vùng heo hút sình lầy ngoài qui hoạch đô thị Thủ Thiêm để băng nhóm Hai Nhựt có thêm đất vàng được qui hoạch trong khu đô thị lộng lẫy Thủ Thiêm ăn chia với nhà đầu tư.

Tự vẽ ra đất qui hoạch để thu hồi bất hợp pháp, đám cô hồn chân tay Hai Nhựt dùng bạo lực nhà nước lùa dân ra khỏi nhà, ném lên ô tô chở đi nơi khác để cướp đất của dân. Bà Trần Thị Chuốt 73 tuổi bị ném đập xuống sàn ô tô gãy xương, vỡ gan chết. Ông Trần Văn Phúc, 46 tuổi uất ức treo cổ tự tử. Hàng ngàn gia đình mất nhà mất đất, sống lay lắt màn trời chiếu đất, năm này sang năm khác dắt díu nhau ra thủ đô, ăn bờ ngủ bụi, chầu trực khuya sớm ở cơ quan trung ương đảng, cơ quan chính phủ, cơ quan quốc hội, chầu trực cả ở nhà riêng lãnh đạo đảng, lãnh đạo nhà nước, đội đơn khiếu kiện, tố cáo tội ác băng cướp Lê Thanh Hải dòng dã hàng chục năm trời. Hai Nhựt Lê Thanh Hải chỉ bị cách chức bí thư thành uỷ khi Hai Nhựt đã bàn giao chức bí thư thành uỷ cho người kế nhiệm!

Không phải chỉ gây tội ác với dân Thủ Thiêm. Băng nhóm tội phạm vừa bị truy tố Trương Mỹ Lan làm giầu bằng phạm pháp, ngang ngược lộng hành thâu tóm hết khu đất vàng này đến mênh mông đất vàng khác cũng dưới chiếc ô quyền lực Lê Thanh Hải.

Thời Lê Thanh Hải đứng đầu tổ chức đảng thành Hồ, cả ban lãnh đạo trong ê kip của Hải, từ phó bí thư thành uỷ, chủ tịch, phó chủ tịch thành phố đến giám đốc sở quản lí đất đai, giám đốc sở quản lí tiền bạc đều nhúng chàm. Cả đám bị kỉ luật đảng. Cả lô cả lốc bị truy tố, lũ lượt vào tù, từ phó bí thư thành uỷ Tất Thành Cang, phó chủ tịch thành phố Nguyễn Thành Tài, Nguyễn Hữu Tín, đến giám đốc sở Tài Nguyên Môi Trường Đào Anh Kiệt. Kẻ nhanh chân trốn ra nước ngoài như giám đốc sở Tài chính Đào Thị Hương Lan.

Với đảng cộng sản, uỷ viên bộ Chính Trị, bí thư thành Hồ Lê Thanh Hải đã nhuộm đen, đã tha hoá, đã phá nát cả một đảng bộ lớn mang niềm kiêu hãnh của những người cộng sản, đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh.

Với dân, bí thư thành Hồ Lê Thanh Hải là kẻ đứng đầu một băng cướp ngút trời tàn ác, táng tận lương tâm, không còn tính người, không có luật pháp. Băng cướp mang nợ máu với dân.

Dù Lê Thanh Hải chưa bị truy tố, chỉ bị cách cái chức Hải đã mãn nhiệm, không còn chức danh gì nữa nhưng người dân Thủ Thiêm đều nhìn Hải là một tội phạm, một kẻ nợ máu. Còn người dân lương thiện cả nước nhìn Hải không phải chỉ thấy sự ghê tởm cho một nhân cách tội lỗi, bẩn thỉu mà còn thấy cả sự méo mó, khuyết tật của pháp luật, thấy cả sự không nghiêm minh, không lành mạnh của tổ chức chính trị dung dưỡng cho tội phạm, bao dung cho thành viên tội tỗi làm ô danh tổ chức chính trị.

Đưa lên trang báo, đưa lên truyền hình hình ảnh tội phạm Lê Thanh Hải nhận huy hiệu đảng vào ngày sinh lãnh tụ đảng có làm đẹp thanh danh đảng hay chỉ làm cho người dân thêm rùng mình ngán ngẩm lại phải thấy một cái tên, một cái mặt bự xấu xa của tổ chức đảng đến hồi suy thoái vốn đã quá nhiều những cái mặt bự xấu xa.

Đưa cái mặt, cái tên tội phạm Lê Thanh Hải nhận huy hiệu đảng lên truyền thông như một sự tuyên dương còn là sự thách thức lương tâm, thách thức công lí và coi thường người dân, nhất là với người dân Thủ Thiêm, nạn nhân của tội ác Lê Thanh Hải.

Đưa cái mặt bư xấu xa mà người dân căm ghét không muốn nhìn thấy lên truyền thông, tuyên giáo thành Hồ đã làm một việc phản mĩ cảm, phản chính trị, phản tuyên truyền.

Bình Luận từ Facebook

8 BÌNH LUẬN


  1. Có người bạn bên Mỹ gởi vào điện thư một bài THẬT HAY (rất tiếc công facebook của tôi bị khóa vĩnh viễn vì đăng Tuyển tập Thơ về ANH HÙNG Lý Tống … nên tôi khó vào xem và chẳng thể đọc ý kiếm còm nào )

    “CÓ MỘT CÂU CHUYỆN KHÁC VỀ TẤM ẢNH” EM bÉ NAPALM”
    TIẾNG DÂN nên đăng lại để THẢO LUẬN

    CÓ MỘT CÂU CHUYỆN KHÁC VỀ TẤM ẢNH” EM bÉ NAPALM”.

    – Nguyễn Ngọc Vinh FB

    Tác phẩm ảnh báo chí” Em bé Napalm” được chụp năm 1972 tại Trảng Bàng( Tây Ninh, Việt Nam) đã mang lại cho hãng tin AP giải Pulizter danh giá. Nó được gắn với tên tuổi của Nick Út, người trước đó hoàn toàn vô danh.
    Khi gởi tấm ảnh đó về tổng hành dinh hãng AP, trưởng văn phòng AP tại Sài Gòn Horst Faas ko nghĩ rằng nó sẽ được trao giải.

    CUỘC GẶP TÌNH CỜ

    Tôi gặp anh Carl Robinson, 80 tuổi, trong một chuyến đi phượt cùng nhau ở vùng núi Tây Bắc vào tháng 9 năm 2022. Chuyến đi này do một người bạn của tôi là nhà du khảo Đoàn Kim Trang tổ chức.
    Carl Robinson từng làm cho hãng tin AP tại Sài Gòn từ năm 1968 đến năm 1975. Anh cưới 1 người vợ Việt Nam trong thời gian làm việc ở quốc gia này.
    Carl Robinson hỏi tôi, liệu tôi có muốn khám phá sự thật về một anh hùng hay ko( anh dùng từ hero).
    Tôi hỏi ai và chuyện gì, anh trả lời là Nick Út cùng với tấm ảnh “Em bé Napalm”.
    Sau khi biết được câu chuyện, tôi thấy đây là một vấn đề khó gặm. Lật tẩy một huyền thoại đã được lịch sử nhiếp ảnh báo chí thừa nhận cách đây hơn nửa thế kỷ, khi mọi vật chứng và nhiều nhân chứng đã mất?
    Thế nhưng là một nhà báo, tôi ko thể bỏ qua câu chuyện này mà ko ghi ra đây để hầu mọi người

    NHÂN CHỨNG SỐ 1

    Dĩ nhiên đó là Carl Robinson, người nghĩ rằng, lương tâm ko yên ổn nếu trước khi chết ko nói ra được sự thật đã ám ảnh ông, kể từ khi tấm ảnh” Em bé Napalm” được hưởng mọi vinh quang của nó cùng với Nick Út.
    Tấm ảnh này đã góp phần kết thúc một cuộc chiến lớn nhất nửa sau thế kỷ 20, được vinh danh là số 1 trong 10 tấm ảnh báo chí mọi thời đại. Người chụp nó đã được gặp những nhân vật quyền quý nhất của thế giới này, từ các tổng thống Mỹ, nữ hoàng Anh cho đến Đức Giáo hoàng, được dự những buổi lễ vinh thân trang trọng nhất…
    Nhưng sự thật, theo Carl Robinson là Nick Út ko phải tác giả của tấm ảnh, dù anh cũng có mặt tác nghiệp tại Trảng Bàng thời điểm bé Kim Phúc chạy ra từ môt xóm đạo bị thả bom Napalm với nhiều vết phỏng trên người.
    Hôm ấy, có nhiều phóng viên các hãng chứ ko chỉ Nick Út của AP.

    1)Những phân tích của Carl Robinson cho thấy, từ góc đứng của mình, Nick Út ko thể chụp được tấm ảnh” Em bé Napalm” mà là một người khác.

    2) Là biên tập viên ảnh, Carl Robinson đã trình tấm ảnh đó cho người phụ trách văn phòng AP tại Sài Gòn là Horst Faas . Anh biết rõ tấm ảnh đó do một người khác chụp nhưng ko hiểu sao Horst Faas lại ra lệnh ghi tên tác giả là Nick Út khi gởi nó đi.

    3)Cuốn phim chứa tấm ảnh ấy được hãng AP tại Sài gòn mua lại của một phóng viên ảnh tự do làm cho hãng truyền hình NBC( Mỹ).
    Cuốn phim nào mua của ai được nhân viên AP ghi sổ cẩn thận cũng như đề tên người đó trên cuốn phim.

    4)Theo Carl Robinson, có hai nhân chứng quan trọng biết rõ tác giả tấm ảnh là người phụ trách phòng tối và nhân viên ghi sổ phim ngày ấy nhưng giờ đã lên thiên đàng.

    5)Theo Carl, sở dĩ Horst Faas yêu cầu nhân viên dưới quyền ghi tên Nick Út là tác giả vì Nick Út là nhân viên của hãng AP, thêm nữa, Horst Faas làm vậy vì ông nợ ơn cái chết của người bạn thân- cũng là anh ruột của Nick Út tên Huỳnh Thành Mỹ, phóng viên ảnh của AP đã tử trận trước đó trên chiến trường. Nick Út được tuyển vào AP cũng vì hãng tin này muốn trả ơn cho Huỳnh Thành Mỹ.( Riêng chi tiết trả ơn này, tôi được chính Nick Út kể cho nghe khi gặp anh viết bài vào năm 2000).

    Khi tấm ảnh “Em bé Napalm” đọat giải Pulitzer, tại sao Carl Robinson cùng các cộng sự của ông ko lên tiếng đính chính về tác giả thật sự của tấm ảnh mà phải đợi đến 50 năm sau mới tìm cách phơi bày sự thật này ra với công chúng?

    Carl cho rằng, lúc ấy, danh tiếng và sự ảnh hưởng của tấm ảnh quá lớn đối với công chúng toàn thế giới. Không chỉ Nick Út mà cả hãng AP đều được hào quang của tấm ảnh chiếu rọi, họ ko muốn bất kỳ một sự rủi ro nào có thể xảy đến cho tấm ảnh.

    Bản thân Carl Robinson biết chắc mình sẽ bị đuổi việc nếu lên tiếng về tác giả thật sự của nó, trong khi anh cần việc làm và một vợ cùng 3 con nhỏ đang sống bằng tiền lương của anh.

    Cho nên Carl Robinson đã im lặng. Những người khác dưới quyền Horst Faas cũng im lặng dù người ta xì xào sau lưng ông ấy.

    ĐI TÌM NHÂN CHỨNG CUỐI CÙNG

    Muốn dựng lại câu chuyện, một mình Carl Robinson là ko đủ, cần một nhân chứng quan trọng nhất là người chụp tấm ảnh đó, người mà văn phòng AP tại thời điểm đó ai cũng biết là ai nhưng ko biết hiện giờ đang ở đâu, còn sống hay đã chết?

    Anh ta chính là chìa khóa của câu chuyện và cũng là nhân chúng cuối cùng, nhưng mọi tìm kiếm nát óc đều vô vọng, ngay cả Carl Robinson cũng chỉ biết anh ta có một cái tên duy nhất là Nghệ.

    Không họ, ko chữ lót. Làm sao tìm ra anh ta sau nửa thế kỷ vật đổi sao dời ko biết sống chết ra sao?

    Đó là khi tôi được nhờ vả.

    Carl Robinson theo dõi Fb của tôi và biết rằng nó có thể ảnh hưởng đến việc tìm kiếm thông tin một cá nhân. Anh đưa cho tôi vài tấm ảnh mơ hồ ko rõ mặt mũi của Nghệ tại thời điểm Mỹ ném bom Napalm tại Trảng Bàng và Kim Phúc chạy ra.

    Tôi đăng các tấm ảnh đó lên trang phây Vinh Râu cùng chú thích những những đặc điểm cần thiết để tìm kiếm.
    Thật là kỳ diệu, vài tuần sau, qua nhiều đầu mối bạn phây từ Việt Nam và Mỹ, anh Nghệ đã điện thoại cho tôi và bảo rằng anh ta chính là người tôi tìm kiếm.

    Họ tên đầy đủ của anh là Huỳnh Văn Nghệ hay còn gọi là David Nghệ( tên Mỹ). Khi biết được mục đích tìm kiếm của tôi anh liền nói ngay, chính anh là người chụp tấm ảnh” Em bé Napalm”.

    Nhận được điện thoại, tôi lập tức lên đường đi Vĩnh Long để gặp anh Nghệ. Anh từ Mỹ về đây được một tháng.

    Huỳnh Văn Nghệ qua Mỹ trước ngày 30-4- 1975 và làm cho một hãng ảnh ở Hollywod. Anh sinh năm 1937( 86 tuổi). Thời điểm chụp tấm ảnh ”Em bé Napalm”, Nghệ đang làm cho hãng NBC( Mỹ) tại Sài Gòn.

    Anh chính là người lái xe chở cả đoàn quay phim của NBC lên điểm hẹn có bom nổ tại Trảng Bàng.

    Theo lời Nghệ, sau khi về Sài Gòn, anh mang phim chụp Kim Phúc đến văn phòng AP để bán. Trưởng văn phòng Horst Faas trực tiếp nhận phim và trả anh 20 đô Mỹ. Sau khi rửa ảnh xong, Horst Faas tặng cho Nghệ tấm ảnh” Em bé Napalm” cùng 4 cuộn phim mới. Nghệ kể rằng ông mang tấm ảnh về nhà để trên đầu tủ lạnh nhưng vợ ông thấy hình ảnh em bé lõa lồ nên đem vứt sọt rác.

    Sau khi tấm ảnh được giải, những người quen với Nghệ trong văn phòng AP xúi ông lên tiếng để giành tấm ảnh cho mình, nhưng ông đã im lặng. Tôi hỏi tại sao im lặng, ông bảo, vì đó là số phận của ông.

    Horst Faas, người duy nhất có thể thay đổi tên tác giả trên tấm ảnh” Em bé Napalm” đã ko hề lên tiếng về vấn đề này. Về sau, ông chỉ viết một bài báo kể lại việc ông đã dũng cảm như thế nào khi chọn tấm ảnh lõa lồ của một cô bé để gởi đi.

    Horst Faas cũng là 1 phóng viên ảnh chiến trường nổi tiếng. Ông được 2 giải Pulitzer, trong đó có một giải về ảnh chiến tranh Việt Nam năm 1965. Giờ ông đã ra người thiên cổ và mang sự thật xuống mồ.

    Tôi ko tin Carl Robinson có thể thêu dệt ra câu chuyện này, và tôi cũng ko tin Huỳnh Văn Nghệ có thể dối trá đến mức quàng xiên thừa nhận 1 tấm ảnh ko phải của mình.

    Và tôi cũng ko đủ dữ liệu để cho rằng Nick Út ko phải là người chụp tấm ảnh” Em bé Napalm”.

    Liệu hai nhân chứng Carl Robinson và Huỳnh Văn Nghệ với những lời thú nhận muộn màng của họ cùng những vật chứng liên quan có đủ sức để lật tẩy một huyền thọai được lịch sử nhiếp ảnh xác lập đúng nửa thế kỷ qua?

    Sự thật đang nằm trong tay Nick Út.

    ( Sài gòn tháng 5-2023)

  2. NHÀ THƠ NHÂN DÂN

    Trong sách Ly Lâu Thượng,
    Mạnh Tử đã luận bàn
    Những dấu hiệu cho thấy
    Một chế độ sắp tàn.

    “Trên không có đạo lý,
    Dưới pháp luật bất minh.
    Vua chúa phạm luật nghĩa.
    Quan chức phạm luật hình”.

    Cứ theo đó mà xét,
    Thì Trung Quốc và ta
    Cái kết của chế độ
    Có vẻ cũng không xa.

    NGUỒN MẠNG.

  3. https://www.youtube.com/watch?v=xVi2PiZz4mE

    “Thánh rắc hành” theo nghi lễ fục vụ khách hàng đúng theo đạo nhà Thổ “Thánh rắc muối”


    Ngày mai “Thánh rắc hành” theo đạo nhà Thổ “Thánh rắc muối” bị xách ra Tòa Chuột bỏ túi tại Phố biển Đà Nẵng
    *********************************

    https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/05/VN-Le-Thanh-Lam-3-con-gai-bieu-tinh.jpg

    Thân thăm “Thánh rắc hành” BÙI TUẤN LÂM và ba Cháu gái cùng Hiền thê Bà Lê Thanh Lâm

    Nhạo báng siêu trùm côn an trong quán nhậu
    “Thánh rắc muối” xứ Thổ nghi lễ cung hầu
    Anh bạn Vàng chép lại về Hải phố Đà Nẵng
    Thành “Thánh rắc hành” tiệm phở chệt phao câu
    Găng ny lông bao bàn tay cứng hơn sắt thép
    Chúa tể côn an cũng phải nể sợ phát ngầu !
    Chú bồi bàn lắc mông dáng đi Kim Ủn Ỉn
    Thế mà Trụ sở Bộ Côn an Hà Nội sứt trán bể đầu
    Trên đường mang tên đại vịt gian phạm văn đồng vẩu
    Ký công hàm Hoàng Sa bán Nước dâng Khựa Tàu
    Hoạt cảnh “Thánh rắc hành” mỗi bước đi như địa chấn
    Bộ Côn an chống động đất cấp 7 cấp 8 có thấm đâu !
    Tòa nhà cao ốc chọc trời Hà L…ội dây chuyền sụp đổ
    Rủ kéo thêm Lăng Bo..ác + C..uốc hội bù nhìn nhau
    Cùng Phủ chủ tiệm bán Nước võ văn không thưởng
    Sụp đổ như Tháp Đôi Nữu Ước xuống vực sâu
    “Thánh rắc hành” găng nhung bọc bàn tay thép
    Chúa tể côn an cũng phải nể sợ phát ngầu !
    Chú bồi bàn lắc mông dáng đi Kim Ủn Ỉn
    Ngàn năm bia miệng Việt Sử tri ân khắc nhớ lâu….

    https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

  4. Lãnh đạo nhà mềnh, ai có hình chụp chung với trùm T-4 Biệt động thành Sáu Dân lênh láng máu dân Võ Văn Kiệt nên đưa lên phê ke búc . Hot commodity bi giờ đó . Đưa lên là nghiễm nhiên mọi người sẽ kính trọng thui . Võ Tòng Xuân rùi Võ Phúc, có hình chụp với trùm ISIS Việt Nam nên ai cũng kính trọng hít chơn hít chọi á

    Cộng Sản là cao quý . Nhà văn Phạm Đình Trọng, với tất cả sự mẫn cảm của nhà văn, viết về tiếng thét từ trái tim người Cộng Sản Phạm Quế Dương đó .

    “Tuyên truyền lí tưởng cộng sản, khuếch trương công trạng, thanh danh cho đảng cộng sản là nghiệp vụ của cả hệ thống tuyên giáo nhà nước cộng sản”

    Cũng là nhiệm vụ của bất cứ người nào có lương tri, như nhà văn Phạm Đình Trọng, nhà văn hóa Nguyên Ngọc . Gs Mạc Văn Trang đã nhận định nếu quên những đóng góp của nhà văn hóa Nguyên Ngọc cho tuyên giáo là lỗi hệ thống . Gs Mạc Văn Trang mà nói ra điều gì, điều đấy đều -dân Ngụy cấm cười- … ừ thì … Dù gì đi nữa, Gs Mạc Văn Trang cũng là “trí thức” í muh

  5. Tội lỗi đầy cả một vủng trời . Thế mà 2 Nhựt vẫn vững như bàn thạch, chứng tỏ cái “lò tôn” chẳng ra cái quái gì đối với y cả . Thế là sao ???

  6. Tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh:
    Nông Đức Mạnh.
    Nguyễn Tất Trung.
    “Địa chủ ác ghê “.
    Mang cái mặt Lê Thanh Hải ra bêu trong ngày sinh Hồ Chí Minh tưởng rằng cũng là hợp lẽ.

    • Sao có thể thiếu được cái mặt của 3x có biệt danh “cao cầu” nhân vật chính trong truyện “108 vị anh hùng/Thủy HỬ?
      PHẢI CẦN TỚI MẤY THẾ HỆ MỚI HY VỌNG KỂ HẾT ĐƯỢC NHỮNG CHIẾN TÍCH CỦA NHỮNG CÁI MẶT MANG BẢN SẮC CS BÁN NƯỚC, HÈN VỚI GIẶC, ÁC VỚI DÂN, TÀN PHÁ VÀ LÀM NHỤC CON NGƯỜI VÀ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM VỚI CỘNG ĐỒNG THẾ GIỚI.

  7. Bác nguyễn văn nên phải mời thêm HOÀNG TRUNG HẢI (mà Anh Hùng Lê Anh Hùng đã vạch mặt chỉ tên tên siêu điệp viên treo cao leo sâu ) cựu bí thư thành QUỶ Hà L..ội cùng với LÃ (Lê Lợi) thanh Hải HEO mới đúng là CẶP ĐÔI HOÀN HẢO siêu điệp viên TỬ CẤM THÀNH như thế mới làm vui n..òng HỒNG ĐẾ Tập Cận Bình bác nguyễn văn nên à !!!

    Hồ Chí Minh với các bút danh Paul Thành, THIẾU TÁ Hồ Quang và Trần Dân Tiên
    25 tháng 11 2018
    https://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-46323055

    Bên này biên giới là nhà
    Bên kia biên giới cũng là q…..uê h..ương
    Tố Hữu

    BÁC HỒ ta đó !
    Chính là BÁC MAO
    Chế Lan Viên
    thiếu tá Hồ Quang
    TRÍCH

    https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-46467071
    Hồ Chí Minh ở Quảng Tây và những gắn bó Trung Quốc
    8 giờ trước
    Những tháng cuối cùng của năm 1969, túc trực bên giường bệnh của ông Hồ là đoàn bác sĩ Trung Quốc, cùng bác sĩ Việt Nam.

    Theo sách của Hoàng Tranh, một buổi chiều cuối tháng Tám, khi tỉnh lại, Hồ Chí Minh nói với các bác sĩ Trung Quốc:

    “Mong nghe ai hát một bài ca Trung Quốc.” Một y tá của bệnh viện Bắc Kinh hát, Hồ Chủ tịch nghe xong, mỉm cười, và “đấy là nụ cười chót” của ông trước khi hôn mê mãi cho đến lúc qua đời.

    Một vấn đề khác được nhiều độc giả Việt Nam quan tâm, là việc các trang mạng của người Việt hải ngoại dịch và đăng lại bài báo của ông Hoàng Tranh năm 2001, cung cấp bằng chứng về việc Hồ Chí Minh kết hôn với bà Tăng Tuyết Minh năm 1926 ở Quảng Châu.

    HẾT TRÍCH

    Bên này biên giới là nhà
    Bên kia biên giới cũng là q…..uê h..ương
    Tố Hữu

    BÁC HỒ ta đó !
    Chính là BÁC MAO
    Chế Lan Viên

    Ha ha ha ha !!! Ha ha ha ha !!! Ha ha ha ha !!! Ha ha ha ha !!! Ha ha ha ha !!!

    XIN TẠM GỌI sách cẩm nang CHỈ ĐƯỜNG CHO HƯƠU CHẠY THOÁT
    XIN TẠM GỌI sách cẩm nang CHỈ ĐƯỜNG CHO HƯƠU CHẠY THOÁT
    XIN TẠM GỌI sách cẩm nang CHỈ ĐƯỜNG CHO HƯƠU CHẠY THOÁT

    Ha ha ha ha !!! Ha ha ha ha !!! Ha ha ha ha !!! Ha ha ha ha !!! Ha ha ha ha !!!

    Từ con Nhộng khủng hóa thân thành Cánh Bướm báo hiệu Mùa Xuân Việt Nam
    *********************

    Mồ hôi EM hòa cùng mồ hôi ANH
    Bước nhanh ra khỏi khách sạn sang chảnh
    Tể tướng áo mồ hồ hôi sau cú phi vụ đ…ụ đ.. éo phi tang nhanh
    Ảnh báo nô chụp đúng là Tướng quân hùng hổ vào chiến dịch
    Chống đại dịch siêu vi trun..g c..uốc còn hơn chống giặc Bắc
    Tình trường đổ mồ hôi …. chiến trường chống đại dịch bớt đổ máu
    Đầu đội nón cối áo Chàng đổ mồ hôi trộn lẫn mồ hôi Nàng Thanh Nhàn
    Cuộc hò hẹn 1001 lần đầu từ Quảng Ninh khó qua Mắt Thánh
    Ngay ngồi ăn thịt bò dát vàng giữa Luân Đôn mù sương
    Khó qua Mắt Á thánh Đinh văn Nơi còn ngồi bên Em gái Tây Đô
    Cần Thơ Cần Giờ sụt sùi thút thít ngây thơ
    Khó qua Mắt Á thánh Đinh văn Nơi tấm ảnh báo nô chụp
    Anh Nơi gật gù : “Đúng là Tể tướng hùng hổ bước vào chiến dịch
    Như Thượng tướng Trần văn Trà trên bụng nghệ sĩ Trà Giang
    Trước khi đi vào chiến dịch Hồ chí Meo lịch sử vào cửa ngõ Sài Gòn”
    Em gái Cần Thơ cười tình : “Như Hổ tướng tên Nơi nhà quê với Người đẹp Tây Đô ”
    Tướng côn an khoái chí chọc Người tình lẻ : “Như Hổ tướng ghép với Người đẹp Thanh Nhàn”

     

    Tể tướng đầu đội nón cối áo Chàng bụi phủ mạng nhện bước ra
    Đàng sau nhà máy thép Thái Nguyên như đống sắt vụn sét rỉ
    Từ công nghệ tuyệt chủng Tàu đứng đầu thế giới về luyện thép
    Chớ không như Đại Nhảy vọt thời Mao Trạch Đông
    Mỗi nhà chú thoòng mỗi gia đình mệ xẩm là nhà máy luyện sắt gang
    Buồn thảm nhất là cái cảnh Tể tướng Phạm Minh Chính
    Tay rắc đống thép vụn rỉ rét trong tay
    “Ôi ! Tình đồng chí Trung Quốc người đồng nhiệm Lý Quốc Cường !
    Buôn bán ngay cấp Nhà nước cùng Chủ nghĩa Xã hội như thế sao ???
    Cả nhà máy gang thép Thái Nguyên hàng trăm triệu Nhân dân tệ đâu ít nào ???”

    Thủ tướng Vệ khách mời danh dự G7 tại Quảng Đảo
    Đứng trước Dấu vết mái ngói cụt đầu Lâu đài Hoàng gia
    Thì thầm “NATO phương Tây ? NATO phương Đông ???”
    Thủ thỉ một mình “Trường Sơn Đông ! Trường Sơn Tây !
    NATO Tây ! NATO phương Đông !!!
    Cứ như Đại tá Bùi Tín
    Rõ ràng sòng phẳng, mẹ nó, sợ đ..éo gì ! …
    Thép đã tôi thế đấy !
    Tổ Quốc và Nhân Dân cùng Đồng bào giúp ta chọn lựa
    Thành Công dân trách nhiệm và chẳng thèm bước lên Chuyên cơ trở về
    Từ phi trường Quảng Đảo đáp chuyến bay đêm đến Trường Kỳ
    Trên chuyến Không trình Quảng Đảo – Trường Kỳ bao Hy vọng Kỳ vọng
    Thì thầm “NATO phương Tây ? NATO phương Đông ???”
    Thủ thỉ một mình “Trường Sơn Đông ! Trường Sơn Tây !
    NATO Tây ! NATO phương Đông !!!
    Cứ như Đại tá Cậu…
    Cứ như Nhà báo Tự do Hạt giống Đỏ Phạm Chí Dũng
    Rõ ràng sòng phẳng, mẹ nó, sợ đ..éo gì ! …

     
    https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

Leave a Reply to NGO DÂN DỤNG Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây